• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Luật Công chứng: Những bất cập cần chỉnh sửa

Hide Nguyễn

Du mục số
[h=1]Luật Công chứng: Những bất cập cần chỉnh sửa[/h] https://www.vnbusiness.vn/?q=print/2264
Thực tế thực hiện Luật Công chứng đã phát sinh nhiều vấn đề bất cập, nguyên nhân xuất phát ngay từ những quy định của Luật và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật. Các vấn đề này đang được Bộ Tư pháp nghiên cứu, sửa đổi, trình Chính phủ ban hành Nghị định mới.


Hiện nay, cả nước đã có 50 tỉnh, thành lập 269 văn phòng công chứng, 131 phòng công chứng thuộc Sở Tư pháp và gần 800 công chứng viên được bổ nhiệm. Thời gian qua, việc thành lập các văn phòng công chứng đã phát sinh nhiều bất cập, ở những nơi thiếu văn phòng công chứng thì chưa khuyến khích, ở những nơi đã có nhiều văn phòng công chứng thì rất khó khăn trong việc làm thủ tục xin phép thành lập. Việc này hầu hết phụ thuộc vào Sở Tư pháp các địa phương, mỗi nơi xét duyệt một kiểu. Vì vậy, các nhà đầu tư mong muốn có các quy định về tiêu chí rõ ràng, minh bạch thống nhất, dựa trên quy hoạch về công chứng trong cả nước.

Tuy nhiên, việc dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 02/2008/NĐ-CP quy định UBND các tỉnh được ban hành tiêu chí lựa chọn, xét duyệt hồ sơ cho phép thành lập văn phòng công chứng là không nên vì các điều kiện thành lập văn phòng công chứng đã được quy định cụ thể trong Luật Công chứng và Nghị định hướng dẫn và phải phù hợp với quy hoạch phát triển hành nghề công chứng tại địa phương, không nên tạo thêm ra thủ tục lựa chọn hồ sơ, không bảo đảm minh bạch theo cơ chế xin - cho, nếu có UBND địa phương chỉ ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện quy hoạch công chứng tại địa phương cho cụ thể hơn.

Bên cạnh đó, dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 02 hướng dẫn Luật Công chứng lại cho phép chuyển đổi phòng công chứng sang văn phòng công chứng lại không phù hợp với các nguyên tắc pháp lý hiện hành vì phòng công chứng được thành lập theo Luật, là tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp được giao thực hiện hoạt động công chứng, còn văn phòng công chứng là công ty tư nhân hoặc hợp danh được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Về bản chất 2 loại hình tổ chức này hoàn toàn khác nhau, có các quyền, nghĩa vụ khác nhau, nhất là quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của 2 loại tổ chức này. Việc chuyển đổi có thể tạo ra những hậu quả pháp lý, liên quan đến việc thực hiện các quyền lợi, nghĩa vụ của người dân. Nếu phòng công chứng nào hoạt động không hiệu quả thì nên dứt khoát giải thể, còn việc thành lập văn phòng công chứng theo nhu cầu của thị trường và tuân theo các quy định pháp luật hiện hành.

Với xu hướng siết chặt quản lý việc thành lập các văn phòng công chứng, trong dự thảo Nghị định sửa đổi Bộ Tư pháp dự kiến bắt buộc việc thành lập văn phòng công chứng phải có giấy tờ chứng minh nơi đăng ký thường trú tại địa bàn tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở văn phòng công chứng, của công chứng viên hợp danh là hạn chế hơn so với quy định của Luật Công chứng, cho phép công chứng viên được lựa chọn nơi để hành nghề công chứng. Hơn nữa, cần xét đến nhu cầu thực tế thành lập văn phòng công chứng ở các địa phương ngày càng lớn, mà số lượng và trình độ công chứng viên còn hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu, trong khi ở các thành phố lớn như Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh thì lại có nhiều công chứng viên có đủ điều kiện. Vì vậy, nên cho phép các công chứng viên được đăng ký hành nghề ở bất kỳ địa phương nào.

