Chia Sẻ Mĩ Sau chiến tranh thế giới thứ 2

Trang Dimple

New member
Xu
38
Trong khi các nước Đồng minh châu Âu bị tàn phá vì chiến tranh thì Mĩ kiếm được 114 tỉ đôla lợi nhuận nhờ buôn bán vũ khí; tính đến 31 – 12 – 1945, các nước Đồng minh châu Âu phải nợ Mĩ về vũ khí tới 41,751 tỉ đôla (Anh nợ 24 tỉ, Liên Xô 11,141 tỉ, Pháp 1,6 tỉ…). Do chiến tranh không lan tới đất nước mình, Mĩ có điều kiện hoà bình và an toàn để ra sức phát triển kinh tế: sản lượng công nghiệp trung bình hàng năm tăng 24% (trước Chiến tranh thế giới thứ hai, tốc độ tăng trung bình hàng năm chỉ 4%), sản xuất nông nghiệp tăng 27% so với thời kỳ 1935 – 1939. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành nước giàu mạnh nhất, nắm ưu thế hơn hẳn về kinh tế, tài chính trên toàn thế giới. Trong những năm 1945 – 1949, sản lượng công nghiệp Mĩ luôn luôn chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (56,4% năm 1948); sản lượng nông nghiệp bằng 2 lần sản lượng của Anh, Pháp, Cộng hoà liên bang Đức, Italia, Nhật Bản cộng lại (năm 1949); nắm trong tay gần ¾ dự trữ vàng của toàn thế giới (khoảng 25 tỉ đôla, năm 1949); trên 50% tàu bè đi lại trên các mặt biển. Trong khoảng hai thập niên đầu sau chiến tranh, Mĩ là trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới.


1. Kinh tế, khoa học - kỹ thuật

Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đánh dấu bước nhảy vọt của kinh tế Mĩ .
Sở dĩ Mĩ có bước phát triển nhanh chóng về kinh tế như thế là do: 1 - Dựa vào những thành tựu cách mạng khoa học – kỹ thuật, Mĩ điều chỉnh lại hợp lí cơ cấu sản xuất, cải tiến kỹ thuật và nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm; 2 - Nhờ trình độ tập trung sản xuất và tập trung tư bản rất cao ( các công ti độc quyền Mĩ là những công ti khổng lồ, tập trung hàng chục vạn công nhân, có doanh thu hàng chục tỉ đôla, vươn ra khống chế, lũng đoạn các ngành sản xuất trên phạm vi toàn thế giới); 3 - Nhờ quân sự hoá nền kinh tế để buôn bán vũ khí (thu được trên 50% tổng lợi nhuận hàng năm). Ngoài ra, các điều kiện tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào, đất nước không bị chiến tranh tàn phá… cũng là những nguyên nhân làm kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng, thuận lợi hơn các nước khác.


Nhưng mặt khác, kinh tế Mĩ cũng bộc lộ nhiều hạn chế và nhược điểm: 1 – Tuy đến nay vẫn dẫn đầu thế giới về sản xuất công nông nghiệp và tài chính, nhưng vị trí kinh tế của Mĩ ngày càng giảm sút trên toàn thế giới: sản xuất công nông nghiệp, dự trữ vàng không còn chiếm ưu thế tuyệt đối như những năm đầu sau chiến tranh; Các nước Tây Âu, Nhật Bản vươn lên trở thành đối thủ cạnh tranh nguy hiểm với Mĩ về mọi mặt; hiện nay trên thế giới đã hình thành ba trung tâm kinh tế, tài chính là Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản; 2 – Tuy phát triển nhanh, nhưng không ổn định vì thường xuyên xẩy ra những cuộc suy thoái về kinh tế (từ 1945 đến nay đã diễn ra 8 lần suy thoái); 3 - Sự giàu nghèo quá chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội Mĩ là nguồn gốc tạo nên sự không ổn định về kinh tế, chính trị và xã hội ở Mĩ.

Trong chiến tranh thế giới thứ hai, rất nhiều nhà khoa học lỗi lạc trên thế giới đã chạy sang Mĩ vì ở đây có điều kiện hoà bình và những phương tiện đầy đủ nhất để làm việc. Cũng vì thế, Mĩ là nước đã khởi đầu cuộc Cách mạng khoa học – kỹ thuật lần thứ hai của toàn nhân loại, nổ ra vào giữa những năm 40 của thế kỉ này, và nước Mĩ cũng là một trong mấy nước đạt được những thành tựu kì diệu nhất trong tất cả các lĩnh vực khoa học kỹ thuật.

Mĩ là một trong những nước đi đầu trong việc sáng tạo ra những côn cụ sản xuất mới (máy tính, máy tự động và hệ thống máy tự động…), nguồn năng lượng mới (nguyên tử, nhiệt hạch, mặt trời…), những vật liệu mới ( chất pôlime, những vật liệu tổng hợp do con người tự chế tạo ra với những thuộc tính mà thiên nhiên không sẵn có…), cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp, cách mạng trong giao thông vận tải và thông tin liên lạc, trong khoa học chinh phục vũ trụ (đưa người lên thám hiểm Mặt trăng, tàu con thoi Đitxcôvơri và Atlăngta…) và trong sản xuất vũ khí hiện đại (tên lửa chiến lược, máy bay tàng hình, bom khinh khí…). Chính nhờ những thành tựu cách mạng khoa học – kỹ thuật này mà nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng và đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân Mĩ đã có nhiều thay đổi khác trước.

2. Tình hình chính trị và chính sách đối nội của giới cầm quyền Mĩ

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chính sách đối nội quán xuyến của giới cầm quyền Mĩ là tiếp tục duy trì những thể chế của chế độ dân chủ tư sản được hình thành từ khi lập quốc (Hiến pháp Mĩ ban hành hơn 200 năm nay vẫn chưa có sự thay đổi nào đáng kể), nhưng nếu vượt quá khuôn khổ những luật pháp này sẽ bị nghiêm cấm hoặc trừng trị nghiêm khắc. Trước ảnh hưởng và sự phát triển lớn mạnh của phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế, trong những năm 40 và đầu những năm 50, Tổng thống Tơruman đã ban hành nhiều đạo luật nhằm chống lại sự hoạt động của các công đoàn và phá hoại phong trào bãi công của công nhân - luật Táp Haclây nghiêm cấm công nhân bãi công và cấm những người Cộng sản không được tham gia vào các ban lãnh đạo công đoàn. Các cơ quan nhà nước và các chủ tư bản Mĩ không chấp nhận cho những người Cộng sản vào làm việc trong biên chế của mình, nhằm cô lập về kinh tế, chính trị đối với những người Cộng sản. Ở Mĩ, chính sách phân biệt chủng tộc giữa người da trắng với người da đen và da màu vẫn tiếp tục tồn tại. Sự phân hoá thành hai cực trong xã hội Mĩ ngày càng trở nên hết sức trầm trọng: một cực là một số ít những nhà triệu phú, tỉ phú, những tầng lớp trên trong xã hội sống một cách xa hoa, xung túc; nhưng cực khác là đông đảo công nhân, những người lao động sống còn khổ cực, luôn luôn bị nạn thất nghiệp đe doạ (ở Mĩ có khoảng 400 người có thu nhập hàng năm từ 185 triệu đôla trở lên, trong khi đó lại có 25 triệu người sống trong cảnh nghèo túng, dưới mức tối thiểu của người Mĩ).

