rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Điều này là rõ ràng, chúng ta nghĩ rằng mình biết nó, nhưng chúng ta chỉ hiểu nó về mặt lý trí: không có 2 người giống nhau. Chúng ta có những tính cách và sở thích khác nhau. Ngay cả nếu tính cách và sở thích của chúng ta đồng nhất với người yêu thì chúng ta cũng không chắc lúc nào cũng có phản ứng giống nhau trước những sự việc hoặc muốn theo đuổi những sở thích đó theo cách giống nhau vào cùng thời điểm. Do đó có nhu cầu thỏa hiệp liên tục – và nó thường là nguyên nhân khiến nhiều mối quan hệ tan rã.
Hoặc ít ra đó là những gì nhiều người trong chúng ta nghĩ. Chúng ta nói “Chúng tôi dần dần xa nhau.” Hoặc “Chúng tôi muốn những thứ khác nhau.” Và từ những cảm nghĩ đó đôi khi lại phát sinh những cảm nghĩ khác: “Tôi không còn yêu anh ta nữa.” “Cô ta làm tôi phát điên.” “Tôi bây giờ thậm chí không còn thích anh ta.” Dù mỗi tình huống là khác nhau, dù các mối quan hệ là cực kỳ phức tạp, và dù một số cặp chắc chắn không nên tiếp tục ở bên nhau, thì một lời giải thích thích hợp về tại sao các cặp chia tay đó là một trong hai người hoặc cả hai người đã mất khả năng chịu đựng những tính xung khắc của họ. Đó là, dù một hoặc hai người có thể bắt đầu mối quan hệ với thái độ cởi mở và hoàn toàn chấp nhận những điểm xung khắc (không hợp nhau) giữa họ (ban đầu họ chỉ gọi chúng là “những khác biệt”), thì theo thời gian sức chịu đựng những điểm khác biệt đó dần biến mất.
Tôi cho rằng điều này xảy ra vì một thành kiến tâm lý cơ bản: ghét sự mất mát. Đó là, các cặp chia tay vì loài người được tiến hóa để chú ý và xem trọng những thứ gây ra đau khổ cho họ hơn là xem trọng thứ mang lại niềm vui.
Hãy tưởng tượng về tất cả những việc tốt mà người yêu bạn đã làm, những điểm tốt của người yêu bạn, mà không có chút nỗ lực nào. Trong khi đó bạn phải liên tục nỗ lực để tập trung – thậm chí nhớ được – những lỗi lầm của người yêu bạn và anh/cô ấy thường xuyên làm bạn khó chịu hoặc thất vọng. (Bạn có thể cho rằng cái xấu thực sự nhiều hơn cái tốt trong mối quan hệ hiện tại của bạn – và điều đó có thể đúng. Nhưng có lẽ lý do nó đúng là vì bạn không có xu hướng tự nhiên là tập trung vào những phẩm chất tốt của người yêu bạn, cũng như anh/cô ấy, vì vậy bạn lôi ra được nhiều cái xấu hơn cái tốt.)
Tất cả những kinh nghiệm – tất cả các mối quan hệ - được tạo nên từ cả những phần tốt và xấu, những thời điểm tốt và xấu. Tuy nhiên, cách chúng ta trải nghiệm về các mối quan hệ là một chức năng của những gì chúng ta chú ý về chúng. Ưu tiên chú ý đến nỗi khổ có thể đem lại cho chúng ta một lợi thế sinh tồn, nhưng nó làm các mối quan hệ khó kéo dài được. Các cặp đôi phải uốn mình vào những vị trí không thoái mái để hợp lý hóa, điều tiết, kìm nén và phớt lờ những tương tác khó chịu với người kia. Nhưng có lẽ lý do khiến rất nhiều cặp không ở được bên nhau về lâu dài đó là những vị trí đó cuối cùng trở nên khó chịu – những chiến lược mà chúng ta dùng để chịu đựng người yêu của chúng ta chống lại lập trình tiến hóa cơ bản nhất của chúng ta.
Nếu chúng ta phải nỗ lực làm việc để khiến mối quan hệ hoạt động thì khi đó, không phải chúng ta tốt hơn là nên làm việc thông minh hơn là nỗ lực? Đó là, vì chúng ta không thể ngăn bản thân thôi chú ý đến cái xấu bất kể chúng ta cố gắng như thế nào, có thể chúng ta nên dừng cố gắng. Thay vào đó, chúng ta nên có ý thức hướng sự chú ý của chúng ta đến cái tốt. Chúng ta nên bổ sung một quy tắc “nếu-thì khi đó”: mỗi lần chúng ta thấy bản thân cảm thấy tiêu cực về người yêu vì bất kì lý do nào, chúng ta nên thừa nhận tính chính đáng của cảm xúc đó và sau đó tập trung vào một điều gì đó về đối tác mà chúng ta thích. Nếu chúng ta lười biếng thì những động lực tiến hóa có thể điều khiển chúng ta chú ý đến những thứ tiêu cực ở người yêu.
Cuối cùng, bạn có thể cho rằng bạn và người yêu dù thế nào cũng không hợp nhau. Nhưng nếu vậy, nó không phải vì bạn thụ động cho phép sự ghét nỗi đau của bạn tô vẽ nên một bức tranh về tính cách và hành vi của người yêu bạn chỉ kể được một nửa câu chuyện. Nó cũng không phải vì bạn không nỗ lực để tìm thấy đủ điểm tốt để cân bằng với điểm xấu. Mà nó là vì những điểm tốt mà bạn đã tìm thấy thực sự là chưa đủ.
