• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Mặt trận Việt Minh và những phonng trào đấu tranh giải phóng dân tộc từ 1941-1945

Trang Dimple

New member
Xu
38
Mặt trận Việt Minh và những phong trào đấu tranh giải phong dân tộc từ 1941- 1945

I. Sự ra đời của mặt trận Việt Minh


1. Hoàn cảnh ra đời của mặt trận Việt Minh

1930-1975: Với nhiều người, nhiều quốc gia thì mốc thời gian này không gây cho họ nhiều quan tâm, chú ý. Song ở Việt Nam, 45 năm đã trôi qua và không bao giờ quay trở lại đó lại là một mốc son, một giai đoạn lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với toàn thể dân tộc. Nó là thời điểm ghi dấu sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam (1930)_ “đội tiền phong của vô sản giai cấp”, là lúc đặt dấu chấm hết cho toàn bộ thời kỳ cai trị của thực dân, đế quốc trên đất nước ta (1975), mở ra thời kì độc lập, tự chủ, cả nước tiến lên xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa. Trong suốt thời gian kể từ khi mới thành lập cho đến đại thắng mùa xuân năm 1975 đó, Đảng ta đã chủ trương chú trong việc chỉ đạo quần chúng nhân dân xây dựng các mặt trận dân tộc, dân chủ nhằm gây dựng các cơ sở Đảng, thành lập các lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang… chuẩn bị chu đáo cho các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong đó, thắng lợi lớn nhất của công cuộc xây dựng cách mạng dân tộc dân chủ trong toàn dân đó là sự ra đời của mặt trận Việt Minh. Có thể nói, mặt trận Việt Minh ra đời là kết quả, là đỉnh cao của quá trình tích luỹ kinh nghiệm cách mạng từ nhiều năm hoạt động của Đảng.Do đó mặt trận đã đáp ứng được phần nào những yêu cầu khách quan trong và ngoài nước, đáp ứng được những đòi hỏi cấp thiết của cách mạng:

Lúc này, tình hình thế giới diễn ra vô cùng căng thẳng. Cuộc đại chiến thế giới lần thứ hai bùng nổ vào tháng 9-1939 và nhanh chóng lan rộng khắp trên thế giới. Bọn đế quốc và phát xít đã tấn công mạnh vào phong trào cách mạng, tăng cường khủng bố áp bức và bóc lột nhân dân lao động trong nước cũng như nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc. ở Pháp do sự đầu hàng và phản bội của Đảng Xã Hội và Xã Hội Cấp Tiến, mặt trận nhân dân Pháp tan rã; chính phủ Đa-la-diê lên cầm quyền. Chúng đã thi hành chính sách đối nội phát xít, ra sức khủng bố Đảng Cộng Sản và nhân dân Pháp, chúng thẳng tay bóc lột nhân dân lao động Pháp cũng như nhân dân các thuộc địa của chúng. Trong thời gian đó, chính phủ phản động Pháp đã tham gia chiến tranh đế quốc chủ nghĩa. Nhưng chỉ đến tháng 6-1940, đế quốc Pháp đã bị phát xít Đức đánh bại.Chính sự thất bại của Pháp ở Châu Âu là một dịp tốt cho phát xít Nhật đánh chiếm Đông Dương rồi dùng Đông Dương làm bàn đạp để tấn công vào các thuộc địa của Anh và Pháp ở Thái Bình Dương. Trước sức mạnh của mũi súng, ngày 23/9/1940 Đờ-cu_tên toàn quyền ở Đông Dương đã quỳ gối đầu hàng, dâng nước ta cho Nhật.

Tình hình chính trị trong nước ta thời gian này cũng diễn ra tương đối phức tạp. Ngày Pháp đầu hàng Nhật, dựa vào Nhật để đàn áp cách mạng Việt Nam thì cũng là lúc bắt đầu cuộc sống “một cổ hai tròng” của nhân dân ta, bắt đầu thời kì cả hai lũ quỷ Nhật-Pháp thi nhau róc xương, hút tuỷ dân ta. Về phía Pháp, ngay khi tình hình chính trị không có lợi cho chúng, chúng đã bắt tay ngay vào công cuộc vơ vét, hút máu dân ta đến cùng. Chúng tung ra chiêu bài “chính sách chỉ huy” rêu rao là làm cho nền kinh tế Đông dương được ổn định, đời sống nhân dân được bảo đảm. Nhưng thực chất cái gọi là nền kinh tế chỉ huy đó cốt để tăng cường đầu cơ,độc quyền kinh tế, bóc lột dân ta thậm tệ hơn. Mặt khác, chúng lại tăng thuế không ngừng,lạm phát giấy bạc trầm trọng,làm cho đồng bạc mất giá, nền tài chính Đông Dương khủng hoảng chưa từng thấy. Đồng thời, chúng ra pháp lệnh thu mua lương thực của dân ta một cách cưỡng bức. Chính những thủ đoạn tàn bạo đó của Pháp-Nhật đã gây nên một thảm hoạ vô cùng khủng khiếp, mỗi khi nhớ lại chúng ta càng bầm gan tím ruột. Đó chính là thảm trạng 2 triệu đồng bào ta chết đói trong mấy tháng đầu năm 1945. Đó là một trong những tội ác mà quân cướp nước đã ghi vào lịch sử dân tộc ta những nét đẫm máu không bao giờ phai nhạt được.

Không đơn thuần chỉ là những vơ vét cạn kiệt về nhân tài và vật lực. Bọn thực dân Pháp còn ra sức khủng bbó các lực lượng yêu nước; xoá bỏ hết thảy mọi quyền dân chủ mà nhân dân Việt Nam đã dành được trong thời kì 1936-1939.Chúng khủng bố Đảng Cộng Sản Đông Dương, giả tán các hội ái hữu, thủ tiêu quyền tự do hội họp, tự do báo chí; tịch thu báo chí tiến bộ, bắt bớ hàng loạt những người yêu nước. Về mặt chính quyền, chúng đã “quân nhân hoá” và “phát xít hoá”. Chúng chọn và đưa những tên khát máu lên nắm chính quyền, do đó chúng đã thi hành những chính sách đàn áp dã man, đã tắm nhân dân ta trong bể máu.

Về phía Nhật, bọn tư bản dồn vốn vào Đông Dương ngày càng nhiều, hòng long đoạn nền kinh tế của ta. Chúng dùng sức mạnh của lưỡi lê, máy chémđể bắt dân ta nhổ lúa trồng đay, thầu dầu, bông, gai… để phục vụ cho chúng. Chúng đẩy nhân dân ta vào cảnh khốn cùng, tạo nên bao cảnh bi ai, thống thiết :

“khóc ngô rồi lại khóc chồng

khóc ngô bị nhổ, khóc chồng đi phu”

Mục đích cướp bóc cho thật nhiều nguyên liệu, thực phẩm để cung ứng cho chiến tranh xâm lựoc của chúng không chỉ dừng lại ở đó. Phát xít Nhật còn cho bọn tay chân đi tuyên truyền bịp bợm thuyết “khối thịnh vượng chung đại Đông á” hòng lừa gạt dân ta, hướng dân ta đi theo tư tưởng “võ sĩ đạo” để ngoan ngoãn phụng sự cho đế quốc. Tệ hại hơn nữa là bọn tay sai của phát xít Nhật còn ru ngủ tinh thần đấu tranh của quần chúng bằng giọng lưỡi: mượn Nhật đuổi Pháp rồi sẽ đuổi Nhật.Nhưng thực chất bọn chúng chỉ muốn biến nhân dân ta trở thành những “công cụ lao động” vô tri, vô giác; muốn biến những thành quả lao động vất vả của người dân một nắng hai sương thành của cải riêng, phục vụ cho sự giàu có của đế quốc.

Dưới hai tầng áp bức Nhật- Pháp, khắp nơi trên đất nước ta không nơi nào không bị bao trùm cảnh khủng bố, đè nén, cướp đoạt. Không chỗ nào mà chỉ riêng công nhân, nông dân, tiểu tư sản phải lâm vào tình trạng điêu đứng, cực khổ mà ngay cả giai cấp tư sản, địa chủ cũng đã phải trải qua những ngày tháng khốn đốn, nguy ngập.

Trong những ngày cả nước rơi vào tình trạng “đói ăn, đói mặc…” thì trừ một số địa chủ được Nhật- Pháp che chở đã cướp thêm được nhiều ruộng đất để kinh doanh trong nông nghiệp, công thương nghiệp với thực dân mà ngày càng trở nên giàu có, còn đại bộ phận địa chủ đều rơi vào tình trạng sa sút chung của cả nước. Nguyên nhân là do địa chủ phải bán thóc lúa cho bọn thống trị với giá rẻ mạt, tiền bán thóc không đủ tiền vốn làm ra; kinh doanh bị thua lỗ; nhất là tầng lớp trung, tiểu địa chủ bị chèn ép nặng nề, bị ngân khố cắm ruộng đi đến phá sản. Ngay lúc này, nội bộ giai cấp địa chủ đã bị phân hoá một cách cao độ, hạng địa chủ nhỏ và địa chủ vừa bị khinh rẻ. Vì thế, lòng uất hận của trung và tiểu địa chủ đối với Pháp- Nhật tăng lên, tạo điều kiện cho họ có một tinh thần dân tộc,họ muốn đánh Pháp đuổi Nhật để bảo vệ quyền lợi của họ.Từ đó giúp cho giai cấp vô sản lôi kéo họ đứng về hàng ngũ cách mạng.

