Hai Trieu Kr
Moderator
- Xu
- 28,899
Lý thuyết hoá học 12 bảo gồm nhiều dạng: lý thuyết đếm, chọn, tìm chất... Cần nắm vững các kiến thức cơ bản để xử lý câu hỏi hiệu quả nhất. Đại cương kim loại có thể coi là một phần quan trọng nên cần đặc biệt chú ý. Tính chất vật lí và hoá học nói chung của các kim loại.
Câu 1 ( sở GD&ĐT Ninh Bình - lần 1 - 2021 ): Cho các phát biểu sau:
(a) Điện phân dung dịch CuCl2 (điện cực trơ), thu được khí Cl2 ở catot.
(b) Cho CO dư qua hỗn hợp Fe2O3 và Al2O3 nung nóng, thu được Fe và Al
(c) Nhung thanh Zn vào dung dịch chứa CuSO4 và H2SO4, xuất hiện ăn mòn điện hóa
(d) Kim loại cứng nhất là Cr, kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag.
(e) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2, thu được chất rắn gồm Ag và AgCl
Số phát biểu đúng là
A. 3 B. 2. C. 4. D. 5.
Câu 2 ( THPT Chuyên Tuyên Quang - 2021 ): Cho dãy các kim loại Al, Ag, Zn, Cu, Fe, Mg. Số kim loại tác dụng được với dung dịch AgNO3 là
A. 5 B. 4 C. 2 D. 3
Câu 3 ( THPT Chuyên Tuyên Quang - 2021 ): Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho miếng thép vào dung dịch H2SO4 loãng.
(b) Cho Fe tác dụng với dung dịch FeCl3.
(c) Cho Zn tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 và CuSO4.
(d) Cho Fe tác dụng với dung dịch Cu(NO3)2.
(e) Cho Al và Mg tác dụng với khí Cl2 khô.
Số thí nghiệm có hiện tượng ăn mòn điện hóa là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 4 ( THPT Chuyên Bắc Giang - 2021 ): Tiến hành các thí nghiệm sau:
- TN1: Cho hơi nước đi qua ống đựng bột sắt nung nóng.
- TN2: Cho đinh sắt nguyên chất vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4.
- TN3: Cho từng giọt dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
- TN4: Để thanh thép ( hợp kim của sắt với cacbon) trong không khí ẩm.
- TN5: Nhúng lá kẽm nguyên chất vào dung dịch CuSO4.
Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa học là
A. 6. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 5 ( Chuyên Phan Ngọc Hiên - Cà Mau - 2021 ): Tiến hành các thí nghiệm sau:
a) Cho lá Cu vào dung dịch AgNO3.
b) Nhúng thanh đồng nguyên chất vào dung dịch FeCl3.
c) Cắt miếng sắt tây (sắt trang thiếc), để trong không khí ẩm.
d) Nhúng thanh kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4.
e) Quấn sợi dây đồng vào đinh sắt rồi nhúng vào cốc nước muối.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm chỉ xảy ra ăn mòn hóa học là
A. 2 B. 4. C. 1. D. 3
Câu 6 ( sở GD&ĐT Hưng Yên - lần 1 - 2021 ): Cho các phát biểu sau:
(a) Cho Mg tác dụng với dung dịch FeCl3 dư, thu được kim loại Fe
(b) Cho kim loại Ba tác dụng với dung dịch CuSO4 thu được kim loại Cu
(c) Cho AgNO3 dư tác dụng với dung dịch FeCl2 thu được kim loại Ag
(d) Để gang trong không khí ẩm lâu ngày có xảy ra ăn mòn điện hóa học
(e) Dùng bột lưu huỳnh để xử lí thủy ngân khi nhiệt kế bị vỡ
Số phát biểu đúng là
A. 2 B. 4 C. 3 D. 5
Câu 7 ( Chuyên Hùng Vương - Phú Thọ - lần 2 - 2021 ): Cho các phát biểu sau:
(a) Khi điện phân dung dịch CuSO4 (điện cực trơ), tại anot H2O bị khử tạo ra khí O2.
(b) Để lâu hợp kim gang, thép trong không khí ẩm thì Fe bị ăn mòn điện hóa học.
