Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
Mẹ Việt với kinh nghiệm 11 năm sống ở nhật chia sẻ phương pháp đọc truyện (ehon) và dạy chữ sớm cho con ở Nhật (từ sách và những quan sát thực tế)
Lời nói đầu
Điều thứ nhất là mình cảm nhận có không ít bậc cha mẹ đã lo lắng thái quá rằng con mình đã qua giai đoạn 0-6 tuổi để phát triển trí tuệ như trong bài note trước mình đã viết, hoặc con mình không được tiếp xúc với những trò chơi phát triển trí tuệ như flash card, trò chơi kích thích trí thông minh, hay là những lớp học ở các trường mẫu giáo giúp phát huy chỉ số thông minh cho trẻ. Những ai lo lắng như vậy có lẽ đã chưa hiểu bản chất thực sự của nuôi dạy trẻ sớm mà mình đã viết trong các bài note của mình.
Bạn có biết tất cả các nhà giáo dục sớm đều có chung quan điểm rằng điều quan trọng nhất trong giáo dục sớm cho trẻ đó là chỉ có tình yêu của cha mẹ mới là chìa khóa để mở ra cánh cửa trí tuệ và tài năng của trẻ.
Điều thứ hai là bạn có biết dù hệ thống trường Shichida có hơn 400 trường trên toàn nước Nhật, nhưng học phí của trẻ 0 tuổi cho 4 buổi/tháng (1 buổi là 50-60 phút) là gần 4 vạn yên (tính ra tiền Việt là khoảng 8 triệu VND) thì chỉ những gia đình khá giả của Nhật mới theo được. Và giá đó cũng tương tự với những trường dạy trẻ phát triển trí thông minh khác mọc nhan nhản ở Nhật. Còn trường mẫu giáo quốc tế dạy theo Montessori thì là 15 vạn yên/tháng. Cũng giống như ở Việt Nam cha mẹ Nhật đâu phải ai cũng có tiền cho con theo những lớp học đó. Và không phải ai cũng chú trọng dùng flash card hay những giáo cụ để luyện trí thông minh cho con mình (nhiều người quen mà mình biết không làm như vậy).
Điều thứ ba là những đồ chơi phát triển trí tuệ chỉ giống như là gia vị của món ăn, còn nguyên liệu chính là tình yêu mà bạn là người chế biến, được thông qua cách bạn dành thời gian chơi với con, lắng nghe con, trò chuyện, khen ngợi, và cả những hành động hàng ngày của bạn nữa. Nguyên liệu ấy ai cũng có thể mua, còn gia vị thì tùy khẩu vị từng gia đình, tùy mỗi trẻ để mình dùng thôi. Nếu con bạn chỉ chơi những trò flash card, bài toán phát triển trí thông minh và bạn ép con chơi mà không để ý đến tâm trạng có hứng thú hay không của con, hoặc mua về để đó cho con chơi mà không dành thời gian để ngồi chơi cùng con, cùng con khám phá những trò chơi đó, thì đơn giản bạn chỉ giúp con về mặt trí tuệ một cách máy móc mà không hề cho con cảm nhận đầy đủ về mặt nhân cách và tâm hồn.
Điều thứ tư ở đây mình chú trọng đến yếu tố bồi dưỡng nhân cách và tâm hồn trước bởi vì tâm hồn mới là người dẫn đường chỉ lối cho trí tuệ, mới là yếu tố tạo nên phẩm chất của một con người. Và ở Nhật mình cảm nhận thấy cha mẹ Nhật đã đầu tư nhiều hơn đến việc dạy con về tâm hồn, nhân cách cùng những kỹ năng cơ bản trong cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày. Một điều ấn tượng sâu sắc nhất với cá nhân mình đó là hầu như tất cả cha mẹ Nhật đều chú trọng dạy con về tâm hồn và trí tuệ qua việc đọc ehon cho con nghe (ehon là những cuốn truyện có tranh minh họa dành cho thiếu nhi mà mỗi cuốn là một câu chuyện nhỏ). Ở Việt Nam mình đã có rất nhiều cha mẹ biết cách đọc truyện cho con nghe, nhưng cũng có nhiều cha mẹ chưa chú trọng đến điều này.
Bài note hôm nay mình muốn giới thiệu về tác dụng kì diệu của việc đọc truyện cho con nghe và cách dạy đọc cho con của cha mẹ Nhật.
Những cảm nhận chung từ việc cha mẹ Nhật dạy chữ sớm cho con qua việc đọc ehon
- Có lẽ nhiều người đã biết rằng ở Nhật cha mẹ và ở nhà trẻ thường dạy chữ sớm cho con. Có một kết quả không chính thức (kết quả điều tra trên trang internet dành cho các cha mẹ), khoảng 75% các cha mẹ Nhật đều đã từng dạy chữ cho con trước khi con vào tiểu học, còn lại thì các em được dạy ở trường mẫu giáo. Họ dạy con biết đọc trước rồi mới dạy viết chữ. Họ đọc truyện cho con nghe từ khi trẻ mới lọt lòng, rồi khi trẻ đã biết chữ, đã đi học tiểu học rồi trẻ vẫn thích cha mẹ đọc truyện cho nghe. Rất nhiều người lớn nói rằng họ vẫn thích đọc những truyện ehon vì nội dung thật trong sáng và triết lí sống thì vẫn luôn đúng dù thời gian có trôi qua.
- Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao cha mẹ Nhật lại dạy chữ sớm cho con mình không? Không phải vì muốn con có thành tích tốt ở trường, không phải vì muốn con học chữ sớm để đến lớp con không bị thụt lùi so với các bạn khác. Bằng trải nghiệm của mình và thông qua những câu chuyện mình được nghe từ bạn bè, người quen đã giúp mình hiểu ra rằng cha mẹ Nhật dạy chữ cho con, đầu tiên xuất phát từ động lực ham muốn biết đọc được chữ của trẻ được hình thành một cách tự nhiên không hề gượng ép, mà động lực ấy được tạo ra bởi môi trường cha mẹ tạo ra đó chính là đọc cho trẻ những cuốn truyện ehon dành cho trẻ thơ, và các sách tham khảo về động vật, thực vật, lịch sử, khoa học từ khi trẻ mới lọt lòng... Trẻ được cha mẹ đọc cho nghe thì dần dần sẽ thích, từ thích thì sẽ muốn tự mình đọc được, đó là động lực hình thành một cách tự nhiên.
- Trẻ biết đọc sẽ là một cơ hội rất lớn giúp trẻ tiếp xúc với những tri thức mới, mở mang trí tuệ, kích thích trí tưởng tượng. Từ những trải nghiệm trẻ được gặp gỡ thông qua những cuốn sách đó, trẻ sẽ tự tìm ra cái mình yêu thích, và đôi khi nó làm thay đổi cuộc đời và giấc mơ của trẻ. Chính vì thế giống như mình đã từng nói, tùy thuộc vào những việc cha mẹ làm trong những năm tháng đầu đời mà cuộc đời và vận mệnh của con mình sẽ thay đổi.
- Một nguyên tắc cơ bản mà mình đã nghiệm ra từ tất cả các phương pháp tham khảo từ sách hay từ thực tế mà cha mẹ dạy cho trẻ biết đọc chữ đó là: nguyên tắc chiếc máy tính. Bạn hiểu một cách đơn giản như này, bạn thấy một chiếc máy tính đập vào mắt mình, có bao giờ bạn đọc hết một lượt sách hướng dẫn, hay tìm hiểu cấu tạo của máy bên trong là gì, nó được lắp ghép như thế nào rồi mới sử dụng không. Chắc chắn là không rồi. Bạn sẽ ngồi vào gõ luôn chứ thời gian đâu tìm hiểu phải không. Thế thì việc dạy chữ cho trẻ cũng thế. Trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu và có hứng thú với từ những từ ngữ quen thuộc hàng ngày trẻ được nghe, được tiếp xúc, vì thế hãy bắt đầu bằng việc dạy từ vựng rồi mới đến việc dạy bảng chữ cái cho trẻ, hay dạy trẻ đánh vần.
- Có nhiều người nghĩ rằng con mình đã qua giai đoạn 0-6 tuổi thì phải chăng là đã trễ. Không bao giờ là quá trễ để dạy con, nhất là dạy con về tâm hồn. Bản thân mình coi trọng việc nuôi dưỡng tâm hồn cho trẻ rồi mới đến trí tuệ. Tâm hồn trẻ được nuôi dưỡng thông qua tình yêu của cha mẹ, tình cảm với người thân, qua bài học đến từ những câu chuyện trong sách, qua tình huống ứng xử hàng ngày...Truyện có tranh minh họa dành cho trẻ em chính là một trong những người bạn tốt nhất để dạy cho trẻ về tâm hồn và trí tưởng tượng. Đó cũng chính là lí do vì sao mà cha mẹ Nhật ai cũng đọc nó cho con mình. Còn những trò chơi trí tuệ để phát triển trí thông minh thì tùy từng người dạy cho con.
Phương pháp dạy chữ cho con của cha mẹ Nhật
Bài viết hôm nay gồm hai phần. Phần đầu là trích dịch từ sách. Phần hai là kết hợp những kiến thức mình đọc trên những trang web về nuôi dạy con của cha mẹ Nhật cùng những trải nghiệm thực tế thông qua những lần trò chuyện những người Nhật, với đủ mọi thành phần từ giáo sư của mình, cô nhân viên trường, bạn bè cùng phòng nghiên cứu, những người quen là nhân viên công ty, hội học bổng, nghĩa là đủ giai cấp tầng lớp trí thức từ ưu tú tới bình thường, để giúp mọi người có cái nhìn thực tiễn hơn về việc dạy con đọc chữ của người Nhật. Dù chưa thực sự đầy đủ nhưng mình mong những chia sẻ từ thực tế này giúp các bậc cha mẹ tìm ra cách tốt nhất, phù hợp nhất để dạy chữ cho con mình.
Phần 1. Lược dịch từ sách tham khảo
Cuốn sách tham khảo
赤ちゃんに読みをどう教えるか、グレン・ドーマン、ジャネット・ドーマン
How To Teach Your baby To Read, tác giả Glenn Doman・Janet Doman
Cuốn này chắc là đã nhiều cha mẹ biết rồi, mình chỉ tóm tắt ý chính cho những ai chưa biết nắm được thôi. Cá nhân mình cảm nhận thì thấy muốn làm theo cha mẹ phải rất kì công và có thời gian mới làm được. Dẫu sao nó cũng là phương pháp để mình tham khảo.
Các bước để dạy chữ cho trẻ đều đi theo nguyên tắc
- Từ Vựng đơn (1 chữ như bà, bố, mẹ..)
- Từ Vựng ghép (hai chữ như “con chó”, “bông hoa”...)
- Câu ngắn (mẹ nấu cơm, bố đi làm...)
- Một đoạn văn ngắn 2-3 câu
- Đọc truyện hoặc sách
Vì sao không dạy chữ cái cho trẻ trước bởi vì không có gì trừu tượng và khó hiểu và cũng khó nhớ hơn với trẻ là những chữ a, b. Ví dụ đối với trẻ 2 tuổi nếu biết lí luận trẻ sẽ hỏi là vì sao lại gọi là chữ a. Bạn đã sẵn sàng để giải thích cho trẻ chưa. Thay vào đó bạn hãy chủ định bắt đầu dạy trẻ bằng những từ mà bắt đầu bằng các chữ a, b,c trong bảng chữ cái và dạy để trẻ học thuộc lòng từng chữ. Khi nào trẻ đã biết đọc rồi thì mới dạy trẻ đến bảng chữ cái và cách đánh vần.