Trước tình trạng hai “ông chủ’ đang tranh nhau một miếng mồi thì bọn tay sai cũng lục đục gầm ghè nhau. Tay sai Pháp muốn triệt hạ tay sai Nhật, tay sai Nhật muốn tiêu diệt tay sai Pháp. Điều đó cũng rất có lợi cho cách mạng.

Giai cấp địa chủ bị phân hoá, giai cấp tư sản cũng chảng thịnh vượng gì hơn. Theo thống kê của Pháp vào tháng 10-1940, bên cạnh 53.714 người Âu thì số người tư sản Đông Dương có mức sống tương đương chỉ có 3.511 người.Vốn của họ bỏ vào kinh doanh trong các ngành: than, vận tải, chế tạo máy móc, ngân hàng chỉ bằng 1% của thực dân Pháp. Giai cấp tư sản nước ta sau đại chiến thế giới lần thứ nhất có vươn lên chút ít nhưng cũng chỉ đóng vai trò rất phụ vì họ bị tư sản Pháp chèn ép không sao ngóc đầu lên được. Thời gian trước kia ta đã thấy những sự chèn ép ra mặt đến mức Bạch Thái Bưởi_ 1 người được phong là chúa sông Bắc Kì cung đã phải bỏ nghề kinh doanh vận tải đường thuỷ; đến giai đoạn chiến tranh thế giới lần thứ hai những trường hợp bị chèn ép tương tự cũng không phải là ít. Và cũng vì thế mà tư sản hạng nhỏ và hạng vừa họ có tinh thần dân tộc, họ cũng muốn đánh Pháp, đuổi Nhật. Nhưng khổ nỗi tư sản nước ta không có vai trò lãnh đạo đánh đuổi đế quốc, họ chỉ có thể đi theo công nhân và nông dân mới làm được điều đó. Vì thực chất, mục đích đấu tranh của họ đơn thuần chỉ vì quyền lợi cá nhân, vì lợi ích kinh tế mà trước kia họ có được nay bị Nhật- Pháp tước đoạt. Còn tinh thần dân tộc, tinh thần độc lập, tự chủ trong họ vẫn chưa cao, họ không muốn đi đến cùng cuộc đáu tranh mà chỉ muồn dừng lại khi lợi ích kinh tế cá nhân đã được trao trả, trong đó chủ yếu vẫn là lợi ích kinh tế.

Đối với tầng lớp tiểu tư sản, nhất là tầng lớp công chức, đến lúc này , đời sống của họ đã trở nên thiếu thốn đặc biệt. Cái đích cuộc sống mà bọn thực dân, đế quốc đã gieo rắc vào đầu họ “tối rượu sâm banh, sáng sữa bò” thực chất chỉ là cái bề ngoài hư ảo. Còn bên trong lại là một sự thật bất công, sức lao động và trí óc họ bỏ ra trong công việc chẳng kém gì, thậm chí còn hơn rất nhiều người Pháp nhưng thành quả lao động_ở đây chính là lương mà họ nhân được lại không bằng 1/10 so với người Pháp. Và ngay cả những trí thức làm ngề tự do như nhà văn, nhà báo… cũng bị bạc đãi nặng nề, hoạt động tinh thần của họ không những bị bóp nghẹt mà đời sống vật chất của họ cũng thật nguy khốn: “Thần chết với lưỡi liềm ác nghiệt đang chờ sẵn trước ngưỡng cửa của nhà báo hàng ngày, hàng tuần. Và các nhà xuất bản, nhà văn đã bị gieo rắc vào đó sự khủng bố và đe doạ cuộc sống của họ trong từng giây, từng phút”. Ở thành thị, những người tiểu thương, tiểu chủ dưới sự thống trị của bọn thực dân Nhật- Pháp lại có cuộc sống kém hơn cả tầng lớp trên.Để chống đỡ với nạn khủng hoảng kinh tế, một bộ phận tiểu thương đã chạy sang sản xuất các ngành thủ công nhỏ để kiếm kế sinh nhai cho qua ngày đoạn tháng. Nhưng tình trạng thiếu nguyên liệu, cung cấp nguyên liệu bấp bênh; nguồn nguyên liệu được cung cấp từ nông dân bị phân hoá nặng trong đó chế độ thuế khoá lại quá khắc nghiệt mà người tiểu thương phải gánh chịu đã đẩy họ vào tình cảnh đóng cửa, không còn chỗ đứng trong xã hội.

Đó là một số lớp người ở thành thị, còn ở nông thôn thì giai cấp phú nông là những người mà ai cũng cho là “gia hữu vật lực” nhưng trong chiến tranh thế giới lần thứ hai này thì biến đổi hẳn. Riêng việc bán thóc cho Nhật- Pháp là đã làm cho họ phá sản một cách nhanh chóng. Bọn Nhật thi hành chính sách độc quyền và cưỡng bức thu mua sản phẩm lương thực làm cho phú nông ở nông thôn mới mọc lên bị ngắt ngọn, thậm chí nhiều người làm nhiều nhưng không đủ nộp cho Nhật- Pháp phải chạy vạy chợ đen để mua thóc nộp cho Nhật. Năm 1943, bọn phát xít thu mua 1450 đồng/1tạ thóc mà giá thành sản xuất nơi ruộng xấu đã phải mất từ 16 đến 19 đồng/1tạ, nơi ruộng tót cũng phải mất từ 12 đến 15 đồng/1tạ. Như vậy người phú nông lấy đâu ra để tái sản xuất giản đơn, chưa nói đến để làm giàu; chưa nói đến họ còn phải chịu thiên tai hạn hán, sưu cao thuế nặng, phu phen tạp dịch đủ điều…Vì thế mà người phú nông ở nông thôn không còn là người đủ ăn, đủ mặc nữa, phần nhiều họ bị phá sản nghiêm trọng, thậm chí có một số ít tụt xuống trung, bần nông và trở thành lực lượng cách mạng.

Những giai cấp có địa vị về chính trị, có ưu thế về kinh tế trong xã hội, những tầng lớp có “máu mặt” còn phải sa sút phá sản vì chính sách của thực dân thì giai cấp công nhân, nông dân phải chịu bao nhiêu sự khổ sở cùng cực dưới chế độ thống trị của Nhật-Pháp.

Giai cấp nông dân_ có thể nói là khốn khổ vô cùng. Cuộc đại chiến thế giới thứ hai xảy ra, mặc dù Việt Nam không ở trong phạm vi tác chiến trực tiếp, nhưng đã phải chịu những hậu quả ghê gớm, kinh khủng. Một trong những hậu quả tàn nhẫn, bất hạnh đó đối với nông dân là vấn đề lương thực; vấn đề thóc gạo; lũ đế quốc khát máu dùng lưỡi lê và roi vọt chẳng những đã bắt dân ta nhổ lúa trồng đay mà ngay cả số thóc còn thu đựơc cũng buộc phải nộp cho nhà nứơc đến 3/4, có khi tất cả hoặc còn hơn thế nữa, nghĩa là người nông dân phải ngậm đắng nuốt cay bán cửa, bán nhà lấy tiền đong thêm lúa ở ngoài với giá cắt cổ để nộp đủ cho “nhà nước”. Riêng ở Bắc Bộ năm 1941, Nhật- Pháp đã ăn cướp của nhân dân ta là 90.000 tấn thóc và lượng thóc mất vì bỏ lúa trồng cây công nghiệp là 64.000 tấn thóc.

Một cảnh tượng chưa từng có trong lịch sử là người nông dân chính tay mình sản xuất ra lúa gạo mà phải nằm chết đói bên cạnh những kho thóc đầy ắp. Cảnh tượng bi thảm đó, đời sống trâu ngựa của nông dân trong thời đó đã được 1 ký giả nêu lên một cách chua xót: “Trải hơn nửa thế kỉ Pháp thuộc, nhất là từ 4 năm gần đây, dân quê đã bị hy sinh, bị bóc lột quá nhiều. Hột gạo năm nắng, mười sương mới kiếm được sắp để kề miệng ăn lại phải bấm bụng nhịn đói đem dâng cho kẻ khác. Lụa, vải họ dệt được mà vợ con họ phải mình trần chịu rét. Dầu muối họ làm được mà ngày ngày họ húp cháo cám nhạt và đêm đêm họ sống tối tăm trong những túp lều không có một tia sáng. Có lẽ trải qua các giai đoạn trong lịch sử, chưa có hồi nào nông dân hy sinh bằng hồi này”.

Đối với công nhân và cả thợ thủ công, đời sống của họ đã bị đẩy đến những giờ phút điêu linh, khốn quẫn nhất. Những tháng đầu năm chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra đã có 6.000 công nhân mỏ bị sa thải vì xuất cảng bị đình trệ. Theo sự điều tra của thực dân năm 1941, trong số 150.000 thợ dệt ở nông thôn Việt Nam thì chỉ có 45.000 người được cung cấp vải sợi. Nhà máythuỷ tinh Hà Nội năm 1940 sản xuất được 5.900 tấn đến năm 1941 chỉ sản xuất được có 3.000 tấn.

