• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Lựa chọn và cách thể hiện biểu đồ cột thích hợp

Y Nắng Tình

New member
Xu
0
LỰA CHỌN VÀ CÁCH THỂ HIỆN BIỂU ĐỒ CỘT THÍCH HỢP


Đối với khoa học Địa lí, chúng ta cũng gặp khá đầy đủ các dạng biểu đồ khác nhau trong lĩnh vực địa lí tự nhiên và cách thể hiện cũng khá đa dạng.

Trong học tập thi cử, các em cần phân loại và lựa chọn dạng biểu đồ phù hợp với yêu cầu câu hỏi đặt ra.

Bài đầu tiên các em theo dõi cách thức lựa chọn và vẽ dạng biểu đồ cột. (Cột đơn-nhóm và cột chồng).

Lưu ý lựa chọn biểu đồ cột thích hợp:

- Khi yêu cầu thể hiện về qui mô khối lượng của một đại lượng, so sánh tương quan về độ lớn giữa các đại lượng.

+ Nên chọn Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ một dãy cột đơn; Biểu đồ có 2, 3,...cột gộp nhóm (nhưng có hai hay nhiều đại lượng khác nhau);

+ Khi yêu cầu thể hiện đối tượng trong một thời điểm; Biểu đồ thanh ngang; Tháp dân số (dạng đặc biệt)

+ Khi yêu cầu thể hiện qui mô và cơ cấu thành phần trong một hay nhiều tổng thể.

Các dạng biểu đồ cột chủ yếu: Biểu đồ một cột chồng; Biểu đồ 2, 3 cột chồng (cùng một đại lượng).

- Khi vẽ biểu đồ hình cột: Thường có các từ gợi mở như: ”Khối lượng”, “Sản lượng”, “Diện tích” từ năm... đến năm...”, hay “Qua các thời kỳ...”.

Ví dụ: Khối lượng hàng hoá vận chuyển...; Sản lượng lương thực của …; Diện tích trồng cây công nghiệp...

- Nếu có dãy số liệu tuyệt đối về qui mô, khối lượng của một (hay nhiều) đối tượng biến động theo một số thời điểm (hay theo các thời kỳ). Nên chọn biểu đồ hình cột đơn.

- Trong trường hợp bảng số liệu trình bày theo dạng phân ra từng thành phần. Ví dụ: tổng số, chia ra: nông - lâm – ngư; công nghiệp – xây dựng; dịch vụ. Với bảng số liệu này ta chọn biểu đồ cơ cấu, có thể là hình tròn; cột chồng

- Nếu vẽ biểu đồ cột chồng: Khi một tổng thể có quá nhiều thành phần, nếu vẽ biểu đồ hình tròn thì các góc cạnh hình quạt sẽ quá hẹp, trường hợp này nên chuyển sang vẽ biểu đồ cột chồng (theo đại lượng tương đối (%) cho dễ thể hiện.

Cách vẽ: Đối với các biểu đồ: Hình cột

- Trục giá trị (Y) thường là trục đứng: Phải có mốc giá trị cao hơn giá trị cao nhất trong chuỗi số liệu. Phải có mũi tên chỉ chiều tăng lên của giá trị. Phải ghi danh số ở đầu cột hay dọc theo cột (ví dụ: tấn, triệu, % ,..). Phải ghi rõ gốc tọa độ, có trường hợp ta có thể chọn gốc tọa độ khác (0),

- Trục định loại (X) thường là trục ngang: Phải ghi rõ danh số (ví dụ: năm, nhóm tuổi.v.v.). Trường hợp trục ngang (X) thể hiện các mốc thời gian (năm). Đối với các biểu đồ đường biểu diễn, miền, kết hợp đường và cột, phải chia các mốc trên trục ngang (X) tương ứng với các mốc thời gian.

- Riêng đối với các biểu đồ hình cột, điều này không có tính chất bắt buộc, nhưng vẫn có thể chia khoảng cách đúng với bảng số liệu để ta dễ dàng quan sát được cả hai mặt qui mô và động thái phát triển.

- Phải ghi các số liệu lên đầu cột (đối với các biểu đồ cột đơn). Trong trường hợp của biểu đồ cột đơn, nếu có sự chênh lệch quá lớn về giá trị của một vài cột (lớn nhất) và các cột còn lại. Ta có thể dùng thủ pháp là vẽ trục (Y) gián đoạn ở chỗ trên giá trị cao nhất của các cột còn lại. Như vậy, các cột có giá trị lớn nhất sẽ được vẽ thành cột gián đoạn, như vậy biểu đồ

Sau đây là ví dụ tham khảo:

Diện tích rừng của nước ta bị cháy, bị chặt phá trong những năm: hãy vẽ biểu đồ thích hợp và nhận xét.


|Diện tích tính ha/năm| 2002| 2003| 2004| 2005| 2006|
|Bị cháy| 1145.9| 5510.6| 4787.0| 6829.3| 2386.7|
| Bị chặt phá| 2542.5| 2040.9| 2254.0| 3347.3| 3124.5|





 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Trang Love

New member
Xu
0

Diện tích rừng của nước ta bị cháy, bị chặt phá trong những năm: hãy vẽ biểu đồ thích hợp và nhận xét.


