MẤY VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM - Bài giảng của GS. Nguyễn ĐÌnh Chú

vanchuong83

New member
Xu
0
MẤY VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM
* Lưu ý đọc tài liệu

- Đọc lời mở đầu
- Trong nội dung, tập trung các vấn đề:

1) Vị trí của văn học sử VN trong VN học
2) Vấn đề cấu trúc tổng thể của lịch sử văn học VN
3) Vấn đề phân kỳ lịch sử văn học Việt Nam
4) Vấn đề mối quan hệ giữa văn học gian và văn học viết
5) Nhận thức của con người VN qua văn học
6) Những ảnh hưởng của các học thuyết tôn giáo, tín ngưỡng dân gian trong tiến trình vận động và Pt của lịch sử văn học VN
7) Những vận động lịch sử của văn học VN
8) Nâng cao phẩm chất tư duy gốc của mọi vấn đề (Quan tâm tới cách tư duy của thầy trước mọi vấn đề)
=> Cách tìm ra vấn đề của người viết là cái cần đặc biệt quan tâm: kết luận ấy có gì mới so với tình hình nghiên cứu; tầm vóc văn hóa của ý kiến; cách đi đến kết luận của tác giả; biết chắt lọc tư tưởng từ bài viết; kết luận có giá trị là kết luận có tầm vóc tư tưởng, văn hóa.

1. Vị trí của văn học sử trong khoa Việt Nam học

- Trước đây là những nghiên cứu của người nước ngoài về VN, nay trở thành một môn khoa học chuyên sâu được Vn nghiên cứu rộng rãi.

- VN học bao gồm tổng thể…
.
- Vị trí của văn học sử trong tổng thể VN học. Mỗi nghành có một ngôn ngữ riêng như ngôn ngữ lịch sử, địa lí, toán học,… nhưng ko có ngành khoa học, nghệ thuật nào mà ngôn ngữ đạt đến độ tinh diệu như văn học.

- Văn học có tính ưu việt trong việc khám phá con người một cách toàn diện nhất, sâu sắc nhất. Con người là đối tượng khám phá của nhiều nghành khoa học: lịch sử, GD, tâm lí, sinh học, xã hội học… nghiên cứu con người ko phải là độc quyền của văn học. Nhưng ko có ngành khoa học nào khám phá con người ở chiều sâu tư tưởng như văn học. Ngay sinh học ko thể khám phá vẻ đẹp của Kiều, tâm lí học, đặc biệt lĩnh vực tâm lí cá thể không thể đi sâu vào ngóc ngách tâm hồn con người cá thể như văn học như tâm lí nàng Kiều.

- Con người là gì? Cách trả lời câu hỏi này sẽ cho thấy đặc thù của từng ngành khoa học, NT và cũng thể hiện năng lực cảm thụ văn chương.

( cải cách môn văn là làm cho văn người hơn)
=> Bộ môn văn có vị trí đặc thù trong khoa VN học. Người nước ngoài muốn hiểu VN trước hết phải hiểu văn học VN. lịch sử thiên về sự kiện và nhân vật ls, còn tâm hồn người VN như thế nào, học nghĩ gì khi hành động thì phải là “thiên chức” của văn học. L.Tônxtoi nói: “điều quan trọng không phải là anh ta hành động như thế nào mà là anh ta nghĩ gì khi hành động”

2. Vị trí, thành quả của văn học trong tổng thể đời sống văn học nghệ thuật nói chung

- Văn học nghệ thuật Vn gồm những ngành gì? Thành vị trí, thành quả của văn học Vn trong tổng thể đó. Phải xem vai trò của nó trong tổng thể, trong quá trình vận động. Xem xét nó trong tính lịch sử-cụ thể.

- Lịch sử Vn có nhiều thành tựu nghệ thuật, trong đó thành quả nổi trội nhất là văn học. Thử so sánh với âm nhạc, điêu khắc, kiến trúc, hội họa, sân khấu,… ta lại phải tìm hiểu kiến thức về những ngành nghệ thuật đó, nhờ người có chuyên môn cố vấn, hướng dẫn.

Vd: thời PK, hơn 1000 năm nhưng các lĩnh vực nghệ thuật khác không để lại nhiều dấu ấn, chưa tạo thành một hệ thống nghệ thuật; riêng văn học, thành tựu quả rực rỡ. Phải từ sau cách mạng tháng Tám, các ngành nghệ thuật khác mới có những thành quả lớn: âm nhạc, hội họa,…

Âm nhạc gồm giai điệu và ca từ, xã hội chỉ có thể can thiệp vào ca từ, song ca từ của âm nhạc nhìn chung là giản đơn hơn so với văn học; hội họa, điêu khắc cũng ít bị xã hội can thiệp, vì vậy chúng có những khoảng trời tự do sáng tạo. Còn văn học phải chịu sự chi phối của chính trị sâu sắc, vì vậy Nguyễn Minh Châu mới phải viết “Lời ai điếu cho một nền văn nghệ minh họa”.