Bắt nguồn từ những mâu thuẫn, bất công trên đây, ở Mĩ thường xảy ra những cuộc xuống đường của sinh viên và học sinh, những cuộc nổi dậy của người da đen và người da đỏ.

Phong trào đấu tranh của 25 triệu người da đen bắt đầu bùng lên mạnh mẽ từ năm 1963, lan rộng ra 125 thành phố, mạnh nhất là ở Đitơroi. Ở đây, nhà cầm quyền Mĩ đã phải huy động quân đội, xe tăng, máy bay lên thẳng đến đàn áp. Cuộc đấu tranh của người da đỏ từ năm 1969 đến năm 1973 cũng dẫn đến những cuộc bạo động vũ trang, như ở Undưtni tháng 2 – 1976. Ngoài ra, giữa những năm 60, các thành thị Mĩ luôn luôn sôi động vì những cuộc biểu tình đấu tranh ngoài đường phố, trong các trường đại học của thanh niên và sinh viên mà người ta thường gọi là “sự nổi loạn của thế hệ trẻ”.

Trong nội bộ giới cầm quyền Mĩ cũng diễn ra những vụ bê bối về chính trị và kinh tế: vụ Tổng thống Mĩ Giôn Kennơđi bị ám sát vào năm 1963, vụ tài liệu mật Lầu năm góc, vụ Oatơghết dẫn đến Nichxơn buộc phải từ chức vào năm 1974, vụ Côntơraghết và Iraghết trong những năm 80 v.v… Trong xã hội Mĩ cũng luôn luôn diễn ra những tội ác và tệ nạn, như những vụ giết người cướp bóc, tệ nạn ma tuý, hippi, thói ăn chơi đồi truỵ theo “lối sống Mĩ”…

3. Chính sách đối ngoại

Ngày 12 – 3 – 1947, trong diễn văn đọc trước Quốc hội Mĩ, Tổng thống Tơruman chính thức đề ra “Chủ nghĩa Tơruman”, mở đầu cho thời kỳ bành trướng, vươn lên thống trị thế giới của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. “Chủ nghĩa Tơruman” công khai nêu lên “sứ mạng” của Mĩ trong “sự nghiệp lãnh đạo thế giới tự do chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản”; xúc tiến việc thành lập các liên minh quân sự nhằm bao vây Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa và kêu gọi các nước đồng minh của Mĩ ra sức chạy đua vũ trang, chuẩn bị tiến hành một cuộc “chiến tranh tổng lực” nhằm tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, “Chủ nghĩa Tơruman” còn chủ trương thông qua “viện trợ” kinh tế và quân sự cho các nước đồng minh của Mĩ, qua đó, khống chế, nô dịch các nước này.

Sau khi lên làm Tổng thống Mĩ năm 1953, Aixenhao tiếp tục thực hiện “Chủ nghĩa Tơruman” nhưng bổ sung thêm “Chủ nghĩa Aixenhao”, thường được gọi là “chủ nghĩa lấp chỗ trống” (tức Mĩ tìm mọi cách “lấp chỗ trống” sau khi Anh, Pháp bị thất bại ở Đông Dương năm 1954, ở Trung Cận Đông năm 1957…). Tiếp đó, hầu như mỗi đời Tổng thống Mĩ khi lên cầm quyền lại đề ra một học thuyết hoặc đường lối của mình để thực hiện “chiến lược toàn cầu”, như “chiến lược hoà bình” của Giôn Kennơđi (1961), “Học thuyết Nichxơn” (1969), “Học thuyết Rigân” (1980), “Học thuyết Busơ” (1989)… Năm 1993, Tổng thống B.Clintơn thực hiện “Chiến lược dính líu và mở rộng” nhằm áp đặt nền thống trị về kinh tế và quân sự của Mĩ trên khắp thế giới.

Mặc dù mang tên gọi khác nhau, đường lối có thể cứng rắn hoặc ôn hoà khác nhau, và các biện pháp cụ thể cũng có nhiều nội dung khác nhau, nhưng “Chiến lược toàn cầu” của Mĩ trước sau đều nhất quán 3 mục tiêu: 1 – Ngăn chặn, đẩy lùi, rồi tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa; 2 – Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và phong trào hoà bình dân chủ thế giới; 3 - Khống chế, nô dịch các nước đồng minh của Mĩ.

Đối với bất kì học thuyết hoặc đường lối của tổng thống nào là đi nữa, để đạt ba mục tiêu trên, chính sách cơ bản của Mĩ là “chính sách thực lực” (tức chính sách dựa vào sức mạnh Mĩ).

Từ sau chiến tranh thế giới đến nay, để thực hiện “chiến lược toàn cầu” của mình, Mĩ đã thành lập các khối quân sự NATO, SEATO, ANZUS, CENTO… ra sức chạy đua vũ trang kể cả cac vùng vũ khí hạt nhân chiến lược, và phát động hàng chục cuộc chiến tranh xâm lược hoặc can thiệp vũ tramg ở khắp các khu vực trên toàn thế giới

Trong việc thực hiện “chiến lược toàn cầu”, Mĩ đã vấp phải những thất bại nặng nề (thắng lợi của cách mạng Trung Quốc 1949, thắng lợi của cách mạng Cuba 1959, thắng lợi của Cách mạng hồi giáo Iran năm 1979…) Nhưng thất bại nặng nề nhất, gây hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt đối với nước Mĩ là thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam mà “hội chứng Việt Nam” vẫn còn in sâu đến tận nay trong lòng nước Mĩ. Nhưng mặt khác, Mĩ cũng đã thực hiện được một số mưu đồ của họ, mà tiêu biểu là góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô.
nguồn : sưu tầm
 
Sửa lần cuối:
Nước Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai 1945- 2007

I. Vài nét về nước Mỹ·

- Nằm ở bán cầu Tây , giữa Thái Bình Dương và ĐạiTây Dương . Nằm giữa Mêxicô và Canađa.

· Diện tích : 9.629.091 km2. ( năm 2007).

· Dân số : 311.092.000 người ( năm 2011 ).

· Đơn vị tiền tệ USD .

· Tổng thống hiện nay : Barack Obama .

· Tham gia tổ chức liên hiệp quốc , NATO , thườngtrực hội đồng bảo an , G7..

II. Nước mỹ sauchiến tranh thế giới thứ hai .


1. Tình hình kinh tế nước Mỹ sau chiếntranh thế giới thứ hai giai đoạn 1945 – 2008 .

1.1Tình hình kinh tế Mỹ trong chiếntranh lạnh 1945 - 1991 .

1.2Tình hình kinh tế Mỹ sau chiến tranh lạnh 1991 - 2008 .

2. Sự phát triển của khoa học kĩ thuật trong những năm 1945 - 2008 .

3. Tình hình chính trị xã hội trong những năm 1945 – 2008 .

3.1Tình hình chính trị .