Những từ vựng thì có lẽ ở Việt Nam đã bán rất nhiều. Cha mẹ sẽ lựa những sản phẩm để mua về cho trẻ đọc.
Nguyên tắc khi dùng flash card để dạy chữ cho trẻ
- Chỉ khi nào trẻ có hứng thú thì mới dạy, như lúc trẻ ăn no rồi có thể chơi đùa vui vẻ
- Hãy dừng lại trước khi trẻ có dấu hiệu chán nản
- Mỗi lần chỉ dùng set 3 set mà mỗi set là 5 chữ và mỗi chữ chỉ giơ cho trẻ xem khoảng 1 giây. Mỗi ngày cho trẻ chơi khoảng 3 lần. Mỗi ngày hãy thay đổi 1 set để tránh cho trẻ nhàm chán.
- Hãy bắt đầu từ những chữ là vật dụng hàng ngày trong gia đình, người thân để dạy trẻ. Nếu như cha mẹ không mua flash card cho trẻ thì có thể tự viết ra giấy rồi giơ cho trẻ coi.
- Bắt đầu từ từ ghép thì cha mẹ có thể lợi dụng từ các từ đơn ở step 1 để ghép lại dạy cho trẻ. Ví dụ như nước+nóng= nước nóng.
- Ban đầu từ đơn thì viết to, và đến từ ghép hay câu văn ngắn thì viết nhỏ lại để cho trẻ coi. Ban đầu hãy dùng màu đỏ viết chữ, sau đó chuyển sang màu đen.
- Kết hợp việc dạy chữ riêng như này với việc đọc truyện có tranh minh họa cho trẻ để giúp trẻ tăng thêm vốn từ.
- Không cho trẻ làm bài kiểm tra để đánh giá vì như thế sẽ làm trẻ bị áp lực tâm lí dẫn đến chán nản không còn hứng thú học tập nữa.
Các phương pháp ứng với từng giai đoạn bắt đầu dạy chữ cho trẻ
- Bắt đầu từ 0 tháng tuổi trở đi
- Thị giác của trẻ chưa phát triển nên trẻ chỉ có năng lực nhìn rõ những đường viền mờ (outline, border, configuration) vì thế để chữ hay hình ảnh màu đen trên nền trắng sẽ giúp trẻ phát huy khả năng nhìn hình ảnh viền. Vì thế mỗi chữ hãy viết thật to để trẻ có thể nhìn thấy được cỡ chữ khoảng 20 cm. Khi cho trẻ xem thì hãy để khoảng cách xa 45 cm, mỗi một chữ chỉ để 1-2 giây và đọc to lên cho trẻ nghe. Ở giai đoạn này lặp đi lặp lại nhiều lần cho trẻ trong ngày. Chỉ cho trẻ nhìn 1 chữ nhưng mõi ngày hãy cho trẻ nhìn 10 lần.
- Bắt đầu từ 3-6 tháng tuổi trở đi
Cho trẻ nhìn thật nhanh khoảng 1 giây mỗi chữ, cho nhìn thật nhiều từ mới. Mỗi mỗi ngày cho trẻ nhìn 4-5 set, mỗi set là 5 chữ.
- Bắt đầu từ 7-12 tháng tuổi trở đi
Mỗi set chỉ 5 chữ và mỗi chữ chỉ 1 giây. Cho trẻ xem các set chữ đó nhiều lần trong ngày.
- Bắt đầu từ 12-18 tháng tuổi trở đi
Mỗi set chỉ 5 chữ và mỗi chữ chỉ 1 giây. Hãy dừng lại trước khi trẻ có dấu hiệu chán.
- Bắt đầu từ 18-30 tháng tuổi trở đi
Hãy chọn những từ nào mà trẻ thích. Giai đoạn này có thể bắt đầu dạy từ ghép, câu văn ngắn cho trẻ. Bắt đầu thật từ từ từng chữ một để dạy trẻ. Bắt đầu là từ đơn, rồi đến từ ghép và cuối cùng là đoạn văn để đẩy tốc độ dạy chữ cho trẻ. Áp dụng theo phương pháp mỗi ngày 3 set chữ để dạy trẻ. Đọc truyện cho trẻ nghe.
- Bắt đầu từ 30-48 tháng tuổi trở đi
Trẻ đã nhận thức được nhanh nên không thể áp dụng tốc độ như với trẻ sơ sinh nên lúc này hãy đọc ehon, chọn những từ vựng có level cao hơn để dạy trẻ. Tốc độ đọc truyện cho trẻ nghe cũng nên đẩy nhanh hơn giai đoạn trước. Khả năng hấp thu của trẻ giai đoạn này rất tốt nên mỗi ngày đều cho trẻ xem từ vựng mới. Nhưng việc đọc sách này cần phải lặp đi lặp lại nhiều lần cho trẻ.
- Bắt đầu từ 48-72 tháng tuổi trở đi
Tốc độ tiếp thu và số lượng tiếp thu từ vựng của trẻ cũng không nhanh hơn giai đoạn trẻ sơ sinh là mấy. Nhưng trẻ đã phân biệt rất rõ ràng thích và không thích cái gì. Cần cho trẻ tiếp xúc với những từ ghép và câu văn hay đoạn văn càng nhanh và nhiều càng tốt. Chọn ra những từ vựng nào trẻ thích, sau đó tạo thành những câu văn để dạy cho trẻ. Dù trẻ đã qua 6 tuổi đi nữa thì việc dạy chữ cho trẻ cũng không bao giờ là quá muộn cả. Đừng bao giờ giao việc đó cho nhà trường mà bản thân cha mẹ cũng chủ động để dạy con ở nhà. Đọc truyện cho trẻ hãy đọc với tốc độ nhanh như cho người bình thường để luyện tư duy trẻ cũng phản xạ nhanh.
