... cú pháp trong tiếng Việt
1. Khi đề cập đến vấn đề các phương tiện tổ hợp cú pháp tiếng Việt (và các ngôn ngữ đơn lập khác, các nhà ngôn ngữ học đều nói đến trật tự của từ, hư từ và ngữ điệu. Đây là một đặc điểm về mặt cú pháp của tiếng Việt nói riêng và của ngôn ngữ đơn lập nói chung so với các ngôn ngữ biến tố chủ yếu dựa vào sự biến hóa hình thái của từ làm phương tiện tổ hợp cú pháp.
Nhưng đặc điểm cú pháp của một ngôn ngữ (hay một loại hình ngôn ngữ) không phải chỉ thể hiện ở chỗ nó “ưa chuộng” dùng những phương tiện gì trong tổ hợp cú pháp mà còn thể hiện ở chỗ các phương tiện đó có những khả năng gì và mối quan hệ tương tác giữa các phương tiện đó trong hành chức. Bài viết này của chúng tôi nhằm nêu ra một số nhận xét về khả năng hành chức của trật tự từ, hư từ và ngữ điệu trong tiếng Việt và mối quan hệ tương tác giữa chúng với tư cách là những phương tiện tổ hợp cú pháp. Những chức năng khác của các phương tiện này như chức năng phân đo thực tại, chức năng biểu cảm, v.v… sẽ không được đề cập đến trong bài viết này.
2. Trong số các phương tiện tổ hợp cú pháp của một ngôn ngữ, có một phương tiện giữ vai trò chính yếu, các phương tiện khác giữ vai trò phụ trợ. Trong tiếng Việt, giữ vai trò chính yếu là trật tự của từ, còn hư từ và ngữ điệu giữ vai trò phụ trợ. Vai trò chính yếu của trật tự từ thể hiện ở chỗ tự thân trật tự của từ trong nhiều trường hợp có thể biểu thị các mối quan hệ ngữ pháp. Thay đổi trật tự của các thành tố tức là thay đổi quan hệ ngữ pháp. Ở một số trường hợp, bản thân trật tự từ không đủ để phân biệt các mối quan hệ ngữ pháp, cần có sự phụ trợ của phương tiện khác như hư từ và ngữ điệu. Nhưng hư từ và ngữ điệu trong hành chức, nói chung, cũng nằm trong khuôn khổ của trật tự từ, vẫn bị trật tự từ ràng buộc, chi phối. Ví dụ, tổ hợp gà mẹ trong tiếng Việt có thể có hai quan hệ ngữ nghĩa: nghĩa về chủng loại và nghĩa về sở thuộc. Hư từ của trong trường hợp này có tác dụng làm rõ ý nghĩa sở thuộc: Gà của mẹ. Nhưng sự tham gia hư từ của cũng không làm đảo lộn được trật tự của hai thành tố gà và mẹ.
3. Mối quan hệ giữa một bên là trật tự của từ và một bên là các phương tiện phụ trợ của nó phụ thuộc vào hai điều kiện cơ bản sau đây:
1) Đòi hỏi của sự tổ hợp cú pháp đối với các phương tiện và khả năng đáp ứng của mỗi phương tiện đối với các đòi hỏi đó. Không có một phương tiện cú pháp nào có tính chất vạn năng. Phương tiện chính yếu, trong một số trường hợp, không đáp ứng được đầy đủ đòi hỏi của sự tổ hợp cú pháp, cần thiết phải có sự phụ trợ của các phương tiện khác. Đến lượt mình các phương tiện phụ trợ thực hiện chức năng của mình khi sự tổ hợp cú pháp đòi hỏi và trong chừng mực khả năng của bản thân nó cho phép. Sự tổ hợp cú pháp có mấy đòi hỏi sau đây đối với sự hành chức của các phương tiện cú pháp:
a. Biểu thị mối quan hệ chức năng, tức là biểu thị một thành phần nào đó có chức năng cú pháp như thế nào trong mối quan hệ với một thành tố khác như chức năng chủ ngữ, vị ngữ, định ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ v.v…
b. Biểu thị ý nghĩa cú pháp của thành tố quan hệ như ý nghĩa đối tượng, công cụ, mục đích, nguyên nhân, trạng thái, địa điểm, thời gian, phương diện v.v…
2) Sự sử dụng các phương tiện phụ trợ không những tùy thuộc vào đòi hỏi của sự tổ hợp cú pháp và khả năng hành chức của các phương tiện cú pháp mà còn tùy thuộc vào tình hình của hệ thống trật tự cú pháp, một hệ thống trật tự cú pháp của một ngôn ngữ sẽ làm nảy sinh những hệ quả ngữ pháp nhất định trong việc sử dụng các phương tiện phụ trợ.