3.2Tình hình xã hội .

4. Chính sách đối ngoại của Mỹ trong những năm 1945 – 2008.

4.1 CSđối ngoại trong thời kì chiến tranh lạnh 1945-1991 .

4.2 CSđối ngoại sau thời kì chiến tranh lạnh 1991 – 2008 .

1.1 . Tình hình kinh tế trong thời kì chiến tranh lạnh1945-1991 .

a. Giai đoạn 1945-1973 .
·

Nền kinh tế Mỹ chiếm 40% tổng sảnphẩm kinh tế thế giới .· Sản lượng công nghiệp Mỹ chiếm hơn một nửa sảnlượng CN thế giới là 56,47% (1948) .· Sản lượng nông nghiệp bằng 2 lần các nước Anh, Pháp , Đức , Ý , Nhật cộng lại .

- Trong công nghiệp : + Các ngành sản xuất thép, sắt, xe hơi và xây dựng được coi là ba trụ cộtcủa nền kinh tế Mỹ, phát triển với tốc độ nhanh.Các ngành công nghiệp mới, nhưkhai thác khí đốt, dầu mỏ, công nghiệp hóa học, điện tử, hàng không, năng lượngnguyên tử và khám phá vũ trụ diễn ra sôi nổi và đạt được nhiều thành tựu lớn.

+ Riêng về khoa học vũ trụ, Mỹđã có những thành công lớn so với Liên Xô và đạt đến đỉnh cao.

- Trong nông nghiệp :+ Nông nghiệp Mỹ đã đạt được sự phồn vinh chưa từng có trong giai đoạnnày. Nền nông nghiệp được điện khí hóa, cơ giới hóa và được áp dụng kỷ thuật ngày càng có hiệu quả.

+ Tỷ lệ nông dân làm việc trong nông nghiệp ngày càng giảm đi, năng xuấtkhông ngừng nâng cao. Năm 1960, mỗi người nông dân có thể nuôi sống 16 người,năm 1960 tăng lên 26 người, đến năm 1970 là 47 người.

+Số hộ đã thực hiện điện khí hóa tăng từ 44,9% (1945) lên 82,2%(1950);cùng thời gian đó, số máy kéo tăng từ 2.354 nghìn chiếc lên 3.394 nghìn chiếc.Về tài chính : Năm 1949 Nắm ¾ dựtrữ vàng thế giới ( 24,6 tỉ USD ) .Mỹ chiếm 50% số tàu bè đi lạitrên biển . Về quân sự : Mạnh nhất và nắm độc quyền về vũ khí nguyên tử .Về ngân hàng : 10 ngân hàng lớn nhất thế giới là của người mỹ .¹ Trong những thập niên 50, 60 và đầu 70 của thế kỷ XX, kinh tế Mỹ tiếp tục phát triển nhanh. Những năm 50 ở Mỹ thường được tả là thời ưng ý. Các thập niên 60, 70 là thời kỳ có sự thay đổi lớn.Tỷ lệ tăng trưởng công nghiệp hàng năm trong những năm 50 là 4,5%, những năm 60 là 5%. Nếu so với năm 1950, sản xuất công nghiệp của Mỹ năm 1970 tăng 1,24 lần.Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) của Mỹ năm 1953 là 112,2 tỉ USD, đến năm 1960 đạt503,7 tỉ USD và năm 1970 đã đạt 971,1 tỉ USD ¹ Trong số các nhân tố dẫnđến mức tăng trưởng cao của nền kinh tế phải kể đến sự phát triểncủa các ngành công nghiệp kĩ thuật hiện đại, năng xuất lao động không ngừng tăng cao.¹ Cùng với sự phát triển về kinh tế, quá trình tích tụ và tập chung tư bản ngày càng gia tăng. Các công ty độc quyền có quy mô lớn và kết cấu phức tạp hơn nhiều so với trước chiến tranh. Quá trình tập trung tư bản của Mỹ diễn ra những vụ sát nhập không lồ, theo cả liên lết ngang và liên kết dọc, đa chiều. Trong những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai, đặc biệt là trong thập niên 50 – 60 của thế kỷ XX, ở Mỹ xuất hiện những tổ hợp quân sự công nghiệp lớn, mà phần lớn các Tổng thống, chính trị gia đều là thành viên của các tổ hợp này.¹ Nếu trong giai đoạn đầu 1945 – 1950 là giai đoạn “đỉnh cao” của nước Mỹ. Còn Tây Âu và Nhật Bản đều phải phụ thuộc vào Mỹ cả về kinh tế lẫn chính trị (thông qua kế hoạch Macsan và khối NATO) , thì giai đoạn 1960 –1973 lực lượng và địa vị của Mỹ giảm sút nghiêm trọng, trong khi đó Tây Âu và Nhật Bản phát triển cực kỳ nhanh chóng về kinh tế, trên nhiều lĩnh vực đã vượt qua Mỹ.+ Năm 1970 , Mỹ chiếm 40,9% sảnlượng công nghiệp thế giới thì năm 1973 chỉ còn 39,8% , Tây Âu và Nhật chiếm 43,7% .

+ Về xuất khẩu , năm 1950 phần của Mỹ trong thế giới tư bản là 30%, thì đến năm 1970 chỉ còn lại 15% . Trong khi đó phần xuất khẩu của các nước Tây Âu tăng từ 20% năm 1950 lên 39% năm 1970 . ¹ Nếu xét về tổng thể kinh tế Mỹ đã suy yếunhưng tiềm lực kinh tế đồ sộ của Mĩ vẫn tăng tiến và chiếm ưu thế trên thế giới dựa vào đó Mỹ đẩy mạnh sự bành trướng kinh tế ra nước ngoài. Mỹ trở thành chủ nợduy nhất trên thế giới.+ Tổng sản phẩm quốc dân nếu năm 1950, Mĩ đạt 340 tỉ USD thì 1968 Mĩ đãđạt 833 tỉ USD. Với những thành tựu to lớn trên, hai thập niên đầu sau CTTG 2,Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