(c) Nguyên tắc điều chế kim loại là khử ion kim loại thành kim loại.
(d) Các kim loại có độ dẫn điện khác nhau do mật độ electron tự do của chúng không giống nhau.
(e) Thổi khí CO qua ống đựng FeO nung nóng ở nhiệt độ cao thu được đơn chất. Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.
Câu 8 ( sở GD&ĐT Lạng Sơn - lần 1 - 2021 ): Tiến hành các thí nghiệm sau
(a) Nhúng thanh đồng nguyên chất vào dung dịch FeCl3
(b) Cắt miếng sắt tây (sắt tráng thiếc), để trong không khí ẩm
(c) Nhúng thanh kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4
(d) Quấn sợi dây đồng vào đinh sắt rồi nhúng vào cốc nước muối
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa học là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 9 ( THPT Ngô Gia Tự - Bắc Ninh - lần 2 - 2021 ): Cho các phát biểu sau:
(1) Tất cả các nguyên tố kim loại đều là chất rắn ở điều kiện thường.
(2) Để xử lí thủy ngân bị rơi vãi người ta dùng bột lưu huỳnh.
(3) Tính dẫn điện của Ag > Cu > Au > Al > Fe.
(4) Cho Mg tác dụng với dung dịch FeCl3 dư thu được Fe.
(5). Khi cho Na dư vào dung dịch CuSO4 thấy có khí thoát ra, đồng thời thu được kết tủa màu
xanh.
Số phát biểu không đúng là:
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1
Câu 10 ( sở GD&ĐT Phú Thọ - đề 1 - lần 1 - 2021 ): Cho các phát biểu sau:
(1) Tất cả các nguyên tố kim loại đều là chất rắn ở điều kiện thường.
(2) Để xử lí thủy ngân bị rơi vãi người ta dùng bột lưu huỳnh.
(3) Tính dẫn điện của Ag > Cu > Au > Al > Fe.
(4) Cho Mg tác dụng với dung dịch FeCl3 dư thu được Fe.
(5). Khi cho Na dư vào dung dịch CuSO4 thấy có khí thoát ra, đồng thời thu được kết tủa màu
xanh.
Số phát biểu không đúng là:
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1
Câu 11 ( THPT Lê Quý Đôn - Hải Phòng - làn 1 - 2021 ): Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Nung hỗn hợp Fe và KNO3 trong khí trơ
(b) Cho luồng khí H2 đi qua bột CuO nung nóng. (c) Cho Na vào dung dịch CuSO4.
(d) Nhúng dây Ag vào dung dịch HNO3
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa kim loại là
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 12 ( THPT Thanh Chương 1 - Nghệ An - 2021 ): Cho các phản ứng hoá học sau đây :
(a) 3NaOH + H3PO4 → Na3PO4 + 3H2O.
(b) Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O.
(c) HCl + NaOH → NaCl + H2O.
(d) KOH + HNO3 → KNO3 + H2O.
Số phản ứng có phương trình ion rút gọn: H+ + OH- → H2O là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 13 ( Chuyên Gia Định - TP HCM - 2021 ): Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Điện phân NaCl nóng chảy.
(b) Điện phân dung dịch CuSO4 (điện cực trơ).
(c) Cho mẩu K vào dung dịch CuCl2.
(d) Cho Fe vào dung dịch CuSO4.
(e) Cho Ag vào dung dịch HCl.
(g) Cho Cu vào dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 và NaHSO4.
Số thí nghiệm thu được chất khí là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 14 ( THPT Mai Thúc Loan - Hà Tĩnh - 2021 ): Cho các phát biểu sau:
(a) Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ), thu được khí H2 ở catot.
(b) Cho CO dư qua hỗn hợp Al2O3 và CuO đun nóng, thu được Al và Cu.
(c) Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa CuSO4 và H2SO4, có xuất hiện ăn mòn điện hóa.
(d) Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg, kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
Câu 15 ( THPT Đào Duy Từ - Thanh Hóa - lần 2 - 2021 ): Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Nhúng thanh đồng nguyên chất vào dung dịch Fe(NO3)3.
(b) Tấm tôn (sắt tráng kẽm) bị trầy xước đến lớp sắt, để trong không khí ẩm.