Những điều kiện trên đây là cơ sở để xem xét các phương tiện tổ hợp cú pháp của tiếng Việt.
4. Điều trước hết chúng tôi muốn nêu lên là: trật tự từ trong tiếng Việt (và có lẽ trong các ngôn ngữ đơn lận khác cũng vậy) do bản tính của mình, phần lớn, chỉ có khả năng làm chỉ tố thuần túy biểu thị chức năng, không biểu thị các phạm trù ngữ nghĩa, cú pháp. Vì vậy, những phạm trù do trật tự từ biểu thị là những phạm trù rất khái quát. Mỗi phạm trù chức năng bao chứa nhiều phạm trù ý nghĩa cú pháp khác nhau dưới dạng tiềm ẩn. Người ta nhận thức được các ý nghĩa cú pháp đó không phải là do trật tự của từ mà là do các nhân tố khác, trong đó quan trọng nhất là nhân tố lôgic ngữ nghĩa.
Trật tự từ còn có một số đặc điểm nữa, là do số lượng bị hạn chế, nên không thể có quan hệ đối một với các quan hệ ngữ pháp. Chẳng hạn, chúng ta có hai yếu tố là động từ (V) và danh từ (N) thì về mặt trật tự chỉ có thể là NV và VN, nhưng trong thực tế V và N kết hợp với nhau không phải theo hai mối quan hệ mà nhiều hơn thế (ít ra là 3): quan hệ chủ vị, quan hệ xác định (nhóm danh) và quan hệ bổ sung (nhóm động). Do đó, dễ xảy ra hiện tượng đồng hình về trật tự.
Như vậy, rõ ràng là, tự thân trật tự từ không những không đủ khả năng làm chỉ tố biểu thị các phạm trù ngữ nghĩa cú pháp, mà ngay cái nhiệm vụ làm chỉ tố chức năng nó cũng không có khả năng làm tròn, đòi hỏi sự giúp sức của các phương tiện khác.
Trong hai phương tiện phụ trợ thì mỗi loại cũng có những khả năng riêng. Ngữ điệu, do bản tính của mình, cũng giống như trật tự từ, thường chỉ có khả năng làm chỉ tố thuần chức năng, ít có khả năng làm chỉ tố biểu thị các phạm trù ngữ nghĩa cú pháp, cái gánh nặng biểu thị phạm trù ngữ nghĩa cú pháp, hầu như dồn cho các hư từ. Điều này cũng đã hiểu vì hư từ có một số lượng phong phú để thực hiện nhiệm vụ đó.
Qua sự phân tích trên đây, chúng ta thấy rằng, trong tiếng Việt có một sự phân công giữa các phương tiện tổ hợp cú pháp: Trật tự từ ngữ giữ vai trò chính yếu biểu thị các phạm trù thuần chức năng, ngữ điệu phụ trợ về mặt biểu thị các phạm trù thuần chức năng. Còn hư từ thì phù trợ trong việc biểu thị các phạm trù ngữ nghĩa cú pháp.
