• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Lý giải tình trạng sự tồn tại lâu dài của chế độ phong kiến phân quyền ở đức và ý ( italia)

Trang Dimple

New member
Xu
38


LÝ GIẢI TÌNH TRẠNG SỰ TỒN TẠI LÂU DÀI CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN PHÂN QUYỀN Ở ĐỨC VÀ Ý ( ITALIA)


Theo cách quan niệm lịch sử tiến hoá nhân loại qua năm phương thức sản xuất, ta hiểu phong kiến là hình thái kinh tế- xã hội tiếp theo sau chế độ cộng sản nguyên thuỷ và chiếm hữu nô lệ. Chế độ phong kiến có hai thời kỳ: phong kiến phân tán và phong kiến tập trung. Phong kiến phân tán được đặc trưng bằng sự tồn tại của những lãnh ấp, thường là kết quả của việc tan rã đế chế nô lệ, một hình thức đế chế thường tồn tại không lâu cuối chế độ chiếm hữu nô lệ. Trong các lãnh ấp ngự trị quan hệ lãnh chúa- nông nô; trong thể chế đó có ba nhân vật thống trị tiêu biểu: lãnh chúa, người hiệp sĩ cầm gươm và người tu sĩ nắm tôn giáo bảo vệ cho lãnh chúa. Lãnh ấp thuộc quyền sở hữu của lãnh chúa nên về kinh tế, chính trị, tư pháp, đất nước chia cắt thành từng vùng, không thống nhất thành có chính quyền chung, thị trường chung. Phong kiến tập trung thay thế và xoá bỏ tình trạng phân tán, cát cứ như vậy. Tình trạng tập trung là kết quả của việc liên minh giữa hoàng quyền- một lãnh chúa có thế lực nhất được công nhận là vua của các lãnh chúa- với giai cấp tư sản, một lực lượng xã hội mới lớn dần lên ở các đô thị (bourg) ngoài phạm vi quyền lực của lãnh chúa. Với chế độ phong kiến tập trung lãnh thổ được thống nhất và bắt đầu địa vực hoá, tức là chia ra châu, quận, tỉnh, huyện… quốc gia dân tộc ra đời với một nhà nước trung ương có thực quyền với các địa phương. Với sự tập trung như vậy cũng phát triển sự giao lưu làm xuất hiện thị trường chung, tạo ra khả năng phát triển lên chủ nghĩa tư bản. Trong xã hội phong kiến tập trung tuy thế lực thống trị thuộc về hoàng đế và các vị vương hầu của triều đình nhưng các nhân vật tư sản ở đô thị như các nhà buôn, các chủ xưởng, các nhà trí thức tự do… đã có một vai trò xã hội và kinh tế rất lớn. Tất cả các nước đều nhanh chóng phát triển từ thời kì Phong kiến Phân quyền lên chế độ phong kiến trung ương Tập quyền rất sớm nhưng riêng Đức Và Ý chế độ phong kiến phân quyền cát cứ lại tồn tại rất lâu và dai dẳng. Vậy nguyên nhân nào khiến chế độ phong kiến phân quyền cát cứ lại tồn tại lâu dài ở Đức và Ý ( Italia)?

1 . Nguyên nhân chế độ phong kiến phân quyền tồn tai lâu dài ở Đức

Sau khi tách khỏi đế quốc Ca-rô-lanh- giêng ( hay Sac Lơ Man Nhơ), vương quốc Đức ( tức vương quốc Đông – Phơ –Răng) tiếp tục quá trình phong kiến hóa và trở thành một quốc gia phong kiến phân tán. Vương quốc lúc đầu gồm 4 vương quốc: Sa-va-ben ( gồm 2 bộ tộc A- lơ-mam và Xu-e- vơ hợp lại, Ba –y- éc, Phơ răng, Li- tu-a-ran-ken, Dắc-xen và những khu biên phòng, những lãnh địa giáo hội. Về sau vương quốc Đức sáp nhập thêm công quốc Lô-ta-ranh-di), vương quốc Buốc-gông- đơ, vương quốc Lôm bác- đi ( Bắc ý) và vương quốc biển Quốc Tiệp.

Triều đại Ca-rô-vanh-giêng ở Đức tồn tại từ năm 843 ( năm phân chia đế quốc Ca-rô-lanh- giêng) đến năm 911 thì kết thúc. Sau thời kì này chế độ bầu cử ngôi vua được tiến hành ở Đức và nhiều triều đại đã thay thế nhau nắm chính quyền ( như triều đại Dắc –xen, Phơ- ran-ken, Ven – Phơ, Hôn-hen-sơ-tau-phen, Lúc – xăm- bua, Háp-xbua).