Những số liệu trên đã làm cho người đọc đáng giật mình vì một tình cảnh thiếu việc làm của những người công nhân Việt Nam. Tuy nhiên, những người có việc làm trong các công xưởng của bọn đế quốc, thực dân thì cũng không phải đã hoàn toàn được sung sướng. Họ không chỉ bị áp lực nặng nề từ công việc mà còn phải chịu những roi đòn tàn bạo của bọn thống trị. Vì thế “mỗi khi còi tầm, nếu ai để ý nhìn người ở nnhà máy đi ra thì thấy cả một cảnh thương tâm, những thân hình tiều tuỵ, mặt mũi đen nhọ nhưng vẫn không giấu nổi nước da vàng vàng, xám xám và bì bì như sũng nước, biểu hiện sự đói cơm. Quần áo không những đụp vá nhiều chỗ, nhiều màu mà còn để lộ cả da thịt là khác. Lũ người ấy bước đi một cách uể oải, hầu như mất hết sinh lực và buồn thui thủi”

Người sản xuất ra của cải vật chất, người nắm yết hầu của nền kinh tế mà bây giờ lại bị đói cực độ và không còn đường sinh sống. Vì thế, khắp nơi nơi trên đất Việt đã đồng thanh thét vang lên những tiếng oán hờn lũ giặc cướp nước:

“ác chi Nhật, Pháp bay ơi

Của thời cướp mất, người thời lôi đâu

Của đem đúc súng, đúc tàu

Người đem làm luỹ, làm cầu, làm bia

Nếu không sớm giết bay đi

Chết người, hết của dân thì tan hoang”

Nhìn tổng quát lại ta thấy xã hội Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới làn thứ hai, trừ bọn địa chủ lớn, bọn tư sản mại bản, tay sai phản động được đế quôc che chở đã vươn lên giàu thêm. Còn giai cấp công nhân, nông dân và đại đa số các tầng lớp nhân dân khác trong xã hội đều vô cùng khổ hạnh, không những thế mà họ còn phải chịu bao nhiêu tai bay hoạ gửi: máy bay ném bom bắn phá, bọn phát xít Nhật giết chóc tù đày họ mất nhà, mất cửa… Quyền lợi của các giai cấp đều bị cướp giật, vận mạng dân tộc nguy vong không lúc nào bằng.

Trong lúc tình hình dân- nước Việt Nam đang rơi vào cảnh nước sôi lửa bỏng như thế thì may thay lúc này thái độ của các giai cấp trong xã hội cũng đã bắt đầu thay đổi, khả năng đoàn kết các giai cấp một cách rộng rãi đang mở ra một triển vọng mới:

Giai cấp công nhân và nông dân lúc này đã hoàn toàn đối đầu với bọn cướp nước và nghiêng hẳn về phía cách mạng. Họ đã thể hiện tinh thần yêu nước bằng ý chí quyết tâm chiến đấu, quyết tâm chiến thắng và hy sinh cho cách mạng đặc biệt rõ nét nhất trong 2 cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn và Nam Kì

Binh lính thuộc địa_ lực lượng chủ yếu của đế quốc dùng để đàn áp cách mạng, đàn áp phong trào yêu nước Việt Nam thì nay một số cũng đã ngã theo cách mạng. Tinh thần đó được biểu hiện rõ rệt trong cuộc khởi nghĩa Nam Kì và đặc biệt là cuộc binh biến Đô Lương(Nghệ An) do đội trưởng Nguyễn Văn Cung chỉ huy.

Có thể nói, 3 cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì và binh biến Đô Lương diễn ra trong vòng hơn 3 tháng ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam đều thất bại nhưng “đó là những tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc, là bước đầu đấu tranh bằng vũ lực của các dân tộc Đông Dương”[1].

Bên cạnh đó còn có giai cấp tư sản đặc biệt là viên chức, tiểu chủ vì nạn bóc lột của đế quốc quá nặng nề, nên họ cũng hăng hái tham gia cách mạng hoặc tỏ cảm tình với cách mạng. Giai cấp địa chủ, phú nông, tư bản bản xứ trước kia có thái độ ác cảm với cách mạng, tìm cách phá hoại hoặc thờ ơ với cách mạng thì nay chỉ trừ một số ít làm tay sai cho Nhật- Pháp còn phần đông đã có cảm tình với cách mạng hoặc giữ thái độ trung lập.

Thái độ chính trị của các giai cấp thay đổi, tất nhiên sẽ làm cho thái độ và lực lượng của các đảng phái cũng thay đổi. Lực lượng Đảng Cộng Sản được quần chúng cách mạng tiếp sức nên càng vững mạnh thêm. Các đảng phái phản động cũng chuyển biến, trong số thân Pháp nay đã ghét Pháp. Từ khi bại trận, Pháp đã làm bại luôn cả lòng tin của bọn tay sai đối với chúng. Một số ảo tưởng tin ở Nhật, sau khi “người chủ” của họ đang tâm lúng túng cho thực dân Pháp vung gươm tàn sát “Việt Nam phục quốc đồng minh” trên đất Lạng Sơn và nhiều nơi khác nữa đã làm cho họ chán ngán và phân hoá.Chỉ trừ những kẻ đầu xỏ phản động, ôm chân đế quốc Pháp hay phát xít Nhật. Còn tất cả quần chúng lớp dưới của các đảng phái đó đều chán ghét đế quốc, phát xít, họ có thể ngã theo cách mạng hoặc trung lập với cách mạng. Ngay cả những tổ chức tôn giáo trước có khuynh hướng thân Nhật như: Cao Đài thì nay phần đông quần chúng tín đồ cũng ghét Pháp, chống Nhật.

Trong tình hình đó, Nguyễn ái Quốc quyết định về nước (28-1-1941), trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Ngày 8-2-1941, Người đặt cơ quan tại Pắc Bó (Cao Bằng). Sau một thời gian nắm tình hình và chuẩn bị, Nguyễn ái Quốc đã triệu tập và chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung Ương Đảng ở Pắc Bó từ ngày 10 đến ngày 19-5-1941. Tham gia Hội nghị có các đồng chí trong Ban chấp hành Trung ưong, một số đại biểu của xứ uỷ Bắc Kì, Trung Kì và một số đại biểu hoạt động ở nước ngoài.

Hội nghị đã phân tích nguồn gốc, đặc điểm tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Từ đó nhận định phe phát xít nhất định sẽ thất bại, phe đồng minh chống phát xít chắc chắn sẽ giành được thắng lợi. Chủ nghĩa đế quốc sẽ suy yếu và phong trào cách mạng thế giới sẽ phát triển mạnh mẽ.

Về tình hình Đông Dương, Hội nghị nhận định từ khi bùng nổ chiến tranh, các tầng lớp nhân dân Đông Dương đều bị điêu đứng, quyền lợi tất cả các giai cấp đều bị cướp giật. Nhiệm vụ đánh Pháp đuổi Nhật không phải là nhiệm vụ riêng của giai cấp công nhân và nông dân mà là nhiệm vụ chung của toàn thể nhân dân Đông Dương.

Về tính chất của cuộc cách mạng, “Cuộc cách mạng Đông Dương hiện tại không phải là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, cuộc cách mạng phải giải quyết hai vấn đề phản đế và điền địa nữa, mà là cuộc cách mạng chỉ giải quyết một vấn đề cần kíp: “dân tộc giải phóng”; vậy thì “cuộc cách mạng” Đông Dương trong giai đoạn hiện tại là một cuộc cách mạng dân tộc giải phóng[2]. Hội nghị tiếp tục chủ trương tạm gác khẩu hiệu “đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày” thay bằng khẩu hiệu “tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo”; chia lại ruộng đất công cho công bằng; giảm địa tô, giảm tức.

Hội nghị chủ trương thành lập mặt trận dân tộc riêng cho mỗi nước Việt Nam, Lào, Campuchia chứ Đảng không chủ trương lập mặt trận chung cho cả Đông Dương như hồi 30- 31; 36- 39 do tình hình chính trị lúc này đã co phần khác trước.

Như vậy, chấp hành nghị quyết Trung ương lần thứ 8 của Đảng, dưới sự chỉ đạo của cụ Nguyễn ái Quốc, ngày 19-5-1941, Việt Nam độc lập đồng minh tức là mặt trận Việt Minh ra đời. Từ đây dân tộc Việt Nam đã có 1 tổ chức thống nhất, đoàn kết được tất cả mọi lực lượng, mọi tầng lớp yêu nước dưới ngọn cờ đỏ sao vàng, đã động viên được hết thảy mọi người dân hiến dâng mình đấu tranh cho nền độc lập và tự do. Mặt trận Việt Minh ra đời đã đáp ứng được nhu cầu của cách mạng, phù hợp với nguyện vọng bức thiêt của nhân dân, nên chỉ trong một thời gian ngắn, khắp toàn cõi Việt Nam từ nông thôn đến thành thị, từ miền ngược đến miền xuôi, khắp chốn chốn, nơi nơi tổ chức của Việt Minh bí mật mọc lên như nấm_ uy phong của Việt Minh mạnh như vũ bão. Cả một bầu không khí Việt Minh rộn ràng, tràn ngập trong lòng mỗi người dân Việt Nam, dưới hình thức văn nghệ, bằng câu đối hay thơ ca, nhân dân ta đã phản ánh lên được điều đó:

“Cái gì có khắp Đông Dương (Cách mạng)

Cái gì nghe thấy dạ càng nôn nao (Chính quyền)

Cái gì ta rủ nhau vào (Việt Minh)

Cái gì trừ diệt, mưu cầu ấm no” (Nhật, Pháp)

Hay như lời kêu gọi của Việt Minh:

“Sao cho từ Bắc chí Nam

Việt Minh hội có muôn vàn hội viên

…………

Chúng ta có hội Việt Minh

Đủ tài lãnh đạo chúng mình đấu tranh”

2. Tổ chức của mặt trận Việt Minh

Đúng lúc cả dân tộc Việt Nam là “ 1 đống cỏ khô”, chỉ cần 1 tia lửa cách mạng châm vào là rực lên đốt cháy cả lũ giặc tham tan thì mặt trận Việt Minh trực tiếp do Hồ Chí Minh lãnh đạo đã ra đời vào tháng 5/1941. Nhưng phải hơn 5 tháng sau kể từ ngày thành lập (25-10-1941), Việt Minh mới công bố tuyên ngôn, chương trình và điều lệ của mình. Tuy nhiên sự chậm chễ này cũng không gây ảnh hương tiêu cực đối với phong trào cách mạng lúc đó vì phương châm, đường lối tổ chức, vận động xây dựng mặt trận Việt Minh đã đươc hướng dẫn cụ thể trong nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ 8 của Đảng.