5. Vì ngữ điệu phần lớn chỉ có khả năng biểu thị các phạm trù thuần chức năng cho nên vai trò của nó chỉ trở nên quan trọng trong trường hợp xảy ra hiện tượng đồng tình về trật tự từ. Và hiện tượng đồng hình trật tự xảy ra ở khu vực nào là tùy ở hệ thống trật tự từ của một thứ tiếng. Trong tiếng Việt lấy các mối quan hệ cú pháp cư bản ra mà xem xét, có khả năng xảy ra hiện tượng đồng hình trật tự giữa mối quan hệ chủ vị và quan hệ xác định (cấu tạo nên nhóm danh), còn mối quan hệ bổ sung (nhóm động) thì có một trật tự cú pháp riêng không thể lẫn lộn với các mối quan hệ khác.
Tình hình này trong tiếng Việt có chỗ khác với tiếng Hán. Trong tiếng Hán không xảy ra hiện tượng đồng hình trật tự giữa quan hệ chủ - vị và quan hệ xác định, nhưng lại có khả năng đồng hình trật tự giữa quan hệ xác định và quan hệ bổ sung.
Có thể biểu hiện trật tự từ trong ba mối quan hệ nói trên trong tiếng Việt và tiếng Hán bằng một sơ đồ sau đây (với hai thành tố là danh từ (hoặc nhóm danh từ) và động từ hoặc nhóm động).
Quan hệ chủ vị NV (Hán, Việt)
Quan hệ xác định VN (Hán), NV (Việt)
Quan hệ bổ sung VN (Hán, Việt)
Giữa tiếng Việt và tiếng Hán không những có sự khác nhau về khu vực xảy ra hiện tượng đồng hình về trật tự từ mà còn có sự khác nhau về phương tiện khắc phục hiện tượng đồng hình cú pháp tức là phương tiện phụ trợ, để phân biệt các mối quan hệ khác nhau trong một đồng hình về trật tự. Nếu như trong tiếng Việt để phân biệt mối quan hệ chủ vị và mối quan hệ xác định (nhóm danh), người ta dùng phương tiện ngữ điệu thì trong tiếng Hán để phân biệt mối quan hệ xác định và mối quan hệ bổ sung, người ta dùng phương tiện hư từ (cụ thể là dùng hư từ đích). Ví dụ:
Tác hảo luận văn (Làm xong luận văn)
Tác hảo đích luận văn (Bản luận văn đã làm xong)
Đích là một hư từ làm chỉ tổ biểu thị thuần chức năng mà trong tiếng Việt không có một hư từ nào tương đương với nó.
Yếu tố ngữ điệu để phân biệt mối quan hệ chủ - vị và mối quan hệ xác định trong tiếng Việt là quãng ngắt hơi. Giữa chủ ngữ và vị ngữ có một quãng ngắt hơi, còn tổ hợp có quan hệ xác định thì được phát âm liền thành một khối. Các yếu tố khác của ngữ điệu như trọng âm chẳng hạn có tham gia vào vai trò cú pháp này hay không còn là một vấn đề chưa được nghiên cứu nhiều. Tuy nhiên, trong tiếng Việt ngữ điệu làm chỉ tố quan hệ cú pháp là một điều chắc chắn. Ngữ điệu là một phương tiện không được biểu thị trên chữ viết. Chính vì vậy mà trên văn viết có một số trường hợp khó lòng nhận biết đó là quan hệ chủ vị hay là quan hệ xác định.
6. Như đã nói, trong tiếng Việt, các hư từ với tư cách là phương tiện tổ hợp cú pháp (tức là các kết từ) đảm nhiệm vai trò chỉ tổ đánh dấu ý nghĩa cú pháp. Là chỉ tố đánh dấu, nó gắn bó với thành tố được đánh dấu, chứ không phải là một yếu tố trung gian đứng giữa hai thành tố quan hệ. Nói một cách khác, kết từ đi liền với thành tố được đánh dấu làm thành một thành phần (một tổ hợp mang kết từ) trong mối quan hệ với thành phần khác. Điều này không những đúng với loại kết từ thường được gọi là giới từ mà cả với loại kết từ thường được gọi là giới từ mà cả với loại kết từ gọi là liên từ. Ví dụ, trong gà của mẹ, cái tủ bằng gỗ, ở đây cả chỉnh thể tổ hợp của mẹ và bằng gỗ có quan hệ với gà và cái tủ. Cũng vậy, trong anh và tôi, thông minh nhưng lười, các liên từ và nhưng kết hợp với tôi và lười làm thành một tổ hợp có quan hệ với anh và thông minh. Và tôi là một thành phần mang ý nghĩa “cộng” trong quan hệ với anh, còn nhưng lười là một tổ hợp mang ý nghĩa “tương phản” trong quan hệ với thông minh.
