Linkedin là gì, có những gì ở trên Linkedin, làm thế nào để xây dựng profile của mình trở nên thật nổi bật trên đó, bạn đã biết hay chưa? Ngoài những trang web tuyển dụng quen thuộc như Vieclam24h, Vietnamworks,... thì Linkedin, một trang MXH tuyển dụng toàn cầu hiện cũng đang nhận được sự chú ý của rất nhiều bạn sinh viên Việt Nam.
Vậy thì Linkedin là gì ? Lợi ích của việc tìm hiểu và tham gia Linkedin với sinh viên.
Nguồn ảnh: Sưu tầm
I. LINKEDIN LÀ GÌ ?
Là một trang MXH được xây dựng riêng cho cộng đồng doanh nghiệp. Mục tiêu của trang web này là để cho các thành viên đã đăng ký thiết lập mạng lưới và kết nối với những người mà họ biết hoặc những mentor trong nghề. Ngoài ra, từ những mạng lưới này, các nhà tuyển dụng có thể tìm kiếm thông tin của người đi tìm việc, thậm chí người đi tìm việc cũng có thể tự quảng cáo thương hiệu cá nhân của mình trên đó.
Hiện tại Linkedin đang có hơn 700 triệu người dùng, đa phần tập trung ở các nước châu Á. Ngoài ra Linkedin còn bao gồm:
Linkedin Talent Insights: cung cấp data để bạn có thể nhanh chóng thấy được xu hướng chuyển động trên thị trường nhân sự dựa trên cơ sở dữ liệu thực tế.
Linkedin Campaign: cung cấp và đề xuất giải pháp cho các chiến dịch quảng cáo nếu nhắm vào đối tượng với các tiêu chí nhất định.
Linkedin Sales Insights: Cung cấp các data chính xác và kịp thời, đồng thời cho phép người dùng truy cập vào Biểu đồ Kinh tế Linkedin, một trong những bộ dữ liệu mạnh nhất Thế giới để lập kế hoạch kinh doanh, so sánh các cơ hội giữa các thị trường, vị trí và phân khúc trên quy mô toàn cầu.
Linkedin Recruiter: Hỗ trợ nhà tuyển dụng tìm ra và xây dựng mối liên hệ với những ứng viên tiềm năng, ngoài ra còn có tính năng Spotlight cho bạn biết ứng viên nào phù hợp nhất và ứng viên nào có khả năng sẽ phản hồi bạn.
II. NÊN DÙNG LINKEDIN NHƯ THẾ NÀO?
Vì là một trang MXH, ở trên Linkedin, bạn phải tạo một tài khoản bao gồm các thông tin cá nhân, avatar và ảnh cover. Trên Linkedin sẽ gồm có 4 loại connection:
1st connection (những người nằm trong network của bạn).
2nd connection (những người không nằm trong network của bạn nhưng là bạn của 1st connection).
3rd connection (những người không nằm trong network của bạn nhưng là bạn của 2nd connection).
Out of network (những người bạn không thể kết nối và phải gửi Inmail bằng cách mua tài khoản Premium để inbox hay kết nối).
Ngoài ra, trên Linkedin cũng sẽ hiển thị các phần để bạn tự điền như: Experience (Kinh nghiệm làm việc), Education (Học vấn của bạn), Recommendation Letter (Thư giới thiệu, những lời nhận xét từ cấp trên hoặc đồng sự), Summary (Phần tự giới thiệu trên trang cá nhân).
III. CÁC BÍ KÍP TỐI ƯU HÓA LINKEDIN ĐỂ TÌM ĐƯỢC VIỆC LÀM NGON?
1. ẢNH ĐẠI DIỆN
Bắt buộc phải là ảnh của bạn chứ không phải là một nhân vật hoạt hình nào đó, hoặc ảnh con chó, con mèo trong nhà đâu nhé.
Lựa một tấm ảnh đại diện trông thật tự nhiên, tự tin và đẹp nhất. Ngoài ra, ngay cả quần áo mà bạn định mặc khi chụp ảnh đại diện cũng phải mang tính định hướng cho công việc của bạn (chẳng hạn như làm về tài chính thì bạn nên đăng ảnh mình mặc áo sơ mi, quần âu, trông vừa gọn gàng lại ngăn nắp).