Cũng như hoàng đế Sác –lơ- mam-nhơ trước kia bị mê hoạc bởi cái ảo tưởng phục hồi đế quốc La- Mã., năm 692 vua Ốt-tô I vĩ đại của triều đại Dắc-xen đã kéo quân sang chinh phục Bắc Ý và làm lễ gia miện lên ngôi hoàng đế ở La Mã thành lập đế quốc La Mã thần thánh Giéc –ma-ni ( gọi tắt là đế quốc thần thánh ) thay thế cho đế quốc Ca-rô-lanh- giêng đã kết thúc từ cuối thế kỉ IX.

Nửa sau thế kỉ XII do yêu cầu đẩy mạnh quá trình phong kiến hóa, cho nên bọn quý tộc phong kiến đã tập trung lực lượng dưới quyền chỉ huy của hoàng đế, đề cao quyền lực cho hoàng đế Phoi-Ri- Đơ- Rích I Râu hung thuộc triều Hô-hen-sơ-tau-phen. Thời kì này là thời kì hùng cường nhất của đế quốc thần thánh. Hoàng đế đức thể theo nguyện vọng của bọn kị sỹ phong kiến Đức, nhiều lần mang quân sang chinh phục và cướp bóc các thành thị giàu có ở Bắc Ý liên minh với giáo hoàng đã nhiều lần đánh bại hoàng đế Đức.

Hoàng đế Đức và giáo hoàng La Mã đều muốn thống trị Ý và toàn bộ Châu Âu ( đế quốc thế giới) cho nên đã đấu tranh kịch liệt với nhau trong xuất 3 thế kỉ ( XI- XIII). Cuộc đấu tranh này tuy có lúc diễn ra, lúc ngừng, song không bên nào đánh bại được bên nào, bởi vì 2 bên đều xuất phát từ một ảo tưởng không thể thực hiện được là thống nhất toàn thế giới trên cơ sở phong kiến ( thế tục hay tôn giáo.) Các cuộc chiến tranh giữa giáo hoàng và hoàng đế chỉ làm cho nước Đức và nước Ý bị tàn phá và chế độ phong kiến phong kiến phân tán ở Đức và Ý được củng cố thêm mà thôi.

So với Anh và Pháp ở nước Đức quá trình phong kiến hóa diễn ra rất chậm chạp. Mãi đến đầu thế kỉ X, sở hữu ruộng đất công xã vẫn còn khá mạnh, số nông dân tự do trong công xã Mác-Khơ vẫn còn nhiều.

Về mặt nhà nước, ở Đức mãi thế kỉ XI vẫn chưa đủ điều kiện xã hội và nhà nước để xây dựng kinh tế trung ương tập quyền vững mạnh. Bọn chúa phong kiến chỉ ủng hộ vương quyền khi nào có lợi cho chúng ( Nông nô hóa nông dân, xâm lược các đất đai lân cận). Bọn chúa phong kiến Đức rất chú trọng tới việc chú trọng tới việc xâm lược đất đai xung quanh để thỏa mãn yêu cầu ruộng đất và của cải.

Đầu thế kỉ XI các hoàng đế và chúa phong kiến Đức đã thất bại trong âm mưa xâm chiếm Nam Ý và Hung – ga-ri. Các bộ lạc người Xla-vơ cũng dần dần thoát khỏi ách thống trị trực tiếp của bọn chúa phong kiến Đức. Mặt khác trông cuộc đấu tranh chống Giáo hooang, các Hoàng đế Đức chịu thất bại nhục nhã. Hăng-ri IV (1056-1106) không những không bắt được Giáo hoàng phụ thuộc mình mà còn phải chịu nhục trước Giáo hoàng để khỏi bị khiai trừ giáo tịch. Sự thất bại của các hoàng đế Đức trong chính sách xâm lược các nước lân cận và âm mưa khuất phục giáo Hoàng đã tạo điều kiện cho bọn chúa đất phong kiến thế tục và giáo hội lớn mạnh lên. Nhờ cướp đoạt được nhiều của cải và đất đai chúng đã đặt cơ sở cho việc hình thành những công quốc, hầu quốc độc lập với chính quyền trung ương, sự tồn tại lâu dài của chế độ phong kiến phân quyền cát cứ ở Đức.

