Sân chơi chung với khu vực sản xuất, lớp học ngay sát khu chăn nuôi. 9 lớp của trường tiểu học Nghĩa Dân (Kim Động, Hưng Yên) phải nương nhờ nơi cửa Phật hoặc đình làng, hội trường của các thôn, xã đã nhiều năm nay.
Một lớp học nhờ tại đình Thổ Cầu, xã Nghĩa Dân vắng vẻ đìu hiu trước giờ học.
Cổng vào lớp học chật hẹp tại một hội trường của thôn Đào Xá, xã Nghĩa Dân.
Dãy nhà liêu xiêu trong khuôn viên chùa Thiên Phúc, thôn Đào Xá dùng để làm phòng học cho học sinh thiếu phòng học của trường tiểu học Nghĩa Dân. Các cô giáo dạy học tại đây cho biết, đầu hồi là khu chăn nuôi lợn của một hộ gia đình. Nhiều lần nơi đây bốc mùi khó ngửi khiến cô và trò thường phải bịt mũi vừa dạy vừa học.
Mặc dù vậy, các em học sinh luôn chăm chỉ học tập, ít trường hợp nghỉ học. Các cô giáo ở đây thường dùng ký hiệu riêng. Ô vuông có nghĩa mời các em giơ bảng kết quả và hình tròn là hiệu lệnh hãy giữ gìn trật tự mà không cần dùng lời.
Một trong nhiều em học sinh lớp 2 rất chăm chú nghe cô giáo giảng bài.
Những nét chữ nắn nót, thẳng hàng.
Mỗi khi xung phong phát biểu, các em thường khoanh tay trước ngực và nói.
Tự tin, tươi cười khi biết mình có phép tính đúng.
Do điều kiện học tập ở các lớp học nhờ địa điểm không tốt bằng nơi học chính, nhà trường thường điều động giáo viên tốt nhất về công tác.
Một bé xinh xắn với nét mặt hồn nhiên.
Và cũng có nhiều em ngồi học sai tư thế do bàn ghế không đúng chuẩn.
"
Sân vui chơi của các em bé nhỏ và chung với một xưởng sản xuất đồ mộc.
Lớp học giờ nghỉ trưa. Trống dành cho học sinh, kẻng dành cho ủy ban. Mỗi khi thôn có cuộc họp, các em lại phải nghỉ học.
Một bé xinh xắn với nét mặt hồn nhiên.
Theo Hoàng Hà - VnExpress