Phần 2. Tổng hợp từ những quan sát thực tế
1. Bằng chứng khoa học về hiệu quả của việc đọc truyện cho trẻ nghe
Một kết quả nghiên cứu của giáo sư Taira Masato ở trường đại học Y Nha Khoa Tokyo đã chứng mình rằng trong quá trình mẹ đọc truyện cho con nghe thì đối với mẹ bộ não ở phần não trước hoạt động rất tích cực, nó là nơi có chức năng điều khiển cảm xúc, năng lực giao tiếp, tư duy, sáng tạo. Còn đối với trẻ thì bộ phận “hệ viền” (limbic system) cũng hoạt động rất tích cực, nó là nơi điều khiển ký ức và tạo ra động lực, và sinh ra những cảm xúc vui, buồn đau khổ, hay nói cách khác nó chính là trái tim của não. Chính vì thế việc đọc cho trẻ nghe sẽ giúp bộ não được tiếp nhận nhiều kích thích phong phú dẫn đến khả năng biểu cảm của cảm xúc cũng phong phú, khả năng ngôn ngữ cũng phát triển.
2. Bằng chứng của trái tim về hiệu quả của việc đọc truyện cho trẻ
Phần 2. Tổng hợp từ những quan sát thực tế
1. Bằng chứng khoa học về hiệu quả của việc đọc truyện cho trẻ nghe
Một kết quả nghiên cứu của giáo sư Taira Masato ở trường đại học Y Nha Khoa Tokyo đã chứng mình rằng trong quá trình mẹ đọc truyện cho con nghe thì đối với mẹ bộ não ở phần não trước hoạt động rất tích cực, nó là nơi có chức năng điều khiển cảm xúc, năng lực giao tiếp, tư duy, sáng tạo. Còn đối với trẻ thì bộ phận “hệ viền” (limbic system) cũng hoạt động rất tích cực, nó là nơi điều khiển ký ức và tạo ra động lực, và sinh ra những cảm xúc vui, buồn đau khổ, hay nói cách khác nó chính là trái tim của não. Chính vì thế việc đọc cho trẻ nghe sẽ giúp bộ não được tiếp nhận nhiều kích thích phong phú dẫn đến khả năng biểu cảm của cảm xúc cũng phong phú, khả năng ngôn ngữ cũng phát triển.
2. Bằng chứng của trái tim về hiệu quả của việc đọc truyện cho trẻ
- Trẻ sẽ yêu cha mẹ hơn khi được cha mẹ đọc cho nghe truyện. Thời kì ấu thơ là thời kì quan trọng nuôi dưỡng trí tuệ và cảm xúc. Giọng nói của cha mẹ, cách trò chuyện của cha mẹ sẽ được trẻ lưu nhớ dần dần vào trong não, khi đã lí giải đầy đủ rồi trẻ sẽ biểu hiện nó ra ngoài. Chính vì thế càng nghe được tiếng của cha mẹ nhiều thì ấn tượng trong não trẻ càng lớn, sợ dây liên hết càng bền chặt.
- Truyện thiếu nhi “ehon” chính là “thực phẩm của tâm hồn”. Truyện dành cho trẻ em sử dụng những ngôn từ phong phú nhưng dễ hiểu vì có kèm theo tranh vẽ để diễn đạt những nội dung về đạo đức, tri thức, năng lực tưởng tượng. Ehon sẽ giúp nuôi dưỡng tâm hồn và trí tưởng tượng cho trẻ.
- Những kinh nghiệm trẻ gặp khi còn nhỏ sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đến việc hình thành nhân cách của trẻ. Nó sẽ giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thêm phong phú để tưởng tượng về thế giới tương lai mà trẻ chưa được tiếp xúc.
- Trẻ muốn ca mẹ đọc cho nghe cái gì cũng là một cơ hội để cha mẹ biết rằng con mình đang có hứng thú với cái gì để từ đó biết định hướng cho con. Những câu chuyện ấy cũng giúp cha mẹ nhớ lại hồi tưởng lại tuổi thơ, làm dịu đi căng thẳng sau một ngày mệt mỏi.
3.1 Tạo môi trường để trẻ có hứng thú với việc học chữ và đọc sách
- Qua những câu chuyện nhỏ mình được nghe kể về thời thơ ấu của các bạn ở cùng phòng nghiên cứu, của những người đang và đã nuôi con nhỏ, mình đã rút ra một nhận xét rằng. Muốn trẻ đọc thì đầu tiên phải tạo hứng thú, và muốn cho trẻ có hứng thú phải tạo ra môi trường giúp trẻ tiếp xúc với sách truyện từ sớm. Môi trường tiếp xúc với sách truyện là yếu tố tiên quyết.
- Tất cả những người mình nói chuyện đều đã được tiếp xúc với những cuốn ehon và sách tham khảo từ khi chưa đi học với rất nhiều hình thức khác nhau. Ehon hay sách tham khảo được cha mẹ mua mới hoặc mua ở tiệm sách cũ, hoặc đa phần là mượn ở thư viện gần nhà.
- Tất cả mọi người đều được cha mẹ đọc truyện cho nghe hồi còn bé. Có người thì được cô giáo đọc truyện cho nghe ở lớp rồi về kể lại cho cha mẹ, sau đó cha mẹ bắt đầu đọc truyện cho trẻ nghe. Thông qua những cuốn truyện ehon, thế giới tâm hồn trẻ được lấp đầy bởi những câu chuyện về đạo lí, về tình người, tình cảm gia đình, bạn bè, và thế giới tưởng tượng qua những câu chuyện cổ tích, hay là được khám phá thế giới động vật, thực vật, lịch sử, văn học qua những cuốn từ điển, truyện lịch sử.
