Bùi Khánh Thu
Member
- Xu
- 25,443
Crom là kim loại hoạt động hóa học yếu hơn Zn và mạnh hơn Fe, tác dụng với nhiều đơn chất và hợp chất. Đồng là kim loại hoạt động yếu. Đứng sau H trong dãy điện hóa học nên không khử được ion H+ của các dung dịch HCl và H2SO4 loãng. Vậy đồng và crom có những tính chất nào? Cùng mình ôn luyện qua một số câu hỏi trắc nghiệm dưới đây nhé
Luyện tập tính chất hóa học của crom - đồng và hợp chất của chúng
Câu 1: Cho một số phát biểu:
(1) Cho NaOH dư vào dung dịch K2Cr2O7 thì dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng
(2) Cho NaOH và Cl2 vào dung dịch CrCl2 thì dung dịch từ màu xanh chuyển thành màu vàng
(3) Thêm từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch CrCl3 thấy có kết tủa vàng nâu, sau đó kết tủa lại tan.
(4) Thên từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch Na[Cr(OH)4] thấy có kết tủa lục xám và sau đó kết tủa lại tan.
Số câu phát biểu đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 2: Tổng các hệ số nguyên nhỏ nhất khi cân bằng phản ứng: K2Cr2O7+FeSO4+H2SO4→X+Y+Z+T là
A. 20
B. 22
C. 24
D. 26
Câu 3: Để oxi hóa hoàn toàn 0,01 mol CrCl3 thành K2CrO4 bằng Cl2 có mặt KOH, số mol tối thiểu Cl2 và KOH tương ứng là
A. 0,015 và 0,04.
B. 0,015 và 0,08.
C. 0,03 và 0,08.
D. 0,03 và 0,04.
Câu 4: Cho 61,2 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y và còn lại 2,4 gam kim loại. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 97,5.
B. 108,9.
C. 137,1.
D. 151,5.
Câu 5: Phát biểu nào không đúng về đồng trong bảng tuần hoàn?
A. Đồng thuộc chu kì 4.
B. Đồng thuộc nhóm IA.
C. Đồng có số oxi hóa +1 và +2.
D. Đồng là nguyên tố d.
Câu 6: Phát biểu nào KHÔNG đúng?
A. đồng phản ứng với HNO3 loãng giải phóng nitơ.
B. đồng phản ứng với oxi (ở 800 – 1000°C) tạo ra Cu2O.
C. Khi có mặt oxi, Cu phản ứng được với dung dịch HCl.
D. CuCl2 phản ứng với khí hiđro sulfua tạo kết tủa màu đen CuS.
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn bột crom trong oxi (dư) thu được 4,56 gam một oxit (duy nhất). Khối lượng crom bị đốt cháy là
A. 0,78 gam.
B. 3,12 gam.
C. 1,74 gam.
D. 1,19 gam.
Câu 8: Oxi hóa hoàn toàn 15,1 g hỗn hợp bột các kim loại Cu, Zn, Al bằng oxi thu được 22,3 g hỗn hợp các oxit. Cho lượng oxit này tan trong lượng vừa đủ dung dịch HCl. Khối lượng muối khan thu được là
A. 47,05g.
B. 63,9g.
C. 31,075g.
D. Đáp án khác.
Câu 9: Cho phản ứng K2Cr2O7+HCl→KCl+CrCl3+Cl2+H2O. Khi cân bằng thì số phân tử HClbị oxi hóa là
A. 3
B. 6
C. 8
D. 14
Câu 10: Khi hòa tan hiđroxit kim loại M(OH)2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20% thu được dung dịch muối trung hòa có nồng độ 27,21%. Kim loại M là
A. Cu
B. Fe
C. Zn
D. Al
Câu 11: Cho phản ứng hóa học: Fe+CuSO4→FeSO4+Cu. Trong phản ứng trên đã xảy ra
A. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+ .
B. sự oxi hóa Fe và Cu.
C. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu.
D. sự khử Fe2+ và Cu2+ .
Câu 12: Cho 100 gam hợp kim của Fe, Cr, Al tác dụng với dung dịch NaOH dư thoát ra 5,04 lít khí (đktc) và một phần rắn không tan. Lọc lấy phần không tan đem hòa tan hết bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra 38,8 lít khí (đktc). Phần trăm khối lượng các chất trong hợp kim là
A. 13,66%Al; 82,29% Fe và 4,05% Cr
B. 4,05% Al; 83,66%Fe và 12,29% Cr
C. 4,05% Al; 82,29% Fe và 13,66% Cr
D. 4,05% Al; 13,66% Fe và 82,29% Cr
Câu 13: Nhúng một thanh Fe nặng 100 gam vào 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp CuSO4 0,08M và Ag2SO4 0,004M. Giả sử tất cả Cu, Ag thoát ra đều bám vào thanh Fe. Sau một thời gian lấy thanh Fe ra cân lại được 100,48 gam. Khối lượng kim loại sinh ra là
A. 1,768g
B. 1,712g
C. 1,809g
D. 1,948g
Câu 14: Cho dãy các chất: Cr(OH)3,Al2(SO4)3,Mg(OH)2,Zn(OH)2,MgO,CrO3 . Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là
A. 5
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 15: Cho phản ứng: NaCrO2+Br2+NaOH→Na2CrO4+NaBr+H2O. Sau khi cân bằng với các số nguyên tối giản thì hệ số của NaCrO2 là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 16: Hai học sinh làm thí nghiệm với dung dịch X chứa hỗn hợp AgNO3 0,15M và Cu(NO3)2 0,01M. Học sinh A cho m gam Mg vào 200ml dung dịch X thu được 5 gam chất rắn và dung dịch Y. Học sinh B cho 0,78 gam kim loại T vào 200ml dung dịch X thu được 2,592 gam chất rắn và dung dịch Z. Biết kim loại T đứng trước Cu trong dãy điện hóa và có hóa trị II trong hợp chất. Giá trị của m là
A. 2,20 g
B. 3,60 g
C. 2,04 g
D. 1,63 g
Câu 17: Chất rắn X màu lục, tan trong dung dịch HCl được dung dịch A. Cho A tác dụng với NaOH và brom được dung dịch màu vàng, cho H2SO4 vào lại thành màu da cam. Chất rắn X là
A. Cr2O3 .
B. CrO
C. Cr2O
D. Cr
Câu 18: Khi cho 41,4 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3,Cr2O3 và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH đặc dư, sau phản ứng thu được 16 gam chất rắn. Để khử hoàn toàn 41,4 gam X bằng phản ứng nhiệt nhôm, phải dùng 10,8 gam Al. Phần trăm theo khối lượng của Cr2O3 trong hỗn hợp X là
A. 50,67%.
B. 20,33%.
C. 66,67%.
D. 36,71%.
Câu 19: Cho hai thanh kim loại M có hóa trị II và có khối lượng bằng nhau. Nhúng thanh I vào dung dịch Cu(NO3)2 và thanh 2 vào dung dịch Pb(NO3)2. Sau một thời gian khối lượng thanh I giảm 0,2% và thanh 2 tăng 28,4% so với thanh kim loại đầu. Số mol của Cu(NO3)2 và Pb(NO3)2 trong hai dung dịch giảm như nhau. Kim loại M là
A. Zn
B. Fe
C. Ni
D. Cd
Câu 20 Cho 32 gam Cu vào 300ml dung dịch HNO3 4M thu được a lít khí NO2 duy nhất. Nếu cho 32 gam Cu vào 300ml dung dịch HNO3 4M và HCl 1M thu được b lít khí NO2 duy nhất. Quan hệ giữa a và b là
A. a = b
B. a = 2b
C. 4a = 3b
D. Đáp án khác
Dưới đây là đáp án mời các bạn tham khảo
Chúc các bạn học tốt!
Luyện tập tính chất hóa học của crom - đồng và hợp chất của chúng
Câu 1: Cho một số phát biểu:
(1) Cho NaOH dư vào dung dịch K2Cr2O7 thì dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng
(2) Cho NaOH và Cl2 vào dung dịch CrCl2 thì dung dịch từ màu xanh chuyển thành màu vàng
(3) Thêm từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch CrCl3 thấy có kết tủa vàng nâu, sau đó kết tủa lại tan.
(4) Thên từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch Na[Cr(OH)4] thấy có kết tủa lục xám và sau đó kết tủa lại tan.
Số câu phát biểu đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 2: Tổng các hệ số nguyên nhỏ nhất khi cân bằng phản ứng: K2Cr2O7+FeSO4+H2SO4→X+Y+Z+T là
A. 20
B. 22
C. 24
D. 26
Câu 3: Để oxi hóa hoàn toàn 0,01 mol CrCl3 thành K2CrO4 bằng Cl2 có mặt KOH, số mol tối thiểu Cl2 và KOH tương ứng là
A. 0,015 và 0,04.
B. 0,015 và 0,08.
C. 0,03 và 0,08.
D. 0,03 và 0,04.
Câu 4: Cho 61,2 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y và còn lại 2,4 gam kim loại. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 97,5.
B. 108,9.
C. 137,1.
D. 151,5.
Câu 5: Phát biểu nào không đúng về đồng trong bảng tuần hoàn?
A. Đồng thuộc chu kì 4.
B. Đồng thuộc nhóm IA.
C. Đồng có số oxi hóa +1 và +2.
D. Đồng là nguyên tố d.
Câu 6: Phát biểu nào KHÔNG đúng?
A. đồng phản ứng với HNO3 loãng giải phóng nitơ.
B. đồng phản ứng với oxi (ở 800 – 1000°C) tạo ra Cu2O.
C. Khi có mặt oxi, Cu phản ứng được với dung dịch HCl.
D. CuCl2 phản ứng với khí hiđro sulfua tạo kết tủa màu đen CuS.
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn bột crom trong oxi (dư) thu được 4,56 gam một oxit (duy nhất). Khối lượng crom bị đốt cháy là
A. 0,78 gam.
B. 3,12 gam.
C. 1,74 gam.
D. 1,19 gam.
Câu 8: Oxi hóa hoàn toàn 15,1 g hỗn hợp bột các kim loại Cu, Zn, Al bằng oxi thu được 22,3 g hỗn hợp các oxit. Cho lượng oxit này tan trong lượng vừa đủ dung dịch HCl. Khối lượng muối khan thu được là
A. 47,05g.
B. 63,9g.
C. 31,075g.
D. Đáp án khác.
Câu 9: Cho phản ứng K2Cr2O7+HCl→KCl+CrCl3+Cl2+H2O. Khi cân bằng thì số phân tử HClbị oxi hóa là
A. 3
B. 6
C. 8
D. 14
Câu 10: Khi hòa tan hiđroxit kim loại M(OH)2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20% thu được dung dịch muối trung hòa có nồng độ 27,21%. Kim loại M là
A. Cu
B. Fe
C. Zn
D. Al
Câu 11: Cho phản ứng hóa học: Fe+CuSO4→FeSO4+Cu. Trong phản ứng trên đã xảy ra
A. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+ .
B. sự oxi hóa Fe và Cu.
C. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu.
D. sự khử Fe2+ và Cu2+ .
Câu 12: Cho 100 gam hợp kim của Fe, Cr, Al tác dụng với dung dịch NaOH dư thoát ra 5,04 lít khí (đktc) và một phần rắn không tan. Lọc lấy phần không tan đem hòa tan hết bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra 38,8 lít khí (đktc). Phần trăm khối lượng các chất trong hợp kim là
A. 13,66%Al; 82,29% Fe và 4,05% Cr
B. 4,05% Al; 83,66%Fe và 12,29% Cr
C. 4,05% Al; 82,29% Fe và 13,66% Cr
D. 4,05% Al; 13,66% Fe và 82,29% Cr
Câu 13: Nhúng một thanh Fe nặng 100 gam vào 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp CuSO4 0,08M và Ag2SO4 0,004M. Giả sử tất cả Cu, Ag thoát ra đều bám vào thanh Fe. Sau một thời gian lấy thanh Fe ra cân lại được 100,48 gam. Khối lượng kim loại sinh ra là
A. 1,768g
B. 1,712g
C. 1,809g
D. 1,948g
Câu 14: Cho dãy các chất: Cr(OH)3,Al2(SO4)3,Mg(OH)2,Zn(OH)2,MgO,CrO3 . Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là
A. 5
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 15: Cho phản ứng: NaCrO2+Br2+NaOH→Na2CrO4+NaBr+H2O. Sau khi cân bằng với các số nguyên tối giản thì hệ số của NaCrO2 là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 16: Hai học sinh làm thí nghiệm với dung dịch X chứa hỗn hợp AgNO3 0,15M và Cu(NO3)2 0,01M. Học sinh A cho m gam Mg vào 200ml dung dịch X thu được 5 gam chất rắn và dung dịch Y. Học sinh B cho 0,78 gam kim loại T vào 200ml dung dịch X thu được 2,592 gam chất rắn và dung dịch Z. Biết kim loại T đứng trước Cu trong dãy điện hóa và có hóa trị II trong hợp chất. Giá trị của m là
A. 2,20 g
B. 3,60 g
C. 2,04 g
D. 1,63 g
Câu 17: Chất rắn X màu lục, tan trong dung dịch HCl được dung dịch A. Cho A tác dụng với NaOH và brom được dung dịch màu vàng, cho H2SO4 vào lại thành màu da cam. Chất rắn X là
A. Cr2O3 .
B. CrO
C. Cr2O
D. Cr
Câu 18: Khi cho 41,4 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3,Cr2O3 và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH đặc dư, sau phản ứng thu được 16 gam chất rắn. Để khử hoàn toàn 41,4 gam X bằng phản ứng nhiệt nhôm, phải dùng 10,8 gam Al. Phần trăm theo khối lượng của Cr2O3 trong hỗn hợp X là
A. 50,67%.
B. 20,33%.
C. 66,67%.
D. 36,71%.
Câu 19: Cho hai thanh kim loại M có hóa trị II và có khối lượng bằng nhau. Nhúng thanh I vào dung dịch Cu(NO3)2 và thanh 2 vào dung dịch Pb(NO3)2. Sau một thời gian khối lượng thanh I giảm 0,2% và thanh 2 tăng 28,4% so với thanh kim loại đầu. Số mol của Cu(NO3)2 và Pb(NO3)2 trong hai dung dịch giảm như nhau. Kim loại M là
A. Zn
B. Fe
C. Ni
D. Cd
Câu 20 Cho 32 gam Cu vào 300ml dung dịch HNO3 4M thu được a lít khí NO2 duy nhất. Nếu cho 32 gam Cu vào 300ml dung dịch HNO3 4M và HCl 1M thu được b lít khí NO2 duy nhất. Quan hệ giữa a và b là
A. a = b
B. a = 2b
C. 4a = 3b
D. Đáp án khác
Dưới đây là đáp án mời các bạn tham khảo
câu1 | câu2 | câu3 | câu4 | câu5 | câu6 | câu7 | câu8 | câu9 | câu10 |
C | A | B | D | B | A | B | C | B | A |
câu11 | câu12 | câu13 | câu14 | câu15 | câu16 | câu17 | câu18 | câu19 | câu20 |
A | C | B | B | B | C | A | D | A | D |
Chúc các bạn học tốt!