(c) Nhúng thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4.
(d) Quấn sợi dây đồng vào thanh kẽm rồi nhúng vào cốc đựng dung dịch NaCl.
Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa học là
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Sưu tầm
Câu 1 ( sở GD&ĐT Ninh Bình - lần 1 - 2021 ): Cho các phát biểu sau:
(a) Điện phân dung dịch CuCl2 (điện cực trơ), thu được khí Cl2 ở catot.
(b) Cho CO dư qua hỗn hợp Fe2O3 và Al2O3 nung nóng, thu được Fe và Al
(c) Nhung thanh Zn vào dung dịch chứa CuSO4 và H2SO4, xuất hiện ăn mòn điện hóa
(d) Kim loại cứng nhất là Cr, kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag.
(e) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2, thu được chất rắn gồm Ag và AgCl
Số phát biểu đúng là
A. 3 B. 2. C. 4. D. 5.
Câu 2 ( THPT Chuyên Tuyên Quang - 2021 ): Cho dãy các kim loại Al, Ag, Zn, Cu, Fe, Mg. Số kim loại tác dụng được với dung dịch AgNO3 là
A. 5 B. 4 C. 2 D. 3
Câu 3 ( THPT Chuyên Tuyên Quang - 2021 ): Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho miếng thép vào dung dịch H2SO4 loãng.
(b) Cho Fe tác dụng với dung dịch FeCl3.
(c) Cho Zn tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 và CuSO4.
(d) Cho Fe tác dụng với dung dịch Cu(NO3)2.
(e) Cho Al và Mg tác dụng với khí Cl2 khô.
Số thí nghiệm có hiện tượng ăn mòn điện hóa là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 4 ( THPT Chuyên Bắc Giang - 2021 ): Tiến hành các thí nghiệm sau:
- TN1: Cho hơi nước đi qua ống đựng bột sắt nung nóng.
- TN2: Cho đinh sắt nguyên chất vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4.
- TN3: Cho từng giọt dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
- TN4: Để thanh thép ( hợp kim của sắt với cacbon) trong không khí ẩm.
- TN5: Nhúng lá kẽm nguyên chất vào dung dịch CuSO4.
Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa học là
A. 6. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 5 ( Chuyên Phan Ngọc Hiên - Cà Mau - 2021 ): Tiến hành các thí nghiệm sau:
a) Cho lá Cu vào dung dịch AgNO3.
b) Nhúng thanh đồng nguyên chất vào dung dịch FeCl3.
c) Cắt miếng sắt tây (sắt trang thiếc), để trong không khí ẩm.
d) Nhúng thanh kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4.
e) Quấn sợi dây đồng vào đinh sắt rồi nhúng vào cốc nước muối.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm chỉ xảy ra ăn mòn hóa học là
A. 2 B. 4. C. 1. D. 3
Câu 6 ( sở GD&ĐT Hưng Yên - lần 1 - 2021 ): Cho các phát biểu sau:
(a) Cho Mg tác dụng với dung dịch FeCl3 dư, thu được kim loại Fe
(b) Cho kim loại Ba tác dụng với dung dịch CuSO4 thu được kim loại Cu
(c) Cho AgNO3 dư tác dụng với dung dịch FeCl2 thu được kim loại Ag
(d) Để gang trong không khí ẩm lâu ngày có xảy ra ăn mòn điện hóa học
(e) Dùng bột lưu huỳnh để xử lí thủy ngân khi nhiệt kế bị vỡ
Số phát biểu đúng là
A. 2 B. 4 C. 3 D. 5
Câu 7 ( Chuyên Hùng Vương - Phú Thọ - lần 2 - 2021 ): Cho các phát biểu sau:
(a) Khi điện phân dung dịch CuSO4 (điện cực trơ), tại anot H2O bị khử tạo ra khí O2.
(b) Để lâu hợp kim gang, thép trong không khí ẩm thì Fe bị ăn mòn điện hóa học.
(c) Nguyên tắc điều chế kim loại là khử ion kim loại thành kim loại.
(d) Các kim loại có độ dẫn điện khác nhau do mật độ electron tự do của chúng không giống nhau.