Tháng 10/1941, Tổng bộ Việt Minh công bố Tuyên ngôn, Chương trình và điều lệ, nói rõ tôn chỉ, mục đich của mình: “Liên hiệp tất cả các tàng lớp nhân dân, các đảng phái cách mạng, các đoàn thể dân chúng yêu nước, đang cùng nhau đánh đuổi Nhật- Pháp, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng lên một nước Việt Nam dân chủ cộng hoà”[3].Tôn chỉ đó đã quy định điều kiện gia nhập Việt Minh: “Việt Minh kết nạp từng đoàn thể, không cứ đảng phái, đoàn thể nào của người Việt Nam hay các dân tộc thiểu số trong nước Việt Nam, không phân biệt giai cấp, tôn giáovà xu hướng chính trị, hễ thừa nhận mục đích, tôn chỉ và chương trình của Việt Minh thông qua, thời được gia nhập Việt Minh”[4]. Về hệ thống tổ chức, trong bản điều lệ của Việt Minh có ghi rõ “Tổng, huyện (hay phủ, châu, quận) tỉnh, thành, kì cấp nào có ban chấp hành của Việt Minh cấp ấy. Việt Minh toàn quốc có tổng bộ”[5]. Như vậy, theo bản điều lệ thì tổng bộ là cơ quan lãnh đạo toàn quốc cao nhất của mặt trận Việt Minh và cũng theo bản điều lệ này thì tổng bộ có quyền hạn thông qua kết nạp các đoàn thể hội viên của Việt Minh, thu nguyệt phí và “tổng bộ cứ 8 tháng cử lại một lần”

Phương pháp tổ chức các hội quần chúng trong mặt trận rất mềm dẻo, thích hợp từng lúc, từng nơi. Ngoài những đoàn thể cứu quốc có tính chất chính trị, cách mạng rõ rệt (như Hội nông dân cứu quốc, Hội công nhân cứu quốc, Hội thanh niên cứu quốc, Hội phụ nữ cứu quốc…), còn có những đoàn thể không có điều lệ, hoạt động công khai, bán công khai như Hội cứu tế thất nghiệp, Hội tương tế, Hội hiếu hỉ, phường ban, nhóm học quốc ngữ, nhóm đọc sách, xem báo..v.v..

Cùng với việc tuyên bố Tuyên ngôn, Điều lệ Việt Minh xác định cụ thể chương trình cứu nước. Chương trình cứu nước của Việt Minh “cốt thực hiện hai điều mà toàn thể đồng bào mong ước:

1. Làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập;

2. Làm cho dân Việt Nam được sung sướng tự do”[6]

Chương trình gồm 44 điểm, là một hệ thống các chính sách về chính trị, kinh tế, văn hoá và những chính sách cụ thể đối với các tầng lớp công nhân, nông dân, binh lính, công chức, học sinh, phụ nữ, thiếu nhi, người già và kẻ tàn tật, tư sản, địa chủ, nhà buôn. Chương trình này sau được đúc kết lại thành 10 chính sách lớn đem thực hiện ở khu giải phóng Việt Bắc và được Đại hội quốc dân thông qua tháng 8-1945 tại Tân Trào, trở thành chính sách cơ bản của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sau cách mạng tháng 8-1945.

Có thể nói, mặt trận Việt Minh ra đời và phát triển, đảm đương sứ mệnh lịch sử của mình trong giai đoạn có tính chất bước ngoặt quyết định của lịch sử dân tộc từ 1941 đến 1845 là nhờ nó được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và chặt chẽ của Đảng Cộng Sản Đông Dương. Chính Ban chấp hành Trung ương Đảng đã đóng vai trò là cơ quan lãnh đạo tối cao của mặt ttrận Việt Minh thay cho cơ quan Tổng bộ mà do tình hình thực tiễn khách quan đã không lập được. Chính Trung ương Đảng, dưới danh nghĩa Tổng bộ Việt Minh đã ra các chỉ thị, như “chỉ thị về sửa soạn khởi nghĩa ngày 7-5-1941, lời hiệu triệu của Việt Nam độc lập Đồng minh ngày 8-6-1944 và lời kêu gọi của Việt Nam độc lập Đồng minh: Sắm sửa vũ khí! Đuổi thù chung! vào ngày 10-8-1944. Và có lẽ cũng chính Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương đã soạn ra Tuyên ngôn, chương trình và điều lệ của mặt trận Việt

Minh, công bố vào tháng 10-1941. Điều này cho thấy vai trò của Đảng cộng sản Đông Dương nói chung và Đảng cộng sản Việt Nam nói riêng có ý nghĩa vô cùng to lớn trong bộ máy tổ chức của mặt trận Việt Minh.

II. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam từ tháng 5 - 1941 đến tháng 2 - 1945

1. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam từ tháng 5- 1941 đến tháng 2- 1943

1.1 Chương trình cứu nước của mặt trận Việt Minh

Sau khi mặt trận Việt Minh được thành lập, đồng chí Nguyễn ái Quốc đã viết thư kêu gọi đồng bào đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết, hãy nêu cao truyền thống cách mạng lên trên hết, hãy nêu cao truyền thống cách mạng của dân tộc, noi gương các liệt sĩ tiền bối, cùng nhau đứng lên diệt giặc cứu nước. Người viết: “Trong lúc này, quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy. Chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian, đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi lửu bỏng… Việc cứu nước là việc chung, ai là người Việt Nam đều phải kề vai gánh vác một phần trách nhiệm, người có tiền góp tiền, người có sức góp sức. Người có tài năng góp tài năng. Riêng về phần tôi xin đem hết tâm lực để cùng các bạn, vì đồng bào mưu giành tự do, độc lập, dầu phải hy sinh tính mệnh cũng không nề”.

Chủ trương cứu nước hợp tình hợp lý của mặt trận và lời kêu gọi thống thiết của đồng chí Nguyễn ái Quốc đã ảnh hưởng lớn đối với các tầng lớp nhân dân trong toàn quốc. Không những công nhân,nông dân, tiểu tư sản mà cả tư sản dân tộc và các nhân sĩ tiến bộ đều hưởng ứng và ngày càng tham gia đông đảo vào mặt trận. Từ đó trở đi, trên cơ sở phong trào quần chúng công nông phát triển mạnh mẽ, khối công nông liên minh được tăng cường. Mặt trận Việt Minh ngày càng mở rộng thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, các đoàn thể cứu quốc, các đảng phái yêu nước và các nhân sĩ yêu nước tiến bộ. Đảng đã tranh thủ được tuyệt đại đa số nhân dân xung quanh ngọn cờ cứu nước của mình, tranh thủ được toàn thể dân tộc đi theo phương hướng cách mạng và thực tế đã cô lập được cao độ kẻ thù. Thành lập được mặt trận Việt Minh là một thành công loán của Đảng, của đồng chí Nguyễn ái Quốc. Đó là một trong những yếu tố căn bản của sự thắng lợi của cách mạng tháng Tám vì nó đã tập hợp được một đội quân chính trị cách mạng dưới một ngọn cờ thống nhất do Đảng lãnh đạo.

Trong lịch sử cách mạng Việt Nam từ khi Đảng cộng sản Đông Dương ra đời đến khi cách mạng tháng Tám thành công, chưa lúc nào mặt trận dân tộc thống nhất được thực hiện rộng rãi như mặt trận Việt Minh. Mặt trận Việt Minh đã đóng vai trò lớn đối với lịch sử dân tộc. Việt Minh đã có công lớn trong việc xây dựng khối đoàn kết dân tộc chống quân cướp nước. Công lao to lớn ấy được mọi người Việt Nam ghi nhớ. Lịch sử đấu tranh của Việt Minh cho độc lập tự do của dân tộc cũng là những trang sử vẻ vang vào bậc nhất của dân tộc Việt Nam chúng ta. Rõ ràng chủ trương thành lập mặt trận Việt Minh năm 1941 là một kì công của Đảng Cộng sản Đông Dương trong sự nghiệp vận động cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta.