- Hệ phương pháp tạo ra nhiều điểm nhìn:

+ VHVN là văn học của đa dân tộc. Vd: so sánh văn học dân gian của người Kinh với dân tộc ít người thì không gì có thể sánh với trường ca Tây Nguyên.

+ Chữ viết: muốn đi sâu vào phải gắn với tổng thể, từ cái nhìn tổng thể mà đi sâu khai thác bộ phận.

CẤU TRÚC TỔNG THỂ CỦA LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM

- Tổng kết xem người đi trước đã làm được gì và làm như thế nào.

- Cách làm lịch sử vấn đề đòi hỏi kỹ năng, năng lực phân tích tổng hợp.

+ Kết luận như thế nào về vấn đề đó.

+ Cách người ta đi đến kết luận

+ tìm ra cái độ mình có thể đạt tới

=> Ta có thể khám phá ngược lại hoặc đi lại con đường theo hướng kết luận cũ nhưng với tầm tư duy cao hơn. Quan trọng là điểm nhìn có gì mới, có gì là phát hiện.

Vh VN vẫn còn bao khoảng đất màu mỡ, quan trong là chúng ta có nhìn ra và có quyết tâm khai phá không.
Vd: Bình Ngô đại cáo- áng thiên cổ hùng văn. Qua tìm hiểu của Gs. Chú nhân kn phong danh nhân văn hóa tg thì trên thế giới rất hiếm. Rồi chinh phụ ngâm,thơ HXH.

Trước 1945 ta đi sâu vào buồn đau, sau 1945 ta quá tập trung vào cánh đồng vui ( Từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui- CLV), nên giọng văn có vẻ kèn bè. Trong khi đó, hình như cái đẹp bao giờ cũng buồn.

Bài thơ “Tuyệt vọng” của Tố Hữu là bài thơ buồn nhất trong nền văn VN.

Qui luật điểm nhìn, văn học phải được nhìn tổng thể: Dg-viết, Kinh-Dt thiểu số, MX-miền núi. Nếu so sánh với sử thi Tn, văn học người Kinh thật ko thể tranh hùng.

Chế Lan Viên: Nếu chọn 2 TP của VN đem chuông đi đấm nước người, thì ô sẽ chọn “TK” và sử thi “Đăm săn”.
=> Qui luật phát triển không đồng đều, tỷ lệ thuận giữa PT KT và văn hóa, trình độ văn minh và văn hóa.
Tại sao Hà Nội giàu sang ko thể sản sinh ra những làn điệu quan họ như Bắc Ninh?

Một hiện tượng văn học phải được xét trên nhiều bình diện. Thiên tài như Nguyễn Du có sống lại cũng không thể viết được bài thơ như Xuân Diệu. Đó là hạn chế của lịch sử.

Nguyễn huy Thiệp là một tài năng thực sự, người ta chỉ có thể nghi ngờ về cái tâm của ông. Cảm quan về nông thôn của ông rất đặc biệt.

Cơ sở của tài năng trước tiên là sự hồn nhiên.
Vấn đề hùng ca Tây Nguyên nó hoành tráng hơn tư duy của người Kinh. Có lẽ do sự hồn nhiên, gần gũi với Tn, sống hồn nhiên, chưa bị tác động mạnh mẽ bởi yếu tố kinh tế.

VẤN ĐỀ PHÂN KỲ LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM

- Phân kỳ là thao tác cơ bản nhất, chia đoạn lịch sử vh. Nhìn lại các công trình lịch sử vh có nhiều cách phân kỳ: theo thế kỷ, theo triều đại- chế độ, theo các mốc lớn của lịch sử (vd: X-XV, 1858-1930, 30-45,…) phân kỳ theo các chặng đường phát triển của văn học.

Ta đã cố biến dã sử thành chính sử để chứng minh mình có 4000 năm lịch sử. Thực chất ta có khoảng 2600 năm ls.
Phân kỳ lịch sử văn học chủ yếu dựa trên văn học viết, vì văn dân gian không xác định được thời gian.
Vậy trước thế kỷ X ta có văn học viết chưa?

Cách phân kỳ: căn cứ vào cuôc sống-> chế độ, lịch sử..
Phân kỳ dựa trên chính bản thân sự vận động của văn học
Trong các vấn đề đề xuất, phải quán triệt công cụ tư duy của người viết, phải phát huy khả năng của nó, phải hiểu thấu đáo vấn đề.