* Để minh chứng rõ hơn về vấn để này chúng ta tìm hiểu các cuộc xâm lược để mở rộng đất đai của các hoàng đế và bọn chúa đất phong kiến:

Các hoàng đế Đức có tham vọng thống trị toàn Tấy Âu để cướp đoạt đất đai và của cải. Nước Ý phân tán về chính trị , giàu có về kinh tế trở thành mục tiêu xâm lược trước hết của các hoàng đế Đức. Từ nửa thế kỉ XII Fre-đơ-rich I- Râu hung (1152-1190) cuat họ Hô-hen-xtau-fen tiến hành xâm lược các thành thih ở xứ Lông- Bắc –đi ( Bắc ý). Lúc này các thành thị độc lập, đối với hành động xâm lược của Fre-đơ- rich I. Các thành thị Bắc ý kiên quyết chống lại trong cuộc đấu tranh chống hoàng đế Đức và được giáo hoàng A-lếc-xăng- đơ II ủng hộ ( Vì giáo hoàng sợ hoàng đế Đức chiếm được các thành thị ở Bắc Ý sẽ dòm ngó lãnh địa của mình.) . Năm 1162 Fre – đơ- rich I vây hãm Mi –lăng ( Một trong những thành thị giàu có ở Bắc Ý) đã vấp phải sự chống cự quyết liệt của cư dân thành thị ( chủ yếu là tầng lớp thị dân nghèo) Nhưng vì bị vây hãm lâu ngày, hết lương Mi-lăng phải đầu hàng. Sau khi hạ đươc Mi-lăng Fre- đơ- Rich I đã phá hoại toàn bộ thành thị giàu có này để khủng bố tinh thần các thành thị ở Bắc Ý. Hành động rã man đó đã làm cho các thành thị Bắc Ý đoàn kết lại với nhau “ Đông minh Lông- bác- đi” của các thành thị đã được thành lập để chống lai Fre- đơ –rích I. Cuối cùng năm 1176 “ đồng minh Lông- bác –đi đã đánh bại được Fre-đơ-rich I. Do sự ủng hộ của các thành thị Bắc Ý nên Giáo hoàng trở thành kẻ chiến thắng. Giáo hoàng bắt Fre-đơ- rich I phải hôn chân mình mới phục hồi giáo tịch cho.

Đồng thời với cuộc xâm lược của Fre- đơ-rich I ở Bắc Ý các chúa phong kiến Đức cũng tổ chức “ Thập tự viễn chinh chống người Xla- vơ” Công tước xứ Bay- ơn và Tơ –ton và Hăng Ri sư tử đã đóng vai trò tích cực nhất trong việc xâm lược đất đai của người Xla- vơ ở ven biển Ban tích. Hăng -Ri sư tử và các chư hầu khác đã chiếm được một số đất đai của người Xla- vơ.

Đến đầu thế kỉ XII cuộc chiến tranh xâm lược của bọn chúa phong kiến Đức đối với cư dân Xla –vơ lại tiếp tục với sự cổ vũ của Giáo hoàng I-nô-xăng III. Trong cuộc “thập tự viễn Chinh” này giáo hoàng đã sử dụng 2 đoàn kị sĩ Bảo Kiếm và Tơ- ton. Sau nhiều năm bọn chúa phong kiên Đức đã chinh phục được đất phổ. E- xto-ni...

Đối với những đất đai mới chinh phục được bọn chúa phong kiến Đức đã thành lập các thành thị mới và đưa dân Đức đến ở. Cư dân địa phương thì bị cưỡng bức theo cơ đốc giáo và bị nông nô hóa. Những trang viên của Kị sỹ được thành lập và sử dụng sức lao động của nông nô để kinh doanh.

*Tác động của các cuộc xâm lược đất đai của các hoàng đế và bọn chúa phong kiến Đức

Trên cơ sở đó từ thế kỉ XII- XIII thành thị ở Đức đã bắt đầu xuất hiện do sự phát triển của thủ công và thương nghiệp. Đặc biệt là sau khi xâm lược đất đai ở ven biển ban tích bọn chúa đất phong kiến Đức đã thành lập rất nhiều thành thị ( Lu bếch, Hăm bua, Rô- xtoc…) Một số thành thị đã trở thành trung tâm sản xuất thủ công nghiệp, sản phẩm của nó được đưa đi tiêu thụ ở thị trường xa. Trong các thành thị hội buôn phường hội thủ công đã xuất hiện. Tuy vậy các thành thị Đều thuộc sự quản hạt của các chúa phong kiến, nên các thành thị ít liên kết được với nhau- đây cũng chính là cơ sở vững chắc cho sự tồn tại của sự phân tán lâu dài.