Sự gắn bó giữa kết từ và thành tố được nó đánh dấu thể hiện rõ rệt trong phát âm. Kết từ và thành tố được đánh dấu đi liền nhau thành một khối trong dòng ngữ lưu.
Gà / của mẹ, cái tủ / bằng gỗ
Anh / và tôi, thông minh / nhưng lười
Chứ không phải: gà / của / mẹ, cái tủ / bằng / gỗ, anh / và / tôi, thông minh / nhưng / lười.
Trong tiếng Việt, kết từ làm chỉ tố đánh dấu ý nghĩa cú pháp chứ không biểu thị chức năng cú pháp, cho nên, một tổ hợp mang kết từ có thể đảm nhiệm những chức năng cú pháp gì là tùy thuộc vào từng loại kết từ. Có những tổ hợp kết từ chỉ đóng một chức năng nhất định, nhưng có những tổ hợp kết tử có thể đóng nhiều chức năng cú pháp khác nhau. Nói một cách khác có những kết từ hành chức chỉ trong một mối quan hệ cú pháp, và cũng có những kết từ hành chức trong nhiều mối quan hệ cú pháp khác nhau. Như vậy nếu xét phạm vi hành chức của các kết từ có thể có các đối lập sau đây:
1. Kết từ hành chức trong phạm vi quan hệ các thành phần đồng loại (quan hệ liên hợp).
2. Các kết từ hành chức trong phạm vi quan hệ không đồng loại. Loại kết từ này lại có thể chia thành hai loại.
a. Kết từ hành chức trong một loại quan hệ không đồng loại.
b. Kết từ hành chức trong nhiều quan hệ không đồng loại.
Trong khi nhận định về phạm vi hành chức của các kết từ tiếng Việt, nói chung ý kiến của các nhà ngữ pháp đều nhất trí. Riêng đối với một số kết từ thuộc loại (b) thì ý kiền còn có chỗ khác nhau. Vấn đề có nên xem các từ như là, bằng, để, củalà, bằng, để, của v.v… trong “cha chúng tôi là công nhân”, “cái tủ này bằng gỗ”, “giấy này để viết thư”, “con gà này của mẹ” là kết từ, và tự thân các tổ hợp kết từ ở đây đóng vai trò vị ngữ (1). Nếu ý kiến trên đây của chúng tôi là đúng, thì có thể nói rằng đây là một đặc điểm của kết từ tiếng Việt so với nhiều ngôn ngữ khác. v.v… trong mối quan hệ chủ vị là kết từ hay không, và nếu đó là kết từ thì tự thân các tổ hợp kết từ đó có khả năng đóng vai trò vị ngữ hay không (hay đó là một hiện tượng tĩnh lược). Trong một số công trình trước đây, chúng tôi đã chứng minh
Trong những thuộc tính đã được chúng tôi nêu lên trong các nhận xét trên đây, có thể có những thuộc tính riêng biệt của tiếng Việt, cũng có thể có những thuộc tính không phải chỉ riêng tiếng Việt mà của cả các ngôn ngữ khác cùng loại hình. Để xác định thuộc tính nào là thuộc tính loại hình và thuộc tính nào là của riêng tiếng Việt, cần thiết phải so sánh với những ngôn ngữ khác nữa mà hiện nay chúng tôi chưa có điều kiện tiến hành.
chú thích
(1) Lê Xuân Thại, Bàn về cấu trúc “danh + là + danh” và các mối quan hệ của nó, “Ngôn ngữ” 1975, số 1: “Một số vấn đề về mối quan hệ chủ - vị trong tiếng Việt “Ngôn ngữ”, 1977, số 4.
