Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
Liên Xô – Mĩ chấm dứt chiến tranh lạnh và tác động của nó tới quan hệ quốc tế.
Vào đầu những năm 80, khi Rigân lên nắm chính quyền ở Mĩ, thì quan hệ Xô – Mĩ, quan hệ Đông – Tây còn căng thẳng, thậm chí hai bên chạy đua vũ trang quyết liệt. Thế nhưng từ nửa sau những năm 80, đặc biệt khi Goocbachốp lên cầm quyền ở Liên Xô thì quan hệ Xô – Mĩ thực sự từng bước chuyển từ đối đầu sang đối thoại. Động thái này được thông qua các cuộc hội nghị cấp cao giữa những người đứng đầu hai quốc gia. Từ năm 1987, những cuộc gặp gỡ giữa Rigân - Goocbachốp, giữa Busơ (bố) -Goocbachốp đã dẫn tới hai bên giảm bớt căng thẳng, tranh chấp. Đặc biệt, trong các cuộc gặp gỡ này, nhiều văn kiện hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, buôn bán, văn hóa và khoa học – kỹ thuật được kí kết. Nhưng quan trọng nhất là vào năm 1987, hai nước đã kí kết hiệp ước thủ tiêu tên lửa tầm trung ở châu Âu, gọi tắt là IMF, số tên lửa này chiếm khoảng 3% kho vũ khí hạt nhân của mỗi nước. Cũng từ năm 1987, hai nước thỏa thuận cùng giảm một bước quan trọng cuộc chạy đua vũ trang, từng bước chấm dứt cục diện chiến tranh lạnh, cùng hợp tác với nhau để giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột quốc tế.
Cuối cùng, tháng 12 – 1989, tại cuộc gặp gỡ không chính thức giữa Busơ và Goocbachốp trên bán đảo Manta (Địa Trung Hải), Mĩ và Liên Xô cùng tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh kéo dài hơn 40 năm qua. Quan hệ quốc tế bước vào thời kỳ mới – thời kỳ sau chiến tranh lạnh.
Việc tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh, đã đưa thế giới vào thời kỳ hòa dịu và đã dẫn tới những chuyển biến trong quan hệ quốc tế và cục diện chính trị thế giới.
- Quan hệ giữa năm nước lớn: Mĩ, Liên Xô, Anh, Pháp, Trung Quốc có những chuyển biến quan trọng. Năm nước này có nhiều thay đổi trong đường lối đối ngoại của mình. Trong thời kì chiến tranh lạnh, mặc dù là năm nước lớn, nhưng vẫn chỉ là hai cực đối đầu nhau. Đến lúc này, mối quan hệ giữa năm nước lớn đã chuyển hóa từ hai cực đối đầu sang đối thoại, hợp tác với nhau trong cùng tồn tại hòa bình, trong việc giải quyết những tranh chấp quốc tế.
- Những cuộc xung đột khu vực từng bước được giải quyết do có sự hợp tác của các nước lớn, trước hết là sự hợp tác Xô – Mĩ, đặc biệt là những cuộc xung đột quân sự mang tính đối địch giữa hai cực. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi từ năm 1989 đến năm 1991 vấn đề Apganixtan, vấn đề Campuchia, vấn đề Namibia… trước đây bế tắc thì bây giờ lần lượt được giải quyết.
- Đặc biệt là sự biến chuyển nhanh chóng của tình hình các nước Đông Âu và Liên Xô trong những năm 1989 – 1991, làm cho chế độ xã hội chủ nghĩa ở khu vực này sụp đổ. Cùng với nó là sự giải thể Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV, 28 – 6 – 1991) và Tổ chức Hiệp ước Vacsava (1 – 7 – 1991) – những tổ chức lớn tồn tại trong thời kì chiến tranh lạnh, đối lập với các tổ chức cảu khối tư bản chủ nghĩa. Những sự kiện trên đây đã làm cho trật tự hai cực Ianta sụp đổ. Trật tự thế giới theo thể chế hai cực không còn nữa. Thế giới bước vào một thời kì mới với các xu thế mới đang vận động.
Nguyễn Thị Huyền Trang