Cũng do sự phát triển của hàng hóa trong nông thôn cũng có những biến đổi quan trọng. Một số lãnh chúa thấy lối bóc lột lao dịch không có lợi nên đã bắt đầu thu tô tiền. Tô tiền xuất hiện đã làm cho một số nông dân mất ruộng đất, phải bỏ vào thành thị và hoặc bị cưỡng bức đi đến những vùng đất đai mới bị chinh phục. Ngược lại ở những vùng mới bị chinh phục bọn chúa phong kiến nông nô hóa cư dân bị chinh phục và cả cư dân Đức bi di cư đến. Ở những nơi này chế độ lao dịch và tô hiện vật tồn tại và phát triển. Nông nô bị bóc lột nặng nề đã liên tiếp nổi dậy chống bọn chúa phong kiến. Họ đấu tranh chống lao dịch, chống giáo hội thu 1/10 thuế, đánh giết bọn lãnh chúa. Điển hình là cuộc khởi nghĩa nông dân vùng An-zát-xơ. Nông dân đã đánh đuổi Hăng-ri V (1106-1125) và bắt lão ta. Các cuộc đấu tranh liên tục của nông dân tuy cuối cùng đêu bị thất bại, nhưng đã làm cho bọn chúa đất phần nào nới tay bóc lột nông dân.

Việc chinh phục đất đai mới và sự phát triển của kinh tế hàng hóa đã làm tăng thế lực bọn chúa phong kiến lớn, bọn chúng là những chư hầu địa phương. Các chư hầu về danh nghĩa thì suy tôn hoàng đế nhưng thực tế chúng có quyền tưu pháp, đúc tiền và thu thuế trong phạm vị lãnh địa của mình. Chư hầu nắm được cả thành thị và thao túng luôn cả việc buôn bán trong lãnh địa của mình. Sự lớn mạnh của chính quyền trung ương thống nhất không thể hình thành được chính quyền hoàng đế suy yếu. Đặc biết đờ Fre-đơ- rich II (1220-1250) họ Hô-hen-xtau-fen địa vị thống trị của chư hầu lên cao hơn nữa. Fre-đơ-rich II là hoàng đế Đức đồng thời là vua Xi- xin, Ông chỉ chú trọng lãnh địa của mình ở XI-xin và xâm chiếm Bắc và Trung Ý. Công việc ở Đức, ông ta phó mặc cho chư hầu, sau khi Fre-đơ-rich II chết, nước Đức bước vào thời kì không vua (1254-1273) và bị các chư hầu chia cắt. Các nước chư hầu độc lập về kinh tế chính Trị đã ra đời.

Thế lực chư hầu lớn mạnh nhưng chúng không phế hẳn hoàng đế vì chúng cho rằng chính quyền hoàng đế có tác dụng trong việc trấn áp khởi nghĩa của nhân dân, lấn át thế lực thị dân, kị sỹ và xâm lược đất đai xung quanh. Vì vậy sau 20 năm nước Đức không có hoàng đế chư hầu đã cử Ru đôn ( 1273-1291) họ Háp- Xbua là một chư hầu thế lực không lớn lắm lên làm vua. Các hoàng đế Đức thường triệu tập đại hội đại biểu toàn quốc ( quốc hội của đế quốc) . Đại biểu các thành thị cũng được tham gia đại hội với chư hầu cũng như hoàng đế quyền hành của quốc hội đế quốc rất hạn chế không có cơ quan lập pháp, tòa án và cơ quan tìa chính riêng. Trong mỗi nước chư hầu có quốc hội riêng, quốc hội của nước chư hầu cũng giống như cơ quan đại biểu đẳng cấp của các nước Tây Âu đương đại. Nó là cơ quan phục vụ hoàn toàn lợi ích cho chư hầu. Tác dụng của thành thị trong các nước chư hầu rất ít. Trong các chư hầu có một số chư hầu lớn có quyền bầu cử hoàng đế được gọi lad “ Tuyển hầu” chỉ chư hầu nào không hạn chế được quyền độc lập chính trị của các tuyển hầu thì mới được hội nghị các tuyển hầu bầu cử làm hoàng đế. Nếu sau khi được bầu làm hoàng đế có mưa đồ tăng cường thế lực của mình thì lập tức các “tuyển hầu” đánh đổ. Quyền hành của của chư hầu đã được xác nhận trong “ đạo chiếu vàng” do Sác-lơ IV (1347-1378) ban bố : thừa nhận chư hầu có toàn quyền về các mặt tư Pháp, thu thuế, đúc tiền khai thác hầm mỏ trong nước mình . Đạo chiếu vàng chính thức thừa nhận quyền bầu cử hoàng đế của 7 tuyển hầu. Tuyển hầu cùng hoàng đế bàn bạc và giải quyết các công việc quan trọng. Đạo chiếu vàng còn cho phép các chư hầu khai chiến với nhau. Chỉ cấm ngặt các binh thần không được đánh phong chủ trực tiếp của mình. Trên thực tế “Đạo chiếu vàng và căn cứ Pháp luật xác định cục diện cát cứ của nước Đức. Như vậy ta có thế thấy vương quyền của các hoàng đế Đức rất yếu, thế lực chư hầu rất lớn mạnh và chi phối hoàng đế.