Sử chỉ là phương tiện đơn thuần để hiểu văn. Trung bắt đầu từ hiếu. Lễ nghĩa đều như thế. Hiếu, tiết nghĩa không được mâu thuẫn với chữ trung. Lục Vân Tiên mở lời là “Trai thì trung…” nhưng trong tác phẩm thì chữ trung đã lép vế so với chữ hiếu. Chữ trung với chữ tiết có mâu thuẫn: Nguyệt Nga bị ép đi cống Phiên, nếu vâng lời vua thì sẽ phạm chữ tiết. Vậy Nguyệt Nga đã giữ chữ tiết. Tiết là trinh nhưng nhưng phải trải qua những thử thách lớn.
Nguyễn Du tả Kiều tục thì rất tục mà thanh tao thì tột cùng thanh tao:

Rõ ràng trong ngọc trắng ngà,
Dày dày đúc sẵn một tòa thiên nhiên.

BÀI: MỐI QUAN GIỮA VĂN HỌC DÂN GIAN VÀ VĂN HỌC VIẾT

Một hạn chế của giới nghiên cứu là tình trạng biệt lập trong nghiên cứu. Người nghiên cứu văn học dân gian thì chỉ sâu vào văn học dân gian, người nghiên cứu văn học viết chỉ biết văn học viết. Mà không thấy được mối quan hệ tương hỗ máu thịt.
Đã có đề tài: Yếu tố dân gian trong thơ Hoàng Cầm.

Trầm tích văn hóa dân gian trong thơ Hoàng Cầm là một tài sản vô giá.

1. Trước khi có văn học viết đã có VHDG. Nó là ngọn nguồn của văn học dân tộc.

2. mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết có nét đặc thù. Đó là văn dân gian ở các nước khi có văn học viết nó hòa nhập với văn học viết, còn ở ta, nó vừa hòa nhập, vừa tồn tại độc lập. Nguyên nhân là do chữ viết. Hán ko mấy người biết. Nôm mang tinh thần dân tộc, nhưng muốn biết chữ Nôm phải biết chữ Hán. Nôm có 3 thành tố: tự, âm, ý. Người dân có thể biết âm nhưng không thể biết tự, không biết tự thì không thể biết âm, càng không thể hiểu nghĩa. Ta thật kém cỏi so với Nhật Bản, Hàn Quốc trong vận dụng chữ Hán để tạo chữ viết riêng.

3. Cần 3 thuật ngữ để hiểu: folklor, folkloric (văn học viết có tính chất dân gian), folklorique (dân gian hóa- từ văn học viết chuyển hóa vào thế giới dân gian).

=> quan hệ giữa văn dân gian và văn học viết.
Khái niệm Folklor hiểu theo nhiều cấp độ: văn học dân gian, văn dân gian gắn với nhạc- vũ là văn nghệ dân gian, văn hóa dân gian gồm cả phong tục, trò chơi dân gian.

4. Thế nào là tác giả dân gian.

- Áp dụng quan điểm giai cấp thô thiển Mác-xít là nhân dân lao động.

- Đề cao vai trò của các nhà nho.

=> thực ra sự phân hóa giữa nhà nho và người lao động, giữa trí thức và người lao động chân tay không đến mức khốc liệt như những quan niệm cực đoan đó.

5. Ứng dụng để giải thích các hiện tượng văn học. Ví dụ Truyện Kiều, đã có nhiều công trình nghiên cứu nhưng chỉ ở mức độ câu từ.

BÀI TẬP: Hãy giải thích, chứng minh nhận định của GS.VS Nguyễn Cảnh Toàn:…

Phương pháp hệ thống, đi tìm cái bản chất: Kết tinh ở câu Kiều là: Đau đớn thay phận đàn bà. Nó mang tầm cỡ nhân loại.
6. Trong thời nay có văn học dân gian hay không?

- Quan điểm cho là không có, nếu có chỉ là những tư tưởng chống đối, phản động. Song dù muốn hay không văn học dân gian vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển, có sự vận động cho phù hợp với xã hội mới.
Nho giáo là một vấn đề lí thú và phức tạp. Ảnh hưởng của nho giáo đối với văn học Việt Nam. Nho giáo với văn học dân gian.

GS. Nguyễn Đình Chú: VN là một quốc gia đa dân tộc. Nếu chỉ biết nền văn học của người Kinh thì đó là một sự mất mát đáng tiếc. Trầm tích về văn hóa của đất nước rất phong phú.

Con người sinh ra trong cuộc đời phải đi tìm hạnh phúc nơi trần thế, giữa người với người. Nhưng còn có triết lý sống cao siêu hơn là trở về với trời đất với thiên nhiên. Đây mới là hạnh phúc vĩnh cửu của con người phương Đông. Từ Nguyễn Trãi, Trần Nhân Tông đến Hồ Chí Minh:

Kháng chiến thành công ta trở lại,
Trăn xưa hạc cũ với xuân này.