- Khi trẻ đã bắt đầu thích những cuốn sách thì sẽ bắt đầu muốn tự đọc chúng. Lúc này cha mẹ sẽ vừa đọc vừa chỉ cho trẻ những từ trong sách. Thời kì 0-3 tuổi là thời kì trẻ có khả năng nhớ nguyên mảng rất tuyệt vời nên việc lặp đi lặp lại mỗi cuốn truyện chỉ cần 2-3 lần trẻ có thể nhớ nội dung và cách đọc. Khi trẻ bắt đầu biết đọc thì sẽ càng kích thích hứng thú giúp trẻ phát huy khả năng ham muốn học hỏi, thỏa mãn trí tò mò. Cha mẹ có thể dụ trẻ bằng những câu hỏi “tại sao lại thế nhỉ, con thử tìm hiểu xem sao”.
- Nhật có hai bảng chữ cái là Higarana và Katakana cũng chữ Hán tự, và thường thì trẻ sẽ được dạy bảng chữ cái để có thể đọc những cuốn truyện tranh không có chữ Hán tự. Hầu hết các trường mẫu giáo đều dạy chữ cái cho trẻ để trẻ có thể tự viết tên mình, tự làm bài tập đơn giản ở nhà như viết thư cho bạn, cho ông bà...Có những cha mẹ thì dạy cho con cả chữ Hán tự để con có thể đọc những cuốn sách khác khó hơn.
- Hãy để sách ở nơi nào trẻ dễ lấy nhất, hay là đọc cho trẻ những sách mà trùng hợp với thời tiết hôm đó, sự kiện ngày hôm đó để cho trẻ dễ dàng nhớ.
3.2.1 Phương pháp đọc cho trẻ
- Không có nguyên tắc nhất định nào về cách đọc cho trẻ nghe. Cha mẹ có thể đọc với tốc độ bình thường để trẻ không cảm thấy khó nghe hay thấy bị áp lực, ép trẻ phải nghe.
- Đọc cho trẻ bao nhiêu cuốn không quan trọng bằng việc trẻ có hứng thú với cuốn nào.
- Ưu tiên tâm trạng của con. Ví dụ đang đọc mà trẻ bỏ đi chơi, hay trẻ quay lưng lại chơi trò khác đi nữa thì thực tế trẻ vẫn đang lắng nghe đó. Khi này đừng thuyết giáo với trẻ rằng mẹ đang đọc sao con lại không nghe, mà hãy ưu tiên tâm trạng trẻ lúc đó thích làm gì hơn để cả hai mẹ con cùng vui vẻ.
- Thông qua những hình vẽ trong truyện, trí tưởng tượng của trẻ sẽ rộng mở hơn và trẻ sẽ thích thú với thế giới tưởng tượng thông qua đó. Vì thế nếu trẻ muốn dừng lại ở trang đó thật lâu thì hãy để cho trẻ ngắm mà đừng vội lật qua trang khác.
- Quan trọng nhất là dựa vào nội dung cùng không khí của câu chuyện để điều chỉnh giọng điệu và giọng đọc của mình, lúc cần to thì nói to rõ ràng, lúc cần thủ thỉ thì hãy thủ thỉ.
- Khi đọc liền mạch 2 cuốn truyện trở lên cho trẻ thì cần chú ý đến việc nghỉ giải lao, thay đổi nội dung và kết hợp độ ngắn dài của truyện để đọc cho trẻ, để làm sao trẻ sẽ muốn được nghe đọc tiếp lần sau.
- Khi đọc đến đoạn nào cảm động, cha mẹ muốn hỏi xem con cảm thấy thế nào, nhưng đó là điều sai lầm. Nếu là trẻ ở độ tuổi vẫn chưa đủ khả năng dùng từ ngữ diễn đạt cảm xúc hay suy nghĩ của mình thì, điều đó lại khiến cho cảm xúc đang trôi theo câu chuyện của trẻ bị kéo ngược trở về thực tại, khiến trẻ mất hứng thú nghe tiếp. Đừng bao giờ hỏi trẻ về cảm tưởng khi đang đọc dở dang. Hãy hỏi sau khi đọc xong, và tùy từng lứa tuổi để áp dụng.
- Hãy ghi lại mục tiêu và nhật kí đọc cho con nghe, con đã có thể nhớ hay kể lại những câu chuyện nào, từ đó làm bằng chứng theo dõi những tiến bộ của con.
3.2.2 Cách đọc ứng với từng lứa tuổi:
- Thời kì thai nhi: Mặc dù lúc này trẻ còn ở trong bụng mẹ nhưng đã có thể nghe thấy âm thanh giọng nói của mẹ rồi nên cha mẹ hãy đọc những cuốn truyện và hát những bài hát cho con nghe. Thời kì thai nhi này việc đọc hay hát cho trẻ sẽ giúp sợi dây kết nối tình cảm mẹ con thêm bền chặt. Con sẽ cảm nhận được hết những tâm trạng mà bạn trải qua đó nên nếu mẹ vui bé sẽ vui, mẹ buồn bé cũng cảm nhận được. Có thể các bài hát là bài đồng dao cho trẻ, hoặc cũng có thể là những bài hát mà cha mẹ yêu thích, vì điều quan trọng là để con cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ, mà điều đó thì không thể gượng ép nếu như cha mẹ không thích loại nhạc đồng dao.
- Giai đoạn trẻ sơ sinh 0-6 tháng tuổi: Trẻ đã biết phản ứng lại với giọng nói của mẹ. Dù trẻ chưa hiểu những từ mẹ đọc nhưng thông qua giọng đọc đó trẻ sẽ bắt đầu biết bắt chuyện, có khi là ê, â, ư để trò chuyện cùng mẹ rồi.
- Giai đoạn 7 tháng -1 tuổi: Trẻ đã có thể ngồi được thì đặt trẻ ngồi trên đùi và đọc cho trẻ nghe.
- Giai đoạn 1 tuổi 1 tháng -1 tuổi 6 tháng: Trẻ đã bắt đầu hiểu những từ mẹ đọc nên có thể ngồi yên lặng trong chốc lát để lắng nghe mẹ đọc.