Chọn những ảnh mà bạn đang mỉm cười nhẹ và phải sử dụng ảnh có độ phân giải cao.
2. KỸ NĂNG, CHUYÊN MÔN CÔNG VIỆC
Đây là phần vô cùng quan trọng. Tốt hơn hết các bạn nên tìm hiểu trước về những từ khóa thường xuyên xuất hiện trong lĩnh vực công việc mà mình đang theo đuổi, sau đó ghi chúng vào phần profile trên Linkedin (phần Experience đó).
3. NETWORK CHO PHÉP MẠNG LƯỚI KẾT NỐI PHÁT TRIỂN THEO CẤP SỐ NHÂN
Điều này hoàn toàn đúng kể cả với những người chỉ thỉnh thoảng mới liên hệ với bạn. Lý do là vì nó sẽ giúp tên của bạn được tìm thấy dễ dàng hơn trong mục tìm kiếm.
Hãy tự đặt mục tiêu cho mình là phải có hơn 500 connections trên Linkedin, sau đó xây dựng liên lạc với một người khác cũng có hơn 500 connections như bạn, như thế thì họ sẽ dễ dàng làm quen và nhanh chóng chấp nhận yêu cầu kết nối của bạn hơn.
4. ĐIỀN THÔNG TIN THEO THỨ TỰ SAU: SUMMARY, EXPERIENCE, EDUCATION, SKILL, ACCOMPLISHMENTS
Nếu bạn là sinh viên mới ra trường, đang tìm việc trên Linkedin, thì lời khuyên đầu tiên của mình dành cho các bạn là hãy quan tâm đến kinh nghiệm làm việc > học vấn.
Kinh nghiệm làm việc của bạn quan trọng hơn điểm trung bình 4.0 ấn tượng rất nhiều, và đa số các công ty quan tâm đến kinh nghiệm làm việc hơn vì họ cho rằng dù bạn học gì ở trường đi chăng nữa thì những gì bạn thực sự làm khi đến công ty sẽ luôn khác một chút so với những gì bạn đã học.
5. GHI CHÚ CHI TIẾT VỀ CÔNG VIỆC
Nếu đã đi làm được một thời gian, vậy thì hãy ghi chi tiết từng công việc của mình. Tuy nhiên, bạn cần tránh sa đà vào việc kể lể những gì mình từng làm trong quá khứ bằng những gạch đầu dòng lê thê mà bất cứ ai cũng có thể đọc trên phần Job Description (mô tả công việc).
Thay vào đó, bạn nên tập trung vào những thành tựu mà mình đạt được khi làm những công việc này. Làm như vậy sẽ khiến profile của bạn nổi bật hơn so với đám đông cũng từng đi thực tập hoặc đi làm như bạn.
6. PHẢI CÓ CHỨC DANH CÔNG VIỆC (DÙ BẠN ĐÃ NGHỈ VIỆC HAY CHƯA)
Phải thêm chức danh công việc của bạn, nếu hiện tại đã nghỉ làm thì cũng có thể ghi chức danh công việc trước đó vì điều này sẽ giúp profile của bạn được tìm kiếm dễ dàng hơn.
7. BẬT CHẾ ĐỘ CHO PHÉP NGƯỜI KHÁC XEM PROFILE CỦA MÌNH
Bật chế độ này sẽ cho phép mọi người biết rõ ai đã vào xem trang chủ của họ, và tất nhiên là bạn cũng có thể nhìn thấy những ai đã vào xem profile của mình để từ đó tạo kết nối với những người đó.
8. NHẤN THEO DÕI TÀI KHOẢN LINKEDIN CỦA CÁC CÔNG TY
Việc này giúp cho LinkedIn biết bạn đang quan tâm đến loại hình công việc và công ty nào, sau đó ứng dụng sẽ tự động cập nhật và giới thiệu cho bạn những vị trí tương tự đang còn trống ở mọi công ty trên toàn cầu.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn tìm hiểu hơn về Linkedin. Đặc biệt là với sinh viên với mong muốn tìm hiểu và biết tới nó. Chúc bạn may mắn và thành công !