b.Giai đoạn 1973 - 1991.¹ Bước sang thập niên 70 lợi thếphát triển của Mỹ giảm dần, nền kinh tế Mỹ bị cạnh tranh bởi các nền kinh tế khác mới dậy, trước hết là Tây Âu và Nhật Bản. Đặc biệt, các nước trong Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã tính đến sự phát triển công bằng giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển, tăng giá dầu lên cao.¹Cuộc cấm vận dầu mỏ 1973-1974 của các nước thuộc Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ(OPEC) đã đẩy giá năng lượng lên rất cao và gây ra tình trạng thiếu hụt trầm trọng.Ngay cả sau khi lệnh cấm vận kết thúc, giá năng lượng vẫn ở mức cao, làm tăngthêm lạm phát và cuối cùng làm tăng tỷ lệ thất nghiệp. Thâm hụt ngân sách liên bang tăng lên, cạnh tranh nước ngoài khốc liệt và thị trường chứng khoán sa sút.¹ Do đó, Mỹ nói riêng và thế giới tư bản nói chung không còn lợi thế phát triển kinh tế dựa trên nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và giá rẻ nữa, buộc phải tính toán lại chiến lược phát triển của mình.Các nước TBCN đã tiến hành cải cách cơ cấu và áp dụng mạnh mẽ thành tựuKH – KT , đồng thời thi hành những chính sách chính trị - xã hội mới . Nhờ đó từnăm 1983 trở đi các nước TBCN lại phục hồi và phát triển mạnh mẽ suốt 8 năm liền.¹ Nước Mỹ đã trải qua một đợt suy thoái nặng nề trong suốt năm 1982. Số doanh nghiệp phá sản tăng 50% so với năm trước. Nôngdân gặp rất nhiều khó khăn khi xuất khẩu hàng nông nghiệp giảm sút, giá nông phẩmđi xuống và tỷ lệ lãi suất lại tăng¹Năm 1983, lạm phát đã lắng xuống, nền kinh tế hồi phục lại và nước Mỹ bắt đầumột chu kỳ tăng trưởng kinh tế bền vững. Tỷ lệ lạm phát hàng năm được duy trìdưới 5% trong suốt thập kỷ 1980 và sang cả thập kỷ 1990.¹ Nước Mỹ cuối cùng đã có được một giai đoạn ổn định kinh tế vào những năm 1990: giá cả ổn định,thất nghiệp giảm xuống mức thấp nhất trong vòng gần 30 năm qua, chính phủ côngbố thặng dư ngân sách, và thị trường chứng khoán tăng vọt chưa từng thấy.¹ Trong khinền kinh tế Nhật Bản và nhiều nền kinh tế khác vật lộn với tăng trưởng chậm vàcác vấn đề khác vào những năm 1990 thì nền kinh tế Mỹ lại có được thời kỳ pháttriển liên tục và kéo dài nhất trong lịch sử của mình.

Nguyên nhân của sự phát triển

+ Lãnh thổ Mỹ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kỹ thuật cao,năng động, sáng tạo .

+ Mỹ lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí và phương tiện chiến tranh . ( 114 tỉđôla )

+ Mỹ tham giachiến tranh trong điều kiện an toàn và thuận lợi , ít bị thiệt hại về người và của trong chiến tranh ( tham chiến muộn , xa chiến trường )

+ Mỹ áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng KH-KT hiện đại để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản xuất .

+ Trình độ tập trung sản xuất và tư bản ở mỹ rất cao . Các tổ hợp công nghiệp, quân sự,các công ty, tập đoàn tư bản lũng đoạn có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và có hiệuquả ở cả trong và ngoài nước .

+ Chính sách vàbiện pháp điều tiết của nhà nước đóng vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế Mỹphát triển.

1.2Tình hình kinh tế mỹ sau chiến tranh lạnh 1991- 2008 .
¹Thập kỷ 1990 đưa đến một vị tổng thống mới, Bill Clinton (1993-2001).B.Clinton đưa ra một số chủ trương giống như những người tiền nhiệm của ông.Sau khi không thành công trong việc thuyết phục quốc hội thông qua một đề xuất đầy tham vọng về mở rộng bảo hiểm y tế, Clinton tuyên bố rằng kỷ nguyên của“chính phủ lớn” ở Mỹ đã kết thúc. Ông đã nỗ lực để tăng cường sức mạnh cho cáclực lượng thị trường trong một số lĩnh vực, phối hợp với quốc hội để đưa dịch vụ điện thoại địa phương vào cạnh tranh. Ông cũng đồng tình với những người Cộng hòa để cắt giảm phúc lợi. ¹Tuy nhiên, dù Clinton đã cắt giảm quy mô bộ máy làm việc của liên bang,chính phủ vẫn tiếp tục đóng vai trò chủ chốt trong nền kinh tế quốc gia. Hầu hết những sáng kiến quan trọng trong thời Chính sách mới và rất nhiều chương trìnhcủa giai đoạn Xã hội vĩ đại vẫn được duy trì. Và hệ thống Dự trữ liên bang tiếp tục điều tiết nhịp độ chung của hoạt động kinh tế, với sự cảnh giác cao độ trướcbất kỳ dấu hiệu mới nào của lạm phát.¹ Năm 1998,tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ đạt trên 8,5 nghìn tỷ USD. Mặc dù chiếm chưa đến5% dân số thế giới, nhưng Mỹ lại chiếm tới hơn 25% sản lượng kinh tế toàn thếgiới. Nhật Bản, nước có nền kinh tế đứng thứ hai thế giới, cũng chỉ tạo ra gầnmột nửa sản lượng trên.¹ Lực lượnglao động của Mỹ thay đổi đáng kể trong những năm 1990. Số nông dân tiếp tục giảmphản ánh một xu hướng trong dài hạn. Một tỷ lệ nhỏ công nhân làm việc trong ngành công nghiệp, còn lại phần lớn làm việc trong lĩnh vực dịch vụ với nhữngcông việc từ thủ kho cho đến lập kế hoạch tài chính. Nếu thép và giầy dép đã từng là mặt hàng sản xuất chủ lực của Mỹ thì nay máy tính và phần mềm đang thay thế chúng.¹ Đến cuối năm 1999, nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng liên tục tính từ tháng 3/1991, đây làthời kỳ phát triển kinh tế trong thời bình dài nhất trong lịch sử nước Mỹ. ¹Tháng 11/1999, tổng số người thất nghiệp chỉ chiếm 4,1% lực lượng lao động, một tỷ lệ thấp nhất trong gần 30 năm qua. Và giá cả hàng hóa tiêudùng, chỉ tăng 1,6% trong năm 1998 (tỷ lệ tăng thấp nhất ngoại trừ một năm kể từ1964), chỉ tăng lên chút ít trong năm 1999 (2,4% tính đến tháng Mười). ¹ Vẫn cònnhiều thách thức ở phía trước, nhưng quốc gia này đã vượt qua thế kỷ XX - cùng những biến động to lớn của thế kỷ này - trong tình trạng sung sức.¹ Sau đợt suy thoái nhẹ từ tháng 3 đến tháng 11 / 2001 , kinh tế Mỹ bắt đầu tăng trưởng với mức độ trung bình là 2,9% trong giai đoạn 2002 – 2006 . Trong khi đó lạm phát về giá cả , tỷ lệ thất nghiệp và lãi suất vẫn duy trì ở mức tương đối thấp.¹ Bằng nhiều biện pháp Mỹ đã duy trì được vị thế là một nền kinh tế có tính cạnh tranh cao , sản lượng lớn và có tầm ảnh hưởng rộng lớn nhất thế giới.Tuy nhiên , kinh tế Mỹ ngày càng chịu nhiều tác động từ các nền kinh tế năng độngkhác . Hiện nay nước Mỹ vẫn đang đối mặt với cả các thách thức từ bên trong lẫn bên ngoài.¹ Theo hội đồng phi lợi nhuận về cạnh tranh trong giai đoạn từ 1995-2005 ,nước Mỹ đóng góp trực tiếp vào 1/3 mức độ tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu. Trong giai đoạn 1983 – 2004 nhập khẩu của Mỹ tăng chóng mặt và chiếm gần 20%trong mức tăng xuất khẩu của toàn thế giới.¹ Báo cáo của cơ quan nghiên cứu phục vụ quốc hội (CRS) đã nêu rõ : “ các nước đang phát triển chiếm một phần ngày càng nhiều trog số hàng hóa xuất khẩu của Hoa Kỳ , 32,8% năm 1985 , trong khivào năm 2006, tỉ lệ này là 47,0% . Các nước đang phát triển cũng chiếm 34,5% nhập khẩu của Mỹ vào năm 1985 và 54,7% năm 2006 ”.

