Chia Sẻ MỞ BÀI HAY: Một số tác phẩm lớp 12 đỉnh nhất

Ngọc Suka

Cộng tác viên
Khi làm văn hẳn trong mỗi chúng ta ít nhiều lần thấy BÍ mở bài phải không ? Không biết lấy cảm hứng từ đâu. Không tìm ra một chìa khóa nào để mở vào khu vườn văn học ấy...

Dưới đây là một số gợi ý cho một số mở bài ngữ văn 12 hay tham khác cho các bạn .

Tet truyen thong Viet - butnghien.jpg

Tết cổ truyền Việt Nam. Ảnh sưu tầm
Việt Bắc

Là người, ai mà chẳng có trong tim một miền đất để nhớ để thương. Bởi

“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”

Có lẽ vì thế mà quê hương cách mạng Việt Bắc đã không ngần ngại chắp bút cho nhà thơ Tố Hữu viết nên bài thơ cùng tên mà ngày nay chúng ta vẫn nâng niu trên tay như một hòn ngọc đc mài giũa từ những tháng ngày mưa bom bão đạn.

Tây Tiến

Có những “bài ca không bao giờ quên”, cũng có những năm tháng chiến tranh không phai mờ trong ký ức. Cùng với khí thế sôi sục những năm mưa bom bão đạn, văn học, với sứ mệnh thiên liêng của nó đã khắc tạc một cách sống động tượng đài của những chiến sỹ anh hùng kiên trung. Để ngày hôm nay lòng ta không khỏi bùi ngùi xúc động khi đọc lên những câu chữ bất hủ trong áng thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng.

Đất nước

Tổ quốc! Hai tiếng ấy vang lên thật giản dị mà trìu mến để rồi những tác phẩm như Đất nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm ra đời như một rung cảm thẩm mỹ tất yếu của thơ ca.

Ai đã đặt tên cho dòng sông

Đã đôi lần đến với Huế mộng mơ

Tôi ôm ấp một tình yêu dịu ngọt

Những câu hát nhẹ nhàng, êm ái như dìu dắt ta về với miền đất cố đô thân yêu. Ở xứ sở của những mộng mơ ấy, dòng Hương Giang mềm mại tựa như một chuỗi dài văn hóa lắng đọng trong kiếp phù vân mà nuôi lớn không biết bao tâm hồn thi sĩ lãng mạn. Và Hoàng Phủ Ngọc Tường, với ngòi bút giàu trí tuệ, chất thơ cùng vốn văn hoa, lịch sử phong phú của một nhà văn cũng không khỏi xao xuyến lòng mà thốt lên: Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Sóng

Không biết từ bao giờ những con sóng ào ạt từ sông, từ biển đã tròn lăn chạm vào trái tim của người nghệ sĩ. Nếu Nguyễn Khuyến thổi vào gợn sóng biếc hơi thở của một mùa thu trong veo, Huy Cận vẽ sóng Tràng Giang bằng những dòng thơ hiu hắt của một kẻ sĩ bất lực trước thời cuộc thì nữ sĩ Xuân Quỳnh đã khóac lên những con sóng bạc đầu tấm áo tình yêu nồng nàn, vĩnh cửu bằng một hồn thơ đắm say, cháy bỏng. Giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ đang nước sôi lửa bỏng, vẻ đẹp dịu dàng, chung thủy trong tình yêu của người con gái đc Xuân Quỳnh thể hiện trong bài thơ “Sóng” ngời sáng như một hòn ngọc báu của văn chương.

Đàn ghita của Lorca

Tây Ban Nha - một cái tên đầy hình ảnh. Nó luôn gợi cho người ta nhớ đến chàng hiệp sĩ lạ đời Don Quixote, những chàng matador dũng cảm trong các cuộc đấu bò kịch tính, hay các vũ nữ xoay tròn trong điệu flamenco mê hoặc. Vùng đất xinh đẹp và tươi nguyên ấy cũng là nơi cây đàn thơ Lorca bắt đầu hành trình sáng tạo nghệ thuật kì bí nhưng vô cùng cao cả. Để rồi cái chết tức tưởi, thương tâm của ông dưới tay bọn Franco đã làm cho ngòi bút thơ Thanh Thảo bật lên tiếng khóc nức nở. Bài thơ Đàn ghita của Lorca ra đời chính là sự cộng hưởng của những khát vọng sáng tạo, một khả năng nhập cảm sâu sắc vào thế giới nghệ thuật thơ Lorca, một suy nghiệm thâm trầm về nỗi đau và niềm hạnh phúc của những cuộc đời đã dâng hiến trọn vẹn cho cái đẹp.

Một số mở bài tác phẩm lớp 12 (sưu tầm của học sinh)

Thấy hay hãy chia sẻ và bổ sung thêm nhé!
 
Người lái đò sông Đà

Dường như mỗi nẻo đường quê hương đều gắn liền với một dòng nước, và chốn rừng thiên Tây Bắc cũng gắn bó với con sông Đà huyền thoại. Hùng vĩ mà thơ mộng, ào ạt mà tĩnh lặng…đó là những tính cách trái ngựơc mà sẽ như hiện thực sống động trong tác phẩm Người lái dò sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân.

Rừng xà nu

“Một cây ngả cả rừng cây lại mọc
Người tiếp người đã mấy vạn mùa xuân”

Có những “bài ca không bao giờ quên”, cũng có những năm tháng chiến tranh không phai mờ trong ký ức. Theo tiếng gọi của tự do, những người dân đất Việt từ Nam ra Bắc, từ miền xuôi lên miền ngược đã không ngần ngại dấn thân mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc. Và những con người của miền đất Tây Nguyên kiên trung cũng đã “rũ bùn đứng dậy” để rồi mãi “sáng lòa” trên những trang văn, trang sử thời đại . Tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành chính là minh chứng hùng hồn cho thứ ánh sáng bất diệt ấy.

Vợ nhặt
Cái đói” là nỗi lo lắng của con người ở tất cả mọi dân tộc và mọi thời đại. Có lẽ vì vậy mà các nhà văn thường viết về nó ở những khía cạnh tối tăm và bất lực. Nhưng với tác phẩm Vợ Nhặt, nhà văn Kim Lân đã thật sự tìm được một tiếng nói riêng khi ông đã mang đến cho những nạn nhân của miếng cơm manh áo một khát khao cháy bỏng về tương lai tươi sáng.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top