PHÚC KEYNES
New member
- Xu
- 0
[h=2]Minh triết [/h]
Ivan Gobry
Le vocabulaire grec de la philosophie
Éd. Ellipses. 2000
--- o0o ---
Nhà hiền triết (sophos) là người mải mê cuộc tìm kiếm cá nhân về những lẽ huyền nhiệm trong thế giới và về lối ứng xử riêng của mình. Có vẻ như, vào thời khai nguyên của tư tưởng Hy Lạp, loại người này rất hiếm khi gặp thấy, vì các thế hệ sau liệt họ vào nhóm thất hiền.
Sophos trước hết có nghĩa là tinh thông lão luyện và là một từ hạn định đơn ; nó chuyển sang vị thế của thể từ, và có được ý nghĩa trí tuệ, ở đó tri thức và sự đồn đại chưa tách rời nhau.
Chúng ta bắt gặp chữ sophia ở Anaxagore : ở một trong các đoản văn của ông (21b), ông đánh giá rằng sự ưu thế của con người đối với con vật ở chỗ con người sử dụng sự minh triết và kỹ thuật. Héraclite sử dụng các chữ nhà hiền triết và sự minh triết theo nghĩa trí tuệ : sự minh triết là chỗ “nhận thức Tư duy đang ngự trị cái Toàn bộ” (fr, 41), và do đó thừa nhận tính nhất thể của cái Toàn bộ (fr. 50). Với Socrate, chữ sophia có một nghĩa rất rõ ràng : đó là tri thức được sở đắc bằng kinh nghiệm, đối lập với tri thức sách vở (Xénophon, Mém., III, 4-5).
Với Platon, sự minh triết là đức hạnh dành riêng cho lý tính, dùng để điều hành Nhà nước (Rep., 586-587, 589-592). Với Aristote, “Sự minh triết là một ngành khoa học có đối tượng là các nguyên nhân chắc chắn và các nguyên tắc chắc chắn.” (Met., A, I, 982a). Quan niệm theo cấp so sánh cao nhất về vấn đề này : nhà hiền triết, một mặt là người có được tri thức rộng hơn người khác, và mặt khác là người có khả năng nhận thức được các sự vật khó lĩnh hội đối với người thường.” (Met., A, 2). Như vậy, “cái mà người Hy Lạp gọi là sự minh triết là cái cao hơn cả đối với toàn bộ các khoa học.” (Éth. Nic., X, VII, 2).
Với các trường phái thời Hy Lạp hóa, người ta quay trở lại một quan niệm có tính cách thực hành hơn về thuật ngữ này. Đối với Épicure, “nhà hiền triết không sợ cái chết, cuộc sống không phải là gánh nặng với ông, và ông xét thấy rằng cái chết không phải là điều tồi tệ vì [ta] không còn sống nữa” (D. L. X, 126). Đối với các nhà Khắc kỷ, nhà hiền triết, lý tưởng của nhân tính, là người đã thoát ly khỏi những đam mê, dửng dưng với sự vinh quang, với lạc thú, với đau khổ : người ấy là thánh nhân (D. L. VIII, 117, 119). Plotin lấy lại quan niệm của Aristote : sự minh triết là ở chỗ “chiêm ngưỡng những tồn tại mà Tinh thần có được.” (I, II, 6).
Trên thực tế, nhóm Thất hiền nổi tiếng trong tư tưởng Hy Lạp thời khai nguyên là mười một vị, vì ở bảng danh sách điển hình đầu tiên đã được bổ sung thêm một số tên tuổi khác. Bảy vị hiền triết đầu tiên là Thalès xứ Milet, Solon xứ Athènes, Chilon xứ Sparte, Pittacos xứ Mitylène, Bias xứ Priène, Cléobule xứ Lindos, Périandre xứ Corinthe (D. L. I, 22-100). Những vị khác được bổ sung thêm vào là Anacharsis người Scyth, Myson người Laconie, Épiménide người Crétois, và Phérécyde xứ Syros, thầy của Pythagore. Hermippe liệt kê có đến mười bảy vị, “chọn ra bảy vị là tùy ý mỗi người” (D. L. I, 42). Như vậy, ngoài những vị kể trên, ông kể tên các vị khác nữa: Acousilaos, Léophante, Aristodème, Pythagore, Lasos, Hermonée, Anaxagore ; nhưng ông lại bỏ sót Myson.