Giá như lăng Bác đặt ở Núi Hồng sông Lam, giữa thiên nhiên thì hợp với khát vọng của Người cũng phù hợp triết lí phương Đông.

VẤN ĐỀ NHO GIÁO

Thời XHCN, do áp dụng máy móc học thuyết Mác-xít vào văn hóa đã gây ra những tổn hại nặng nề cho nền văn hóa, tiêu biểu là sự bài trừ Nho giáo, phủ định sạch trơn.

Khái niệm Nho giáo: ở TQ, là học thuyết từ Chu Công đến Khổng Mạnh. Ở ta, coi tất cả người học chữ Hán là nhà Nho.
Ở Trung Quốc, có các giai đoạn Nho nguyên thủy đến Hán nho, Tống nho, còn ở Việt Nam không có sự phân biệt rạch ròi. Hơn nữa nhà Minh xâm lược đã cướp phá hết các di sản văn hóa dân tộc, trong đó có nho học.

Quan điểm Mác Xít coi nho giáo là công cụ bảo về Phong Kiến, nên phủ nhận phong kiến, phủ nhận luôn cả nho giáo. Dù nho là công cụ bảo vệ chế độ phong kiến, nhưng không thể đồng nhất hoàn toàn giữa nho giáo và phong kiến.
Nho giáo có phải là một tôn giáo không? Không thể coi nho giáo là tôn giáo nhưng có vấn đề tôn giáo: Kính thần như thần tại. Kính nhi viễn tri.

Nho giáo có phải là một triết thuyết không? Chưa phải là một triết thuyết.

Nho giáo là một học thuyết xã hội chứa tinh thần đạo lí. Xây dựng một xã hội băng con đường đạo lí. Nho giáo là một học thuyết đạo lí mang tính chất xã hội.

Nếu hiểu theo Nho giáo là một học thuyết xã hội chứa tinh thần đạo lí thì quân tử là kẻ thống trị, tiểu nhân là bị trị: Quân tử trị nhân, tiểu nhân là ư nhân trị; Quân tử hóa nhân, tiểu nhân ư nhân hóa (QT dạy người, tiểu nhân bị người trị)
Nếu hiểu theo Nho giáo là một học thuyết đạo lí mang tính chất xã hội. Thì đó là một khái niệm để phân hóa loài người trên bình diện đạo đức học chứ chưa phải trên bình diện kinh tế chính trị học. Quân tử là người có phẩm chất đạo đức tốt, tiểu nhân là người xấu. Muốn có đạo đức phải học: Nhân bất học bất tri lí. Đã học sẽ có địa vị, không học không có hoặc có nhưng do không có học nên mất địa vị. Do đó mới có việc quân tử là thống trị. Tuy nhiên vẫn có những kẻ thống trị thất đức.
Tù binh khổ phận thôi thôi khiếu

Đục nước béo cò chớ có rây
(Mừng GS. Chú 80 tuổi tự thuật)

Khái niệm vua của nho giáo. Từ khi có Mác xít làm hiểu sai cơ bản: vua là quyền uy tuyệt đối, gặp vua tốt thì dân được nhờ, vua xấu thì ngược lại. Mô hình phương Tây: tổng thống-hiến pháp-nhân dân, phương Đông: vua-không có hiến pháp-trăm họ. GS. Chú: trời- vua-trăm họ. Mác xít giải thích đó là cách tạo thần quyền để tăng quân quyền. Cách hiểu thứ 2 coi trời là khái niệm siêu hình vô nghĩa. GS.Chú: vua chưa tuyệt đối, trời mới là tối thượng. Vua là con trời, thay trời hành đạo. Trời không phải siêu hình vô nghĩa mà có ý nghĩa thực tiễn vô cùng lớn. Vua luôn có ý thưc có một thế giới tâm linh-trời chi phối, phải làm hợp đạo trời, trị dân theo đạo trời hợp lòng dân. Trời không chỉ là khái niệm siêu hình mà đã được thiết chế hóa. Bằng lễ tế Nam giao ở Huế hay lễ tế Thiên đàn ở Trung Quốc. Hằng năm vua tế trời đất và kiểm điểm trách nhiệm làm vua trước trời đất. Trong lịch sử Việt Nam, vua tốt nhiều hơn vua xấu như Lê Thánh Tông, Trần Thánh Tông thì khó ai theo kịp. Năm 1975, việc đầu tiên sau chiến thắng là hai ông bí thư và chủ tịch thành phố Huế cho phá đàn Nam giao để xây đài liệt sĩ.
Bùi này với lại Trần này

Hai thằng hợp sức phá đàn Nam giao.

Sau sửa sai khôi phục nhưng đã phá mất hầm điều hòa âm dương.
Nho: Dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh.

