Miền bắc cải tạo quan hệ sản xuất xhcn (1958 – 1960)

Trang Dimple

New member
Xu
38
MIỀN BẮC CẢI TẠO QUAN HỆ SẢN XUẤT XHCN (1958 – 1960)

1. KHÁI NIỆM

Cải tạo quan hệ sản xuất XHCN là nhiệm vụ tất yếu trong thời kì quá độ trước khi bắt tay thực hiện quá trình xây dựng CNXH, nhằm cải tạo các thành phần kinh tế cá thể xây dựng nền kinh tế tập thể dưới sự quản lý, điều hành của Nhà nước.


2. HOÀN CẢNH

- Sau gần 4 năm hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1954 – 1957), bên cạnh một số thành tựu đã đạt được, nền kinh tế miền Bắc căn bản vẫn là một nền nông nghiệp phân tán, lạc hậu, lao động thủ công với năng suất thấp. Các thành phần kinh tế dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất còn phổ biến: kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công, tiểu thương chiếm phần lớn; kinh tế công – thương nghiệp tư bản tư doanh mới được cải tạo bước đầu.

- Hội nghị 14 BCH TƯ Đảng (11/1958) họp và chủ trương cải tạo XHCN đối với thành phần kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công, tiểu thương và kinh tế tư bản tư doanh, trọng tâm là kinh tế cá thể của nông dân.

- 12/1958, tại kì họp thứ 9, Quốc hội khoá I đã thông qua kế hoạch 3 năm cải tạo và phát triển kinh tế - văn hoá (1958 – 1960), trong đó, chủ trương cải tạo nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nhỏ và công thương nghiệp t¬ư bản tư doanh theo định hướng XHCN, trong đó khâu chính là hợp tác hoá sản xuất nông nghiệp.

3. PHƯƠNG THỨC CẢI TẠO XHCN

3.1. TRONG NÔNG NGHIỆP

- Cải tạo trong nông nghiệp được xem là “khâu chính” trong toàn bộ sự nghiệp cải tạo XHCN ở miền Bắc.

- Cải tạo XHCN trong nông nghiệp được thực hiện thông qua cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp theo nguyên tắc “tự nguyện, cùng có lợi, quản lý dân chủ”, nhằm đưa giai cấp nông dân từ chỗ làm ăn riêng lẻ đi dần vào con đường làm ăn tập thể XHCN; diễn ra sôi nổi trên toàn miền Bắc.

- Nhà nước đầu tư 180 triệu đồng, cho nông dân vay 138 triệu đồng, cung cấp 30 vạn tấn phân hoá học, 6 vạn trâu bò, 4 triệu nông cụ, xây dựng 19 công trình thuỷ lợi, bảo đảm tưới tiêu cho 153 vạn ha ruộng đất.

3.2. TRONG CÁC NGÀNH KHÁC

- Cải tạo trong thủ công nghiệp: được thực hiện thông qua các hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã cung tiêu sản xuất và hợp tác xã sản xuất thủ công nghiệp.

- Đối với tiểu thương: nhà nước chủ trương thiết lập các hình thức hợp tác, như tổ hợp tác mua bán, tổ hợp tác vừa mua bán vừa sản xuất… Một bộ phận thương nhân đ¬ược chuyển sang sản xuất hoặc chuyển thành mậu dịch viên.

- Đối với kinh tế tư bản tư doanh, Nhà nước chủ trương cải tạo bằng phương pháp hoà bình (gọi là “cải tạo hoà bình”): không tịch thu tư liệu sản xuất mà dùng chính sách chuộc lại hoặc bằng hình thức công tư hợp doanh.


4. KẾT QUẢ, Ý NGHĨA VÀ MỘT SỐ HẠN CHẾ


- Kết quả: Đến cuối 1960, miền Bắc có 4 vạn hợp tác xã nông nghiệp, bao gồm 86% hộ nông dân với 68% diện tích ruộng đất; có 87,9% thợ thủ công, khoảng 45% ngư¬ời buôn bán nhỏ (khoảng 10 vạn) tham gia vào các hình thức sản xuất tập thể; hơn 97% số hộ tư sản vào công t¬ư hợp doanh. Công cuộc cải tạo cơ bản hoàn thành, đã đưa kinh tế miền Bắc từ nền kinh tế nhiều thành phần sang nền kinh tế chỉ có 2 thành phần là quốc doanh và tập thể.

- Ý nghĩa: ( 1) mở đường cho LLSX phát triển; (2) góp phần củng cố chế độ XHCN ở miền Bắc; (3) đảm bảo những điều kiện vật chất, tinh thần, chính trị cho bộ phận tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà.

- Hạn chế:

+ Do mắc phải một số sai lầm “tả khuynh”, nóng vội, duy ý chí như đã đồng nhất cải tạo với xoá bỏ tư hữu và các thành phần kinh tế tư¬ nhân, nên đã xoá bỏ một cách vội vàng, nhanh chóng, dứt điểm theo kiểu “chiến dịch” đối với những thành phần kinh tế vẫn còn có lợi cho sự phát triển cả hai nhiệm vụ phát triển và cải tạo tuy tiến nhanh, tiến mạnh nhưng không vững chắc.

+ Không thực hiện đầy đủ các nguyên tắc xây dựng hợp tác xã, nên không phát huy đầy đủ tính chủ động sáng tạo của quần chúng, không tạo được động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển năng động của nền kinh tế - xã hội.


- Do 5 nguyên nhân sau:

* giai cấp tư sản miền Bắc nhỏ yếu

* TS là đồng minh của giai cấp công nhân trong CMDTDCND.

* khi hoà bình lập lại, TS miền Bắc vẫn tán thành cương lĩnh của Mặt trận Tổ quốc, có khả năng tiếp thu cải tạo XHCN.

* lúc này, kinh tế quốc doanh đã nắm vai trò lãnh đạo kinh tế quốc dân.

* cần đoàn kết lực lượng cả nước để thực hiện đấu tranh thống nhất nước nhà.

Nguồn sưu tầm
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top