1.2 Đấu tranh du kích cục bộ và phong trào đáu tranh kinh tế, chính trị của các tầng lớp nhân dân từ 1941 đến 1943

1.2.1 Đấu tranh du kích cục bộ của nhân dân Việt Nam từ 1941 đến 1943

Sau cuộc Hội nghị Trung ương lần thứ 8 và ngày thành lạp mặt trận Việt Minh , Đảng và mặt trận tích cực tuyên truyền chủ trương chính sách cứu nước của mình , tích cực xây dựng, phát triển cơ sở cách mạng, ra sức lãnh đạo quần chúng đấu tranh chuẩn bị cho công cuộc vũ trang khởi nghĩa. Do đó, tại các vùng căn cứ đị cách mạng, công cuộc chuẩn bị mọi mặt cho cuộc khởi nghĩa vũ trng giành chính quyên được súc tiến gấp rút…

Căn cứ Bắc Sơn- Võ Nhai và căn cứ Cao Bằng được xây dựng thành trung tâm của lực lượng khởi nghĩa. Sau khi khởi nghĩa Bắc Sơn thất bại, Trung ương Đảng đã quyết định duy trì và tăng cường sự chỉ đạo lực lượng du kích Bắc Sơn. Nhiều lớp huấn luyện quân sự ngắn ngày của Đảng được gấp rút tổ chức đào tạo cán bộ. Ngày 14-2-1941, đội du kích Bắc Sơn được củng cố lại. Tại khu rừng Khuôi noi, xã Vũ Lê, đồng chí Hoàng Văn Thụ thay mặt Trung ương Đảng công nhận đơn vị vũ trang đầu tiên của Đảng và ra nhiệm vụ cho đội là “bảo vệ cho việc hoạt động chính trị trị bí mật gây cơ sở, chống khủng bố của địch, tạo điều kiện dần dần tiến lên xây dựng căn cứ cách mạng khi có điều kiện thuận lợi [8].Toàn đội du kích có 24 chiến sĩ do đồng chí Lê Văn Chi và Chu Văn Tấn chỉ huy. Năm lời thề của đội là: không phản Đảng, không hàng giặc, không hại dân, tuyệt đối trung thành với Đảng và kiên quyết chiến đấu. Sau khi được củng cố, đội đa tích cực hoạt động, ra sức trừ gian, vân động quần chúng xây dựng cơ sở cách mạng.

Trước sự phát triển của đội du kích và phong trào quần chúng, thực dân Pháp đã huy động một lực lượng lớn càn quét vùng Bắc Sơn với mục đích tiêu diệt Cứu quốc quân và phong trào cách mạng ở đây. Cuộc chiến đấu chống càn quét diễn r từ tháng 8-1941 đến tháng 4-1942 ở Đình Cả, Tràng Xá. Cứu quốc quân đã bảo tồn lực lượng của mình, tiêu hao một bộ phận sinh lực địch, rồi rút khỏi vòng vây. Sau đó, một bộ phận rút lên biên giới Việt- Trung để củng cố, một bộ phận ở lại làm công tác tuyên truyền vũ trang và gây cơ sở trong quần chúng. Cứu quốc quân tiếp tục phát triển, mở rộng phạm vi hoạt động ra khắp Thái Nguyên, Tuyên Quang.

Cùng lúc đó thì phong trào cách mạng ở căn cứ Cao Bằng cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ, vững chắc. Do Cao Bằng là nơi có phong trào cách mạng từ trước, lại ở sát biên giới nên có điều kiện liên lạc quốc tế thụân lợi, đồng thời cũng là nơi thuận lợi cho việc phat triển về phía Thái Nguyên và các tỉnh đồng bằng để liên lạc với toàn quốc. Sự chú ý đặc biệt của đồng chí Nguyễn ái Quốc và Trung ương Đảng đối với Cao Bằng đã mở ra một triển vọng sáng sủa đối với việc xây dựng căn cứ địa cách mạng ở nước ta. Nhờ có chủ trương đúng đắn của đồng chí Nguyễn ái Quốc, phong trào cách mạng ở Cao Bằng đã phát triển mạnh mẽ. Phong trào Việt Minhđã lan rộng ra nhiều châu huyện, các hội cứu quốc của quần chúng được thành lập khắp các xã ở Cao Bằng, ở các xã có phong trào phát triển cao đã có chi bộ Đảng. Các giới thanh niên, phụ nữ, phụ lão, nhi đồng đều hăng hái tham gia các đoàn thể cứu quốc. ở nhiều xã, nhiều tổng, toàn dân đều tham gia các tổ chức cứu quốc hay ít nhất cũng có cảm tình với cách mạng. Các xã “hoàn toàn”, cho đến các tông “hoàn toàn”, châu “hoàn toàn” lần lượt xuất hiện. ở các xã “hoàn toàn”, ban Việt Minh xã đã giải quyết hầu hết mọi công việc trong xã, từ những việc cưới xin, kiện tụng đến việc tranh chấp ruộng rẫy. Vì thế, chỉ trong vòng hơn nửa năm kể từ sau khi hội nghị Trung ương lần thứ 8, Cao Bằng đã thành lập được nhiều cơ sở tự vệ vũ trang. Các lớp huấn luyện được mở liên tục để nâng cao trình độ chính trị của đồng bào các dân tộc và bồi dưỡng phương pháp công tác cán bộ cho cán bộ cách mạng. Đặc biệt, phong trào Việt Minh Cao Bằng phát triển mạnh mẽ đã lan sang Bắc Kạn, Lạng Sơn. Trong những năm 1942-1943, phong trào Việt Minh ở Cao- Bắc- Lạng phát triển mạnh chưa từng thấy. ở Bắc Kạn, phong trào cũng phát triển mạnh trong 4 châu. ở Lạng Sơn, phong trào phát triển lên đến Thất Khê, ở châu Hà Quảng năm 1941 mới có 1.053 người tham gia Hội Cứu quốc, đến năm 1942 số đó đã lên tới 3.069 người, trong đó 1.049 quần chúng rung kiên, 235 tự vệ và tự vệ chiến đấu. Châu cũng đã đã mở được 6 lớp huấn luyện quân sự. Đến năm 1943, toàn thể nhân dân trong châu đã tham gia các tổ chức cứu quốc. Toàn châu có 1.004 tự vệ thường và 15 tự vệ chiến đấu; đã mở được 10 lớp huấn luyện chính trị, 26 lớp huấn luyện quân sự và 10 trường học văn hoá để thanh toán nạn mù chữ. Nhân dân hăng hái rèn sắm vũ khí, tích cực chuẩn bị cho công cuộc vũ trang khởi nghĩa. Nhiều cuộc diễn tập quân sự được tổ chức, có cuộc đến 5 trăm người dự, đặc biệt có khi lên đến 1.000 người… Một phong trào chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa sôi sục trong nhân dân Cao- Bắc-Lạng. Đó là một hiện tượng lịch sử chưa từng có trong lịch sử cách mạng của nước ta, một cuộc thí nghiệm sáng tạo có kết quả quyết định của đồng chí Hồ Chí Minh.

1.2.2 Phong trào đấu tranh kinh tế, chính trị của các tầng lớp nhân dân trong toàn quốc

Sau các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì, Đô Lương, thực dân Pháp đã tăng cường khủng bố cơ sở và hệ thống tổ của Đảng ở Trung Kì và Nam Kì, nhất là ở những thành phố đã bị những đòn đả kích nặng nề của địch. Vì vậy, trong thời gian này cán bộ của Đảng ra sức hoạt động để xây dựng và phát triển lại cơ sở hệ thống tổ chức của Đảng. Đây là một cuộc đấu tranh rất gay go, gian khổ nhưng đầy anh dũng. Nhiều cơ sở tổ chức của Đảng phải lập đi lập lại nhiều lần. Nhờ tinh thần đấu tranh kiên cường của Đảng viên và cán bộ Đảngnên cuối cùng cơ sở Đảng được phục hồi dần khắp trong toàn quốc

Phong trào đấu tranh chống cách mạng của quần chúng trong thời kì này cũng phát triển trong những điều kiện vô cùng khó khăn. Mặc dầu địch khủng bố nặng nề nhưng phong trào đấu tranh cách mạng của quần húng ở thành thị cũng như ở nông thôn không bao giờ bị tắt hẳn. Theo thống kê của Pháp thì từ năm 1939-1940 có 1.617 cuộc xung đột cá nhân và 100 cuộc xung đột tập thể giữa thợ và chủ; năm 1940-1941 có 1.152 cuộc xung đột cá nhân và 66 cuộc xung đột tập thể; năm 1941- 1942 có 1.024 cuộc xung đột cá nhân và 32 cuộc xung đột tập thể; năm 1942-1943 có 770 cuộc xung đột cá nhân và 42 cuộc xung đột tập thể….

Phong trào nông dân nói chung còn gặp nhiều khó khăn. Chỉ có ở Bắc Bộ là nơi chịu ảnh hưởng của khu căn cứ Bắc Sơn và Vũ Nhai nên phong trào cứu quốc đã phát triển sớm hơn ở một vài tỉnh như: Bắc Giang, Thái Nguyên… Một số cuộc đấu tranh của nông dân đã bắt đầu nổ ra ở Thái Nguyên tháng 4-1942 đòi bọn thống trị Pháp phải thả những người bị chúng bắt giam; tháng 6-1942 nông dân ở Phúc Yên đấu tranh chống thực dân Pháp mua rẻ lạc và thầu dầu; nông dân Tiìen Hải, thái Bình đứng dậy đấu tranh đòi chia lại công điền..v.v. Nhiều cuộc rải truyền đơn, treo cờ Việt Minh thường xuyên xảy ra ở nông thôn.

