[Lý 10]ĐỀ ÔN THI HỌC KÌ I-Cơ bản

Văn Sử Địa

S.Moderator
Thành viên BQT
Xu
0
*Đề 1:

Câu 1:
Đại lượng nào đặc trưng cho tác dụng quay đối với vật có trục quay cố định? Nêu công thức( ghi rõ tên và đơn vị của các đại lượng có mặt)

Câu 2: Nêu điều kiện cân bằng của vật có mặt chân đế. Để tăng mức vững vàng của cân bằng cần phải làm gì?

Câu 3:
Một xe oto có khối lượng 2 tấn bắt đầu chuyển động. Sau 10 giây oto đạt vận tốc 36(km/h). Biết hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường bằng 0,02 và g=10(m/s^2). Tính lực kéo của động cơ.

Câu 4:
Hai bạn ngồi gần nhau có chịu tác dụng của lực hấp dẫn không? Nếu có tại sao hai bạn không dính vào nhau?

Câu 5:
Một oto chuyển dộng với vận tốc 72(km/h) thì tắt máy chuyển động chậm dần đều do ma sát, biết rằng hệ số ma sát giữa xe và mặt đường là 0,05.
a.Vẽ hình biểu diễn các lực tác dụng lên vật.
b.Tính gia tốc và thời gian mà xe chuyển động chậm dần đều.

Câu 6:
Một quạt máy quay được 180 vòng trong 30 giây, cánh quạt dài 0,4(m). Tính tốc độ dài của một điểm trên cánh quạt.

Câu 7:
Hai bến sông A và B cách nhau 24(km), dòng nước chảy từ A đến B với vận tốc 6(km/h). Một ca nô chuyển động tử A về B hết 1 giở. Nếu ca nô đi ngược từ B về A hết mấy giờ?

Câu 8:
Một thanh AB đồng chất có khối lượng 4(kg) tựa lên hai mặt phẳng nghiêng không ma sát với các góc nghiêng alpha=30 và beta=60. Lấy g=10(m/s^2). Xác định áp lực của thanh lên mặt phắng nghiêng.

Câu 9:
Tính khoảng thời gian rơi tự do của viên đá. Cho biết trong giây cuối cùng trước khi chạm đất, vật đã rơi được đoạn đường dài 24,5(m). Lấy g=10(m/s^2).

Câu 10:
Hai vật cách nhau 8(cm) thì lực hút giữa chúng là F=125,25.10^-9(N). Tính khối lượng của mỗi vật trong 2 trường hợp:
a. Hai vật có khối lượng bằng nhau. b.Khối lượng tổng cộng của 2 vật là 8(kg).

*Đề 2:

Câu 1: Nêu điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của 3 lực không song song. Biểu thức dưới dạng vecto.

Câu 2:
Hãy phát biểu quy tắc hợp lực hai lực song song cùng chiều. Viết biểu thức và ghi rõ những đại lượng có trong biểu thức.

Câu 3:
Nêu một ví dụ về tính tương đối của chuyển động và viết công thức cộng vận tốc.

Câu 4:
Một vật có khối lượng m=5(kg) được treo bằng ba dây. Dây AC nối với giá đỡ thẳng đứng; dây BC nối với thanh vuông góc với giá đỡ, hợp với thanh một góc alpha=45; dây C nối với vật. Lấy g=9,8(m/s^2). Tìm lực kéo của dây AC và dây BC.

Câu 5:
Vật chuyển động trên đoạn dường AB chịu tác dụng của lực F1 và tăng vận tốc từ 0 đến 10(m/s) trong thời gian t. Trên đoạn đường BC tiếp theo vật chịu tác dụng của lực F2 và tăng vận tốc đến 15(m/s) cũng trong thời gian t. Tính tỉ số F1/F2.

Câu 6:
Khi nguwoif ta treo quả cân 300(g) vào đầu dưới của một lò xo( đầu trên cố định) thì lò xo dài 31(cm). Khi treo thêm quả cân 200(g) nữa thì lò xo dài 33(cm). Tình chiều dài tự nhiên và độ cứng của lò xo.

Câu 7:
Một quả bóng khối lượng m=100(g) được thả rơi tự do từ độ cao h=0,8(m). Khi đập vào sàn nhẵn bóng thì nẩy lên đúng độ cao h. Thời gian va chạm là delta t=0,5(s). Xác định lực trung bình do sàn tác dụng lên bóng. Lấy g=10(m/s^2)

Câu 8:
Một lò xo có chiều dài tự nhiên lo=20(cm) và có độ cứng là 12,5(N/m) có một vật nặng m=10(g) gắn vào đầu lò xo. Vật nặng m quay tròn đều trong mặt phẳng ngang với vận tốc 2(vòng/s). Tính độ dãn của lò xo.

Câu 9:
Có hai quả cầu trên mặt phẳng nằm ngang. Quả 1 chuyển động với vận tốc 4(m/s) đến va chạm với quả cầu 2 đang đứng yên. Sau va chạm hai quả cầu cùng chuyển động theo hương cũ của quả cầu 1 với vận tốc 2(m/s). Tính tỉ số khối lượng u=của hai quả cầu.

Câu 10:
Hai viên bi A và B được thả rơi tự do từ cùng một độ cao. Viên bi A rơi sau viên bi B một khoảng thời gian là 0,5(s). Tính khoảng cách giữa hai viên bi sau thời gian 2(s) kể từ khi bi A bắt đầu rơi. Lấy g=9,8(m/s^2)





-Sưu tầm-
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
[Lý 10]ĐỀ ÔN THI HỌC KÌ I-Cơ bản( Tiếp theo)

*Đề 3:

Câu 1: Hai vật cách nhau một khoảng r, lực hấp dẫn giữa chúng là F. Để lực hấp dẫn giảm đi 16 lần thì phải thay đổi khoảng cách như thế nào?
Câu 2: Một vật chuyển động trên đoạn đườn từ A sang B, có gia tốc a( có vecto) hướng từ A sang B. Vật đó chuyển động như thế nào?
Câu 3: Một vật chuyển động có phương trình tọa độ x=30-5t+0,25t^2.
a. Nêu tính chất chuyển động của vật.
b. Viết phương trình vận tốc của vật.
c. Hỏi vận tốc và quãng dường đi được sau thời gian t=30(s).
Câu 4: Một xe bắt đầu chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,5(m/s^2), đúng lúc một xe thứ hai chuyển động thẳng đều với vận tốc 36(km/h) vượt qua nó.
a. Viết phương trình chuyển động của hai xe.
b. Khi xe 1 đuổi kịp xe 2 thì nó đi được quãng đường và vận tốc là bao nhiêu?
Câu 5: Lực F truyền cho vật có khối lượng m1 một gia tốc a1=1(m/s^2), truyền cho vật có khối lượng m2 một gia tốc a=2(m/s^2). Hỏi lực F truyền cho vật m=m1+m2 một gia tốc bằng bao nhiêu?
Câu 6: Có 2 lò xo: một lò xo dãn 4(cm) khi treo vật m1=2(kg), lò xo kia dãn 1(cm) khi treo vật m2=1(kg). Độ cứng của lò xo 1 bằng mấy lần lò xo 2?
Câu 7: Từ vị trí đứng yên, một người cho xe đạp lăn dốc trong 2 giây đầu đi được 10(m), ma sát không đáng kể, g=10(m/s^2). Xác định góc nghiêng của dốc.
Câu 8: Một thanh OA=80(cm) có trọng lượng P1=50(N) được giữ nằm ngang nhờ dây và bản lề O gắn cố định vào tường. Treo vào điểm B[AB=30(cm)] một vật có trọng lượng P2=40(N), alpha=30(Góc giữa thanh AO và dây AC).
a. Tìm momen lực của P1 đối với O? Tìm momen lực của P2 đối với O?
b. Tìm lực căng của sợi dây AC.
Câu 9: Hai bến sông A và B cách nhau 18(km) theo đường thẳng. Vận tốc của một cano so với nước là 16,2(km/h) và vân tốc của dòng nước so với bờ sông là 1,5(m/s). Thời gian để cano đi từ A đến B rồi trở lại ngay từ B về A là bao nhiêu?
Câu 10: Cho gia tốc rơi tự do trên mặt đất là go=9,8(m/s^2). Tìm gia tốc rơi ở độ cao h=4R so với mặt đất. Xem Trái Đất là quả cầu đồng chất.
Câu 11: Một vật chuyển động với gia tốc 0,2(m/s^2) dưới tác dụng của một lực 40(N). Vật đó sẽ chuyển động với gia tốc bao nhiêu nếu lực tác dụng là 60(N)?

*Đề 4:

Câu 1: Phát biểu, viết biểu thức và nêu ý nghĩa của định luật vạn vận hấp dẫn.
Câu 2: Lực đàn hồi xuất hiện khi nào? Có đặc điểm gì? Có lợi hay có hại? Cho ví dụ.
Câu 3: Một vật có khối lượng m=2(kg) đặt trên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát giữa vật và bàn là 0,15. Tác dụng lên m một lực F( có vecto) song song với mặt bàn và có độ lớn F=5(N). Lấy g=10(m/s^2). Tính gia tốc và quãng đường vật đi được sau 15(s).
Câu 4: Cho phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng x=3t-4+3t^2(m,s).
a. Nêu tính chất của chuyển động.
b. Vận tốc của chất điểm sau 3(s) chuyển động là bao nhiêu?
Câu 5: Một thanh chắn đường dài 7,8(m) có trọng lượng 210(N) và có trọng tâm cách đầu bên trái 1,2(m). Thanh có thể quay quanh một trục nằm ngang ở cách đầu bên trái 1,5(m). Để thanh cân bằng, phải tác dụng vào đầu bên phải một lực có giá trị bằng bao nhiêu?
Câu 6: Một vật rơi tự do tại nơi có g=10(m/s^2). Trong 2 giây cuối cùng vật rơi được 180(m). Tính thời gian vật rơi và độ cao lúc thả vật.
Câu 7: Một oto có khối lượng 1200(kg) chuyển động với vận tốc không đổi 36(km/h). Tính áp lực của oto lên mặt cầu tai điểm giữa cầu trong 2 trường hợp:
a. Cầu võng lên bán kính r=50(m).
b. Cầu võng xuống bán kính r=50(m).
Câu 8: Tính lực hấp dẫn giữa hai vật đồng chất có dạng hình cầu. Biết khối lượng của chúng lần lượt là 5.10^22(kg), 60.10^28 (kg) và khoảng cách giữa chúng là 5.10^7(m).
Câu 9: Tính gia tốc rơi tự do của vật ở độ cao h=0,5R. Biết gia tốc ở mặt đất là 9,8(m/s^2).
Câu 10: Một tấm ván nặng 240(N) được bắc qua con mương. Trọng tâm của tấm ván cách điểm tựa A 2,4(m) và cách điểm tựa B 1,2(m). Hỏi lực mà tấm ván tác dụng lên điểm tựa A bằng bao nhiêu?
Câu 11: Lực phát động của động cơ xe luôn không đổi. Khi xe chở hàng nặng 2 tấn thì sau khi khởi hành 10(s) đi được 50(m). Khi xe không chở hàng thì sau khi khởi hành 10(s) đi được 100(m). Tính khối lượng của xe.





-Sưu tầm-
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top