- Giai đoạn 1 tuổi 7 tháng-2 tuổi: Trẻ đã bắt đầu thích những cuốn truyện hơn và có hứng thú khi cùng mẹ đọc sách. Có thể tạo thói quen đọc truyện cho con mỗi tối trước khi đi ngủ.
- Giai đoạn 2-3 tuổi trẻ sẽ rất hứng thú với việc muốn nhớ tên các đồ vật, nhớ tên các từ, bắt đầu biết chọn cuốn nào mình có hứng thú.
- Giai đoạn 4 tuổi: Trẻ sẽ biết tự chọn cuốn truyện mình thích để cha mẹ đọc cho nghe.
Các bậc cha mẹ hãy kết hợp với cách dạy chữ ở phần dịch cuốn sách trên để dạy chữ cho con. Hãy vừa đọc truyện vừa chỉ tay và mỗi chữ để dạy cho con từ đó.
3.3 Ý nghĩa của việc đọc đi đọc lại cho con nghe
Những cuốn nào đã được đọc cho nghe một lần thì khi nghe lần thứ hai trở đi trẻ sẽ phản ứng tích cực hơn, ví dụ bản thân khám phá ra điều ngạc nhiên, thích thú, từ mới, có khi là sẽ đọc theo. Đây là bằng chứng để chứng tỏ rằng tự bản thân trẻ có thể nhận thức được bằng suy nghĩ của chính mình. Với những cuốn được đọc lại nhiều lần trong một thời gian dài trẻ sẽ lặp lại việc đọc lại theo sách giống giai đoạn trên, nhưng kèm theo là sự thích thú với việc lặp lại đó.
Có thể đối với người lớn thì việc đọc lại cho trẻ nghe này không có ý nghĩa gì, nhưng chính việc đọc đi đọc lại đáp ứng mong muốn của trẻ sẽ tạo ra cho trẻ cảm giác an toàn khi ở bên cha mẹ, trẻ hiểu được ý nghĩa thú vị của những cuốn truyện và sự giao tiếp thông qua nó. Đồng thời mối quan hệ thường ngày giữa cha mẹ và trẻ cũng được biểu hiện qua việc đọc sách này.
Ngoài ra việc đọc đi đọc lại sẽ giúp trẻ nhớ được từ vựng, và dễ dàng hơn với việc dạy trẻ biết mặt chữ.
3.4 Nỗ lực của cha mẹ
Theo một trang web rất được cha mẹ hâm mộ về dạy con đọc ehon (truyện dành cho trẻ em ở Nhật) của Nhật, đã có những kết quả thống kế từ những bản điều tra dành cho các bậc cha mẹ như thế này trên 4 mặt:
3.3 Ý nghĩa của việc đọc đi đọc lại cho con nghe
Những cuốn nào đã được đọc cho nghe một lần thì khi nghe lần thứ hai trở đi trẻ sẽ phản ứng tích cực hơn, ví dụ bản thân khám phá ra điều ngạc nhiên, thích thú, từ mới, có khi là sẽ đọc theo. Đây là bằng chứng để chứng tỏ rằng tự bản thân trẻ có thể nhận thức được bằng suy nghĩ của chính mình. Với những cuốn được đọc lại nhiều lần trong một thời gian dài trẻ sẽ lặp lại việc đọc lại theo sách giống giai đoạn trên, nhưng kèm theo là sự thích thú với việc lặp lại đó.
Có thể đối với người lớn thì việc đọc lại cho trẻ nghe này không có ý nghĩa gì, nhưng chính việc đọc đi đọc lại đáp ứng mong muốn của trẻ sẽ tạo ra cho trẻ cảm giác an toàn khi ở bên cha mẹ, trẻ hiểu được ý nghĩa thú vị của những cuốn truyện và sự giao tiếp thông qua nó. Đồng thời mối quan hệ thường ngày giữa cha mẹ và trẻ cũng được biểu hiện qua việc đọc sách này.
Ngoài ra việc đọc đi đọc lại sẽ giúp trẻ nhớ được từ vựng, và dễ dàng hơn với việc dạy trẻ biết mặt chữ.
3.4 Nỗ lực của cha mẹ
Theo một trang web rất được cha mẹ hâm mộ về dạy con đọc ehon (truyện dành cho trẻ em ở Nhật) của Nhật, đã có những kết quả thống kế từ những bản điều tra dành cho các bậc cha mẹ như thế này trên 4 mặt:
- Thói quen đọc ehon cho con: 95.2% các cha mẹ đều đọc truyện cho con, trong đó mỗi ngày đều đọc và đọc nhiều ngày trong tuần là 83.5%.
- Đọc ehon cho con khi nào: 57.1% là đọc bất cứ thời gian nào con thích hoặc vào buổi trưa, sau bữa ăn, còn 38.1% là trước khi đi ngủ.
- Đọc bao nhiêu cuốn mỗi ngày: 32.7% các cha mẹ đọc 1 cuốn truyện, 51.0% cha mẹ đọc 2-4 cuốn mỗi ngày cho con, còn lại thì nhiều hơn 5 cuốn mỗi ngày.
- Mỗi lần đọc cho con bao lâu: 52.3% cha mẹ là đọc 10-20 phút mỗi lần, 38.5% là đọc khoảng 5 phút, và còn lại là trên 30 phút để đọc cho con.
Điều đó chứng tỏ ở Nhật cha mẹ rất chú trọng đến việc đọc truyện cho con nghe.
Đọc đến đây chắc rằng các bậc cha mẹ đã phần nào cảm nhận được trẻ con Nhật được cha mẹ nuôi dạy như thế nào rồi nhỉ. Và chắc rằng mỗi người cũng đã tự tìm ra cách tốt nhất để nuôi dạy con mình.
