“Mây và sóng” của Ta-go (Kết nối tri thức văn 6)

Ngọc Suka

Cộng tác viên
Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go được học trong chương trình Ngữ văn 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống. Bài thơ nói về tình yêu mẹ và ước mơ kì diệu của tuổi thơ. “Mây và sóng” là bài thơ kiệt tác rút trong tập “Trăng non” năm 1915. Bài thơ mang sắc điệu trữ tình như một khúc đồng dao thể hiện niềm giao cảm thần tiên của tâm hồn của tuổi thơ với mây, sóng và thiên nhiên diệu kì.
Chúng ta cùng nhau tìm hiểu tác phẩm "Mây và sóng" của Ta -go.

Mây và sóng - Ta-go (Ngữ văn 6)- vnkienthuc.png



Đọc hiểu văn bản “Mây và sóng”

I. Tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm

1. Tác giả Tago

- Ra-bin-đơ -ra-nát Ta-go (1861–1941) là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ.
- Ta-go để lại một gia tài nghệ thuật đồ sộ, trong đó nổi tiếng nhất là thơ ca.
- Nhà thơ đầu tiên của châu Á được nhận giải thưởng Nô-ben về văn học (năm 1913).
- Thơ của ông chan chứa tình yêu đất nươc, con người và cuộc sống. Những tình cảm ấy được thể hiện một cách độc đáo qua những hình ảnh tưởng tượng huyền ảo lay động lòng người.

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ

- Bài thơ được in trong tập Trăng non xuất bản năm 1909, là một bài thơ văn xuôi nhưng vẫn có âm điệu nhịp nhàng.

b. Thể thơ
Thể thơ: Tự do

c. Bố cục
Bố cục bài thơ “Mây và sóng” được chia làm 2 phần;
-Phần 1 (Từ đầu … Từ đầu đến xanh thẳm): câu chuyện với mẹ về những người ở trên mây và trò chơi thứ nhất của em bé.
- Phần 2 (còn lại): câu chuyện với mẹ về những người ở trong sóng và trò chơi thứ hai của em bé.

II. Tìm hiểu chi tiết – Đọc hiểu văn bản “Mây và sóng”

1. Lời rủ rê của những người sống “trên mây” và “trong sóng”

- Thế giới của người trên mây và trong sóng:
“Bọn tớ chơi …với vầng trăng bạc”
“Bọn tớ ca hát … đến nơi nao”.
- Cách đến với họ:
+ Đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời;
+ Đến bờ biển cả, nhắm nghiền mắt lại.
=>Hình ảnh thiên nhiên bay bổng, lung linh, kì ảo: Lời mời gọi của một thế giới kì diệu, hấp dẫn với cách đến đơn giản.
=> Thiên nhiên rực rỡ, bí ẩn bao điều thú vị, thật khó có thể từ chối.

2. Lời từ chối của em bé
- Khi mới được rủ rê, mời mọc, em bé rất muốn đi chơi, em hỏi:
“Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”
“Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”
- Nhưng sau đó em đã từ chối lời mời mọc đầy quyến rũ của mâysóng vì: “Mẹ mình đang đợi ở nhà”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được”.
“Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được”
=>Tuổi nhỏ thường ham chơi, em bé bị quyến rũ và dĩ nhiên em luyến tiếc những cuộc vui chơi, nhưng tình yêu thương mẹ đã chiến thắng
=>Tinh thần nhân văn sâu sắc của bài thơ thể hiện ở sự vượt lên ham muốn ấy. Đó chính là sức níu giữ của tình mẫu tử.

