• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Lịch sử Việt Nam từ 1919-1945 (Giáo trình)

Bút Nghiên

Smod Trùm ^^
Lịch sử Việt Nam từ 1919-1945
(Giáo trình)
Chương 1 - Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1930

I. Tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội Việt Nam từ 1919 đến 1930

1. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp và những biến đổi trong nền kinh tế Việt Nam.

1.1 Cuộc khai thác thuộc địa lần II của thực dân Pháp


Khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, mặc dù là nước thắng trận nhưng Pháp cũng là một trong những nước bị tổn thất nặng nề nhất. Các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, thương nghiệp giảm sút nghiêm trọng hoặc bị đình trệ. Trong khi những khoảng tiền lớn chi phí cho chiến tranh và những số vốn lớn đầu tư ở nước ngoài ( riêng ở nước Nga Sa hoàng là 14 tỉ Phơ-răng) bị mất trắng, thì số nợ quốc gia của Pháp, chủ yếu nợ Mĩ, tăng từ 170 tỉ Phơ-răng (năm 1918) lên tới 300 tỉ Phơ-răng (năm 1920). Đồng Phơ-răng ngày càng mất giá, giá cả leo thang, đời sống dân thuộc địa khó khăn càng làm tăng thêm nỗi bất bình, đấu tranh chống Chính phủ của các tầng lớp nhân dân lao động Pháp.

Để hàn gắn vết thương chiến tranh, nhanh chóng khôi phục, phát triển kinh tế trong nước (Pháp), cạnh tranh với các đế quốc khác trên thị trường quốc tế, các tập đoàn tư bản độc quyền Pháp một mặt tăng cường bóc lột giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong nước, mặt khác ráo riết đẩy mạnh khai thác, bóc lột nhân dân các nước thuộc địa.

Tại Đông Dương, một thuộc địa quan trọng, giàu có vào bậc nhất trong hệ thống thuộc địa của Pháp, Chính phủ Pháp đã thi hành chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai trong thời gian từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến trước cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933).

Nhằm khai thác, bóc lột được nhiều hơn kho tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân công dồi dào, rẻ mạt và độc chiếm thị trường Đông Dương, chủ yếu là Việt Nam, với một quy mô rộng lớn và tốc độ nhanh gấp nhiều lần so với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất trước chiến tranh. Vốn đầu tư tăng nhanh qua các năm, chỉ tính riêng năm 1920, tổng số vốn đầu tư của tư bản Pháp vào các cơ sở kinh doanh ở Đông Dương lên tới 255,6 triệu Phơ-răng vàng. Không kể vốn đầu tư của Nhà nước Pháp, chỉ tính trong 6 năm (1924 – 1929), riêng tư bản tư nhân Pháp đầu tư khai thác Đông Dương là gần 4 tỉ Phơ-răng, gấp 8 lần vốn đầu tư của tư bản tư nhân Pháp ở Đông Dương (492 triệu) trong khoảng 30 năm trước chiến tranh (1888 – 1918)

Về kinh tế, nếu trong thời kì khai thác lần thứ nhất, tư bản Pháp tập trung vốn nhiều nhất cho ngành khai mỏ, rồi lần lượt đến giao thông vận tải, thương nghiệp và nông nghiệp. Nhưng với cuộc khai thác lần thứ hai, chúng tăng cường tập trung vốn nhiều nhất để khai thác nông nghiệp, tiến đến ngành mỏ, công nghiệp chế biến, thương nghiệp, giao thông vận tải, sau đó là ngành ngân hàng và kinh doanh bất động sản.