4.1 Thời kì 0-2 tuổi: thời kì này những truyện dành cho trẻ có nội dung đơn giản, liên quan đến các sự vật quanh mình và trẻ dễ tiếp thu. Khi đọc ở cho trẻ nghe thì hãy chơi trò hỏi đáp ví dụ vừa chỉ tay vào ảnh con thỏ và hỏi trẻ “con gì đây ý con nhỉ”...”Đúng rồi, con thỏ”. Cách hỏi đáp ứng với mỗi từ vựng và mỗi sự vật này sẽ giúp trẻ tích lũy vốn từ vựng rất hiệu quả.
Khi trẻ được 2 tuổi thì trẻ sẽ thường xuyên hỏi cái này là cái gì, và cha mẹ hãy tích cực trả lời cho trẻ nhé. Ngoài ra cách đọc truyện cho con như trên còn có một tác dụng nữa là giúp cha mẹ và con cái trò chuyện với nhau, giúp con hình thành được thói quen và cách đọc sách truyện.
4.2 Thời kì 2-3 tuổi: Thời kì này trẻ sẽ liên hệ với những gì học ở ehon bằng hành động theo những gì được nhìn thấy trong truyện. Ví dụ trẻ sẽ bắt chước theo các nhân vật trong truyện giống như bản thân trẻ đang sống trong thế giới đó vậy. Trẻ sẽ tận hưởng niềm vui và để trí tưởng tượng của mình bay vào thế giới của những nhân vật đó. Hoặc có thể trẻ sẽ có lời nói hay hành động bắt chước nhân vật để diễn lại trò cho cha mẹ xem, nhại lại lời mẹ đọc. Và thời kì này trẻ sẽ không ngồi yên để lắng nghe cha mẹ đọc đâu nên cha mẹ phải rất kiên nhẫn khi đọc cho trẻ.
4.3 Thời kì 4-5 tuổi: Trẻ sẽ yên lặng ngồi nghe cha mẹ đọc chứ không còn chạy nhảy và hiếu động như hồi 2-3 tuổi. Trẻ đã biết cách nói để đạt những gì mình tưởng tượng trong câu chuyện được nghe. Và trẻ cũng dần dần muốn tự mình đọc sách và khám phá thế giới trong truyện bằng chứ không phải qua giọng đọc của mẹ nữa.
5. Môi trường xã hội
- Thị trường truyện ehon dành cho trẻ của Nhật vô cùng phong phú về nội dung và ứng với từng lứa tuổi đều có các loại truyện riêng, cả tiếng Nhật lẫn tiếng Anh. Ngoài ra hình ảnh và nội dung truyện ehon dành cho trẻ cũng rất hay nên cha mẹ có thể an tâm khi mua những truyện đó cho con mình đọc.
- Thư viện của Nhật cũng rất nhiều và rất nhiều cha mẹ không thể mua truyện hay mua sách, mua đĩa nhạc cho con đều đến mượn ở thư viện. Mỗi thành phố hay thị trấn đều có thư viện trung tâm và rất nhiều chi nhánh để có thể mượn. Các thư viện đều có hệ thống đăng kí mượn hoặc theo dõi xem list tên sách muốn mượn trên trang web của thư viện nên vô cùng tiện ích.
- Có rất nhiều trang web trên mạng liên quan đến việc hỗ trợ cho cha mẹ trong việc đọc ehon cho trẻ nghe với nội dung vô cùng phong phú, có cả những trang đọc truyện online miễn phí...
6. Chuyện bên lề
6.1 Dạy con cả hai thứ tiếng Nhật, Anh thông qua đọc ehon
Có khá nhiều cha mẹ Nhật mình quen đã đồng thời dạy con bằng cả hai thứ tiếng Nhật, Anh trên cùng một cuốn truyện. Cùng cuốn truyện đó cha mẹ sẽ dịch ra tiếng Anh rồi in ra và cắt dán vào một góc để lúc trẻ thích thì đọc tiếng Nhật, lúc thì đọc tiếng Anh. Không cần lúc nào cũng phải đọc cả hai thứ tiếng đó cùng một lúc. Và các nhà giáo dục trẻ sớm cũng khuyến khích việc làm như thế này cho trẻ. Bởi vì ở giai đoạn 0-6 tuổi thì đường mòn trên não về phần ngôn ngữ đang hình thành nên trẻ sẽ tiếp thu bất cứ ngôn ngữ nào. Với trẻ ngôn ngữ nào cũng như nhau chính nhờ khả năng nhận thức nguyên mảng (pattern period), tức là tiếp nhận tất cả mọi thông tin. Nếu trẻ được tiếp xúc với sự đa dạng về ngôn ngữ ở thời kì này thì khi lớn lên trẻ sẽ có khả năng học ngoại ngữ tốt hơn.
Người lớn chúng ta học ngoại ngữ rất khó khăn bởi vì ở thời kì nhận thức nguyên mảng chúng ta không được tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ khác, mà chỉ có tiếng mẹ để nên đường mòn nhận thức ngôn ngữ của chúng ta bị lấp đầy bởi ngôn ngữ mẹ đẻ rồi. Đó là lí do vì sao trẻ sinh ra ở nước ngoài thì có khả năng nói ngoại ngữ tốt hơn, nhớ nhanh hơn người lớn.
6.2 Luyện cho trẻ thói quen tự tra cứu
Phương pháp giáo dục của Nhật có một điểm rất hay đó là luyện cho trẻ thói quen tự tra cứu, tự học để giúp trẻ phát huy tính chủ động tìm tòi và sáng tạo trong học tập và nghiên cứu. Hôm trước mình có xem chương trình tivi về việc thầy cô dạy các em học sinh tiểu học tự tra từ điển tiếng Nhật. Tiếng Nhật có đặc trưng là có rất nhiều từ đồng âm nhưng khác chữ Hán tự, và khác nghĩa, vì thế ở tiểu học và trung học thì quyển từ điển tiếng Nhật luôn là vật bất li thân.