S ha/năm| 2002| 2003| 2004| 2005| 2006 Bị cháy| 1145.9| 5510.6| 4787.0| 6829.3| 2386.7
Bị chặt phá| 2542.5| 2040.9| 2254.0| 3347.3| 3124.5


Bài rất hay mà khó đọc quá. Bạn có thể đi kỹ hơn phần nhận xét không mình rất thích những phần so sánh?
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Một số nguyên tắc chung khi vẽ biểu đồ

- Đảm bảo tính chính xác

- Đảm bảo tính trực quan

- Đảm bảo tính thẩm mỹ
Biểu đồ Tròn:

- Là loại biểu thường thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể đối tượng địa lí nhất định. Đối tượng Địa lí được thể hiện trên bản đồ được tính bằng %. Khi bảng số liệu cho giá trị tuyệt đối thì phải chuyển sang giá trị tương đối sau đó dùng số liệu đã xử lí để vễ biểu đồ.


Lưu ý:


- Nếu biểu đồ yêu cầu vẽ qui mô thì phải tính BKHT.

- Nếu vẽ 2 & 3 hình tròn phải vẽ tâm của các đường tròn nằm trên một đường thẳng theo chiều ngang.

- Khi chia cơ cấu hình tròn thì tia đầu tiên bắt đầu từ tia số 12 theo chiều chuyển động của kim đồng hồ.


Biểu đồ Cột


- Thể hiện động thái của dự phát triển hoặc so sánh qui mô giữa các đối tượng Địa lí

Các loại biểu đồ cột:


- BĐ cột đơn

- BĐ cột gép có 2 loại: + BĐ ghép cùng đ/v

+ BĐ ghép có đ/v khác nahu.

- Biểu đồ cột chồng

- Biểu đồ cột thanh ngang

Lưu ý:

- Trục tung thể hiện đ/v các đại lượng

- Trục hoành thể hiện thời gian

- Chiều rộng của các cột bằng nhau

- Khoảng cách giữa các cột phải có tỉ lệ tương ứng với thời gian

- Đỉnh cột ghi các chỉ số tương ứng

- Chân cột ghi thời gian

- Cột đầu tiên nên vẽ cách trục tung một khoảng nhất định

- Nếu vẽ các đại lượng khác nahu thì phải có chú giải phân biệt các đại lượng đó.

3. Loại biểu đồ Đường

- Thường để vẽ sự thay đổi của đại lượng địa lí khi số năm nhiều và tương đối liên tục hoặc thể hiện tốc độ tăng trưởng của một hoặc nhiều đại lượng địa lí có đ/v giống nhau, khác nhau.

* Các loại BĐ Đường:

- Loại có một hoặc nhiều đường vẽ theo giá trị tuyệt đối

VD: BĐ tình hình tăng trưởng dân số,BĐ biểu diễn dân số và sản lượng lương thực,...

- Loại có một hay nhiều đường vẽ theo giá trị tương đối

VD: BĐ tốc độ tăng trưởng số lượng điện, than, phân hóa học,...

* Lưu ý:

- BĐ được vẽ trên một hệ trục tọa độ

- Khoảng cách năm rõ ràng

- Nếu về tốc độc tăng trưởng thường vẽ xuất phát từ 100%

- Nếu vẽ các đường biểu diễn tfhi phải dùng các kí hiệu của nhiều đại lượng phải đổi ra cùng đ/v

4. Biểu đồ kết hợp

- Thường sử dụng khi vẽ 2 &3 đại lượng địa lí nhằm thể hiện tính trực quan

* Các dạng biểu đồ kết hợp

- Kết hợp giữa cột và đường

- Kết hợp giữa cột và tròn

* Lưu ý khi vẽ BĐ kết hợp

- Nếu vẽ cột và đường phải dựng hệ trục tọa độ có hai trục tung với 2 đ/v khác nhau. vẽ theo từng đại lượng

- Nếu kết hợp giữa BĐ cột avf tròn không cần dựng hệ trục tọa độ

- Khi chú giải phải thể hiện rõ các đối tượng địa lí thể hiện trên BĐ
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top