Bây giờ: Dân biết, dân bàn, dân làm dân kiểm tra…nhưng Đảng lãnh đạo tuyệt đối. (Quan điểm của giáo sư Chú)
Bài thơ của Minh Mạng: trang 8-9, bài giảng của GS. Chú.

Còn Tố Hữu: Bầm ơi có rét không bầm
VonGa ông cưỡi gà hầm ông xơi

Xét về Nho giáo, ta thường áp dụng một cách máy móc. Phong kiến đâu chỉ có giai cấp thống trị mà còn là sản phẩm của dân tộc hàng 10 thế kỷ.

Hướng văn học vào cuộc sống, vì nho giáo là một học thuyết có tính chất nhập thế sâu sắc nhất (cùng với cn Mác). Dù “nho giáo không thể đưa văn học đến chủ nghĩa hiện thực” (Trần Đình Hượu). Không có Nho giáo thì không có một Hồ Chí Minh vĩ đại như ngày nay.

Năm 91, Liên Xô sụp đổ, Phạm văn Đồng mời GS.Chú đến nói: thế giới đã vạn biến,
Hồ Chí Minh: chúa Giêsu….là câu hay nhất của HCM, thể hiện chân dung văn hóa HCM. Còn câu không có gì quí hơn độc lập tự do là tư tưởng chung của cả dân tộc. Còn quan điểm của HCM không chỉ có Mác Xít mà là học thuyết nhân văn, văn hóa, là sự tổng hợp văn hóa nhân loại.

Hình tượng chân nho là hình tượng con người đẹp nhất trong lịch sử. Song đó là những mẫu người đẹp về nhân cách chứ không phải đẹp về khoa học. Nói về yêu nước thì chí sĩ thời trước và người cách mạng thời nay không khác nhau. Nhưng về phương diện văn hóa thì khác nhau. Nền văn hóa của cha ông là sự kết tinh văn hóa tinh thần thanh cao, còn văn hóa ngày nay là văn hóa vật chất lấn át. Văn chương cha ông kết tinh chất đạo lí, cốt lõi là tình yêu con người.
Nho giáo không tốt cho văn học:

Thứ nhất là nho thiên về lí trí. Tuy có hòa với đạo lí nhưng vẫn tạo ra những nguyên lí cứng nhắc không lợi cho văn học.
Nho chưa nhận chân được con người cá thể. Mà văn học phải nhận chân được con người cá thê thì mới phát triển được. Vấn đề vô ngã, phi ngã rất phức tạp.

PHẬT GIÁO

Trước đây thường quan niệm Phật đến Vn qua con đường Trung Quốc.Công trình Phật giáo VN của Nguyễn Lan (Thích Nhất Hạnh), Phật giáo VN của Lê Mạnh Thác. Nói nhiều con đường đến Vn. thế kỷI-II Phật đã đến Vn.

* Phật giáo đối với văn học: từ khi có văn học là có văn học phật giáo.

- Cái được: là sự bắt gặp giữa tư duy Phật giáo với kiểu tư duy văn học: đề cao cái vô thức, tiềm thức, tiềm ý thức. Phật giáo coi trọng cái trực giác.

Sự gặp gỡ giữa Phật với văn trước hết là kiểu tư duy: vô ngôn thông, đối diện đàm tâm.
Hình thành trong văn học lòng thương người. Đây chính là điểm mạnh nhất của văn học Vn. trong văn học hiếm có tác phẩm nào thể hiện tình thương người bao là như Truyện Kiều: từ ngôi mộ vô chủ của nàng ca nhi Đạm Tiên-nghĩ tới phận đàn bà. Đó là kết tinh truyền thống dân tộc với tình thương bác ái quảng đại của Phật giáo.

- Phật giáo có hạn chế:

Hạn chế khả năng hướng con người vào thực tiễn, tìm hạnh phúc ở ảo giác.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh đang hiện sinh hóa phật giáo: hạnh phúc ngay ở trần thế. Vì vậy phải trân trọng sự sống. Môn phái Làng mai của ông có trên 2000.000 tín đồ. Chủ hãng Fore cũng tham gia giáo phái Làng mai.
Nói gì thì Phật giáo cũng kéo con người ra khỏi cuộc sống.
Tinh thần vô ngã của Phật giáo mạnh hơn cả Nho giáo.

ĐẠO GIÁO

Thuật ngữ: có 3: Lão giáo, Đạo giáo, Đạo học.

Cả 3 thuật ngữ đều xuất phát từ học thuyết của Lão Tử. TQ coi là nhà tư tưởng lớn nhất Trung Hoa cổ đại.
Khái niệm xương sống là khái niệm đạo. Từ đó về sau có người lợi dụng đạo để biến nó thành thứ như một tôn giáo mê tín. Hoạt đông đó được gọi là đạo giáo. Dẫn đến tình trạng đánh đồng hai cách gọi và cách hiểu này.
Khái niệm đạo học: chỉ những người nghiên cứu về Lão Tử.