Quy định này cũng không phù hợp với tinh thần của Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp được thành lập ở bất cứ nơi nào phát triển kinh tế, không phụ thuộc vào nơi cư trú. Tương tự, không nên hạn chế văn phòng công chứng chỉ được chuyển trụ sở trong phạm vi cấp huyện bởi vì hoạt động công chứng được duy trì theo nhu cầu thực tế, việc chuyển trụ sở chỉ cần phù hợp với quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở địa phương.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các công chứng viên không đủ điều kiện thành lập văn phòng công chứng được hành nghề, dự thảo Nghị định dự kiến cho phép công chứng viên không phải thành viên hợp danh tham gia hành nghề theo hợp đồng. Đây là quy định "mở" hơn so với Luật hiện hành, bắt buộc công chứng viên phải được bổ nhiệm và làm việc tại một văn phòng công chứng. Tuy nhiên, kèm theo quy định mới này cần phải quy định các biện pháp ràng buộc trách nhiệm pháp lý của công chứng viên làm việc theo hợp đồng, vì hết hợp đồng là công chứng viên hết trách nhiệm, thậm chí có thể kết thúc hợp đồng trước hạn và các tranh chấp về hợp đồng lao động chưa được giải quyết có thể ảnh hưởng đến công việc của văn phòng công chứng, ảnh hưởng đến việc thực hiện các yêu cầu công chứng của công dân.

Thậm chí, dự thảo Nghị định còn cho phép chuyển nhượng văn phòng công chứng. Tuy nhiên, văn phòng công chứng không chỉ là một tổ chức kinh tế như doanh nghiệp mà còn là một tổ chức được Nhà nước cho phép ủy quyền thực hiện một số dịch vụ công về pháp lý, liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của người dân, nên không thể cho phép chuyển nhượng văn phòng dễ dàng như mua bán doanh nghiệp, chỉ nên cho phép thay thế trưởng văn phòng công chứng như trong một số trường hợp đặc biệt: chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự. Việc thay thế này cần được hướng dẫn cụ thể để không làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động công chứng.
Tác giả Minh Khuê
 
H

HuyNam

Guest
Chí Linh là huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Hải Dương, có dân số 15 vạn người, là mảnh đất địa linh nhân kiệt có nhiều di tích lịch sử được xếp hạng Quốc gia. Với diện tích rộng 300 km2 , có vị trí đặc biệt nằm giữa vùng tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, là cửa ngõ của vùng rừng núi Đông Bắc Bộ và vùng Đồng bằng Sông Hồng, với 3/4 diện tích là núi rừng. Có hệ thống giao thông đường bộ và đường sắt huyết mạch như quốc lộ 18 kéo dài từ đông sang tây nối Hà Nội tới Quảng Ninh, đường 183 nối liền trung tâm huyện tới thành phố Hải Dương- tâm điểm của 3 thành phố Hà Nội, Hạ Long và Hải Dương. Là vùng đất có nhiều nguồn tài nguyên quý giá phục vụ tốt cho phát triển ngành công nghiệp, khu vực có nền kinh tế phát triển toàn diện, đây là khu công nghiệp trọng điểm của địa phương và của cả Quốc gia với rất nhiều nhà máy, xí nghiệp đóng trên địa bàn. Dân số đông, nhiều thuận lợi về mặt tiềm năng kinh tế, nhiều nhà máy, xí nghiệp, ngoài ra trên địa bàn huyện Chí Linh còn có rất nhiều trường học, trường dậy nghề thu hút rất nhiều người ở nơi khác đến kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, xã hội. Cùng với sự phát triển mạnh của nền kinh tế, xã hội nhu cầu công chứng, chứng thực của nhân dân ở địa phương cũng tăng lên, đặc biệt là trong những năm gần đây nhu cầu công chứng, chứng thực của nhân dân ngày càng tăng rõ rệt.

[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/1/DA341.pdf[/PDF]
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top