Nhìn chung, từ sau Hội nghị Trung ương lần thứ 8 trở đi chỉ có phong trào du kích ở Vũ Nhai và phong trào Cao Bằng là nổi bật hẳn lên. Phong trào đấu tranh kinh tế và chính trị của các tầng lớp nhân dân trong toàn quốc còn yếu và gặp nhiều trở ngại khó khăn do chưa được phục hồi ở nhiều nơi.v.v..

Mặc dù phong trào còn yếu như vậy nhưng do ách áp bức quá nặng nề của đế quốc Pháp và phát xít Nhật, do tình hình thế giới đang có những tiến triển rất thuận lợi nên phong trào cách mạng ở nước ta đang có những điều kiện phát triển mới đưa phong trào tiến lên những bước nhảy vọt về sau.

3. Hội nghị Thường vụ Trung ương Đảng tháng 2-1943

Đầu năm 1943, do tình hình thế giới và trong nước đang thay đổi mau lẹ, cho nên Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã quyết định họp từ ngày 25 đến 28-2—1943 ở Võng La (Đông Anh) để đánh giá tình hình và đề ra chủ trương mới

Hội nghị đã phân tích tình hình, đặc điểm của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai từ khi có Liên Xô tham gia chống phát xít và vạch rõ triển vọng thắng lợi của Liên Xô ở phe dân chủ chống phe phát xít và sự sụp đổ hoàn toàn không thể tránh khỏi của phe phát xít, phong trào cách mạng trên thế giới nhất định sẽ bùng nổ mạnh mẽ và thắng lợi ở nhiều nơi. Còn đối với tình hình Đông Dương , hội nghị đã phân tích các chính sách bóc lột của Nhật- Pháp, phân tích cụ thể tình hình và thái độ của các giai cấp, các Đảng phái, vạch rõ mâu thuẫn giữa Nhật và Pháp…

Hội nghị cũng đã nhận định rằng “kẻ thù số một của dân tộc Đông Dương lúc này không phải là tất cả đế quốc chủ nghĩa mà chỉ là đế quốc phát xít, đặc biệt là phát xít Nhật Pháp”[9]. Hội nghị chủ trương phải vận động mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất chống Pháp nhật, phải ra sức phát triển các cơ sở tổ chức của mặt trận; đồng thời phải ra sức tìm kiếm liên minh với cácđảng phái cách mạng ở Việt Nam trên cơ sở chương rình và điều lệ của Việt inh. Song để cho các cuộc liên minh với các đảng phái được nhanh chóng, cần phải lấy 10 điều cốt yếu sau làm điều kiện:

1) Đánh đổ phát xít Nhật Pháp làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập

2) Thành lập chế độ dân chủ cộng hoà Việt Nam ; chính quyền do toàn dân tham dự bằng các phổ thông đầu phiếu.

3) Quốc hữu hoá tài sản của phát xít NHật- Pháp ở Đông Dương và bọn Việt gian, Hán gian.

4) Thực hiện ngày làm 8 giờ và xã hội bảo hiểm.

5) Giảm địa tô chính và bỏ địa tô phụ; quyền sở hữu về ruộng đất vẫn được coi trọng.

6) Bỏ các thứ thuế khoá và quyên góp do Nhật-Pháp đặt ra và lập một thứ thuế mớithật nhẹ thay vào.

7) Thừa nhận quyền dân tộc…đối với các dân tộc thiểu số ở Đông Dương.

8) Nam nữ bình quyền.

9) Cưỡng bức giáo dục đén bậc tiểu học.

10) Liên minh với các nước dân chủ chống phát xít xâm lược đặc biệt với nhân dân Tàu kháng Nhật.

Trong khi đề ra chủ trương mở rộng mặt trận, ban Thường vụ Đảng nhấn mạnh phải tăng cường xây dựng khối liên minh công nông vững chắc, phải coi rọng việc củng cố và phat triển những tổ chức của thợ thuyền, dân cày vì đó là xương sống của mặt trận dân tộc thống nhất chống Pháp Nhật; đồng thời phải hết sức phát triển tổ chức cứu quốc của thanh niên, phụ nữ, tiểu thương, tư sản dân tộc và những địa chủ yêu nước khác, nhằm làm cho mặt trận có tính chất rộng rãi hơn, “dân tộc” hơn.

Để cho mặt trận dân tộc thống nhất chống Pháp- Nhật có thêm vây cánh, hội nghị đề ra chủ trương liên minh với những tổ chức, cá nhân chống phát xít của người ngoại quốc ở Đông Dương, chủ yếu là những người Pháp kháng chiến và Hoa kiều chống Nhật đang thành lập mặt trận dân chủ ở Đông Dương, Đảng nêu ra những điều kiện tối thiểu của sự liên minh ấy là:

1)Đánh đổ ách phát xít Nhật và các hạng tay sai của chúng ở Đông Dương: phát xít Pháp,Việt gian và Hán gian.

2) Công nhận quyền độc lập dân chủ của các dân tộc ở Đông Dương.

3) Thả hết những phần tử chống phát xít, hoặc tranh đấu cho độc lập, tự do của tổ quốc mà bị tù đày.

4) Những người ngoại quốc chống phát xít ở Đông Dương được tự do sinh hoạt và sinh mệnh, tài sản được bảo đảm.

Hội nghị còn quyết định về các công tác chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa. Nghị quyết Hội nghị còn nhấn mạnh rằng: “Toàn bộ công tác của Đảng lúc này phải nhằm vào chỗ chuẩn bị khởi nghĩa để một khi cơ hội đến, kịp thời đưa quần chúng nhân dân ra chiến đấu. Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5-1941) đã chỉ rõ: “Chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của Đảng ta và dân ta trong giai đoạn hiện tại. Nhưng xét kỹ đến nay Đảng ta chưa làm được mọt phần nhỏ của nhiệm vụ ấy. Chúng ta chưa biết đặt mình tình thế khẩn cấp (chiến tranh và cách mạng). Và cứ tưởng mình ở trong tình thái tĩnh”[10]. Vì vậy hội nghị đã đề ra những biện pháp cụ thể về công tác tuyên truỳên giáo dục quần chúng, công tác tổ chức, củng cố và huấn luyện quân sự cho các đội tự vệ và tiểu tổ du kích… Hội nghị cũng đã quyết định nhiệm vụ xây dựng Đảng, làm cho Đảng thật vững mạnh, thống nhất về tư tưởng và hành động, làm cho Đảng đủ mạnh để lãnh đạo mặt trận, lãnh đạo công việc trong khởi nghĩa đánh đuỏi Nhật- Pháp giành lấy thắng lợi cho cách mạng.

Hội nghị Thường vụ của Trung ương Đảng lần này có một ý nghĩa lịch sử quan trọng. Nghị quyết của hội nghị đã đề ra phương hướng mở rộng mặt trận chống phát xít Nhật- Pháp, tranh thủ thêm bạn đồng minh, đẩy mạnh phong trào đấu tranh của quần chúng, gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa. Hội nghị đã xác diịnh cho toàn Đảng một thái độ chính trị chính xác với các lực lượng chính trị trong và ngoài nước, làm cho toàn Đảng tiến thêm một bước nữa trong việc thống nhất về tư tưởng và nhất trí về đường lối chính trị của Đảng.

4. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam và cuộc đấu tranh để mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật- Pháp tính từ 2-1943 đến 2-1945

4.1 Phong trào đấu tranh kinh tế, chính trị và vũ trang cục bộ của nhân dân ta từ đầu 1943 đến 2-1945

4.1.1 Phong trào đấu tranh kinh tế và chính trị của công nhân và nông dân trong toàn quốc

Từ năm 1943 trở đi, phong trào đấu tranh về kinh tế, chính trị của công nhân và nông dân ngày càng phát triển rộng và có nhiều hình thức phong phú hơn trước.

ở nông thôn, nhất là ở Bắc Kì, phong trào đấu tranh của nông nhân chống việc nhổ lúa trồng đay, chống thu thóc tạ, chống cướp đất, chống bắt phu .v.v.. đã nổ ra nhiều nơi ở Bắc Ninh, Hà Đông, Phúc Yên, Vĩnh Yên, Nam Điịnh, Thái Bình, Thanh Hoá.. Đông đảo các tầng lớp nông dân ở nông thôn không kể già trẻ, trai gái đều tham gia đấu tranh. Các cuộc đấu tranh của nông dân ngày càng có tính quyết liệt. Nhiều nơi nông dân đã vũ trang biểu tình chống phát xít Nhật. Tháng 4-1943 nông dân làng Thái Hoá (Chương Mỹ-Hà Đông) đã ra đình giết lợn ăn thề, quyết một lòng chống lệnh thu thóc của Nhật- Pháp. Vụ chiêm năm 1944, dân làng Yên Lập (Hưng Yên) vác gậy gộc, doá mác, đánh lại bọn lính Pháp, không cho chúng thu thóc, đã làm cho 7 tê lính và tên tri huyện bị thương. Các cuộc đấu tranh chóng thu thóc tạ đã nổ ra ở nhiều nơi thuộc các tỉnh Bắc Ninh, Hà Đông, Thanh Hoá, Hưng Yên, Ninh Bình.v.v. Ở thành phố cũng có nhiều cuộc bãi công của công nhân. Trong năm 1943 có bãi công của công nhân tàu thuỷ Nam Định- Hà Nội, bãi công của công nhân nhà in IDEO, Lê Văn Tân, Tin mới, Minh Sang, hà máy tơ Nam Định.v.v. Theo thống kê không đầy đủ của Pháp, từ tháng 5-1942 đến tháng 6-1943 có đến 42 cuộc xung đột tập thể giữa công nhân và chủ. Năm 1944 cũng có nhiều cuộc bãi công và bãi công kéo dài hơn. Phong trào của công nhân lúc bấy giờ chủ yếu là xây dựng các tổ chức cứu quốc ở các cơ sở xí nghiệp, hầm mỏ.v.v. Chỉ riêng khu vực Sài Gòn- Chợ Lớn, cuối 1944 đã đến 50 xí nghiệp có công hội. Nhiều lớp chính trị huấn luyện cho công nhân được tổ chức. ở Hà Nội có các cơ sở công nhân cứu quốc ở các nhà máy Diêm Yen Phụ, nhà máy nước, xưởng sửa chữa ô tô… Nhìn chung, phong trào ở thành thị vẫn còn yếu nhưng đã có những cơ sở tổ chức cứu quốc, cơ sở Đảng được phục hồi dần dần; đó là nhân tố cơ bản để đưa phong trào tiến lên nhảy vọt trong thời kì sau cuộc đảo chính của Nhật 3- 1945.