Đến Trang Tử: là giai đoạn sau của Lão giáo. Gọi là học thuyết Lão – Trang.
Đối với VN, Lão giáo sang ta cùng thời với Nho giáo. Và tồn tại song song với nho và Phật.
Ảnh hưởng của nó đối với văn học Vn. Đọc sách “Đạo giáo và văn học Vn”Phương Lựu chủ biên.
Đạo là gì? Có 2 nghĩa. Một nghĩa đạo đức học và một nghĩa triết học. Là con đường đi tới chân lí. Đạo gốc là một khái niệm về vũ trụ.

Ở Vn, ảnh hưởng của Đạo về mặt triết học chủ yếu trong văn chính luận, phê bình. Trong sáng tác ảnh hưởng chủ yếu trên bình diện đạo đức học. Đối với vh Vn ảnh hưởng Trang tử nhiều hơn. Tư tưởng của Trang tử ảnh hưởng nhiều đến sáng tạo nghệ thuật phương Đông nói chung. Phải chăng nền thơ Đường có sự góp sức của Lão Trang.

Lão tư có hai tư tưởng lớn. Đạo là vũ trụ tự thân vận động. Đi đến khái niệm “Vô vi”. Đó là một triết lí về nhân sinh cho rằng thiên nhiên là đại vũ trụ. Con người là tiểu vũ trụ. Từ đó quan niệm đại vũ trụ luôn vận động, tiểu vụ trụ phải vận động theo quĩ đạo của đại vũ trụ. Ta không vận động thì cũng vẫn vận động vì đại vũ tụ vẫn luôn vận động. “Nhân thân tiểu thiên địa”. Trang tử thiên về phát triển theo hướng nhân sinh quan. Câu chuyện “Trang chu hóa bướm”: con người trong nhân sinh là sự chấp chới giữa cái hư và cái thực. Chủ nghĩa Mác không chấp nhận điều này mà coi trọng vai trò chủ thể của con người đấu tranh cải tạo hiện thực.

Cái quay ngũ sắc trên trời,
Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm.
(Nguyễn Gia Thiều)

Nó ảnh hưởng vào văn học. Trước hết là phương diện tư duy nghệ thuật. Có sự bắt gặp triết lí nhân sinh của Lão giáo với cách tư duy nghệ thuật. Chủ nghĩa hiện thực nghiêm ngặt thực chất rất đơn giản, cuộc sống không đơn giản như thế. Thơ thoát tục bị ảnh hưởng nhiều tư tưởng này.

Hạn chế là nó đưa văn học, con người thoát khỏi thực tế. Tuy nhiên, quan điểm chủ nghĩa hiện thực nghiêm ngặt, miêu tả cuộc sống như nó vốn có là sự nhìn nhận cứng nhắc, đơn giản. Cuộc sống không đơn giản như thế.

ẢNH HƯỞNG CỦA TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN TRONG VĂN HỌC

Sự tồn tại và ảnh hưởng của đời sống tâm linh đến sáng tạo nghệ thuật rất sâu rộng. Bản chất của mọi tín ngưỡng là hướng thiện, nó đáp ứng nhu cầu tâm linh của con người Vn.

Ở Vn ta, đạo thờ mẫu là ảnh hưởng sâu rộng hơn cả. Đây là sự gặp nhau của các đạo ở Vn. Đọc sách về thờ Mẫu của GS. Thịnh.

Trong Truyện Kiều, những hình tượng Đạm ‘tiên, sư Tam Hợp là ảnh hưởng của tín ngưỡng dân gian.

THIÊN CHÚA GIÁO

Thiên chúa giáo ảnh hưởng như thế nào với văn học Vn. đây vẫn là khoảng trống. Điều này đã được GS. Đặng Thai Mai gợi ý cho ND Chú từ 1958 nhưng không làm được do không khí chính trị lúc đó.

Thiên chúa giáo đến với ta từ nơi xa lạ. Trong bước đầu đến Vn có dính dáng đến mưu đồ xâm lược của người phương Tây. Do đó sự tiếp nhận của người Vn rất dè dặt. Nho giáo cũng đến theo xâm lược nhưng theo qui luật lan tỏa văn hóa. Còn thiên chúa giáo lại khác.

