Lý luận nhận thức duy vật biện chứng là một bộ phận của chủ nghĩa duy vật biện chứng; là khoa học nghiên cứu bản chất, quy luật, hình thức, phương pháp của nhận thức v.v để từ đó giải quyết mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học- liệu con người có khả năng nhận thức được bản chất của thế giới hay không?
1. Những nguyên tắc cơ bản để xây dựng lý luận nhận thức duy vật biện chứng
a. Thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất đối với ý thức; nhận thức có nguồn gốc từ thế giới vật chất, trong đó cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất là thực tiễn. Con người là chủ thể của nhận thức bởi nó là chủ thể trong hoạt động thực tiễn của mình.
b. Thừa nhận khả năng nhận thức thế giới của con người.
Nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan tích cực, chủ động và sáng tạo; về nguyên tắc, không có cái gì là không thể biết mà chỉ là chưa nhận biết được mà thôi.
Dựa vào những nguyên tắc cơ bản trên đây, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định, nhận thức, dựa trên cơ sở thực tiễn- là quá trình phản ánh tích cực, chủ động và sáng tạo hiện thực khách quan vào não người.
2. Thực tiễn, nhận thức và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
a. Thực tiễn và các hình thức cơ bản của thực tiễn
Nếu Cantơ (1724-1804, Đức) coi ba yếu tố nhận thức (tôi có thể biết gì?), đạo đức (tôi cần phải làm gì?) và cái đẹp (tôi có thể hy vọng vào cái gì?) là cầu nối giữa tư duy con người với thế giới xung quanh, thì triết học của chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng thực tiễn là cầu nối đó và đó cũng là cách nhận thức về vai trò của thực tiễn với tư cách là điểm xuất phát của quan niệm duy vật về lịch sử và cũng là điểm xuất phát của lý luận nhận thức duy vật biện chứng.
Thực tiễn là gì? Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử-xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội. Thực tiễn là hoạt động khi con người sử dụng công cụ tác động vào đối tượng vật chất làm cho đối tượng đó thay đổi theo mục đích của mình. Là hoạt động đặc trưng của bản chất con người, thực tiễn không ngừng phát triển bởi các thế hệ của loài người qua các quá trình lịch sử. Như vậy, thực tiễn có ba đặc trưng là hoạt động vật chất cảm tính, lịch sử-tự nhiên và tính mục đích.
Các hình thức của thực tiễn. Thực tiễn bao gồm những hình thức hoạt động khác nhau của xã hội như
1) Hoạt động sản xuất vật chất là hình thức cơ bản, quan trọng nhất của thực tiễn. Lao động là cơ sở vật chất cho các loại hoạt động khác của con người; là hoạt động đã đưa con người từ trạng thái thú vật lên trạng thái con người, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của con người nói riêng và xã hội loài người nói chung
2) Hoạt động cải tạo xã hội (chính trị-xã hội) là hoạt động nhằm cải tạo hiện thực xã hội, cải biến những quan hệ xã hội nên có tác dụng trực tiếp đối với sự phát triển xã hội, đặc biệt là thực tiễn cách mạng xã hội
3) Hoạt động thực nghiệm là hình thức đặc biệt của thực tiễn. Thực nghiệm bao gồm thực nghiệm sản xuất, thực nghiệm khoa học và thực nghiệm xã hội được tiến hành trong điều kiện nhân tạo nhằm rút ngắn thời gian của các quá trình biến đổi để dựa trên cơ sở đó nhận thức thế giới, chứng minh tính chân thực của nhận thức. Những hình thức này của thực nghiệm cũng làm biến đổi giới tự nhiên và xã hội
4) Các hoạt động thực tiễn không cơ bản như giáo dục, nghệ thuật, pháp luật, đạo đức v.v được mở rộng và có vai trò ngày càng tăng đối với sự phát triển của xã hội do đời sống xã hội ngày càng phát triển, ngày càng thêm đa dạng. Trong đó, hoạt động sản xuất vật chất quy định các hình thức còn lại của thực tiễn và đến lượt mình, các hình thức đó tác động ngược trở lại hoạt động sản xuất vật chất.