Những năm 1924 – 1930, các công ti vô danh Pháp đã đầu tư vào khai thác Đông Dương chủ yếu là Việt Nam) với tổng số tiền là 286,2 triệu Phơ-răng (tính theo giá trị tiền năm 1919) và được phân bố vào các ngành được thống kê như sau:


Ngành kinh doanh, khai thác **** tổng số tiền **** tỷ lệ %

Nông nghiệp và khai thác rừng **** 900,2 **** 31,4

Công ty bất động sản, ngân hàng, công ty bảo hiểm ***** 623,9 **** 21,8

Mỏ và khai thác đá **** 546,4 ***** 19,1

Thương mại và vận tải ***** 422,5 ***** 14,8

Công nghiệp (chêbiến, điện nước) công chính **** 369,5 ***** 12,9

Tổng cộng **** 2.862,2 ***** 100%



Để khai thác, bóc lột được nhanh, nhiều, cùng với việc tăng cường đầu tư vốn vào các ngành kinh doanh, thực dân Pháp thi hành một chính sách nặng nề, bất công, vô lí.

Sau chiến tranh, tất cả các loại thuế trực thu, gián thu, như thuế thân, ruộng đất, muối, rượu, thuốc phiện, môn bài, đường, cầu cống, đò, chợ, thuế xe,... cùng với các khoản phụ thu khác đều tăng cao và đem lại cho chính quyền thực dân những khoản thu rất lớn. Tính bình quân, mỗi người Việt Nam không phân biệt nam nữ, lớn bé, phải đóng 8 đồng tiền thuế/người (tương đương 70 kg gạo ngon lúc đó).

Cùng với thuế khoá, thực dân Pháp còn bắt buộc nhân dân ta phải mua công trái, quốc trái để chúng xây dựng các công trình phục vụ yêu cầu kinh tế, quân sự của chúng. Ngay trong những năm khủng hoảng kinh tế, thiên tai, đói kém thường xuyên xảy ra, khiến đời sống của nhân dân ta càng thêm cùng quẫn.

Để hỗ trợ, thúc đẩy cho chính sách khai thác, bóc lột kinh tế, tài chính, chính quyền thực dân Pháp còn ra sức thực hiện những chính sách chính trị, văn hoá giáo dục vừa thâm độc, vừa trắng trợn.


1.2 Những biến đổi trong nền kinh tế

Về nông nghiệp, do nhu cầu xuất khẩu lúa gạo ngày càng cao và cần cao su phục vụ cho ngành công nghiệp ô tô, nên ngay từ sau chiến tranh, thực dân Pháp đã đầu tư khai thác ngành nông nghiệp nhiều hơn so với các ngành kinh tế khác. Tư sản, thực dân Pháp trắng trợn cướp đoạt ruộng đất, lập ra hàng trăm đồn điền có diện tích rộng lớn trên khắp đất nước ta, để trồng lúa, cao su và cây công nghiệp khác để xuất khẩu... Tính đến năm 1930, thực dân Pháp đã chiếm đoạt 1,2 triệu ha ruộng đất để lập đồn điền, bằng ¼ tổng diện tích canh tác của cả nước ta lúc ấy.

Theo tư sản pháp, một số tư sản, địa chủ người Việt cũng lập đồn điền kinh doanh. Các đồn điền của họ thường chỉ rộng trên dưới 100 ha, một số đồn điền rộng trên 300 ha. Đồn điền cao su của Lê Phát Vĩnh, Nguyễn Hữu Hào ở Gia Định và Bà Rịa rộng 388 ha, đồn điền Nguyễn Văn Của ở Biên Hòa rộng 300 ha [20;11 – 24]

Trong các đồn điền trồng lúa của chủ người Pháp, hoặc người Việt lúc này vẫn duy trì phương thức canh tác, bóc lột theo kiểu phong kiến, sử dụng rất ít và có nơi không hề sử dụng máy móc và kĩ thuật tiến tiến. Vì vậy năng suất lúa trung bình ở Việt Nam chỉ đạt 12 tạ/ha, trong khi Xiêm đạt 18 tạ/ha, Mã Lai 21 tạ/ha, Nhật Bản 34 tạ/ha.