Chữ quốc ngữ lại là sản phẩm của cha cố. Trong “Tế cấp bát điều” Nguyễn Trường Tộ chỉ dám đề nghị dùng chữ Hán để đọc âm Việt. Tổ sư của chữ quốc ngữ và tổ sư của nền văn học quốc ngữ là: Trương Vĩnh Ký. Hơn nuaw còn là ông tổ của nền văn hóa hiện đại. Ông biết 26 thứ tiếng, từng được châu Âu bầu làm 1 trong 20 danh nhân vĩ đại nhất thế kỷ 20. Trường, đường Trương Vĩnh Ký nay đổi thành Lê Hồng Phong. Bolit Của cũng là người đặt nền móng cho văn xuôi quốc ngữ.

Hình tượng đức mẹ trong thơ Hàn Mặc Tử. Một mặt rất đề cao HMT, mặt khác lại không muốn gắn với thiên chúa. Tiêu biểu cho hướng xu thời đó là Chế Lan Viên. Dếnd Chu Văn Sơn thì mới có cách chiếm lĩnh văn hóa. Theo Chu Văn Sơn: Hàn đến với thơ vừa với tư cách là tín đồ thiên chúa, vừa với tư cách là nhà thơ lớn.

Trường hợp thứ 2 là Nguyên Hồng, vừa là gốc đạo, vừa là người cộng sản. Nguyên Hồng là nhà văn thấm đượm tình người nhất. Trong khi Nguyễn Tuân lại thiên về tỉa tót ngôn từ, còn tình người có lúc vô tình. Nguyễn Tuân tuyên bố: “sống trên đời phải biết sợ”. Dù Nguyễn Tuân từng xách can bia đi trước mặt Tố Hữu trong buổi họp.

Khi tờ báo Văn của ông bị đình bản, ông chỉ nói “Tôi cũng bị nhân văn giai phẩm ư”, hôm sau làm mâm cơm, mời 1 số người bạn như Nguyễn Tuân đến ăn rồi tuyên bố: “ông đéo chơi với chúng mày nữa, ông về nhà Lam” rồi rắt ríu vợ con về nhà Lam ở Hải phòng. Từ đó mời cũng không ra làm, Hội văn nghệ Hải Phòng mời làm chủ tịch, ông cũng chối từ. Lúc chết sau trận bão trong khi đi chống chuồng bò. Nguyễn Tuân về thấy trong nhà chỉ còn mấy lon gạo, bảo “Nguyên Hồng ơi! Sao không sống mà ăn nốt mấy lon gạo đi”.

Nhà thơ thiên chúa: Phạm Thiên Thư, Bùi Giáng.

CHỦ NGHĨA MÁC VỚI VĂN HỌC VIỆT NAM

Mặt tích cực đã rõ, đối với cả dân tộc. Trong văn học nó đề cao vai trò của lịch sử, của nhân dân ở phương diện lí thuyết ở cấp độ đề tài: vị trí của người dân trong tác phẩm văn học.

Có những ấu trĩ. Sự vận dụng lí thuyết về giai cấp, về hình thái kinh tế xã hội gây ra những mất mát đáng tiếc. Lịch sử nhân loại không chỉ là đấu tranh giai cấp mà trước đó, và cốt lõi là lịch sử cộng sinh và tiếp biến.

Sự giải thích về nguồn gốc giai cấp quá đơn giản. Không đơn giản là chiếm hữu mà từ sinh học. Vì vậy phân chia giai cấp là định mệnh, con loài người là còn giai cấp. Sự xóa bỏ giai cấp là một khát vọng cao cả nhưng muôn đời không thực hiện được. (theo GS. Chú). Chính Mác Ăngghen cuối đời đã thấy điều đó. Xã hội Bắc Âu là tư tưởng của Mác Ăngghen cuối đời. Thời tuyên ngôn đấu tranh giai cấp là động lực phát triển xã hội là của tuyên ngôn cộng sản mà các ông viết lúc 27 tuổi.

Trong văn học, cn Mác ảnh hưởng sâu rộng. Có thời đã phân biệt rạch ròi giữa nông dân trí thức. Trong nghiên cứu cũng vậy, họ lấy quan điểm giai cấp vào phê bình. GS. Lê Định Kỳ nói đừng đưa quan điểm giai cấp để nghiên cứu nhân vật Kiều đã bị đánh tơi tả. Có thời có người đánh giá Kiều thấp hơn chị Dậu vì “Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc chung”.

Học thuyết hình thái kinh tế xã hội. Có người coi hình thái sau ra đời bao giờ cũng cao hơn cái trước. So sánh Tiếng hát sông Hương cao hơn Truyện Kiều. Trong đề cương văn hóa 1943, đã phủ định hết tất cả các chủ nghĩa từ cấu trúc, cổ điển,…chỉ còn chủ nghĩa mác.

ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY ĐỐI VỚI VĂN HỌC VIỆT NAM

Phương Tây vừa áp đảo vừa nâng đỡ mình.
Hai trạng thái: của các chí sĩ yêu nước tìm đường cứu nước; và trạng thái của các nhà văn ảnh hưởng của văn hóa phương Tây.