Một nền kinh tế dịch vụ :¹ Dịch vụ được sản xuất bởi khu vực tư nhân chiếm 67,8% GDP mỹ trong năm2006 . Trong đó đứng đầu là bất động sản ,dịch vụ tài chính như ngân hàng , bảo hiểm và đầu tư.¹ Sản xuất hàng hóa chiếm 19,8%GDP gồm các ngành chế tạo máy , xây dựng , khai thác và nông nghiệp .¹ Liên bang ,bang và chính quyền địaphương chiếm phần còn lại 12,4% GDP. ¹ Hàng hóa nhập khẩu nhiều nhất là ô tô , phụ tùng và dầu thô . Hàng hóa xuất khẩu chủ yếulà ô tô và phụ tùng ô tô , xe bán tải và máy bay dân sự . Thị trường chính là Ca-na-đa , Mê-hi-cô , Trung – Nhật và một vài nước Châu Âu .¹ Trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2006 , mặc dù hàng hóa xuất khẩu của mỹ tăng 33% song hànghóa nhập khẩu còn tăng mạnh hơn là 52% làm cho thâm hụt hàng hóa thương mại tăng gấp đôi trong những năm này. ¹ Thâm hụtthương mại 758,5 tỷ đôla chiếm 5,7% GDP năm 2006 – một mức mà được nhiều nhà kinh tế đánh giá là không bền vững vì nó dựa trên các dòng đầu tư nươc ngoài đang tiếp tục đổ vào Mỹ.¹

Mặc dù hiện nay Mỹ vẫn là nền kinh tế có tốc độ phát triển cao trên thế giới nhưng mỹ cũng không tránh khỏi những khó khăn và thách thức . Cụ thể hơn :

+ Tuy dẫn đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, nhưng vị trí kinh tế của Mĩ ngày càng giảm sút trên toàn thế giới,mức tăng trưởng đã bắt đầu chậm lại; chạy đua vũ trang, “quân sự hóa cao độ”làm suy giảm tiềm lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế Mĩ.

+ Nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực của Mĩ không phải là vô tận. Mĩ là một trong những nước tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thếgiới và phụ thuộc và nhiều vào nguồn dầu mỏ của thế giới.

+ Kinh tế Mĩ không thể nào khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản của nềnkinh tế tư bản chủ nghĩa.

+ Tuy phát triển nhanh có hiệu quả nhưng nền kinh tế Mĩ không ổn định vì thường xảy ra các cuộc suy thoái kinh tế, kéo theo sự suy thoái về tài chính vàchính trị xã hội.

+ Thị trường thế giới bị thu hẹp bởi sự cạnh tranh quyết liệt của Tây Âu và Nhật Bản, thậm chí cả các nền công nghiệp mới (NICS).

+ Sự phân hóa quá lớn về mức độ chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội là nguồn gốc tạo nên sự bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội, tác động mạnh đến kinh tế của Mĩ.¹ “Việc nước Mỹ sẽ đóng một vai trò ít quan trọng hơn trong nền kinh tế toàn cầu là một điều không thể tránh khỏi do những thay đổi về cấu trúc giữa các quốc gia trên thế giới”, Hội đồng Cạnh tranh đã nhận địnhnhư vậy. “Nhưng không có lý do gì để nước Mỹ không thể tiếp tục duy trì vị trílà quốc gia thịnh vượng nhất hành tinh”.

2 . Sựphát triển khoa học kĩ thuật .¹Mỹ là nước đã khởiđầu cuộc Cách mạng KH - KT lần thứ hai của toàn nhân loại,nổ ra vào giữa những năm 40 của thế kỉ XX và Mĩ cũng là một trong mấy nướcđạt được những thành tựu kì diệu nhất trong tất cả các lĩnh vực . ¹ Trong và sau CTTGT 2, nhiều nhàkhoa học nổi tiếng của thế giới đã di cư sang Mỹ vì ở đây có điều kiện hòa bình và những phương tiện đầy đủ nhất để làm việc. Đầu tư cho giáo dục và nghiên cứukhoa học ở Mỹ rất lớn.¹ Đầu tư cho Giáo dục ở Mĩ rất lớn năm 1996 tỉ lệ đầu tư nàychiếm tới 6,8% GDP, hay đầu tư cho phát triển KH-CN năm 1995 chiếm 2,86%GDP .

- Mĩ thành lập nhiều trung tâm cộng đồnggiáo dục vào thế kỉ 21. Từ 1998 - 2000 có 6.800 trung tâm được thànhlập .
+ Đội ngũ KH-KT Mĩ rấtđông đảo 9.45 vạn người năm 1995

+ Mĩ chiếm tới 1/3 sốlượng các phát minh sáng chế của toàn thế giới ¹ Mĩ là một trong những nước đi đầu trong các lĩnh vực:- Chế tạo công cụsản xuất mới máy tính điện tử, máy tự độngvà hệ thống máy tự động .- Vật liệu mới như pôlime, vật liệu tổng hợp .- Năng lượng mới như năng lượng nguyên tử, nhiệt hạch, tên lửa đạn đạo.- Chinh phục vũtrụ Mỹ là nước đầu tiên chế tạo tàu vũ tru và đưa người lên Mặt Trăng 21/7/1969, thám hiểm saoHỏa .¹ Đi đầu cuộc “ cách mạng xanh ” trong nông nghiệp, cách mạng trong giao thông và thôngtin liên lạc và trong sản xuất vũ khí hiện đại tên lửa chiến lược, máy bay tàng hình, bom khinh khí,...

Nhận xét ¹ Những thành tựu trên không chỉ thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng và đời sống, vậtchất tinh thần của nhân dân Mĩ có nhiều thay đổi khác trước mà còn có ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới.¹ Cuộccách mạng khoa học – kĩ thuật tạo bước phát triển nhảy vọt về năng suất lao động, nâng cao mức sống con người , dẫn đến sự phân hóa thay đổi dân cư trong xã hộivà mở ra một xu thế toàn cầu hóa cho nhân loại . Bên cạnh đó thì nó gây ra nhữngtác động tiêu cực như ô nhiễm môi trường , dịch bệnh , sản xuất ra các loại vũkhí hủy diệt và phần nào lào suy thoái đạo đức con người .