Tác giả: Lê Xuân Thại
1. Khi đề cập đến vấn đề các phương tiện tổ hợp cú pháp tiếng Việt (và các ngôn ngữ đơn lập khác, các nhà ngôn ngữ học đều nói đến trật tự của từ, hư từ và ngữ điệu. Đây là một đặc điểm về mặt cú pháp của tiếng Việt nói riêng và của ngôn ngữ đơn lập nói chung so với các ngôn ngữ biến tố chủ yếu dựa vào sự biến hóa hình thái của từ làm phương tiện tổ hợp cú pháp.
Nhưng đặc điểm cú pháp của một ngôn ngữ (hay một loại hình ngôn ngữ) không phải chỉ thể hiện ở chỗ nó “ưa chuộng” dùng những phương tiện gì trong tổ hợp cú pháp mà còn thể hiện ở chỗ các phương tiện đó có những khả năng gì và mối quan hệ tương tác giữa các phương tiện đó trong hành chức. Bài viết này của chúng tôi nhằm nêu ra một số nhận xét về khả năng hành chức của trật tự từ, hư từ và ngữ điệu trong tiếng Việt và mối quan hệ tương tác giữa chúng với tư cách là những phương tiện tổ hợp cú pháp. Những chức năng khác của các phương tiện này như chức năng phân đo thực tại, chức năng biểu cảm, v.v… sẽ không được đề cập đến trong bài viết này.
2. Trong số các phương tiện tổ hợp cú pháp của một ngôn ngữ, có một phương tiện giữ vai trò chính yếu, các phương tiện khác giữ vai trò phụ trợ. Trong tiếng Việt, giữ vai trò chính yếu là trật tự của từ, còn hư từ và ngữ điệu giữ vai trò phụ trợ. Vai trò chính yếu của trật tự từ thể hiện ở chỗ tự thân trật tự của từ trong nhiều trường hợp có thể biểu thị các mối quan hệ ngữ pháp. Thay đổi trật tự của các thành tố tức là thay đổi quan hệ ngữ pháp. Ở một số trường hợp, bản thân trật tự từ không đủ để phân biệt các mối quan hệ ngữ pháp, cần có sự phụ trợ của phương tiện khác như hư từ và ngữ điệu. Nhưng hư từ và ngữ điệu trong hành chức, nói chung, cũng nằm trong khuôn khổ của trật tự từ, vẫn bị trật tự từ ràng buộc, chi phối. Ví dụ, tổ hợp gà mẹ trong tiếng Việt có thể có hai quan hệ ngữ nghĩa: nghĩa về chủng loại và nghĩa về sở thuộc. Hư từ của trong trường hợp này có tác dụng làm rõ ý nghĩa sở thuộc: Gà của mẹ. Nhưng sự tham gia hư từ của cũng không làm đảo lộn được trật tự của hai thành tố gà và mẹ.
3. Mối quan hệ giữa một bên là trật tự của từ và một bên là các phương tiện phụ trợ của nó phụ thuộc vào hai điều kiện cơ bản sau đây:
1) Đòi hỏi của sự tổ hợp cú pháp đối với các phương tiện và khả năng đáp ứng của mỗi phương tiện đối với các đòi hỏi đó. Không có một phương tiện cú pháp nào có tính chất vạn năng. Phương tiện chính yếu, trong một số trường hợp, không đáp ứng được đầy đủ đòi hỏi của sự tổ hợp cú pháp, cần thiết phải có sự phụ trợ của các phương tiện khác. Đến lượt mình các phương tiện phụ trợ thực hiện chức năng của mình khi sự tổ hợp cú pháp đòi hỏi và trong chừng mực khả năng của bản thân nó cho phép. Sự tổ hợp cú pháp có mấy đòi hỏi sau đây đối với sự hành chức của các phương tiện cú pháp:
a. Biểu thị mối quan hệ chức năng, tức là biểu thị một thành phần nào đó có chức năng cú pháp như thế nào trong mối quan hệ với một thành tố khác như chức năng chủ ngữ, vị ngữ, định ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ v.v…
b. Biểu thị ý nghĩa cú pháp của thành tố quan hệ như ý nghĩa đối tượng, công cụ, mục đích, nguyên nhân, trạng thái, địa điểm, thời gian, phương diện v.v…
2) Sự sử dụng các phương tiện phụ trợ không những tùy thuộc vào đòi hỏi của sự tổ hợp cú pháp và khả năng hành chức của các phương tiện cú pháp mà còn tùy thuộc vào tình hình của hệ thống trật tự cú pháp, một hệ thống trật tự cú pháp của một ngôn ngữ sẽ làm nảy sinh những hệ quả ngữ pháp nhất định trong việc sử dụng các phương tiện phụ trợ.