Những nhà giáo dục nhận thấy việc trẻ dùng kim tự điển những năm tháng đầu đời sẽ không tốt cho trẻ trong việc luyện thói quen tự tra cứu, vì thế thời gian gần đây phong trào dùng từ điển bằng giấy đã được phục hưng trở lại. Những nhà biên soạn từ điển cũng vô cùng tỉ mỉ khi bỏ công đi quan sát thực tế ghi lại những từ ngữ quan sát được ở trên đường, bảng hiệu,...để liên tục cập nhật nội dung làm ví dụ minh họa trong từ điển để trẻ dễ hiểu. Nhìn những cuốn từ điển của các em được các em dán giấy ghi chú chằng chịt ở đầu gáy sách mà mình thực sự thấy khâm phục (vì hồi học tiếng Nhật mình không chăm được như thế).
6.3 Không cho con chơi điện thoại hay Ipad sớm
Mình nhận thấy cha mẹ Nhật hầu như không bao giờ dùng điện thoại Iphone hay Ipad để dỗ con khi con mè nheo, để giết thời gian nơi công cộng hay trên xe điện. Ở trên xe điện hay nơi vui chơi thì cha mẹ cho trẻ đem theo sách truyện, đồ chơi và ngồi chơi trong lúc chờ đợi. Cha mẹ của Tak kun và Hi chan trong bài viết trước của mình là một ví dụ. Mẹ của Tak kun chỉ cho em chiếc điện thoại không dùng được để cho em chơi, tập gọi điện cho bố. Có nhiều lí do mà một trong số đó mình được nghe rằng, đó là cách để không nuông chiều trẻ, tránh cho trẻ những đòi hỏi về vật chất, chơi những đồ smarrt phone đó trẻ sẽ bị cuốn hút vào và khó luyện cho trẻ tập trung. Ngoài ra không cho trẻ dùng điện thoại của mình đó là một cách dạy trẻ biết tôn trọng đồ dùng của người khác. Trẻ sẽ không được phép dùng đồ người khác nếu không hỏi ý kiến ngay cả người thân như cha mẹ. Đó cũng là một trong những lí do giúp trẻ Nhật và người lớn Nhật sẽ không tự tiện lấy đồ của người khác nếu không hỏi ý kiến người đó.
6.4 Có trường tiểu học và trung học đã cho trẻ đọc mỗi sáng 15 phút trước khi vào giờ học
Cậu bạn mình kể rằng trường tiểu học chỗ cậu ấy đang bắt đầu chiến dịch cho học sinh đến lớp sớm mỗi ngày 15 phút để cho các em đọc sách buổi sáng trước khi vào lớp. Đọc sách buổi sáng sẽ giúp các em nhớ tốt hơn.
6.5 Thư viện di động
Ở Nhật hệ thống thư viện vô cùng tiện ích và một thành phố có thể có nhiều chi nhánh để cho những ai xa thư viện trung tâm vẫn có thể mượn sách được. Tuy nhiên vẫn có những nơi quá xa chi nhánh thì phả làm sao. Mình được nghe bạn cùng phòng nghiên cứu kể là thành phố cậu ấy có dịch vụ thư viện di động bằng xe ô tô chuyên chở sách để cho những ai xa thư viện vẫn có thể mượn sách được. Đương nhiên đầu sách để chọn thì có hạn, nhưng đó vẫn là một việc làm tốt để phổ cập tri thức.
6.6 Người Nhật đọc sách khi nào
Từ ngày phải đi học bằng xe điện mình đã có dịp quan sát kĩ hơn việc người Nhật đọc sách khi nào trong khi công việc vô cùng bận rộn. Họ tranh thủ mọi lúc mọi nơi như đứng đợi tàu, ngồi trong xe điện, trên xe bus...Mình để ý trên một dãy ghế (1/4 toa tàu) thì thường là 4-5 người sẽ có một người đọc sách. Nhưng mà xu thế gần đây cho thấy người trẻ dành thời gian trên tàu chơi game hay chat, lướt nét trên smart phone rất nhiều nên họ trở nên lười đọc sách đi hơn so với những người trung niên. Thực tế thì đúng là như vậy, trên tàu hầu hết toàn những người có tuổi đọc sách, còn lại hầu hết giới trẻ thì chăm chăm vào chiếc điện thoại.
Còn giáo sư của mình hay cậu bạn mình thì thường sẽ dành ra mỗi ngày khoảng 30 phút-1 tiếng để đọc sách. Hay như người quen của mình mỗi sáng dậy từ 4 giờ để học bài và đọc sách. Cõ lẽ ngay từ khi còn nhỏ được tiếp xúc với sách truyện nên việc thích đọc sách đã trở thành một điều tự nhiên đối với nhiều người.
Lời cuối
Muốn giúp con bạn phát triển toàn diện về tâm hồn, nhân cách và trí tuệ thì ngoài những từ “Yêu thương”, Kiên Nhẫn”, “Trò Chuyện” và “Khen Ngợi” ra, mình nghĩ các bậc cha mẹ hãy nên thêm hai từ nữa đó là “Thừa Nhận” và “Tin Tưởng”. Thừa nhận ở đây đó là tiếp nhận những tâm trạng và cảm xúc của con và dựa theo suy nghĩ cảm xúc của con để hành động chứ không phải dựa trên suy nghĩ của bản thân. Khi trẻ được cha mẹ thừa nhận thì mới có động lực và tự tin để tự khẳng định bản thân và tỏa sáng. Tin tưởng ở đây là hãy tin tưởng vào chính bản thân mình vào lựa chọn của bản thân khi áp dụng những phương pháp giáo dục mà mình tham khảo, đừng nên để những ý kiến xung quanh làm cho mình lo lắng, sốt sắng. Tin tưởng rằng vào chính con mình “con của mẹ sẽ làm được mà”. Mình hi vọng các bậc cha mẹ có thể kết hợp từ cách dạy chữ từ sách và từ cách đọc truyện cho con nghe để tìm ra cách tốt nhất đọc chữ cho con mình.