Hệthống quân sự của Mỹ¹ Mĩ là nước có tiềm lực quân sựhàng đầu thế giới.Trong thời kì chiến tranh thế giới thứ 2 quân sự của Mĩ tănglên rất nhanh .¹ Những năm sau chiến tranh thếgiới thứ hai :+ Mĩ đặc quyền về bom nguyên tử ; Nhiều nước tư bản ở Âu, Á đều phải dựavào viện trợ và sự bảo hộ của Mĩ để khôi phục kinh tế và duy trì an ninh đất nước; Chi phí hàng năm cho quân sự của Mĩ bằng10% chi phí quân sự toàn cầu+ Năm 2003 ngân sách quân sự của Mĩ là 401,7 tỉ USD đến năm 2004 là khoảng420 tỉ USD và dự kiến đến năm 2009 là 600 tỉ USD ; Mĩ có khả năng chuyển quân tầmxa , tiến công chính xác , mã hóa, khả năng tác chiến của hải quân, không quânvà lực lượng hậu cần đều cao.¹Biểu hiện cho sức mạnh quân sự củaMĩ: giành thắng lợi trong các cuộc chiến tranh Vùng Vịnh 1991, chiến tranhCosovo 1999, chiến tranh Apganixtan 2001 và chiến tranh Irac 2003 .¹Bên cạnh những tiềm lực quân sự mạnhthì quân sự của Mỹ vẫn gặp những điểm yếu, bất cập: không ngăn nổi cuộc tiếncông liều chết của những kẻ khủng bố, năm 2006 lực lượng quân sự của Mỹ vẫnkhông ổn định được tình hình Irắc, nạn đánh bom khủng bố, thậm chí tiến công trựcdiện vào quân Mỹ vẫn không ngừng diễn ra.

Đánh giáBộ trưởng Quốc phòng Mỹ LeonPanetta cảnh báo các đối thủ của Mỹ trên toàn cầu không nên đánh giá sai các kếhoạch cắt giảm ngân sách quốc phòng trong thập kỷ tới của nước này, đồng thờikhẳng định sức mạnh quân sự của Mỹ sẽ không bị suy giảm.Ông Panetta khẳngđịnh, Mỹ sẽ vẫn có sức mạnh quân sự lớn nhất thế giới mà không ai có thể phủ nhậndù ngân sách quốc phòng bị cắt giảm .

3.Tình hình chính trị - xã hội trong những năm 1945 – 2008 .
¹ Trong những năm 50 – 60 của thếkỷ XX, ở Mỹ hình thành nên những tổ hợp quân sự công nghiệp. Những người củacác tập đoàn tư bản, tổ hợp quân sự công nghiệp nắm giữ các chức vụ cao nhấttrong chính quyền, chi phối chính sách đối nội cũng như đối ngoại của Mỹ.¹ Nước Mỹ là nước điển hình củachủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Trong bối cảnh chiến tranh lạnh, cũng nhưtrước phong trào đấu tranh của nhân dân Mỹ, chính sách đối nội của Mỹ là tậpchung duy trì, bảo vệ và phát triển chế độ tư bản Mỹ.

3.1. Tình hình chính trị - xã hội 1945 – 1991.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai1945, Mỹ là nước cộng hoà liên bang theo chế độ tổng thống. Hai đảng Dân chủ vàCộng hoà thay nhau cầm quyền.¹ Từ năm 1945 đến đầu những năm1970, nước Mỹ trãi qua năm đời tổng thống (từ H.Tru-man đến Ních-Xơn), mỗi tổngthống đều đưa ra một chương trình cải cách những vấn đề xã hội tiêu biểu :Tổng thống H. Truman “ chương trình cải cách công bằng” ; Đ. Aixenhao “Chính sách phát triển giao thông liên bang và cải cách giáo dục ”. H. Kennơđi “Bổ sung hiến pháp theo hướng tiến bộ ” . L. Giônxơn đưa ra chương trình “xã hội vĩ đại”với “ cuộc chiến chống đói nghèo” .R. Níchxơn “ Chính sách mới về lương và giá cả ” .¹ Nhiều vụ bê bối chính trị lớn ởMỹ đã xãy ra như vụ ám sát Tổng thống Ken-nơ-đi (1963), vụ tiết lộ tài liệu mậtLầu năm Góc (1971), vụ Oatơghết buộc tổng thống Ních-xơn từ chức (1974) .¹ Đảng Cộng Sản Mỹ đã có nhiều hoạt động đấutranh vì quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Năm 1955, Đại hộicác tổ chức nghiệp đoàn trên cơ sở hợp nhất hai tổ chức AFL và CIO với 15 triệuđoàn viên đã tạo thêm sức mạnh đấu tranh với giới chủ trong việc kí các hợp đồngtập thể. ¹ Bên cạnh đó, trong giai đoạn từ năm 1950 đếnnăm 1973, tình hình chính trị - xã hội Mỹ có nhiều thay đổi quan trọng. Thunhập trung bình của người lao động tăng gấp hai lần trong những năm1950 – 1975. Tầng lớp trung lưu trong xã hội gia tăng. Tỷ lệ thất nghiệp giảm từ7,5% năm 1957, còn 5,7% năm 1963 .. Lượng tiêu thụ xe hơi tăng từ 7 triệu chiếctrong thập niên 50 lên 9 triệu chiếc trong thập niên 60 của thế kỷ XX. ¹ Tuy là nước tưbản phát triển, là trung tâm kinh tế-tài chính của thế giới, khoa học-kỉ thuậtphát triển, mức sống của người dân được nâng cao, nhưng xã hội Mỹ vẫn chứa đựngnhiều bất ổn…Vớichính sách bóc lột của các tập đoàn tư bản độc quyền làm cho đời sống nhân dânlao động gặp nhiều khó khăn. Khoảng cách cách giàu nghèo, sự bất bình đẳngtrong xã hội ngày càng tăng, những mâu thuẫn về sắc tộc, chủng tộc vẫn tồn tại.¹ Từ năm 1945 đếnnăm 1973, kinh tế Mỹ đã trải qua ít nhất là 7 lần khủng hoảng hoặc suy thoái.Thăm hụt ngân sách, nợ nần, lạm phát, phá sản, thất nghiệp, phân hoá giàunghèo…vẫn là những vấn đề không dể khắc phục. Ở Mỹ có khoảng 400 người có thunhập hằng năm từ 185 triệu USD trở lên, tương phản với 25 triệu người sống đướimức nghèo khổ. ¹ Sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay cáccuộc đấu tranh vì hoà bình, dân chủ và dân sinh vẫn diến ra mạnh mẽ .Năm 1963,phong trào đấu tranh của người da đen chống phân biệt chủng tộc bùng lên mạnh mẽthu hút 25 triệu người tham gia. Lan rộng ra 125 thành phố (mạnh nhất là ởĐi-tơ-roi). ¹ Từ năm 1969 đến năm 1973 những cuộc đấu tranhcủa người da đỏ vì quyền lợi cũng diến ra mạnh mẽ. Đặc biệt, phong trào chốngchiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam đã làm cho nước Mỹ bị chia rẽ sâu sắc.¹ Từ năm 1974 đến năm 1991, nước Mỹ đã trải qua 4 đời tổng thống, từ G.Pho đến G. Bu-sơ (cha). Sự thất bại trong chiến tranh Việt Nam đã tác động lớnđến nước Mỹ. Tháng 9 năm 1974, Tổng thống G. Pho đã ra lệnh ân xã cho cựu tổngthống

Ních-xơn (vì vụ Oatơghét), khoan hồng đối với những người đào ngũ và trốntránh quân dịch trong thời kì chiến tranh Việt Nam. Trong thập niên 80, Mỹ thựchiện học thuyết Rigân, đạt được một số thành quả nhất định, nhưng nước Mỹ vẫntiếp tục vấp phải nhiều khó khăn.¹ Trong những năm 70 đến nhữngnăm 80, tiền lương thực tế của số người Mỹ không những không tăng mà còn giảmxuống. Tội ác, bạo lực, tệ nạn xã hội, tham nhũng, bê bối chính trị vẫn thườngxuyên diễn ra. Các vụ mưu sát Tổng thống G. Pho (1975), Tổng thống R, Rigân(1981), vụ Iranghết (1986)…đã làm rung độngchính trường Mỹ.