---
còn nữa
1. Những nguyên tắc cơ bản để xây dựng lý luận nhận thức duy vật biện chứng
a. Thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất đối với ý thức; nhận thức có nguồn gốc từ thế giới vật chất, trong đó cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất là thực tiễn. Con người là chủ thể của nhận thức bởi nó là chủ thể trong hoạt động thực tiễn của mình.
b. Thừa nhận khả năng nhận thức thế giới của con người.
Nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan tích cực, chủ động và sáng tạo; về nguyên tắc, không có cái gì là không thể biết mà chỉ là chưa nhận biết được mà thôi.
Dựa vào những nguyên tắc cơ bản trên đây, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định, nhận thức, dựa trên cơ sở thực tiễn- là quá trình phản ánh tích cực, chủ động và sáng tạo hiện thực khách quan vào não người.
2. Thực tiễn, nhận thức và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
a. Thực tiễn và các hình thức cơ bản của thực tiễn
Nếu Cantơ (1724-1804, Đức) coi ba yếu tố nhận thức (tôi có thể biết gì?), đạo đức (tôi cần phải làm gì?) và cái đẹp (tôi có thể hy vọng vào cái gì?) là cầu nối giữa tư duy con người với thế giới xung quanh, thì triết học của chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng thực tiễn là cầu nối đó và đó cũng là cách nhận thức về vai trò của thực tiễn với tư cách là điểm xuất phát của quan niệm duy vật về lịch sử và cũng là điểm xuất phát của lý luận nhận thức duy vật biện chứng.
Thực tiễn là gì? Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử-xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội. Thực tiễn là hoạt động khi con người sử dụng công cụ tác động vào đối tượng vật chất làm cho đối tượng đó thay đổi theo mục đích của mình. Là hoạt động đặc trưng của bản chất con người, thực tiễn không ngừng phát triển bởi các thế hệ của loài người qua các quá trình lịch sử. Như vậy, thực tiễn có ba đặc trưng là hoạt động vật chất cảm tính, lịch sử-tự nhiên và tính mục đích.
Các hình thức của thực tiễn. Thực tiễn bao gồm những hình thức hoạt động khác nhau của xã hội như
1) Hoạt động sản xuất vật chất là hình thức cơ bản, quan trọng nhất của thực tiễn. Lao động là cơ sở vật chất cho các loại hoạt động khác của con người; là hoạt động đã đưa con người từ trạng thái thú vật lên trạng thái con người, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của con người nói riêng và xã hội loài người nói chung
2) Hoạt động cải tạo xã hội (chính trị-xã hội) là hoạt động nhằm cải tạo hiện thực xã hội, cải biến những quan hệ xã hội nên có tác dụng trực tiếp đối với sự phát triển xã hội, đặc biệt là thực tiễn cách mạng xã hội
3) Hoạt động thực nghiệm là hình thức đặc biệt của thực tiễn. Thực nghiệm bao gồm thực nghiệm sản xuất, thực nghiệm khoa học và thực nghiệm xã hội được tiến hành trong điều kiện nhân tạo nhằm rút ngắn thời gian của các quá trình biến đổi để dựa trên cơ sở đó nhận thức thế giới, chứng minh tính chân thực của nhận thức. Những hình thức này của thực nghiệm cũng làm biến đổi giới tự nhiên và xã hội
4) Các hoạt động thực tiễn không cơ bản như giáo dục, nghệ thuật, pháp luật, đạo đức v.v được mở rộng và có vai trò ngày càng tăng đối với sự phát triển của xã hội do đời sống xã hội ngày càng phát triển, ngày càng thêm đa dạng. Trong đó, hoạt động sản xuất vật chất quy định các hình thức còn lại của thực tiễn và đến lượt mình, các hình thức đó tác động ngược trở lại hoạt động sản xuất vật chất.
---
còn nữa