Chia Sẻ Mĩ la tinh Lục địa bùng cháy

Trang Dimple

New member
Xu
38
Mĩ La-tinh - Lục địa bùng cháy
amerique-latine.gif


Mĩ La-tinh bao gồm hơn 20 nước ở Bắc, Trung và Nam châu Mỹ, từ Mê-hi-cô đến Ác-hen-ti-na, chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá La-tinh, có diện tích trên 20 triệu km2. Mĩ La-tinh có nhiều tài nguyên, phong phú về nông sản, lâm sản, khoáng sản.

Năm 1492, Cô-lông-bô tìm ra châu Mỹ và cho đến năm 1500, thực dân Tây Ban Nha đã xâm chiếm hầu hết vùng đất này. Trải qua nhiều năm đấu tranh anh dũng, đến đầu thế kỷ XIX, các thuộc địa Tây Ban Nha đều giành được độc lập. Nhưng sau đó, thực dân Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Mĩ đã xâm lược và thống trị các nước này.

Năm 1933, Tổng thống Mỹ F.Ru-dơ-ven đưa ra chính sách “Láng giềng thân thiện”, mở đầu thời kỳ thực dân mới ở Mĩ La-tinh.

Sau chiến tranh thế giới thứ II, với ưu thế về kinh tế và quân sự, Mĩ đã tìm cách biến Mĩ La-tinh thành “Sân sau” của mình. Mỹ gây sức ép buộc các nước Mĩ La-tinh chấp nhận “Kế hoạch Cô-lay-tơn” – Còn gọi là “Hiến chương kinh tế của châu Mỹ” với nội dung tự do buôn bán, tự do đầu tư, tự do mở xí nghiệp, tạo điều kiện cho tư bản Mỹ xâm nhập rộng rãi vào các nước Mĩ La-tinh.

Mỹ còn ép các nước Mĩ La-tinh tham gia hàng loạt hiệp ước quân sự với sự khống chế chặt chẽ của Mĩ như Hiệp ước phòng thủ chung Tây bán cầu (1947), Hiệp ước quân sự tay đôi (1952), Hiệp ước chống cộng (1954)…

Do chính sách của Mỹ, các nước Mĩ La-tinh tuy hình thức là những nước cộng hoà độc lập, nhưng thực tế là thuộc địa kiểu mới của Mỹ.

Trong những năm sau chiến tranh, ở các nước Mĩ La-tinh bắt đầu giấy lên một cao trào dân chủ chống đế quốc, chống thế lực độc tài trong nước và chống sự phụ thuộc và các độc quyền Mĩ. Dưới áp lực của quần chúng, ở một số nước đã phục hồi các quyền tự do dân chủ, các Đảng cộng sản được hoạt động hợp pháp. Tuy nhiên, ở các nước như Pê-ru, Vê-nê-xu-ê-na, Cô-lôm-bi-a,Goa-tê-ma-ma, Mỹ đã tổ chức can thiệp vũ trang hoặc tiếp tay cho các thế lực phản động trong nước làm đảo chính, phục hồi chế độ phản động.

Vào nửa sau những năm 50 của thế kỷ 20, cuộc đấu tranh của nhân dân Mĩ La-tinh bước vào giai đoạn mới. Dưới sức ép của nhân dân, các chế độ quân sự ở Pê-ru (1956), Cô-lôm-bi-a (1957), Vê-nê-xu-ê-na (1958) bị lật đổ. Toàn bộ lục địa Mĩ La-tinh trở thành mặt trận chống đế quố và độc tài, được ví như “Lục địa bùng cháy”.

Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân Mỹ ở Mĩ La-tinh mang một số đặc điểm sau:

- Sự thức tỉnh của giai cấp công nhân và nông dân dẫn đến sự bùng nổ mạnh mẽ của các cuộ đấu tranh. So với châu Phi, giai cấp công nhân Mĩ La-tinh phát triển hơn về số lượng và chất lượng. Tỉ lệ giai cấp công nhân chiếm 12,2% dân cư. Nhìn chung, các Đảng cộng sản đã đi đầu và lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

- Nông dân chiếm hơn 70% dân số, nhưng trên 2/3 nông hộ không có ruộng đất. Chính vì vậy, yêu cầu xoá bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất lớn từ lâu đã trở thành yêu cầu cấp bách của nông dân.

- Chế độ thống trị tàn khốc đã buộc nhân dân ở các nước này phải sử dụng đấu tranh vũ trang để giành độc lập.

- Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới, mặt trận dân tộc thống nhất được hình thành và phát triển ở hầu hết các nước. ở một số nước, mặt trận đã giành được thắng lợi trong các cuộc tổng tuyển cử, dẫn đến việc thành lập các chính phủ mặt trận nhân dân như Goa-tê-ma-ma, Ác-hen-ti-na…

- Từ sau thắng lợi của cách mạng Cu-ba, nhiều nước Mĩ La-tinh đã ủng hộ mạnh mẽ, kiên quyết những thành quả của cách mạng Cu-ba. Đây là một trong những nhân tố quan trọng giúp Cu-ba đứng vững trong cuộc bao vây, tấn công của Mĩ.

(Theo:Nguyễn Anh Thái (chủ biên),

Lịch sử Quan hệ quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc

Á - Phi – Mĩ – la – tinh, Nxb GD, H.199, tr.93-95)


 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top