Nguồn: Tổng hợp
Vậy thì Linkedin là gì ? Lợi ích của việc tìm hiểu và tham gia Linkedin với sinh viên.
Nguồn ảnh: Sưu tầm
I. LINKEDIN LÀ GÌ ?
Là một trang MXH được xây dựng riêng cho cộng đồng doanh nghiệp. Mục tiêu của trang web này là để cho các thành viên đã đăng ký thiết lập mạng lưới và kết nối với những người mà họ biết hoặc những mentor trong nghề. Ngoài ra, từ những mạng lưới này, các nhà tuyển dụng có thể tìm kiếm thông tin của người đi tìm việc, thậm chí người đi tìm việc cũng có thể tự quảng cáo thương hiệu cá nhân của mình trên đó.
Hiện tại Linkedin đang có hơn 700 triệu người dùng, đa phần tập trung ở các nước châu Á. Ngoài ra Linkedin còn bao gồm:
Linkedin Talent Insights: cung cấp data để bạn có thể nhanh chóng thấy được xu hướng chuyển động trên thị trường nhân sự dựa trên cơ sở dữ liệu thực tế.
Linkedin Campaign: cung cấp và đề xuất giải pháp cho các chiến dịch quảng cáo nếu nhắm vào đối tượng với các tiêu chí nhất định.
Linkedin Sales Insights: Cung cấp các data chính xác và kịp thời, đồng thời cho phép người dùng truy cập vào Biểu đồ Kinh tế Linkedin, một trong những bộ dữ liệu mạnh nhất Thế giới để lập kế hoạch kinh doanh, so sánh các cơ hội giữa các thị trường, vị trí và phân khúc trên quy mô toàn cầu.
Linkedin Recruiter: Hỗ trợ nhà tuyển dụng tìm ra và xây dựng mối liên hệ với những ứng viên tiềm năng, ngoài ra còn có tính năng Spotlight cho bạn biết ứng viên nào phù hợp nhất và ứng viên nào có khả năng sẽ phản hồi bạn.
II. NÊN DÙNG LINKEDIN NHƯ THẾ NÀO?
Vì là một trang MXH, ở trên Linkedin, bạn phải tạo một tài khoản bao gồm các thông tin cá nhân, avatar và ảnh cover. Trên Linkedin sẽ gồm có 4 loại connection:
1st connection (những người nằm trong network của bạn).
2nd connection (những người không nằm trong network của bạn nhưng là bạn của 1st connection).
3rd connection (những người không nằm trong network của bạn nhưng là bạn của 2nd connection).
Out of network (những người bạn không thể kết nối và phải gửi Inmail bằng cách mua tài khoản Premium để inbox hay kết nối).
Ngoài ra, trên Linkedin cũng sẽ hiển thị các phần để bạn tự điền như: Experience (Kinh nghiệm làm việc), Education (Học vấn của bạn), Recommendation Letter (Thư giới thiệu, những lời nhận xét từ cấp trên hoặc đồng sự), Summary (Phần tự giới thiệu trên trang cá nhân).
III. CÁC BÍ KÍP TỐI ƯU HÓA LINKEDIN ĐỂ TÌM ĐƯỢC VIỆC LÀM NGON?
1. ẢNH ĐẠI DIỆN
Bắt buộc phải là ảnh của bạn chứ không phải là một nhân vật hoạt hình nào đó, hoặc ảnh con chó, con mèo trong nhà đâu nhé.
Lựa một tấm ảnh đại diện trông thật tự nhiên, tự tin và đẹp nhất. Ngoài ra, ngay cả quần áo mà bạn định mặc khi chụp ảnh đại diện cũng phải mang tính định hướng cho công việc của bạn (chẳng hạn như làm về tài chính thì bạn nên đăng ảnh mình mặc áo sơ mi, quần âu, trông vừa gọn gàng lại ngăn nắp).