Các nhà ái quốc: tiếp nhận ảnh hưởng học thuyết của các tư tưởng dân chủ tư sản qua phong trào tân thư ở Trung Quốc. Nó ảnh hưởng tích cực đến Vn. nhờ nó mà các nhà tư sản đã vượt lên được quĩ đạo của đường lối cứu nước. Từ Cần vương chống ngoại xâm nhưng bảo vệ phong kiến, sang các nhà dân chủ tư sản, cứu nước và thay đổi hình thái xh.

Trong văn học, nó ảnh hưởng sâu rộng. Tiêu biểu là lãnh tụ Phan Bội Châu.

Tạo ra hai đề tài mới: anh hùng và phụ nữ. Đó là đóng góp có tính chất bước ngoặt của Phan. Trong Trùng quang tâm sử là tiêu biểu.

Trong Kiều, hình tượng quần chúng chỉ là người thực hiện ý chí của Từ Hải, tung hô sự nghiệp của Từ. Do quan niệm anh hùng cá nhân phong kiến.

Còn trong Trùng quang tâm sử có đủ các thành phần xã hội: có đủ giai cấp, có nam và nữ, già và trẻ. Và nó không chỉ có phi thường mà còn mang tính chất bình thường. Do đó con người thực hơn. Đến nay ta vẫn chưa hết hiện tượng thần thánh hóa. Ngay Lục Vân Tiên cũng có những cái phi thường:

Khoan khoan ngồi đó…

Còn Phấn trong Trùng quang: không giấu gì các đồng chí, bình sinh phấn tôi chỉ theo đuổi 2 điều: anh hùng và con gái đẹp. Ở đây là con người thật, không phải lên gân. Có nhà văn Mỹ đã nói với Nguyễn Đình Thi: đọc thơ văn các ông toàn gặp thánh thần cả-vì đều là con người lên gân. ND Thi đành mang thơ Hồ Xuân Hương đọc cho bà nghe, bà mới bảo ồ văn các ông cũng ghê đấy. Chi tiết vua Quang Trung chết… trong Phẩm tiết của Nguyễn Huy Thiệp. Ngay việc đánh giá thơ văn hay con người Hồ Chí Minh cũng có hiện tượng thần thánh hóa, làm cho hình tượng Bác không thật nữa. Ông Hà Huy Giáp từng nói: Bác bảo các chú khem Bác vừa vừa thôi, nếu không Bác ngượng.

Các hình tượng lãnh tụ của nhân loại đang dần sụp đổ, chỉ có Nêru của Ấn Độ và HCM của Vn. nếu xét ở phương diện anh hùng giải phóng Dt thì Bác chưa bằng Mao của TQ và Xtalin của Nga. Nhưng nay người ta chửi cả 2 người. Còn danh nhân văn hóa, Bác được công nhận nhưng Unesco chưa kịp tổ chức kỷ niệm thì đã bị một phong trào phản đối quyết liệt mà chủ yếu là một bộ phận người Việt lưu vong.

Trước hết là triết lí sống của Người: ăn, mặc, ở, đi lại,… theo triết lí hòa hợp phương Đông. Nếu ta sống thế thì chỉ là ta, còn với người là cả triết lí sống. Sống công nghiệp nên trái đất đang bên bờ hấp hối.

Trong Hoàng lê nhất thống chí: Quang Trung ngồi gếch chân lên ghế, khi vua Lê gả Ngọc Hân, ông nói: ta thử xem con gái Bắc Kỳ thế nào. Một chân dung chân thực, giản dị.

Bà Trưng bà triệu chỉ là cá biệt, còn Trùng quang tâm sử là cả nửa thế giới, cứu nước đâu chỉ là sự nghiệp của nam giới.
Cái tôi các thể là từ ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản.văn học công khai đầu thế kỷ mới là cái tôi cá biệt, chưa phải là cái tôi trong quan hệ biện chứng với cái ta. Nếu xét ở phương diện này, thơ mới vẫn là học trò nhỏ của Truyện Kiều. Kiều có ý thức cá nhân rất cao nhưng lại rất vị tha, luôn nghĩ đến người khác hơn mình ngay giữa khổ đau, lại luôn bứt phá vùng vẫy vì hạnh phúc cua chính mình.

Thơ mới o bế, bợ đỡ cái tôi đơn lẻ, cá thể, cảm tính chứ chưa hiểu cái tôi ở tầm triết học. Thực chất chưa hiểu bản chất của cái tôi trong quan hệ với cái ta.


Ngay sau cách mạng thành công, trên báo Dân trí Việt Nam ông tuyên bố khai tử cái tôi, chạy theo cáit ta.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top