3. Trò chơi của em bé
- Em biến mình thành “mây” rồi thành “sóng”, còn mẹ thành “trăng” và “bến bờ kì lạ”.
“Con là mây và mẹ sẽ là trăng.
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm”.
“Con là sóng . . . bến bờ kì lạ,
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ
=> Trò chơi của em bé rất hay, thú vị, sáng tạo vừa thỏa ước mong làm mây, làm sóng tinh nghịch, bay cao, lan xa phiêu du khắp chốn; lại vừa được quấn quýt bên mẹ - như mây quấn quýt bên vầng trăng, như sóng vui đùa bên bờ biển.
- Không ai biết mẹ con ta ở chốn nào
=> Tình mẫu tử hòa quyện, lan tỏa, thâm nhập khắp thiên nhiên, vũ trụ mênh mông.

III. Tổng kết

1. Nội dung bài thơ "Mây và sóng"

- Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
- Bài thơ ca ngợi ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử.

2. Nghệ thuật bài thơ "Mây và sóng"
- Bố cục hai phần giống nhau, sự giống nhau nhưng không trùng lặp về ý và lời.
- Sáng tạo nên những hình ảnh thiên nhiên bay bổng, lung linh, kỳ ảo song vẫn rất sinh động và chân thực gợi nhiều liên tưởng.

IV. Luyện tập

Câu 1: Thể loại bài thơ “Mây và sóng”?

A.Thơ văn xuôi
B. Thơ 12 chữ
C. Thơ tự do
D. Thơ lục bát

Câu 2: Cách để tới với thế giới trên mây và thế giới trong sóng là gì?
A. Đưa tay lên trời và ngửi mùi hoa
B. Nhón chân lên trời và cắm một bông hoa
C. Nhón chân lên trời và nhắm mắt
D. Đưa tay lên trời và nhắm mắt.

Câu 3: Đáp án nào miêu tả đúng nhất trình tự diễn biến tâm lí của em bé khi nhận được lời mời gọi?
A.Từ chối đi chơi -> Hỏi cách thức đến đó
B. Từ chối đi chơi -> Đổi ý lại đi chơi
C. Hỏi cách thức để đến đó -> Từ chối đi chơi
D. Hỏi cách thức để đến đó -> Làm theo hướng dẫn để đến đó.

Xem thêm bài: https://vnkienthuc.com/threads/chuy...h-van-6-ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song.88566/

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu tác phẩm “Mây và sóng” – Ta-go. Qua bài thơ, chúng ta đã thấy rằng em bé đã từ chối lời mời gọi của những người trên mây và trong sóng. Lời từ chối của em thật ngây thơ và trong sáng đến mức họ phải mỉm cười, nhảy múa rồi lướt qua. Chính sự yêu thương của mẹ dành cho em đã trở thành sợi dây vô hình buộc chặt tâm trí em với lòng mẹ. Cũng chính vì điều đó mà những trò chơi sáng tạo của em bé thú vị chẳng kém trò chơi của những người sống trên mây và sóng.

Trần Ngọc
 
Sửa lần cuối:
"Mây và sóng" của Ta-go
Phần luyện tập:
Hãy tưởng tượng em đang là người đang trò chuyện với mây và sóng. Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) về cuộc trò chuyện ấy.

Gợi ý trả lời

“Kìa ai đang gọi tôi trên mây cao
Kìa những ai đang gọi tôi dưới sóng rì rào…"
Tôi ngước mắt nhìn trời xanh, lắng nghe mây trên chín tầng cao vẫy gọi. Mây ân cần rủ tôi cùng du ngoạn giỡn với sớm vàng, và đùa cùng trăng bạc từ bình minh đến lúc trăng lên. Mây thủ thỉ với tôi rằng: "Chúng ta vui chơi từ tinh mơ đến hết ngày,/Chúng ta giỡn với sớm vàng rồi lại đùa cùng trăng bạc". Ngắm mây bay… rồi tôi nghe sóng reo, sóng hát. Sóng như sứ giả của đại dương xa vời đến với tôi. Sóng reo rì rầm. Sóng vẫy gọi chào mời tôi. Tuổi thơ nào mà chẳng khao khát, ước mơ?. Sóng thủ thỉ cùng tôi về một cuộc viễn du: "Chúng ta ca hát sớm chiều, chúng ta đi mãi mãi".
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top