4.1.2 Sự phát triển của chiến tranh du kích và các căn cứ Bắc Sơn- Vũ Nhai và Cao- Bắc- Lạng

Khu căn cứ Bắc Sơn- Vũ Nhai

Cuối năm 1942 và đầu năm 1943, cơ sở cách mạng và phong trào quần chúng ở Bắc Sơn- Vũ Nhai và các vùng lân cận đã được củng cố và phát triển. Bộ đội cứu quốc sau một năm ra hoạt động ở bên kia biên giới đã trở về đến Bắc Sơn- Vũ Nhai. Cứu quốc quân ra sức hoạt động để mở rộng phong trào và tìm cách đánh thông đường liên lạc với Trung ương ở miền xuôi. Tháng 9-1943, đồng chí Ngô Thế Sơn được trung ương cử lên nắm tình hình Cứu quốc quân. Từ đây Cứu quốc quân đã liên lạc trực tiếp với Trung ương. Có sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng, phong trào chuẩn bị khởi nghĩa ở căn cứ Bắc Sơn, Vũ Nhai và hoạt động của cứu quốc quân càng vững chắc hơn. Tháng 2-1944, đồng chí Hoàng Quốc Việt lên thăm căn cứ địa mở rộng của cứu quốc quânvà bàn cách đánh thông đường liênlạc với Cao Bằng. Đồng chí đã trực tiếp mở một lớp huấn luyện ngắn ngày để bồi dưỡng cho cán bộ Cứu quốc quân. Sau đó, đồng chí đã triệu tập hội nghị cán bộ của cứu quốc quân , quyêt định chia căn cứ địa thành 2 phân khu để thuện lợi cho việc chỉ đạo. Phân khu A gồm có Bình Gia, Bắc Sơn (Lạng Sơn), Vũ Nhai, Đồng Luỹ (Thái Nguyên), Yên Thế, Hữu Lũng ( Bắc Giang). Phân khu B gồm có Phú Lương, Đại Từ, Chợ Chu (Thái Nguyên), Chợ Mới, Chợ Đồn, Chợ Rã (Bắc Can), Sơn Dương, Hàm Yên, Chiêm Hoá (Tuyên Quang) và Yên Sơn (Vĩnh Yên). Phong trào cứu quốc quân phát triển nhanh chóng. Các đội tự vệ và tự vệ chiến đấu lần lượt được thành lập thiết thực chuẩn bị cho cuộc võ trang khởi nghĩa. Phong trào chống thu thuế , chống thu thóc tạ,bắt phu… đã nổ ra ở nhiều nơi ở Phú Bình, Võ Nhai…

Trong khi phong trào đang phát triển mạnh thì địch đã mở một cuộc khủng bố lớn. Tên Cung Đình Vân, tuần phue Thái Nguyên, đã tổ chức cuộc khủng bố lớn đó, bắt đầu từ Phú Bình lên đến Tràng Xá, Phú Thượng (Vũ Nhai). Địch đưa mật thám lên, ra sức mua chuộc, nắm lấy bọn tổng, lý, đoàn dõng phản động để sục sạo đi tìm bắt cán bộ, phá các tổ chức cứu quóc. Chúng cũng đã huy động quân đội của chúng từng đoàn dồn dập lên Vũ Nhai, đi sâu vào các làng, bao vây toàn bộ châu Vũ Nhai.

Trước tình hình đó, ngày 28-10-1944, Ban chỉ huy phân khu A quyết định đấu tranh chống khủng bố trắng để bảo vệ cơ sở, bảo vệ nhân dân, giữ vững căn cứ. Đến ngày 10-11-1944, Ban chỉ huy phân khu lại triệu tập hội nghị Lâu Thượng quyết điịnh vũ trang khởi nghĩa cướp chính quyền. Đêm 13-11-1944, Cứu quốc quân đánh vào đồn Giang Thái_ một đồn lính khố xanh gồm có 42 lính và một chỉ huy người Pháp, không thành công. Từ đó trở đi, địch lại càng điên cuồng khủng bố ác liệt hơn, làng mạc bị đốt phá, của cải bị cướp giật. Nhân dân bỏ làng chạy vào rừng ngày càng đông; khắp các hang, các lán đều có dân.

Điều kiện khởi nghĩa vũ trang cướp chính quyền chưa có đầy đủ, tươong quan lực lượng ta, địch quá chênh lẹch, nếu cuộc khởi nghĩa vũ trang của Cứu quốc quân không thành công và gặp nhiều khó khăn hơn. Được tin, Thường vụ Trung ương Đảng nhận định cuộc khởi nghĩa này là manh động, bộc lộ lực lượng, tự mình hõm vào thế cô độc, có nguy cơ dễ bị tiêu diệt. Vì vậy, Trung ương chỉ thị phải đình chỉ ngay cuộc đấu tranh vũ trang; phải tổ chức rút lui có trật tự để bảo tồn lực lượng. Đồng chí Ngô Thế Sơn được Trung ương cử lên Vũ Nhai, chỉ đạo thực hiện chỉ thịi đó của Trung ương. Chấp hành chỉ thị của Trung ương, Cứu quốc quân đã giả thích chủ trương của Đảng, đặt kế hoạch cho nhân dân trở về làng, lực lượng Cứu quốc quân thì phân tán, một số vượt vòng vây địch xuóng Yên Thê (Bắc giang), một số rút lên Bắc Sơn, một số chuyển qua Phú Lương, Đại Từ, Chợ Chu, Sơn Dương, số còn lại ở Vũ Nhai phân tán hoạt động bí mật gây cơ sở chính trị trong quần chúng.

Cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Vũ Nhai đã thất bại. Tuy vậy, qua cuộc đẩutanh đã thể hiện được tinh thần đấu tranh cách mạng anh dũng của Cứu quốc quân và nhân dân Vũ Nhai, thể hiện lòng tin tưởng của nhân dân đối với cách mạng, với Đảng, cổ vũ phong trào chuẩn bị khởi nghĩa trong toàn quốc và làm cho binh lính địch thêm hoang mang, dao đông.

Phong trào ở khu Cao-Bắc-Lạng tiếp tục phát triển. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ra đời: 22-12-1944

Trong những năm 1942-1943, phong trào Việt Minh ở Cao- Bắc- Lạng lên cao chưa từng thấy. Các xã “hoàn toàn”, châu “hoàn toàn”càng xuất hiện nhiều. Trên tinh thần đo, ngày 22-12-1944, Đội Việt Nam tuyen truyền Giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp tổ chức và lãnh đạo được thành lập trong khu rừng thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Đội gồm 34 chiến sĩ.

Chỉ hai ngày sau, đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng đã diệt gọn hai đồn Phay Khắt và Nà Ngần. Một tuần sau, đội đã phát triển thành một đai đội gồm 3 trung đội

Trên đà thắng lợi đó, đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân đẩy mạng công tác vũ trang tuyên truyền, xây dựng cơ sở cách mạng, góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng và quần chúng trong cả nước.

Đồng thời ở Thái Nguyên, đội Cứu quốc quân phát động chiến tranh du kich, đánh các đồn Chợ Chu, Chiêm Hoá, tràn về Tam Đảo, Vĩnh Yên, Phú Thọ. Chính quyền nhân dân được thành lập trên một vùng rộng lớn, phía nam xuống tận tỉnh lị Thái Nguên và Vĩnh Yên. Tới đầu tháng 5-1942, Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân và cứu quốc quân gặp nha, tiến tới hợp nhất thành Việt Nam tuyên truyền Giải Phóng quân.

4.2 Cuộc đấu tranh để tập hợp lực lượng cách mạng, mở rộng mặt trận thống nhất chống Nhật- Pháp

4.2.1 Cuộc vận động liên minh với “Việt nam cách mệnh đồng chí hội”

Vào cuối tháng 8-1942, đồng chí Nguyễn ái Quốc- lấy tên là Hồ Chí Minh- sang Trung Quốc để bắt liên lạc với cách mạng Trung Quốc. Đồng chí mới ra khỏi biên giới thì bị chính quyền Tưởng Giới Thạch ở Tĩnh Tây bắt giam. Bọn Tưởng Giới Thạch giải đồng chí đi giam gần hết 30 nhà tù trong 14 tháng trời. Trong khi đó, Đảng ta vẫn tiếp tục vận động quần chúng Cứu quốc quân và Việt Kiều ở Trung Quốc đấu tranh và Đảng đã ra tập san Độc Lập bằng ba thứ tiếng: Việt- Trung-Pháp để gửi cho các nhà chính trị ở Trung Quốc, yêu cầu họ vận động đòi thả tự do cho đồng chí Nguyễn ái Quốc. Cuối cùng chính quyền Tưởng Giới Thạch đã phải thả đồng chí Hồ Chí Minh vào ngày 16/9/1943 ở Liẽu Châu.