Những điều kiện trên đây là cơ sở để xem xét các phương tiện tổ hợp cú pháp của tiếng Việt.
4. Điều trước hết chúng tôi muốn nêu lên là: trật tự từ trong tiếng Việt (và có lẽ trong các ngôn ngữ đơn lận khác cũng vậy) do bản tính của mình, phần lớn, chỉ có khả năng làm chỉ tố thuần túy biểu thị chức năng, không biểu thị các phạm trù ngữ nghĩa, cú pháp. Vì vậy, những phạm trù do trật tự từ biểu thị là những phạm trù rất khái quát. Mỗi phạm trù chức năng bao chứa nhiều phạm trù ý nghĩa cú pháp khác nhau dưới dạng tiềm ẩn. Người ta nhận thức được các ý nghĩa cú pháp đó không phải là do trật tự của từ mà là do các nhân tố khác, trong đó quan trọng nhất là nhân tố lôgic ngữ nghĩa.
Trật tự từ còn có một số đặc điểm nữa, là do số lượng bị hạn chế, nên không thể có quan hệ đối một với các quan hệ ngữ pháp. Chẳng hạn, chúng ta có hai yếu tố là động từ (V) và danh từ (N) thì về mặt trật tự chỉ có thể là NV và VN, nhưng trong thực tế V và N kết hợp với nhau không phải theo hai mối quan hệ mà nhiều hơn thế (ít ra là 3): quan hệ chủ vị, quan hệ xác định (nhóm danh) và quan hệ bổ sung (nhóm động). Do đó, dễ xảy ra hiện tượng đồng hình về trật tự.
Như vậy, rõ ràng là, tự thân trật tự từ không những không đủ khả năng làm chỉ tố biểu thị các phạm trù ngữ nghĩa cú pháp, mà ngay cái nhiệm vụ làm chỉ tố chức năng nó cũng không có khả năng làm tròn, đòi hỏi sự giúp sức của các phương tiện khác.
Trong hai phương tiện phụ trợ thì mỗi loại cũng có những khả năng riêng. Ngữ điệu, do bản tính của mình, cũng giống như trật tự từ, thường chỉ có khả năng làm chỉ tố thuần chức năng, ít có khả năng làm chỉ tố biểu thị các phạm trù ngữ nghĩa cú pháp, cái gánh nặng biểu thị phạm trù ngữ nghĩa cú pháp, hầu như dồn cho các hư từ. Điều này cũng đã hiểu vì hư từ có một số lượng phong phú để thực hiện nhiệm vụ đó.
Qua sự phân tích trên đây, chúng ta thấy rằng, trong tiếng Việt có một sự phân công giữa các phương tiện tổ hợp cú pháp: Trật tự từ ngữ giữ vai trò chính yếu biểu thị các phạm trù thuần chức năng, ngữ điệu phụ trợ về mặt biểu thị các phạm trù thuần chức năng. Còn hư từ thì phù trợ trong việc biểu thị các phạm trù ngữ nghĩa cú pháp.