3.2 Tình hình chính trị - xã hội 1991 – 2008 .¹ Trong lĩnh vực đối nội, chính quyền B.Clin-tơn “cố gắng ứng dụng ba giá trị cơ hội, trách nhiệm cộngđộng để vượt qua những thách thức”. Theo đó chính quyền cố gắng tạo cơhội thêm nhiều việc làm, mở rộng thị trường và tập trung đầu tư cho conngười; đồng thời đòi hỏi việc nâng cao trách nhiệm của mỗi cánhân, của chính phủ và của toàn xã hội trên cơ sở đoàn kết c

ộng đồng
giađình, láng giềng, dân tộc.¹ Theo báo cáo của hội đồng cạnh tranh : “ Mức sốngcao của người mỹ là nhờ vào một thực tế rằng người lao động mỹ là một trong nhữnglực lượng có năng suất lao động cao nhất thế giới và tỷ lệ người tham gia lao độngở mỹ cũng cao hơn bất kì nơi nào khác trên thế giới”.Đối với phần lớn người Mỹ, thậpniên 90 là giai đoạn của hòa bình, thịnh vượng và những tiến bộ nhanh chóng vềcông nghệ. Một số người cho rằng có được điều này là nhờ Cuộc cách mạng củaReagan và việc kết thúc Chiến tranh Lạnh. Một số người khác thì lại cho rằng đólà do Đảng Dân chủ một lần nữa cai quản Nhà Trắng. Trong giai đoạn này, đại đasố người Mỹ - nếu gạt chính trị sang một bên - đều khẳng định sự ủng hộ của họđối với các giá trị gia đình truyền thống, thường được đặt trong niềm tin của họ.Người phụ trách chuyên mục của tờNew York Times đã bình luận rằng nước Mỹ đang có những sửa chữa về đạo đức khicó những biểu hiện của sự đổ vỡ xã hội, đã từng tăng trầm trọng trong những nămcuối cùng của thập niên 60 và 70, tạm chững lại trong thập niên 1980 giờ đâyđang giảm dần.Nếu không tính đến tình trạng tộiphạm và các con số thống kê xã hội khác đang được cải thiện, thì có thể nói đờisống chính trị Mỹ đang bị chia rẽ mạnh mẽ với các tư tưởng chủ đạo và các tìnhcảm chính trị khác nhau. Hơn nữa, ngay sau khi đất nước bước vào thiên niên kỷmới, cảm giác an toàn của thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh đã đổ vỡ hoàn toàn khi mộtcuộc tấn công khủng bố chưa từng có trước đây đã xảy ra và đặt đất nước vào mộthoàn cảnh quốc tế mới đầy khó khăn

4. Chính sách đối ngoại của Mỹtrong những năm 1945 – 2008 .

4.1 Chính sách đối ngoại trong thờikì chiến tranh lạnh 1945-1991¹ Với tiềm lực kinh tế và quânsự to lớn, từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ đã triển khai chiến lượctoàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới. Tháng 3 năm 1947, trong diễn văn đọctrước quốc hội Mỹ, Tổng thống H.Tru-man đã công khai nêu lên “sứ mệnh lãnh đạothế giới tự do chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản”.¹ Chiến lược toàn cầu của Mỹđược triển khai qua nhiều học thuyết cụ thể như: Học thuyết Tru-man và chiến lược“ngăn chặn”; Học thuyết Ai-xen-hao và chiến lược “trả đũa ồ ạt”; Học thuyếtKen-nơ-đi và chiến lược “phửn ứng linh hoạt”; Học thuyết Ních-xơn và chiến lược“Ngăn đe thực tế”…

Mục tiêu của chiến lược toàn cầu¹ Mặc dù các chiến lược cụ thểmang nhiều tên gọi khác nhau nhưng chiến lược toàn cầu của Mỹ nhằm thực hiện bamục tiêu chủ yếu: + Một là, ngăn chặn , đẩy lùivà tiến tới tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa xã hội trên thế giới. + Hai là, đàn áp phong trào giảiphóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế, phong trào chống chiếntranh, vì hoà bình, dân chủ trên thế giới. + Ba là, khống chế, chi phốicác nước tư bản đồng minh phục thuộc vào Mỹ.¹ Để thực hiện các mục tiêu chiếnlược này, chính sách cơ bản của Mỹ là dựa vào sức mạnh, trước hết là sức mạnhquân sự và kinh tế.¹ Mỹ đã khởi xướng cuộc “ chiếntranh lạnh” trên phạm vi thế giới, dẫn đến tình trạng đối đầu căng thẳng vànguy hiểm với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Mỹ trực tiếp gây ra hoặc tiếptay cho nhiều cuộc chiến tranh và bạo loạn, lật đổ ở nhiều nơi trên thế giới,tiêu biều là chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954-1975) và dính líu vào cuộc chiếntranh ở Trung Đông.¹ Cuộc chiến tranh xâm lược ViệtNamđã làm cho Mỹ suy yếu về kinh tế, tài chính và quân sự, khủng hoảng về chiến lượcvà “hỗn loạn trong ý thức hệ tư tưởng”. Thượng nghị sĩ Mĩ E. Kennơđi đã phảithan thở: “Ngọn lửa kháng chiến của người Việt Nam đang châm ngòi cho ngọn lửa nổiloạn trên chính đất nước Mĩ” .¹ Sau khi thất bại ở Việt Nam (1975), các chính quyền Mỹ vẫntiếp tục triển khai chiến lược toàn cầu và theo đuổi “chiến tranh lạnh”. Đặc biệtvới học thuyết Rigân và chiến lược “đối đầu trực tiếp”, Mỹ tăng cường chạy đuavũ trang, can thiệp vào các công việc quốc tế ở hầu hết các địa bàn chiến lượcvà điểm nóng trên thế giới.¹ Tháng 2/1972 : tổng thống Mĩ R.Nichxonsang thăm Trung Quốc mở ra một thời kì quan hệ giữa hai nước. Năm 1979 :quan hệ ngoại giao giữa mĩ và Trung quốc được thiết lập.¹ Tháng 5/1972 : Nichxon tới thăm Liên Xô,thực hiện sách lược hòa hoãn giữa hai nước lớn.¹ Từ giữa những năm 80, Mỹ vàLiên Xô đều điều chỉnh chính sách đối ngoại. Xu hướng đối thoại và hoà hoãnngày càng chiếm ưu thế trên thế giới. Tháng 12 năm 1989, Mỹ và Liên Xô đã chínhthức tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh, mở ra một thời kì mới trên trường quốctế.¹ Cùng với điều đó, Mỹ và các nướcphương Tây cũng ra sức tác động vào quá trình khủng hoảng, dẫn đến sự sụp đổ củaCNXH ở các nước Đông Âu và Liên Xô (1989-1991). Mỹ cũng giành được thắng lợitrong cuộc chiến tranh vùng vịnh I-Rắc (1990-1991).