(e) Thổi khí CO qua ống đựng FeO nung nóng ở nhiệt độ cao thu được đơn chất. Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.
Câu 8 ( sở GD&ĐT Lạng Sơn - lần 1 - 2021 ): Tiến hành các thí nghiệm sau
(a) Nhúng thanh đồng nguyên chất vào dung dịch FeCl3
(b) Cắt miếng sắt tây (sắt tráng thiếc), để trong không khí ẩm
(c) Nhúng thanh kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4
(d) Quấn sợi dây đồng vào đinh sắt rồi nhúng vào cốc nước muối
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa học là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 9 ( THPT Ngô Gia Tự - Bắc Ninh - lần 2 - 2021 ): Cho các phát biểu sau:
(1) Tất cả các nguyên tố kim loại đều là chất rắn ở điều kiện thường.
(2) Để xử lí thủy ngân bị rơi vãi người ta dùng bột lưu huỳnh.
(3) Tính dẫn điện của Ag > Cu > Au > Al > Fe.
(4) Cho Mg tác dụng với dung dịch FeCl3 dư thu được Fe.
(5). Khi cho Na dư vào dung dịch CuSO4 thấy có khí thoát ra, đồng thời thu được kết tủa màu
xanh.
Số phát biểu không đúng là:
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1
Câu 10 ( sở GD&ĐT Phú Thọ - đề 1 - lần 1 - 2021 ): Cho các phát biểu sau:
(1) Tất cả các nguyên tố kim loại đều là chất rắn ở điều kiện thường.
(2) Để xử lí thủy ngân bị rơi vãi người ta dùng bột lưu huỳnh.
(3) Tính dẫn điện của Ag > Cu > Au > Al > Fe.
(4) Cho Mg tác dụng với dung dịch FeCl3 dư thu được Fe.
(5). Khi cho Na dư vào dung dịch CuSO4 thấy có khí thoát ra, đồng thời thu được kết tủa màu
xanh.
Số phát biểu không đúng là:
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1
Câu 11 ( THPT Lê Quý Đôn - Hải Phòng - làn 1 - 2021 ): Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Nung hỗn hợp Fe và KNO3 trong khí trơ
(b) Cho luồng khí H2 đi qua bột CuO nung nóng. (c) Cho Na vào dung dịch CuSO4.
(d) Nhúng dây Ag vào dung dịch HNO3
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa kim loại là
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 12 ( THPT Thanh Chương 1 - Nghệ An - 2021 ): Cho các phản ứng hoá học sau đây :
(a) 3NaOH + H3PO4 → Na3PO4 + 3H2O.
(b) Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O.
(c) HCl + NaOH → NaCl + H2O.
(d) KOH + HNO3 → KNO3 + H2O.
Số phản ứng có phương trình ion rút gọn: H+ + OH- → H2O là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 13 ( Chuyên Gia Định - TP HCM - 2021 ): Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Điện phân NaCl nóng chảy.
(b) Điện phân dung dịch CuSO4 (điện cực trơ).
(c) Cho mẩu K vào dung dịch CuCl2.
(d) Cho Fe vào dung dịch CuSO4.
(e) Cho Ag vào dung dịch HCl.
(g) Cho Cu vào dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 và NaHSO4.
Số thí nghiệm thu được chất khí là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 14 ( THPT Mai Thúc Loan - Hà Tĩnh - 2021 ): Cho các phát biểu sau:
(a) Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ), thu được khí H2 ở catot.
(b) Cho CO dư qua hỗn hợp Al2O3 và CuO đun nóng, thu được Al và Cu.
(c) Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa CuSO4 và H2SO4, có xuất hiện ăn mòn điện hóa.
(d) Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg, kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
Câu 15 ( THPT Đào Duy Từ - Thanh Hóa - lần 2 - 2021 ): Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Nhúng thanh đồng nguyên chất vào dung dịch Fe(NO3)3.
(b) Tấm tôn (sắt tráng kẽm) bị trầy xước đến lớp sắt, để trong không khí ẩm.
(c) Nhúng thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4.
(d) Quấn sợi dây đồng vào thanh kẽm rồi nhúng vào cốc đựng dung dịch NaCl.
Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa học là
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Sưu tầm