Chọn những ảnh mà bạn đang mỉm cười nhẹ và phải sử dụng ảnh có độ phân giải cao.
2. KỸ NĂNG, CHUYÊN MÔN CÔNG VIỆC
Đây là phần vô cùng quan trọng. Tốt hơn hết các bạn nên tìm hiểu trước về những từ khóa thường xuyên xuất hiện trong lĩnh vực công việc mà mình đang theo đuổi, sau đó ghi chúng vào phần profile trên Linkedin (phần Experience đó).
3. NETWORK CHO PHÉP MẠNG LƯỚI KẾT NỐI PHÁT TRIỂN THEO CẤP SỐ NHÂN
Điều này hoàn toàn đúng kể cả với những người chỉ thỉnh thoảng mới liên hệ với bạn. Lý do là vì nó sẽ giúp tên của bạn được tìm thấy dễ dàng hơn trong mục tìm kiếm.
Hãy tự đặt mục tiêu cho mình là phải có hơn 500 connections trên Linkedin, sau đó xây dựng liên lạc với một người khác cũng có hơn 500 connections như bạn, như thế thì họ sẽ dễ dàng làm quen và nhanh chóng chấp nhận yêu cầu kết nối của bạn hơn.
4. ĐIỀN THÔNG TIN THEO THỨ TỰ SAU: SUMMARY, EXPERIENCE, EDUCATION, SKILL, ACCOMPLISHMENTS
Nếu bạn là sinh viên mới ra trường, đang tìm việc trên Linkedin, thì lời khuyên đầu tiên của mình dành cho các bạn là hãy quan tâm đến kinh nghiệm làm việc > học vấn.
Kinh nghiệm làm việc của bạn quan trọng hơn điểm trung bình 4.0 ấn tượng rất nhiều, và đa số các công ty quan tâm đến kinh nghiệm làm việc hơn vì họ cho rằng dù bạn học gì ở trường đi chăng nữa thì những gì bạn thực sự làm khi đến công ty sẽ luôn khác một chút so với những gì bạn đã học.
5. GHI CHÚ CHI TIẾT VỀ CÔNG VIỆC
Nếu đã đi làm được một thời gian, vậy thì hãy ghi chi tiết từng công việc của mình. Tuy nhiên, bạn cần tránh sa đà vào việc kể lể những gì mình từng làm trong quá khứ bằng những gạch đầu dòng lê thê mà bất cứ ai cũng có thể đọc trên phần Job Description (mô tả công việc).
Thay vào đó, bạn nên tập trung vào những thành tựu mà mình đạt được khi làm những công việc này. Làm như vậy sẽ khiến profile của bạn nổi bật hơn so với đám đông cũng từng đi thực tập hoặc đi làm như bạn.
6. PHẢI CÓ CHỨC DANH CÔNG VIỆC (DÙ BẠN ĐÃ NGHỈ VIỆC HAY CHƯA)
Phải thêm chức danh công việc của bạn, nếu hiện tại đã nghỉ làm thì cũng có thể ghi chức danh công việc trước đó vì điều này sẽ giúp profile của bạn được tìm kiếm dễ dàng hơn.
7. BẬT CHẾ ĐỘ CHO PHÉP NGƯỜI KHÁC XEM PROFILE CỦA MÌNH
Bật chế độ này sẽ cho phép mọi người biết rõ ai đã vào xem trang chủ của họ, và tất nhiên là bạn cũng có thể nhìn thấy những ai đã vào xem profile của mình để từ đó tạo kết nối với những người đó.
8. NHẤN THEO DÕI TÀI KHOẢN LINKEDIN CỦA CÁC CÔNG TY
Việc này giúp cho LinkedIn biết bạn đang quan tâm đến loại hình công việc và công ty nào, sau đó ứng dụng sẽ tự động cập nhật và giới thiệu cho bạn những vị trí tương tự đang còn trống ở mọi công ty trên toàn cầu.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn tìm hiểu hơn về Linkedin. Đặc biệt là với sinh viên với mong muốn tìm hiểu và biết tới nó. Chúc bạn may mắn và thành công !
Nguồn: Tổng hợp