Thực dân Pháp ra sức vơ vét lúa gạo xuất khẩu. Lúa gạo là mặt hàng chủ yếu, chiếm 60 – 70% giá trị xuất khẩu. Trong 10 năm, năm 1919 đến năm 1929, khoảng 16 triệu tấn gạo và các sản phẩm làm từ gạo được xuất khẩu từ Việt Nam ra nước ngoài. Việt Nam trở thành nước cung cấp gạo thứ hai cho thị trường thế giới, sau Malaixia.

Được chính quyền thực dân tạo mọi điều kiện thuận lợi, tư sản Pháp tăng nhanh diện tích đồn điền cao su năm 1930 là 99.678 ha, tăng lên hơn 3 lần so với năm 1924 (31.200 ha), riêng Nam Kì chiếm 97.804 ha. Các công ti Đất đỏ, công ti Mi-sơ-lanh, công ti trồng cây nhiệt đới, công ti tài chhính cao su,...là những công ti cao su lớn. Do diện tích tăng, nên sản lượng cao su thu hoạch ngày càng lớn, gần 200 tấn năm 1913, tăng lên 6.796 tấn năm 1924 và đạt tới 10.308 tấn năm 1929. Phần lớn nhựa cao su thu được đều xuất khẩu, trong đó gần 70% đem về Pháp.

Ngoài lúa và cao su, các đồn điền trồng thuốc lá, cà phê, chè, mía, dừa, bông, hồ tiêu,... cũng được tư sản Pháp chú ý kinh doanh, khai thác.

Khác với đồn điền trồng lúa, tại các đồn điền trồng cây công nghiệp, bọn tư sản Pháp đã sử dụng một số ít máy móc nông ngiệp và bón phân hóa học. Tuy vậy, thủ đoạn chủ yếu của bọn chúng là tập trung khai thác, bóc lột sức lao động của hàng vạn công nhân và nguồn lợi thiên nhiên dồi dào trong các đồn điền ở nước ta để có lợi nhuận tối đa.

Nhiều nghành công nghiệp Việt Nam sau chiến tranh được tăng cường, mở rộng quy mô sản xuất, trước nhất là khai thác mỏ, trong đó mỏ than chiếm đị vị chủ yếu. Vốn đầu tư vào ngành mỏ năm 1928 tăng gần 10 lần (184,4 triệu Phơ-răng) so với năm 1924 (18,7 triệu Phơ-răng). Diện tích mỏ được khai thác năm 1930 tăng hơn 7 lần (42,8 vạn ha) so với năm 1911 (6 vạn ha). Sản lượng các loại quặng than, kẽm, sất, vàng, chì thiếc,...nhìn chung, đều tăng lên qua các năm. Riêng sản lượng khai thác than tăng nhiều nhất, gấp 3 lần năm 1929 (gần 2 triệu tấn) so với năm 1919 (0,665 triệu tấn). Vì vậy, tổng giá trị các loại quặng khai thác được cũng tăng lên 4 lần năm 1929 (213,7 triệu Phơ-răng) so với năm 1919.

Bên cạnh các công ti có từ trước chiến tranh nay được tăng thêm vốn để mở rộng sản xuất, lại có nhiều công ti mới được thành lập và hoạt động rất mạnh, như công ti than Hạ Long - Đồng Đăng, công ti than và kim khí Đông Dương, công ti than Tuyên Quang,..Các công ti than của Pháp (công ti than đá Bắc Kì, công ti than Đông Triều,..) nắm độc quyền sản xuất than và có nhiều thế lực. Một số tư sản Việt Nam cũng bỏ vốn khai mỏ. Bạch Thái Bưởi khai mỏ than Bí Chợ và Nguyễn Hữu Thu khai mỏ Mùa Xuân ở Quảng Yên sử dụng 800 công nhân. Công ti than của Phạm Kim Bảng ở Đông Triều sử dụng 500 công nhân.

Một số cơ sở chế biến quặng, đúc kẽm đã được xây dựng ở Quảng Yên, Hải Phòng, Cao Bằng. Nhưng các cơ sở này chỉ có nhiệm vụ sơ chế quặng để xuất khẩu hoặc đưa về Pháp.

