Mĩ giải quyết vấn đề ruộng đất theo “ con đường nông nghiệp kiểu Mĩ”

Trang Dimple

New member
Xu
38
Mĩ giải quyết vấn đề ruộng đất theo “ con đường nông nghiệp kiểu Mĩ”


Qua hai lần cách mạng, nước Mỹ đã giải quyết được vấn đề ruộng đất theo “con đường nông nghiệp kiểu Mỹ”, nó đó dần xác lập quyền tư hữu ruộng đất cho thiểu số người theo kiểu bán đất thành những mảnh lớn cho sản xuất lớn. Năm 1787, sau cuộc cách mạng tư sản lần I, chính phủ quy định bán 640 acrơ đất với giá 1000 USD - một số lượng đất lớn mà phải có tài sản lớn mới mua được. Năm 1800 lại quy định: giảm xuống bán 320 acrơ đất nhưng chỉ cần trả trước 1 số tiền. Năm 1820 lại rút xuống bán những lô đất bé hơn: từ 80 đến 160 acrơ đất. Năm 1850, chính phủ bán 1,1 triệu acrơ đất. Đến năm 1855, chính phủ lại bán được 15 triệu acrơ đất nữa. Đặc biệt là trong thời nội chiến, sắc lệnh của tổng thống A. Lincol quyết định cấp không ruộng đất co những người di cư sang miền Tây tới 160 acrơ đất trong 5 năm. Hoặc có tài liệu nói Lincol quy định giá: 1 USD/1ha đất. Nhưng dù gì cũng chứng tỏ việc mua bán đất đã rất dễ dàng và nhiều người có thể mua được cho mình một mảnh đất, nhưng vấn đề là cũng lại chỉ bán cho nhưng mảnh đất lớn chứ không vụn vặt. Đây là chiến lược phát triển chủ nghĩa tư bản theo quy mô lớn của các đầu óc chiến lược Mỹ, nó thể hiện một tầm nhìn xa trông rộng, có kế hoạch của tư bản Mỹ làm sao cho chủ nghĩa tư bản phát triển thuận lợi nhất. Rõ ràng, cách mạng tư sản Mỹ có cách riêng của họ trong việc giải quyết vấn đề ruộng đất trong cách mạng.

Mỹ có một hình thức bán đất riêng, khác hẳn với Anh, Pháp, Đức đã tạo nên đặc trưng phát triển của chủ nghĩa tư bản Mỹ. Nó đó tạo ra con đường nông nghiệp kiểu Mỹ như đã nói (nền kinh tế nông nghiệp lớn có tính hàng hóa, cũng nông nghiệp Anh cũng quy mô lớn nhưng dần lui vào , của Pháp lại khác hẳn, là một nền kinh tế nông nghiệp tiểu nông manh mún, ít tính hàng hoá. Cũng chính việc bán đất như vậy đó khuyến khích nhập cư vào Mỹ. Vì vậy nước Mỹ ngày xưa và bây giờ là một đất nước của những người nhập cự với sự đa dạng của dân cư, chủng tộc, tôn giáo và văn hoá. Đây là một đặc điểm của tư bản Mỹ mà không một nước nào có được. Dòng người nhập cư đến Mỹ khi ấy hầu hết là những người đã tuyệt đường sống hay bất bình vì cuộc sống hiện tại nên họ coi vùng đất mới như một niềm hy vọng và hăng say, nhiệt tình xây dựng vùng đất mới. Và hơn thế nữa, đến xứ sở này là những con người của tự do, họ không thể chịu được cuộc sống tù túng, gò ép mất tự do của quê hương. Vì vậy, với nước Mỹ tư bản người ta thường hiểu đó là xứ sở tự do và dân chủ. Ít ra thì đó cũng là danh nghĩa.

Vì cuộc cách mạng tư sản lần thứ nhất chưa triệt để giải quyết vấn đề ruộng đất nên đa gây ra các cuộc đấu tranh của nông dân đòi chia ruộng đất công bằng. Năm 1786, Danien Sexơ lãnh đạo 2000 nông dân Masachuset đấu tranh, Năm 1786 – 1787, nông dân New England đấu tranh… Những cuộc nổi dậy của nông dân buộc giai cấp tư sản phải liên tục thay đổi chính sách ruộng đất, như chúng ta đã thấy ở trên. Cũng vì sau cách mạng lần đầu chưa triệt để nên đã chia nền kinh tế Mỹ thành hai vùng với hai cách sản xuất khác nhau: Kinh tế đồn điền miền Nam sản xuất bông , mía, lúa gạo, thuốc lá để chủ yếu xuất khẩu sang lục địa cũ; kinh tế trại chủ ở miền Bắc và miền Trung nuôi cừu lợn, trồng lúa mì… chủ yếu phục vụ cho công nghiệp và cho xuất khẩu.
Một tác động quan trọng của vấn đề ruộng đất là nền nông nghiệp Mỹ vô cùng phát triển, nó dần lấn át Anh. Ban đầu sau cách mạng tư sản, Anh thành nơi xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp cho châu Âu, nhưng sau đó, Mỹ thay thế mất vị trí đó mà còn len cả vào thị trường nước Anh lấn át hàng nội địa. Đến mức các nhà kinh doanh nông nghiệp nước này chuyển hướng kinh doanh, chú tâm nhiều hơn đến công nghiệp. Vì vậy, ngày nay Anh là một nước Công nghiệp. Còn Mỹ, trong khi công nghiệp phát triển, nông nghiệp cũng rất mạnh, nó là một nước công – nông nghiệp, một sự phát triển cân đối, bền vững.

Và hiện nay cũng vậy, công nghiệp Mỹ đứng đầu thế giới nhưng họ không nhường ai trong cả lĩnh vực nông nghiệp. Mỹ luôn là nước xếp trong top 3 nước xuất khẩu nhiều lúa gạo nhất thế giới.

nguồn : diendankienthuc.nét*
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top