Nguồn: Ivan Gobry. Le vocabulaire grec de la philosophie / Từ vựng triết học Hy Lạp. Éllipses. 2000. Bản dịch tiếng Việt đăng lần đầu trên trên triethoc.edu.vn
Ivan Gobry
Le vocabulaire grec de la philosophie
Éd. Ellipses. 2000
--- o0o ---
SOPHIA (HÊ): MINH TRIẾT (SỰ)
[t.Latinh : sapientia ; t.Pháp : la sagesse]
[t.Latinh : sapientia ; t.Pháp : la sagesse]
Nhà hiền triết (sophos) là người mải mê cuộc tìm kiếm cá nhân về những lẽ huyền nhiệm trong thế giới và về lối ứng xử riêng của mình. Có vẻ như, vào thời khai nguyên của tư tưởng Hy Lạp, loại người này rất hiếm khi gặp thấy, vì các thế hệ sau liệt họ vào nhóm thất hiền.
Sophos trước hết có nghĩa là tinh thông lão luyện và là một từ hạn định đơn ; nó chuyển sang vị thế của thể từ, và có được ý nghĩa trí tuệ, ở đó tri thức và sự đồn đại chưa tách rời nhau.
Chúng ta bắt gặp chữ sophia ở Anaxagore : ở một trong các đoản văn của ông (21b), ông đánh giá rằng sự ưu thế của con người đối với con vật ở chỗ con người sử dụng sự minh triết và kỹ thuật. Héraclite sử dụng các chữ nhà hiền triết và sự minh triết theo nghĩa trí tuệ : sự minh triết là chỗ “nhận thức Tư duy đang ngự trị cái Toàn bộ” (fr, 41), và do đó thừa nhận tính nhất thể của cái Toàn bộ (fr. 50). Với Socrate, chữ sophia có một nghĩa rất rõ ràng : đó là tri thức được sở đắc bằng kinh nghiệm, đối lập với tri thức sách vở (Xénophon, Mém., III, 4-5).
Với Platon, sự minh triết là đức hạnh dành riêng cho lý tính, dùng để điều hành Nhà nước (Rep., 586-587, 589-592). Với Aristote, “Sự minh triết là một ngành khoa học có đối tượng là các nguyên nhân chắc chắn và các nguyên tắc chắc chắn.” (Met., A, I, 982a). Quan niệm theo cấp so sánh cao nhất về vấn đề này : nhà hiền triết, một mặt là người có được tri thức rộng hơn người khác, và mặt khác là người có khả năng nhận thức được các sự vật khó lĩnh hội đối với người thường.” (Met., A, 2). Như vậy, “cái mà người Hy Lạp gọi là sự minh triết là cái cao hơn cả đối với toàn bộ các khoa học.” (Éth. Nic., X, VII, 2).
Với các trường phái thời Hy Lạp hóa, người ta quay trở lại một quan niệm có tính cách thực hành hơn về thuật ngữ này. Đối với Épicure, “nhà hiền triết không sợ cái chết, cuộc sống không phải là gánh nặng với ông, và ông xét thấy rằng cái chết không phải là điều tồi tệ vì [ta] không còn sống nữa” (D. L. X, 126). Đối với các nhà Khắc kỷ, nhà hiền triết, lý tưởng của nhân tính, là người đã thoát ly khỏi những đam mê, dửng dưng với sự vinh quang, với lạc thú, với đau khổ : người ấy là thánh nhân (D. L. VIII, 117, 119). Plotin lấy lại quan niệm của Aristote : sự minh triết là ở chỗ “chiêm ngưỡng những tồn tại mà Tinh thần có được.” (I, II, 6).
Trên thực tế, nhóm Thất hiền nổi tiếng trong tư tưởng Hy Lạp thời khai nguyên là mười một vị, vì ở bảng danh sách điển hình đầu tiên đã được bổ sung thêm một số tên tuổi khác. Bảy vị hiền triết đầu tiên là Thalès xứ Milet, Solon xứ Athènes, Chilon xứ Sparte, Pittacos xứ Mitylène, Bias xứ Priène, Cléobule xứ Lindos, Périandre xứ Corinthe (D. L. I, 22-100). Những vị khác được bổ sung thêm vào là Anacharsis người Scyth, Myson người Laconie, Épiménide người Crétois, và Phérécyde xứ Syros, thầy của Pythagore. Hermippe liệt kê có đến mười bảy vị, “chọn ra bảy vị là tùy ý mỗi người” (D. L. I, 42). Như vậy, ngoài những vị kể trên, ông kể tên các vị khác nữa: Acousilaos, Léophante, Aristodème, Pythagore, Lasos, Hermonée, Anaxagore ; nhưng ông lại bỏ sót Myson.
Đinh Hồng Phúc dịch
Nguồn: Ivan Gobry. Le vocabulaire grec de la philosophie / Từ vựng triết học Hy Lạp. Éllipses. 2000. Bản dịch tiếng Việt đăng lần đầu trên trên triethoc.edu.vn
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: