• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Lương giáo viên hợp đồng: Thấp đến vô lý!

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
93
Lương giáo viên hợp đồng: Thấp đến vô lý!

Theo tìm hiểu của chúng tôi, trong năm học 2010-2011, lương của giáo viên hợp đồng có nơi chỉ được hơn 600 nghìn đồng/người/tháng. Để trang trải chi tiêu mỗi ngày, không ít người phải bươn chải làm thêm bằng nhiều nghề khác nhau, thậm chí là công việc lao động chân tay mệt nhọc…

luong.jpg


Nhiều trường học ở vùng sâu, vùng xa còn thiếu giáo viên. Ảnh: Minh Trường

Được lương thấp đã là… may!


Trong thời buổi “gạo châu, củi quế”, thật khó tưởng tượng có người chấp nhận đi làm với mức lương tháng chỉ 1 triệu đồng. Nhưng điều đó lại là phổ biến đối với giáo viên hợp đồng ở huyện Duy Tiên (tỉnh Hà Nam).

Nguyễn Đinh Gia Cương là một trong những giáo viên hợp đồng như thế. Tốt nghiệp hệ trung cấp Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nam, năm 2009 Cương được nhận vào làm giáo viên hợp đồng ở Trường Tiểu học Duy Minh với mức lương 1 triệu đồng mỗi tháng. Sau khi trừ bảo hiểm, thầy Cương chỉ còn 915 nghìn đồng mang về. Khoản thu nhập hạn hẹp đó khiến người giáo viên trẻ này gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. “Chỉ tính riêng chi phí đi lại, liên lạc và các loại chi phí lặt vặt khác đã hết quá nửa số tiền ấy rồi. May là tôi ở cùng bố mẹ nên không phải lo tiền ăn, ở”, thầy Cương nói.

Chung hoàn cảnh với thầy Cương là cô giáo Nguyễn Thị Thanh Tuyền. Cũng là giáo viên hợp đồng ở Trường Tiểu học Duy Minh, cũng có mức thu nhập mỗi tháng 915 nghìn đồng, nhưng cô Tuyền phải tính toán nhiều hơn trong việc chi tiêu, bởi còn phải lo thêm khoản chi phí học liên thông lên cao đẳng.

Thấp đến vô lý như vậy, nhưng hơn 900 nghìn đồng mỗi tháng của thầy Cương, cô Tuyền vẫn còn là… khá so với mức lương của giáo viên hợp đồng ở nơi khác.

Thầy Trần Đình Thùy nguyên là giáo viên hợp đồng tại Trường Tiểu học Đinh Xá (Bình Lục, Hà Nam), mức thu nhập từ việc đi dạy học mỗi tháng chỉ được 730 nghìn đồng. Nếu trừ tiền bảo hiểm, mỗi tháng thầy Thùy chỉ còn hơn 600 nghìn đồng. “Nhưng như thế cũng đã là may mắn lắm rồi. Tôi chỉ được ký hợp đồng có một năm học trước thôi. Năm học tới có lẽ không được ký hợp đồng tiếp. Tôi biết có thầy, cô dạy hợp đồng tới cả chục năm rồi mà vẫn không được ký tiếp hợp đồng”, thầy Thùy tiếc rẻ.

Cả thầy Cương, cô Tuyền cùng chia sẻ quan điểm với thầy Thùy, rằng dù lương thấp nhưng được đi dạy học đã là may mắn lớn. Nhiều người tốt nghiệp sư phạm mà không xin được việc, đành phải đi kiếm việc khác. Nguyễn Tiến Dũng là ví dụ điển hình trong trường hợp này.
Tự nhận mình không may mắn bằng các bạn, Dũng đành tạm gác lại giấc mơ làm thầy giáo, dẫu chỉ là thầy giáo hợp đồng, để đầu quân cho một doanh nghiệp chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi trong Khu công nghiệp Đồng Văn (Hà Nam). Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nam, dù không liên quan tới lĩnh vực sản xuất, nhưng Dũng vẫn được chủ doanh nghiệp ưu ái cho làm cán bộ kiểm kho, với mức lương thử việc là 2,5 triệu đồng mỗi tháng. Khoản thu nhập thử việc ấy cao gấp gần 3 lần mức lương giáo viên hợp đồng, nhưng Dũng vẫn ao ước được đứng chân trên bục giảng. “Nếu không được đi dạy học, em thấy phí công học lắm”, Dũng chia sẻ. Bởi vậy, Dũng đặt mục tiêu 2 năm nữa sẽ có được “may mắn” làm giáo viên hợp đồng như các bạn đồng môn…

Sợ nhất 3 tháng hè

Với giáo viên trong biên chế, 3 tháng hè là khoảng thời gian quý báu được nghỉ ngơi, thư thái đầu óc để chuẩn bị cho năm học mới. Nhưng đó lại là khoảng thời gian không mong muốn nhất của giáo viên hợp đồng. Hầu hết giáo viên hợp đồng chỉ được ký hợp đồng theo năm học 9 tháng. Như vậy, họ không có lương trong suốt 3 tháng hè. Ấy là chưa kể, chưa biết sau kỳ nghỉ hè, họ có còn may mắn được ký tiếp hợp đồng cho năm học mới hay không. Bởi thế, hầu hết giáo viên hợp đồng phải tìm việc làm theo mùa vụ để chủ động nguồn thu nhập.
Chưa nghỉ hè, thầy Thao (Trường Tiểu học Tiên Hiệp, Duy Tiên, Hà Nam) đã lo liên hệ với bạn bè ở Hà Nội để tìm “mối” làm thợ mộc, thợ sơn, hoặc thợ sửa chữa điện trong thời gian nghỉ dạy. “Tuy công việc nặng nhọc, nhưng bù lại, mức thù lao cũng tương đối khá. Mỗi ngày công thợ, tôi được trả 120 nghìn đồng”, thầy Thao nói.

Không đi Hà Nội kiếm việc như thầy Thao, thầy Thùy bằng lòng với công việc làm ruộng ở nhà và đi dạy võ để thêm thắt vào khoản thu nhập eo hẹp của gia đình. Thầy Thùy cũng có vợ là giáo viên hợp đồng, thu nhập từ việc đi dạy không thể đủ cho việc chi tiêu, đặc biệt là khi họ đang phải nuôi con nhỏ. Bởi vậy, ngoài làm ruộng và dạy võ, thầy Thùy còn phải “quay như chong chóng” với nhiều công việc kiếm tiền vặt vãnh khác.

Không chỉ 3 tháng hè, mà trong suốt 9 tháng có thu nhập từ dạy học, các thầy, cô giáo hợp đồng cũng vẫn phải làm thêm cật lực để bù đắp cho những khoản chi phí sinh hoạt càng ngày càng đắt đỏ. Say mê với nghề, những thầy, cô này đang vắt kiệt sức mình để lấy nghề phụ nuôi nghề chính.

hop-dong.jpg


Nơi ở cho cô Hà Thị Ti, giáo viên hợp đồng của huyện vùng cao Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa, ảnh Internet

Xảy ra tình trạng giáo sinh ra trường không xin được việc làm đúng ngành, hay phải chấp nhận làm giáo viên hợp đồng trong khi chờ đợi được sắp xếp biên chế là điều không mong muốn của bất kỳ ai. Để hạn chế điều không mong muốn ấy, về lâu dài, trách nhiệm nên được gắn với các trường sư phạm. Trước khi lên phương án tuyển sinh, các trường sư phạm cần nghiêm túc nghiên cứu nhu cầu về nguồn nhân lực giáo viên trên thực tế để có đề xuất chỉ tiêu hợp lý. Tuyển sinh đúng, tuyển sinh đủ không chỉ giúp nâng cao chất lượng giáo sinh đầu vào, đầu ra, mà còn là phương pháp tối ưu ngăn chặn tình trạng thất nghiệp của giáo sinh sau khi ra trường. Như thế, uy tín của chính các trường sư phạm cũng được nâng cao hơn. Bên cạnh đó, các giáo sinh ra trường cũng cần năng động hơn trong việc tìm kiếm thông tin việc làm. Một thực tế đang tồn tại hiện nay là ở các vùng sâu, vùng xa rất thiếu giáo viên đứng lớp. Giáo viên hợp đồng hoặc người học chuyên ngành sư phạm chưa xin được việc có thể liên hệ với những địa phương này để tìm thêm cơ hội.

Còn giáo viên hợp đồng, nghĩa là còn nhu cầu về nguồn nhân lực giáo viên. Trong lúc giáo viên hợp đồng chờ được sắp xếp biên chế, các cơ quan chức năng có thể đề xuất giải pháp ký hợp đồng dài hạn với những người đã được ký hợp đồng 1 năm và có khả năng chuyên môn tốt. Trước mắt, nên có chính sách để thu hẹp sự phân biệt giữa giáo viên biên chế và giáo viên hợp đồng. Cụ thể, ngoài tiền lương thỏa thuận, giáo viên hợp đồng cũng cần được hưởng mọi chế độ phụ cấp khác như giáo viên biên chế. Những sự quan tâm thiết thực ấy sẽ là nguồn động lực quý báu giúp giáo viên hợp đồng nuôi dưỡng niềm đam mê nghề nghiệp.
Thêm một mùa hè. Thêm một mùa lo toan cho các giáo viên hợp đồng. Không biết đến bao giờ “gánh lo” của họ bớt nặng?

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, năm học 2010-2011, cả nước có khoảng 359.700 giáo viên tiểu học, 313.100 giáo viên trung học cơ sở và 147.600 giáo viên trung học phổ thông. Đối chiếu với quy định về tỷ lệ giáo viên/lớp, cả nước còn thiếu khoảng 48.000 giáo viên tiểu học (để bảo đảm dạy 2 buổi/ngày) và 4.500 giáo viên trung học phổ thông. Riêng giáo viên trung học cơ sở hiện đang thừa tương đối nhiều so với định mức về tỷ lệ giáo viên/lớp học.
Theo Minh Thắng
(QĐND)

 

hoaban2009

New member
Xu
0
Chào cả nhà
bên cạnh nhà mình có chị làm giáo viên tiểu học ngày chỉ đi dạy 1-2 tiếng đồng hồ, thời gian còn lại ở nhà trông con nhưng lương một tháng là 5 triệu đồng, chị ấy bảo nếu mà đi dạy cả ngày có khi 1 tháng lương khoảng 15 - 20 triệu đồng.
mình không hiểu trường tiểu học đó tính lương như thế nào, mình kể chuyện cho chồng mình nghe, chồng mình cũng làm giáo viên như vậy quá nhàn mà lương lại cao. Chị là giáo viên một trường tiểu học ở Hà Nội
 

Gai xuong rong

New member
Xu
0
Chắc chị ấy nói dối đấy. Mình cũng là giáo viên tiểu học ở nội thành Hà Nội hẳn hoi đây. Mình đi làm từ 7 giờ 45 phút đến 16 giơ 30 thì được nghỉ. Mình tốt nghiệp đại học chính quy mà vẫn hưởng lương trung cấp. Lương của mình mỗi tháng xấp xỉ 4,5 triệu đồng. Nếu không dạy thêm thì con mình chắc phải bỏ học quá.
 

myhong

New member
Xu
0
Chắc không dối đâu!!! Vì bạn mình dạy tiểu học ở TP HCM, lương chính + lương bán trú khoảng 4, 5 tr. Chiều về làm 1 ca từ 17g00- 18g30 ( ngày chẵn), dạy 20 em* 300k, 1 ca ngày lẻ nữa. Bạn tính thử xem ? Tốt đấy chứ nhỉ ?!
 

Thandieu2

Thần Điêu
Xu
36
Giáo viên hợp đồng Huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam của mình là 950 ngàn đồng/tháng. Nói chung là ở các trường khác ở đâu có dạy phụ đạo thêm thì mới có thêm thu nhập chứ nếu cứ trông chờ vào đồng lương giáo viên hiện tại thì đúng là không sống nổi đâu. 950 ngàn trên tháng mà tính thử coi tiền xăng xe, tiền nhà trọ, tiền ăn uống, tiền mua sắm quần áo, .... các khoản thì đúng là không sống tốt được. 3 tháng nghỉ hè đối với giáo viên hợp đồng không dạy thì không có tiền tiêu, đến đầu năm học lại phải đi xin giấy xét hợp đồng mới được dạy chứ đâu phải là tự nhiên là được dạy đâu. Nghe nói đến năm 2020 giáo viên có thể sống được bằng lương thì còn có hi vọng rồi. Đợt này còn có xét thâm niên trong nghề giáo nên cũng đỡ. Thôi thì yêu nghề giáo, vì học sinh nên mặc dù tiền có ít cũng dạy hết sức của mình vậy. Rất mong Đảng và Nhà Nước xem xét thêm cho mước lương của giáo viên hợp đồng.

Nguyễn Văn Tiến
Giáo viên THCS Liêm Phong - Thanh Liêm -Hà Nam.
 

NguoiDien

Người Điên
Xu
0
Các bạn không hiểu rõ thế nào là LƯƠNG và thế nào là THU NHẬP rồi.

Nếu để ý trong vụ tập đoàn điện lực và xăng dầu Việt Nam các bạn sẽ hiểu.

LƯƠNG là thu nhập được trả từ ngân sách nhà nước cho các Công chức, Viên chức làm việc trong các ngành nghề.

THU NHẬP là những gì người lao động được mang về bao gồm LƯƠNG và các khoản thu nhập khác.

LƯƠNG công chức, viên chức được tính theo hệ số (kể cả viên chức hợp đồng) nhân với mức khởi điểm (hiện là 830.000 VNĐ đối với công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước).

Đối với hệ thống công, viên chức ở Việt Nam ta hiện nay có các ngành sau được ở tốp trên: Quân đội, Khai thác hầm mỏ, Giáo viên, Năng lượng (vì được tính thêm phụ cấp độc hại và các phụ cấp khác).

Tuy nhiên, THU NHẬP thì lại khác. Nếu so sánh lương thì khó có thể nói được. Ví dụ, một anh chủ tịch huyện với 20 năm công tác và một anh giáo viên 20 năm công tác thì lương anh chủ tịch huyện ít hơn anh giáo viên (vì anh giáo viên không những có phụ cấp độc hại 30% còn có thêm 20% thâm niên còn chủ tịch huyện chỉ có phụ cấp 10% trách và hệ số quản lý 1,0 ) nhưng tính THU NHẬP thì bạn sẽ thấy sự chênh lệch như thế nào.

Kêu nhà giáo lương thấp là không đúng, nhưng kêu nhà giáo thu nhập thấp thì đúng lắm các bạn à.

Chính vì vậy người đứng đầu tập đoàn điện lực Việt Nam mới có lý khi giải trình rằng lương của nhân viên điện lực còn quá thấp, trong khi đó thu nhập của nhân viên điện lực thì không hề nhỏ.

THU NHẬP thấp hay cao còn phụ thuộc vào nơi làm việc, tính chất công việc, suy nghĩ của người làm việc nữa. Cái đó thì không thể trách ai được mà do bản thân mình thôi. Có điều các nhà quản lý không nhìn nhận được thực tế nên cứ đưa ra những mức chuẩn nên gây khó khăn cho người lao động mà thôi.
 

NguoiDien

Người Điên
Xu
0
PC sai rồi bạn ơi! cái nghề này nó thế! yêu cầu phải yêu nghề và biết mài cái "cao cả" ra để ăn mà! ;))

Thế nào là "cao cả"? Hãy sống như những gì bạn nghĩ, hãy sống để không hổ thẹn với lương tâm của chính mình. Đừng nghĩ đến những cái danh hão huyền để rồi khi bạn ra đi bạn vẫn chẳng biết mình sống để làm gì!

Van_hb có hiểu câu này của tớ không nhỉ?
 

trinhhongthaivn

New member
Xu
0
oài!!!
không biết mấy năm nữa ra trường có xin được hợp đồng đi dạy không? nghĩ cái cảnh tiền lương không đủ tiền xăng lại thấy lo quá mọi người ạ!
một viễn cảnh vừa đi dạy vừa làm thêm nghề tay trái đang hiện hữu trước mắt. cũng may cái loại em cũng đã từng làm và làm được khá nhiều nghề nên không sợ chết đói. nhưng để có cuộc sống về sau nó tươm tất 1 tí thì cũng khá gian nan.
 

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
93
Mình mới đọc một bài báo nói rằng giáo viên ở Mỹ cũng rất nhiều người phải bỏ dạy đi làm công ty vì lương thấp. Đây là tình trạng chung của ngành giáo dục thôi. Thu nhập của giáo viên cũng rất khác nhau tuỳ môn dạy, tuỳ nơi dạy. Tuy nhiên, nghề giáo là một nghề thanh cao. Cuộc sống cũng không phải chỉ có vấn đề tiền bạc. Hy vọng rằng nhà nước sẽ ngày càng quan tâm đến giáo dục.
 

hoang bach

New member
Xu
0
nghe mọi ng bàn luận sôi nổi quá tôi cũng muốn tham gia,chẳng phải lương hợp đồng mới thấp đâu.tôi TN ĐH từ 2008,được tuyển biên chế vào trường THPT Bình Minh, huyện Kim Sơn,Ninh Bình.đi làm đã 4 năm nay mà lương cũng chỉ được 2.340.000đ.dạy môn phụ nên không có khoản nào thêm.có tháng tới tận ngày 27 mới được lấy lương.Đành chịu vậy chả biết kêu ai.nhiều người cũng nghèo khổ như mình thôi
 

memmoi

New member
Xu
0
có vẻ phàn nàn nhiều về chiện này nhờ! ai bao học Sp chi? nên nhớ cái gì miễn phí cũng k ngon lành gì? khi học dc "miễn phí" rồi! bây h ráng chịu!
 

Mưa bụi

New member
Xu
0
mình cũng làm giao vien ma nghĩ mãi vẫn k hiểu nổi, chẳng có việc gì mà ngày làm 1-2 tiếng cả, mà lương lại 5tr cơ đấy. Chỉ có hiểu trưởng mới 5tr một tháng thôi. Mà cho là chị đó dạy trường tư thục hay quốc tế thì kũng k có kai kiểu ngày làm 1-2 tiếng
 

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
93
mình cũng làm giao vien ma nghĩ mãi vẫn k hiểu nổi, chẳng có việc gì mà ngày làm 1-2 tiếng cả, mà lương lại 5tr cơ đấy. Chỉ có hiểu trưởng mới 5tr một tháng thôi. Mà cho là chị đó dạy trường tư thục hay quốc tế thì kũng k có kai kiểu ngày làm 1-2 tiếng

Cái gì cũng có giá của nó bạn ạ. Có rất nhiều việc ngày làm 1 - 2 tiếng tháng kiếm chục triệu là chuyện thường. Nhưng những công việc đó thì thường không bền vững.
 

walle

New member
Xu
0
Đọc xong mới hiểu được làm nhà giáo phải có cái tâm và yêu nghề, là người tạo ra những hạt giống cho tương lai mà chưa được nhà nước quan tâm đúng mức..
 

futurevietnam

New member
Xu
0
PC sai rồi bạn ơi! cái nghề này nó thế! yêu cầu phải yêu nghề và biết mài cái "cao cả" ra để ăn mà! ;))
ối trời, lương thiện nên thấp vậy đấy bạn ạ. càng cao cả càng lương thiện bao nhiêu thì mình lại càng phải mang nhà đi bán để nuôi lại việc bấy nhiêu. haha
 

futurevietnam

New member
Xu
0
Mình mới đọc một bài báo nói rằng giáo viên ở Mỹ cũng rất nhiều người phải bỏ dạy đi làm công ty vì lương thấp. Đây là tình trạng chung của ngành giáo dục thôi. Thu nhập của giáo viên cũng rất khác nhau tuỳ môn dạy, tuỳ nơi dạy. Tuy nhiên, nghề giáo là một nghề thanh cao. Cuộc sống cũng không phải chỉ có vấn đề tiền bạc. Hy vọng rằng nhà nước sẽ ngày càng quan tâm đến giáo dục.
cho xin nguồn bài báo đó với bạn ơi.
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top