Như vậy chúng ta có thể kết luận nguyên nhân của sự tồn tại lâu dài của chế độ phong kiến phân quyền cát cứ ở Đức là do nước Đức không có yêu cầu thồng hoàng hơn là tập trung lực lượng đấu tranh với các quý tộc phong kiến chư hầu trong khi các thế lực chư hầu ngày càng lớn mạnh và chi phối hoàng đế. nhất thị trường trong nước, thành thị buôn bán với bên ngoài nhiều hơn trong nước do đó thị dân không tích cực ủng hộ hoàng đế thống nhất nước Đức và hoàng đế cũng quan tâm đến việc cướp bóc các thành thị ở Ý và xung đột với giáo.

2. Nguyên nhân sự tồn tại lâu dài của chế độ phong kiến phân quyền cát cứ ở Ý ( Italia)

Bán đảo Ý gồm có 2 quốc gia có số mệnh lịch sử khác hẳn nhau vương quốc Lôm bắc đi –a ( bắc và trung Ý ) và vương quốc Hai-xi-li-a hay Na-pô-li ( ở Nam Ý hay đảo Xi-xi-li-a ). Vương quốc Lôm – bắc –đi –a tách từ quốc gia Lô tê-rơ của đế quóc Sác –lơ- man-nhơ ra. Vương quốc này chỉ giữ độc lập trong một thời gian ngắn ( từ năm 855-962) sau đó trở thành một bộ phận của Đế quốc Đức. Hoàng đế Đức đồng thời là vua ý. Vương quốc Lôm-bác-đi-a không phải là một quốc gia thống nhất mà bao gồm rất nhiều công quốc phong kiến, quốc gia thành thị và lãnh địa giáo hội, trong đó lớn nhất là khu giáo hoàng.

Do hậu quả của sự phát triển đặc biệt của thành thị Ý và do sự xâm lược của nước ngoài và do sự hình thành nước Giáo hoàng Ý không thể trở thành một quốc gia thống nhất, toàn Ý Không có chính quyền trung ương. Nước Ý bị chia ra làm ba bộ phận : Bắc Ý, gồm một số thành thị độc lập; Trung Ý là lãnh địa của giáo hoàng ; nam Ý và Xi-xin thành một vương quốc dưới sự thống trị của người Nooc- măng. Ba bộ phận của nước Ý phát triển theo xu hướng riêng, thường cạnh tranh nhau, thậm chí đã diễn ra những cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn.

Vậy nguyên nhân của sự phân liệt về chính trị và sự tồn tại lâu dài của chế đọ phong kiến phân quyền, Ý không hình thành một thị trường thống nhất là gì ?

Các quốc gia thành thị bắc- Trung Ý đứng đầu là bọn quý tộc thành thị ( lái buôn, chủ công trường thủ công, chủ ngân hàng) đã cạnh tranh với nhau về tranh để tranh giành thị trường ngoài nước ( phương Đông và Tây Âu).