Sau khi ra khỏi nhà tù, đồng chí bắt liên lạc với “hội Giải phóng”, một bộ phận của mặt trận Việt Minh opử Vân Nam, đồng thời đồng chí cũng đã bắt liên lạc với “Việt Nam cách mệnh đồng minh hội” để hoạt động. Việt Nam cách mệnh đồng minh hội là một tổ chức có chủ trương chống Nhật- Pháp của người Việt Nam ở Trung Hoa, thành lập 1-10-1942. Hội bị bọn Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Hải Thần.v.v. lũng đoạn. Nhằm mục đích nắm lấy Việt Nam cách mệnh đônmgf minh hội, chủ yếu là tranh thủ quần chúng của hội về mặt trận Việt Minh để chốngNhât- Pháp, đồng chí Hồ Chí Minh và những người lãnh đạo hội giải phóng ở Vân Nam đã đấu tranh đòi triệu tập một cuộc đại hội để cải tổ lại hội với lý do Hội chưa hợp pháp vì Hội giải phóng ở Vân Nam, môt tổ chức yêu nước của người Việt Nam chưa gia nhập hội. Do sự đấu tranh của ta và đồng chí Trương Phát Khuê, tu lệnh đệ tử quân khu của chính quỳên Tưởng, cũng muốn nhân cơ hội mở rộng Việt Nam cách mệnh đồng minh hội để nắm thêm lực lượng quần chúng nên Khêu phải đông ý. Bọn Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Hải Thần, tay sai của Khuê, cũng phải tuân theo lệnh của quan thầy. Do sự kiên trì và khéo léo vận động của đồng chí Nguyễn ái Quốc với Trương Phát Khuê nên tháng 3-1944 hội nghi được diễn ra ở Liễu Châu và bầu ra một ban chấp hành mới. Đồng chí Hồ Chí Minh cũng trực tiếp tham gia ban chấp hành, làm uỷ viên dự khuyết. Nhờ vậy chúng mới tin và sau đó không lâu chúng đã đồng ý để đồng chí Nguyễn ái Quốc về nước hoạt động. Kết quả lớn của sự liên minh thoả hiệp này là ta đã có điều kiện hoạt động hợp pháp ở Trung Quốc, đã vạch trần bộ mặt thật phản động của chúng ra trước dư luận trong nước, đã giác ngộ được một số người trước đã theo chúng nay trở về với cách mạng giải phóng dân tộc.

4.2.2 Đảng dân chủ Việt Nam ra đời và tham gia mặt trận Việt Minh

Giữa lúc cuộc chiến tranh chống phat xít của các lực lượng dân chủ trên thế giới liên tiếp được những thắng lợi to lớn, phong trào cách mạng ở mặt trận Việt Minh ở trong nước ta đang được phát triển mạnh thì trong giới thanh niên, sinh viên, trí thức, học sinh …ở thành phố có một chuyển biến mới. Xu hướng yêu nước trong thanh niên, học sinh, sinh viên càng phát triển nhiều hơn. Nhiều hoạt động có tính chất yêu nước của họ như tổ chức một phong trào đi viếng các di tích lịch sử: Đền Hùng, Hoa Lư, Bạch Đằng…

Họ tích cực phổ biến các bài hát nêu cao truyền thống yêu nước, những vở kịch lịch sử…Giữa lúc đó, Đảng cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh đã đem ánh sáng cách mạng đến cho họ, giúp đỡ, dìu dắt họ đi theo con đường cách mạng chân chính của dân tộc. Thể theo nguyện vọng của họ, Đảng và Mặt trận Việt Minh đã giúp đõ họ lập ra Đảng dân chủ Việt Nam vào ngày 30/6/1944 do Dương Đức Hiền đứng đầu. ậ Nam Bộ, nhóm thanh niên Tân Dân chủ hoạt động ở Sài Gòn cũng đã tìm cách bắt kiên lạc với Việt Minh. Đảng đã cử đồng chí Hà Huy Giáp liên lạc và giup đỡ họ. Do địch khủng bố và bắt giam nên sau ngày 30/5, nhóm này chưa chuyển thành Kì bộ của Đảng dân chủ Việt Nam ở Nam Bộ được, mãi đến sau Tổng khởi nghĩa tháng Tám thành công, họ mới chính thức chuyển thành Kỳ bộ Đảng dân chủ Nam Bộ.

Đảng dân chủ Việt Nam là một chính đảng tập hợp những nhà trí thức và tư sản dân tộc yêu nước có xu hướng dân tộc. Cương lĩnh của Đảng dân chủ Việt Nam là phấn đấu cho độc lập dân tộc, tự do dân chủ và hạnh phúc của nhân dân, đánh đuổi đế quốc, phát xít Nhật- Pháp và tay sai.Sau khi thành lập, được sự dìu dắt của Đảng cộng sản Đông Dương, Đảng dân chủ Việt Nam

4.2.3 Cuộc vận động thành lập Mặt trận dân chủ chống Nhật ở Đông Dương

Dưới ách thống trị của phát xít Nhật, không những nhân dân Đông Dương bị chúng áp bức bóc lột nặng nề mà anh chị em Hoa kiều và một số người Pháp ở Đông Dương cũng bị chúng hành hạ, bạc đãi. Để tăng thêm lực lượng chống Nhật ở Đông Dương, để mau chóng đánh đuổi phát xít Nhật- Pháp , dựng lên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Đảng cộng sản Đông Dương chủ trương vận động liên minh với những lực lượng chống Nhật của người ngoại quốc, thành lập mặt trận dân chủ thống nhất chống NHật ở Đông Dương. Đảng nêu rõ chủ trương: “ Hiện nay ở Đông Dương hoạ NHật Bản chung cho cả những người có xu hướng tự do, tiến bộ, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, giai cấp. Ai là người ngoại quốc sống trên đất Đông Dương muốn thoát khỏi bàn tay đẫm máu của giặc Nhật, hãy cùng nhân dân Đông Dương xếp thành mặt trận dân chủ chống Nhât ở Đông Dương lấy khẩu hiệu “Bình đẳng, tương trợ Việt Nam độc lập làm chốt. Nheng điều kiện liên minh ấy đã được hội nghị Ban Thường vụ Trung ương tháng 2- 1943 nêu rõ:

1/ Hành động thống nhất chống phát xít Nhật Pháp

2/ Đông Dương hoàn toàn độc lập

Nừu họ thừa nhận hai điều kiện đó, cùng ta chiến đấu chống phát xit Nhật thì sau cách mạng Đông Dương thành công, sẽ bảo đảm tính mệnh, tài sản của họ và cho họ được tự do lưu trú và sinh hoạt ở Đông Dương. Đảng ta chỉ rõ hai điều kiện trên không được nhận thì nhất định không thể có sự liên minh với họ được. Và những người Pháp Đơgôn ở Đông Dương can tâm làm nô lệ cho Phát xít Nhật, đồng thời thoả hiệp với đế quốc Pháp làm tay sai Nhật đàn áp cách mạng Đông Dương, giữ vững hậu phương Nhật, bóc lột tài sản của dân Đông Dương, cung cấp cho Nhật để được yên phận tôi đòi.

4.3 Cuộc vận động cách mạng trên mặt trận văn hoá tư tưởng

Cuộc CTTGII bùng nổ và với nhiều hệ quả của chính sách kinh tế của Nhật- Pháp đã làm cho đa số văn nghệ sĩ nước ta lúc bấy giờ vô cùng khó khăn. Cho nên hầu hết văn nghệ sĩ Việt Nam hoạt động hợp pháp lúc bấy giờ thấy mình bất lực, bế tắc. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có nhiều cây bút trẻ xuất hiện như : Nam Cao, Tô Hoài, Bùi Hiển, Nguyên Hồng…Họ đã biết nói đến đời sống, sự phá sản của người nông dân, người tiểu chủ nhưng vẫn chưa tìm được ánh sáng của tương lai.

Trong cuộc đấu tranh cách mạng sôi nổi của dân tộc, một vấn đề lớn cần phải đặt ra là phải giác ngộ những văn nghệ sĩ lầm đường, đánh thức tinh thần dân tộc vốn có của họ, chỉ cho họ con đường đi đúng đắn, đưa họ vào con đường đấu tranh cách mạng vĩ đại của dân tộc, đưa văn học nghệ thuật vào mặt trận đấu tranh cách mạng. Do đó, để thu hút lực lượng văn hoá yêu nước và tiến bộ vào con đường cách mạng, Đảng đã đề ra cho những người công tác văn hoá Việt Nam một phương hướng cách mạng rõ rệt. Bản đề cương về văn hoá của Đảng ra đời. Giữa lúc lớp văn nghệ sĩ trẻ tuổi đã nhìn thấy cơ ngơi phá sản của cả một thế hệ “ đàn anh” đang chờ đợi một ngọn đèn, một ánh sáng mới thì Đảng đã tới với họ, chỉ cho họ một đường đi, một lối thoát.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top