• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

HackerLungDanh

New member
Xu
0
Đề: Trong bài thơ "Một khúc ca xuân", nhà thơ Tố Hữu viết:

"Nếu là con chim, chiếc lá,
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả,
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?"

Cùng với quan niệm đó, Nguyễn Thành Long đã xây dựng thành công nhân vật anh thanh niên trong truyện "Lặng lẽ Sa Pa" (Ngữ văn 9 _ Tập 1). Từ vẻ đẹp của nhân vật này, em có suy nghĩ gì về lí tưởng sống của thanh niên hiện nay?
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

cucphuong

New member
Xu
0
GỢI Ý DÀN BÀI

Theo mình, chúng ta sẽ triển khai đề văn này theo 2 luận điểm chính:

1. Quan niệm về lý tưởng sống của thanh niên trong "Một khúc ca xuân" và "Lặng lẽ Sa Pa":

a) Trong "Một khúc ca xuân":

Bốn câu thơ là quan niệm về lý tưởng sống của Tố Hữu: sống yêu thương, sống dâng hiến, sống hết mình.

- 2 câu thơ đầu: Từ những hình ảnh rất gần gũi của cuộc sống ("con chim" và "chiếc lá"), qua cách nói giả định "nếu...thì...", Tố Hữu đã đưa ra một chân lý về lẽ sống ở đời. Con chim được sinh ra để mang đến cho đời tiếng hót, chiếc lá trên cành sở dĩ tồn tại để mang đến cho đời màu màu sắc xanh tươi. Cuộc sống tràn ngập âm thanh, tràn đầy màu xanh sức sống cũng bởi những con chim chiếc lá ấy. Vậy chân lý ở đây là gì? Đó chính là chân lý về trách nhiệm của vạn vật với cuộc sống. Tạo hóa đã sinh ra vạn vật, đồng thời cũng gán cho vạn vật trách nhiệm với chính cuộc sống ấy, chẳng thế mà con chim "phải hót", chiếc lá "phải xanh".

- 2 câu thơ sau: Chân lý về trách nhiệm của mỗi con người. Dù chỉ là những sinh vật nhỏ bé, nhưng đến con chim chiếc lá còn biết cống hiến, làm đẹp cho cuộc sống. Bản thân chúng ta là con người, chả lẽ "vay mà không có trả? Hạnh phúc là một điều kỳ diệu, ta chỉ nhận được khi biết cho đi. "Cho" và "nhận" cũng giống như cặp phạm trù "nhân", "quả" trong triết học. Trên đời này luôn có luật nhân quả, gieo gió thì gặp bão, nếu chúng ta biết yêu người thì cũng sẽ được yêu thương trở lại, khi chúng ta giúp người khác thì cũng chính là lúc chúng ta tự giúp mình. Khi chúng ta cho đi cũng chính là lúc chúng ta nhận lại, là lúc chúng ta tạo được những điều kỳ diệu nhất trong cuộc sống.

b) Trong "Lặng lẽ Sa Pa":

Từ quan niệm về sự cống hiến, hy sinh của mỗi con người trong cuộc đời, Nguyễn Thành Long đã xây dựng thành công nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa":

- Lặng lẽ cống hiến tuổi thanh xuân của mình, có những cống hiến quan trọng cho đất nước (yêu nghề, tinh thần trách nhiệm cao với công việc của mình)

- Đóng góp cho đời những phẩm chất đáng mến, làm cho cuộc đời thêm tươi đẹp

+ Hiếu khách, cởi mở, chân tình.

+ Khiêm tốn, thành thật.

( Có thể viết một cách khái quát về hình tượng anh thanh niên )

2. Lý tưởng sống của thanh niên hiện nay

- Sống có lý tưởng, hoàn thành trách nhiệm của mình với đất nước

+ Hoàn cảnh sống khó khăn, thanh niên gặp nhiều cám dỗ (....)

+ Vượt lên trên cám dỗ, sống có lý tưởng, có ước mơ, hoài bão, góp phần cho sự phát triển của đất nước.

- Nhiều tấm gương đã vượt qua khó khăn để thực hiện hoài bão, ước mơ của mình.

- Bên cạnh đó, vẫn còn một số cá nhân sống không có lý tưởng, mục đích, sống buông thả.

- Rút ra bài học bản thân: Là học sinh ngồi trên ghế nhà trường, bạn cần phải làm gì?

Các bạn có thể tham khảo một số bài viết trên diễn đàn.
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top