5. Vì ngữ điệu phần lớn chỉ có khả năng biểu thị các phạm trù thuần chức năng cho nên vai trò của nó chỉ trở nên quan trọng trong trường hợp xảy ra hiện tượng đồng tình về trật tự từ. Và hiện tượng đồng hình trật tự xảy ra ở khu vực nào là tùy ở hệ thống trật tự từ của một thứ tiếng. Trong tiếng Việt lấy các mối quan hệ cú pháp cư bản ra mà xem xét, có khả năng xảy ra hiện tượng đồng hình trật tự giữa mối quan hệ chủ vị và quan hệ xác định (cấu tạo nên nhóm danh), còn mối quan hệ bổ sung (nhóm động) thì có một trật tự cú pháp riêng không thể lẫn lộn với các mối quan hệ khác.
Tình hình này trong tiếng Việt có chỗ khác với tiếng Hán. Trong tiếng Hán không xảy ra hiện tượng đồng hình trật tự giữa quan hệ chủ - vị và quan hệ xác định, nhưng lại có khả năng đồng hình trật tự giữa quan hệ xác định và quan hệ bổ sung.
Có thể biểu hiện trật tự từ trong ba mối quan hệ nói trên trong tiếng Việt và tiếng Hán bằng một sơ đồ sau đây (với hai thành tố là danh từ (hoặc nhóm danh từ) và động từ hoặc nhóm động).
Quan hệ chủ vị NV (Hán, Việt)
Quan hệ xác định VN (Hán), NV (Việt)
Quan hệ bổ sung VN (Hán, Việt)
Giữa tiếng Việt và tiếng Hán không những có sự khác nhau về khu vực xảy ra hiện tượng đồng hình về trật tự từ mà còn có sự khác nhau về phương tiện khắc phục hiện tượng đồng hình cú pháp tức là phương tiện phụ trợ, để phân biệt các mối quan hệ khác nhau trong một đồng hình về trật tự. Nếu như trong tiếng Việt để phân biệt mối quan hệ chủ vị và mối quan hệ xác định (nhóm danh), người ta dùng phương tiện ngữ điệu thì trong tiếng Hán để phân biệt mối quan hệ xác định và mối quan hệ bổ sung, người ta dùng phương tiện hư từ (cụ thể là dùng hư từ đích). Ví dụ:
Tác hảo luận văn (Làm xong luận văn)
Tác hảo đích luận văn (Bản luận văn đã làm xong)
Đích là một hư từ làm chỉ tổ biểu thị thuần chức năng mà trong tiếng Việt không có một hư từ nào tương đương với nó.
Yếu tố ngữ điệu để phân biệt mối quan hệ chủ - vị và mối quan hệ xác định trong tiếng Việt là quãng ngắt hơi. Giữa chủ ngữ và vị ngữ có một quãng ngắt hơi, còn tổ hợp có quan hệ xác định thì được phát âm liền thành một khối. Các yếu tố khác của ngữ điệu như trọng âm chẳng hạn có tham gia vào vai trò cú pháp này hay không còn là một vấn đề chưa được nghiên cứu nhiều. Tuy nhiên, trong tiếng Việt ngữ điệu làm chỉ tố quan hệ cú pháp là một điều chắc chắn. Ngữ điệu là một phương tiện không được biểu thị trên chữ viết. Chính vì vậy mà trên văn viết có một số trường hợp khó lòng nhận biết đó là quan hệ chủ vị hay là quan hệ xác định.
6. Như đã nói, trong tiếng Việt, các hư từ với tư cách là phương tiện tổ hợp cú pháp (tức là các kết từ) đảm nhiệm vai trò chỉ tổ đánh dấu ý nghĩa cú pháp. Là chỉ tố đánh dấu, nó gắn bó với thành tố được đánh dấu, chứ không phải là một yếu tố trung gian đứng giữa hai thành tố quan hệ. Nói một cách khác, kết từ đi liền với thành tố được đánh dấu làm thành một thành phần (một tổ hợp mang kết từ) trong mối quan hệ với thành phần khác. Điều này không những đúng với loại kết từ thường được gọi là giới từ mà cả với loại kết từ thường được gọi là giới từ mà cả với loại kết từ gọi là liên từ. Ví dụ, trong gà của mẹ, cái tủ bằng gỗ, ở đây cả chỉnh thể tổ hợp của mẹ và bằng gỗ có quan hệ với gà và cái tủ. Cũng vậy, trong anh và tôi, thông minh nhưng lười, các liên từ và nhưng kết hợp với tôi và lười làm thành một tổ hợp có quan hệ với anh và thông minh. Và tôi là một thành phần mang ý nghĩa “cộng” trong quan hệ với anh, còn nhưng lười là một tổ hợp mang ý nghĩa “tương phản” trong quan hệ với thông minh.