4.2 Chính sách đối ngoại sau thời kì chiến tranh lạnh1991 – 2008 .¹ Trong bối cảnh chiến tranh lạnhkết thúc, trật tự thế giới mới chưa định hình, ở thập niên 90, Mỹ đã triến khaichiến lược “cam kết và mở rộng” với ba trụ cột chính: + Một là, đảm bảo an ninh với mộtlực lượng quân sự mạnh và sẵn sàng chiến đấu cao. + Hai là, tăng cường khôi phụcvà phát triển tính năng động và sức mạnh kinh tế Mỹ. + Ba là, sử dụng khẩu hiệu “Dânchủ” ở nước ngoài như một công cụ can thiệp vào công việc nội bộ của các nướckhác.¹ Mỹvẫn lãnh đạo và chi phối khối quân sự NATO, Mỹ cùng Liên hợp quốc và các cườngquốc khác bảo trợ cho tiến trình hoà bình ở Trung Đông, nhưng vẫn có sự thiên vịđối với I-xra-en; Mỹ đã ủng hộ việc kí hiệp định hoà bình Pari về Campuchia(1991); bình thgường hoá quan hệ với Việt Nam (1995). Nhưng Mỹ vẫn duy trì cáccăn cứ quân sự và quân đội ở Nhật Bản và Hàn Quốc cũng như ở nhiều nơi kháctrên thế giới.¹ Vào mùa thu năm 1996, Tổng thống Clinton đã bắt đầumột chiến dịch kéo dài ba năm để bảo đảm cho việc gia nhập Tổ chức Thương mạiThế giới của Trung Quốc. Cuối cùng, nền kinh tế của Trung Quốc cũng hội nhập vớikinh tế toàn cầu - thường được coi là thành tích lớn nhất của Clinton tronglĩnh vực đối ngoại - điều này không phải là không gặp khó khăn, song cũng biểuthị một thời điểm khác của sự xung đột giữa những lý tưởng và những lợi ích củaHoa Kỳ.¹ Với sức mạnh kinh tế, quân sự, khoa học-kỉthuật của mình, trong bối cảnh Liên Xô tan rã, Mỹ có tham vọng thiết lập một trậttự thế giới “đơn cực” trong đó Mỹ là siêu cường duy nhất đóng vai trò chi phốivà lãnh đạo.¹ Tuy nhiên, thế giới không chấp nhậnmột trật tự do Mỹ đơn phương sắp đặt. vụ khủng bố ngày 11-9-2001 cho thấy bảnthân nước Mỹ cũng rất dễ bị tổn thương và chủ nghĩa khủng bố sẽ là một trong nhữngyếu tố dẫn đến những thay đổi quan trọng trong chính sách đối nội và đối ngoạicủa Mỹ khi bước vào thế kỉ XXI.¹ Nhiệm kỳ tổng thống của Bush đã có một sự xáo độnglớn lao vào ngày 11/9/2001, khi nước Mỹ bàng hoàng trước một cuộc tấn công khốcliệt nhất từ bên ngoài vào lãnh thổ nước Mỹ.¹Cùng lúc, Mỹ thông báo tìm thấy bằng chứng trùm khủng bố Osama bin Laden vàmạng lưới al-Qaeda của y đứng sau loạt vụ tấn công ngày 11/9, xác định khủng bốlà mối đe dọa hàng đầu tới an ninh quốc gia Mỹ, và tuyên bố phát động cuộc chiếnchống khủng bố toàn cầu - một cuộc chiến chưa từng có, nhằm vào kẻ thù vô hình,ở mục tiêu không thể xác định cụ thể.¹ Vụ biệt kích Mỹ tiêu diệt Bin Laden ngày 2/5 trênlãnh thổ Pakistan chấm dứt một trong những chiến dịch săn lùng lớn nhất trong lịchsử.¹Những số liệu của chính phủ công bố cho là một thập kỷ qua, họ đã tiêu tốnhơn 1.000 tỉ USD của người dân cho cuộc chiến chống khủng bố. Tuy nhiên, con sốcủa các cơ quan nghiên cứu trong nước Mỹ đưa ra lớn hơn gấp ba, bốn lần.¹ Sau một thờigian do dự, Chính quyền Bush đã quyết định ủng hộ việc thành lập một Bộ An ninhNội địa mới có quy mô khổng lồ. Được phép thành lập vào tháng 11/2002, có nhiệmvụ điều phối các hoạt động chống lại các cuộc tấn công khủng bố trên nước Mỹ, BộAn ninh Nội địa mới này là tổ chức hợp nhất của 22 cơ quan Liên bang. ¹ Có thểnói nước Mỹ và thế giới đã có những thay đổi chưa từng có kể từ vụ 11/9, và thảmhọa này đã đi vào lịch sử như một nỗi đau, một vết thương không biết đến bao giờmới lành hẳn.¹ Vào ngày19/3/2003, các toán quân Anh - Mỹ, được các toán quân đến từ một số quốc giakhác hậu thuẫn, đã bắt đầu xâm lược Irắc từ phía Nam. Ngày 14/4, các quan chứcLầu Năm góc tuyên bố chiến dịch quân sự đã kết thúc. Sau khi Bát-đa thất thủ,Anh và Mỹ, với sự hợp tác chặt chẽ hơn của Liên Hợp Quốc, đã tiến lên thành lậpmột chính phủ lâm thời nhằm bảo đảm một chính thể mới trên toàn Irắc.¹ Trong thời ông George Bush,đã đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) nhằm xây dựng một khu vựcthương mại hoàn toàn tự do giữa Mỹ, Canađa và Mexico. ¹Năm 2004 mỹ bước vào cuộc bầu cử nhiệm kì tổng thống mới ông George W. Bush tái đắc cử tổng thống .¹Vào thời điểm George W. Bush bắtđầu nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của mình, nước Mỹ đang phải đối mặt với nhiềuthách thức cùng một lúc: tình hình ở Irắc, căng thẳng trong Liên minh Đại TâyDương, có một phần liên quan đến Irắc, thâm hụt ngân sách tăng lên, chi phí choan sinh xã hội tăng cao, và giá trị của đồng đô-la không ổn định. Các đại cửtri vẫn tiếp tục mâu thuẫn sâu sắc. ¹ Trong quá khứ, nước Mỹ đã lớn mạnhtừ những cuộc khủng hoảng tương tự. Tuy nhiên, liệu nước Mỹ có lại phát triểntrong tương lai hay không, ta vẫn còn phải đợi thời gian trả lời.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top