Mâu thuẫn giữa các quốc gia thành thị đã đưa đến những cuộc xung đột vũ trang rất tàn khốc. Bọn thống trị quốc gia thành thị đã xây dựng hạm đội, thành lập quân đội đánh thuê để gây chiến với nhau. Cuộc đấu tranh giữa Vơ-ni- zơ và jen- nơ là tàn khốc nhất trong các cuộc đấu tranh giành giật thị trường ngoài nước của các thành thị bắc và Trung Ý.

Chính sách duy trì tình trạng cát cứ của các giáo hoàng và những cuộc viễn chinh xâm lược của bọn phong kiến nước ngoài ( nhất là của hoàng đế Đức) làm cho Nam Ý và Xi-xin không thể thống nhất với các miền khác của nước Ý.

Vì quyền lợi ích kỉ, bọn chúa phong kiến giáo hoàng và bọn cầm đầu các quốc gia thành thị không thiết tha đến sự nghiệp thống nhất Ý, nhưng thống nhất đất nước là nguyện vọng chung của quần chúng nhân dân. Vì vậy cuộc khởi nghĩa của cư dân La mã 1317 đã đề ra chủ chương thống nhất đất đai Ý nhưng bọn cầm đầu thành thị Ý sợ mất quyền lợi độc lập chính trị và kinh tế của mình không dám liên hiệp với La mã . Do đó cuộc khởi nghĩa của cư dân La mã và mưu đồ thống nhất toàn Ý của nó đã thất bại.

Để đối phó với các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Lao Động ở các quốc gia thành thị Ý lần lượt thành lập chế độ độc tài chuyên chế thế tập do bọn chủ ngân hàng, bọn cầm đầu quân đội.. làm thủ lĩnh. Chế độ độc tài chuyên chế thế tập xuất hiện làm cho sự phân liệt về kinh tế chính trị tăng lên. Để có đủ lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa và cạnh tranh bởi các thành thị khác, các thủ lĩnh độc tài tăng thêm thuế má làm cho đời sống của quần chúng nhân dân lao động thành thị và nông thôn bần cùng hóa. Những mầm mống tư bản chủ nghĩa tuy đã nẩy mầm nhưng không có nhân tố tích cực bảo vệ lên không phát triển lên được. Mặt khác tình hình quốc tế cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế Ý. Trước hết là do hậu quả của cuộc phát kiến địa lý trung tâm buôn bán chuyển sang ven bờ Đại tây Dương, việc buôn bán ở Địa Trung Hải trong đó có Ý đóng vai trò chủ yếu đã không còn cảnh phồn vinh như trước. Thêm nữa từ cuối thế kỉ XV trở đi những quốc gia khác ở Tây Âu như Anh, Pháp, Tây ban Nha đã hoàn thành quá trình thống nhất đất nước. Chế độ phong kiến trung ương tập quyền được thành lập, công trường thủ công tư bản chủ nghĩa đã phát triển mạnh mẽ. Hàng hóa nhiều và rẻ của các nước này đã cạnh tranh với hàng hóa của Ý. Ngoài ra, sự xâm lược của quân đội ngoại quốc cũng làm cho kinh tế Ý bị phá hoại nghiêm trọng. Tất cả những cái đó đã khiến cho Ý ngày càng bị suy sụp về kinh tế và phân liệt về chính trị.

3. Nhận xét kết luận

Sự tồn tại dai dẳng của chế độ phong kiến phân quyền cát cứ ở Đức và Ý cũng là một đặc điểm rất đặc trưng riêng biệt của 2 nước này, sự khác biệt của 2 nước này so với các nước khác cũng cho thấy sự đang dạng phong phú về quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến phương Tây.

Nguyên nhân của sự tồn tại dai dẳng lâu dài của chế độ phong kiến phân quyền ở Đức và Ý có những điểm chung và cũng có những điểm riêng. Điểm chung là các thế lực phong kiến ở cả Đức và Ý đều không muốn thống nhất, đều muốn bảo vệ quyền lợi của mình, các thế lực chư hầu lớn mạnh đàn áp hoàng đế.

Ở Đức có nguyên nhân là do quá trình đi xâm lược mở rộng đất đai tạo ra những vùng đất mới hình thành lên các chúa đất địa phương còn Ở Ý bị phân tán cát cứ là do bị xâm lược của các đế quốc bên ngoài trong đó có đế quốc Đức. Chính điều này nó đã quyết định con đường thống nhất Đức và Ý theo con đường từ trên xuống hay từ dưới lên trong giai đoạn phát triển tiếp theo của lịch sử.


NGUỒN : NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG DIENDANKIENTHUC.NET*
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top