Sự gắn bó giữa kết từ và thành tố được nó đánh dấu thể hiện rõ rệt trong phát âm. Kết từ và thành tố được đánh dấu đi liền nhau thành một khối trong dòng ngữ lưu.
Gà / của mẹ, cái tủ / bằng gỗ
Anh / và tôi, thông minh / nhưng lười
Chứ không phải: gà / của / mẹ, cái tủ / bằng / gỗ, anh / và / tôi, thông minh / nhưng / lười.
Trong tiếng Việt, kết từ làm chỉ tố đánh dấu ý nghĩa cú pháp chứ không biểu thị chức năng cú pháp, cho nên, một tổ hợp mang kết từ có thể đảm nhiệm những chức năng cú pháp gì là tùy thuộc vào từng loại kết từ. Có những tổ hợp kết từ chỉ đóng một chức năng nhất định, nhưng có những tổ hợp kết tử có thể đóng nhiều chức năng cú pháp khác nhau. Nói một cách khác có những kết từ hành chức chỉ trong một mối quan hệ cú pháp, và cũng có những kết từ hành chức trong nhiều mối quan hệ cú pháp khác nhau. Như vậy nếu xét phạm vi hành chức của các kết từ có thể có các đối lập sau đây:
1. Kết từ hành chức trong phạm vi quan hệ các thành phần đồng loại (quan hệ liên hợp).
2. Các kết từ hành chức trong phạm vi quan hệ không đồng loại. Loại kết từ này lại có thể chia thành hai loại.
a. Kết từ hành chức trong một loại quan hệ không đồng loại.
b. Kết từ hành chức trong nhiều quan hệ không đồng loại.
Trong khi nhận định về phạm vi hành chức của các kết từ tiếng Việt, nói chung ý kiến của các nhà ngữ pháp đều nhất trí. Riêng đối với một số kết từ thuộc loại (b) thì ý kiền còn có chỗ khác nhau. Vấn đề có nên xem các từ như là, bằng, để, củalà, bằng, để, của v.v… trong “cha chúng tôi là công nhân”, “cái tủ này bằng gỗ”, “giấy này để viết thư”, “con gà này của mẹ” là kết từ, và tự thân các tổ hợp kết từ ở đây đóng vai trò vị ngữ (1). Nếu ý kiến trên đây của chúng tôi là đúng, thì có thể nói rằng đây là một đặc điểm của kết từ tiếng Việt so với nhiều ngôn ngữ khác. v.v… trong mối quan hệ chủ vị là kết từ hay không, và nếu đó là kết từ thì tự thân các tổ hợp kết từ đó có khả năng đóng vai trò vị ngữ hay không (hay đó là một hiện tượng tĩnh lược). Trong một số công trình trước đây, chúng tôi đã chứng minh
Trong những thuộc tính đã được chúng tôi nêu lên trong các nhận xét trên đây, có thể có những thuộc tính riêng biệt của tiếng Việt, cũng có thể có những thuộc tính không phải chỉ riêng tiếng Việt mà của cả các ngôn ngữ khác cùng loại hình. Để xác định thuộc tính nào là thuộc tính loại hình và thuộc tính nào là của riêng tiếng Việt, cần thiết phải so sánh với những ngôn ngữ khác nữa mà hiện nay chúng tôi chưa có điều kiện tiến hành.
chú thích
(1) Lê Xuân Thại, Bàn về cấu trúc “danh + là + danh” và các mối quan hệ của nó, “Ngôn ngữ” 1975, số 1: “Một số vấn đề về mối quan hệ chủ - vị trong tiếng Việt “Ngôn ngữ”, 1977, số 4.
Tác giả: Lê Xuân Thại