Nguồn
The Real Reason Couples Decide They're Incompatible
How incompatibility arises from a basic psychological bias
Published on February 3, 2013 by Alex Lickerman, M.D. in Happiness in this World
Psychologytoday
Hoặc ít ra đó là những gì nhiều người trong chúng ta nghĩ. Chúng ta nói “Chúng tôi dần dần xa nhau.” Hoặc “Chúng tôi muốn những thứ khác nhau.” Và từ những cảm nghĩ đó đôi khi lại phát sinh những cảm nghĩ khác: “Tôi không còn yêu anh ta nữa.” “Cô ta làm tôi phát điên.” “Tôi bây giờ thậm chí không còn thích anh ta.” Dù mỗi tình huống là khác nhau, dù các mối quan hệ là cực kỳ phức tạp, và dù một số cặp chắc chắn không nên tiếp tục ở bên nhau, thì một lời giải thích thích hợp về tại sao các cặp chia tay đó là một trong hai người hoặc cả hai người đã mất khả năng chịu đựng những tính xung khắc của họ. Đó là, dù một hoặc hai người có thể bắt đầu mối quan hệ với thái độ cởi mở và hoàn toàn chấp nhận những điểm xung khắc (không hợp nhau) giữa họ (ban đầu họ chỉ gọi chúng là “những khác biệt”), thì theo thời gian sức chịu đựng những điểm khác biệt đó dần biến mất.
Tôi cho rằng điều này xảy ra vì một thành kiến tâm lý cơ bản: ghét sự mất mát. Đó là, các cặp chia tay vì loài người được tiến hóa để chú ý và xem trọng những thứ gây ra đau khổ cho họ hơn là xem trọng thứ mang lại niềm vui.
Hãy tưởng tượng về tất cả những việc tốt mà người yêu bạn đã làm, những điểm tốt của người yêu bạn, mà không có chút nỗ lực nào. Trong khi đó bạn phải liên tục nỗ lực để tập trung – thậm chí nhớ được – những lỗi lầm của người yêu bạn và anh/cô ấy thường xuyên làm bạn khó chịu hoặc thất vọng. (Bạn có thể cho rằng cái xấu thực sự nhiều hơn cái tốt trong mối quan hệ hiện tại của bạn – và điều đó có thể đúng. Nhưng có lẽ lý do nó đúng là vì bạn không có xu hướng tự nhiên là tập trung vào những phẩm chất tốt của người yêu bạn, cũng như anh/cô ấy, vì vậy bạn lôi ra được nhiều cái xấu hơn cái tốt.)
Tất cả những kinh nghiệm – tất cả các mối quan hệ - được tạo nên từ cả những phần tốt và xấu, những thời điểm tốt và xấu. Tuy nhiên, cách chúng ta trải nghiệm về các mối quan hệ là một chức năng của những gì chúng ta chú ý về chúng. Ưu tiên chú ý đến nỗi khổ có thể đem lại cho chúng ta một lợi thế sinh tồn, nhưng nó làm các mối quan hệ khó kéo dài được. Các cặp đôi phải uốn mình vào những vị trí không thoái mái để hợp lý hóa, điều tiết, kìm nén và phớt lờ những tương tác khó chịu với người kia. Nhưng có lẽ lý do khiến rất nhiều cặp không ở được bên nhau về lâu dài đó là những vị trí đó cuối cùng trở nên khó chịu – những chiến lược mà chúng ta dùng để chịu đựng người yêu của chúng ta chống lại lập trình tiến hóa cơ bản nhất của chúng ta.
Nếu chúng ta phải nỗ lực làm việc để khiến mối quan hệ hoạt động thì khi đó, không phải chúng ta tốt hơn là nên làm việc thông minh hơn là nỗ lực? Đó là, vì chúng ta không thể ngăn bản thân thôi chú ý đến cái xấu bất kể chúng ta cố gắng như thế nào, có thể chúng ta nên dừng cố gắng. Thay vào đó, chúng ta nên có ý thức hướng sự chú ý của chúng ta đến cái tốt. Chúng ta nên bổ sung một quy tắc “nếu-thì khi đó”: mỗi lần chúng ta thấy bản thân cảm thấy tiêu cực về người yêu vì bất kì lý do nào, chúng ta nên thừa nhận tính chính đáng của cảm xúc đó và sau đó tập trung vào một điều gì đó về đối tác mà chúng ta thích. Nếu chúng ta lười biếng thì những động lực tiến hóa có thể điều khiển chúng ta chú ý đến những thứ tiêu cực ở người yêu.
Cuối cùng, bạn có thể cho rằng bạn và người yêu dù thế nào cũng không hợp nhau. Nhưng nếu vậy, nó không phải vì bạn thụ động cho phép sự ghét nỗi đau của bạn tô vẽ nên một bức tranh về tính cách và hành vi của người yêu bạn chỉ kể được một nửa câu chuyện. Nó cũng không phải vì bạn không nỗ lực để tìm thấy đủ điểm tốt để cân bằng với điểm xấu. Mà nó là vì những điểm tốt mà bạn đã tìm thấy thực sự là chưa đủ.
Nguồn
The Real Reason Couples Decide They're Incompatible
How incompatibility arises from a basic psychological bias
Published on February 3, 2013 by Alex Lickerman, M.D. in Happiness in this World
Psychologytoday