Các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến thời kì này, như xi măng (Hải Phòng), tơ, sợi, dệt, (Nam Định, Hải Phòng, Sài Gòn) rượu (Hà nội, Nam Định, Chợ Lớn), sửa chữa xe lửa Gia Lâm, sửa chửa tàu thủy Ba Son (Sài Gòn) và các ngành điện, nước, xay xát, chế biến chè, thuốc lá, đường, giấy, cao su, thủy tinh,...phát triển.

Công nghiệp Việt Nam sau chiến tranh tiếp tục phát triển không cân đối, ngành công nghiệp nặng (luyện kim, cơ khí, hóa chất) không được thành lập. Thực sự chỉ là nền công nghiệp lệ thuộc và phục vụ cho lợi ích kinh tế và đời sống thực dân Pháp.

Tư sản Việt Nam đã hoạt động mạnh trong mộ số ngành công nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến thực phẩm : dệt, may, thêu, gạch ngói, chum vại, nước mắm....nhiều cơ sở sản xuất hàng bông sợi, tơ lụa được thành lập ở Hà Đông, Thái Bình, Bình Định, Phú Yên, Biên Hòa.

Nhà máy dệt của Lê Phát vĩnh ở Sài Gòn sử dụng khung cửi tay và khung cửi máy có 50 công nhân và 100 phụ nữ, trẻ em quay tơ của công ty Đồng Lợi của Nguyễn Khắc Trương ở Thái Bình có hơn 100 công nhân với 20 khung cửi dệt lụa. Xưởng thêu của Trương Đình Long ở Hà Nội có 300 công nhân, hàng bán ra cả nước và xuất khẩu. Nhà máy sản xuất gạch Hưng Kí ở Yên Viên sử dụng máy hơi nước và 300 thợ, gạch ngói bán ra hàng năm đến 2,6 triệu viên. Nghề làm mắm, muối phát đạt, có nhiều cơ sở sản xuất ở Phán Thiết, Sài Gòn, Phú Bài, Mũi Né. Hãng nước mắm Vạn Vân ở Cát Hải, Hải Phòng có nhiều đại lí ở các tỉnh, thành phố lớn ở miền Bắc.

Giao thông vận tải Việt Nam sau chiến tranh phát triển mạnh, nhằm phục vụ cho mục đích kinh tế và quân sự của thực dân Pháp. Đường sắt xuyên Đông Dương được nối liền bằng một số đoạn mới như Đồng Đăng – Na Sầm (1922), Vinh – Đông Hà (1927). Đến năm 1931, ở nước ta có 2.389 km đường sắt. Đường bộ và đường ô tô phát triển mạnh hơn. Năm 1930, có 15.000 km đường rải đá và khoảng vài nghìn đường rải nhựa. Đường giao thông vận tải thủy cũng được mở rộng. Các hải cảng chính như Sài Gòn, Hải Phòng được tăng thêm trang thiết bị, mở rộng kho tàng, bến bãi. Một số hải cảng mới mở thêm : Cẩm Phả, Hòn Gai, Đông Triều, Bến Thuỷ,...

Nhiều hãng ô tô, tàu thủy của người Việt được thành lập và hoạt động mạnh trên các tuyến đường thủy, bộ trong cả nước, như hãng ô tô Phạm Văn Phi (Vinh), hãng ô tô Nguyễn Thành Điểm (Vĩnh Long), hãng tàu thủy Nguyễn Hữu Thu và Bạch Thái Bưởi (ở Bắc Kì) ...Mỗi năm hãng tàu Bạch Thái Bưởi chở tới 15 vạn tấn, 1,5 triệu hành khách, số công nhân của hãng có đến 1.415 người.

Thương nghiệp Việt Nam, nhất là ngoại thương, thời kì này phát triển hơn trước. Thực dân Pháp độc quyền về thương mại ban hành các đạo luật đánh thuế nặng các hàng hóa nước ngoài nhập vào (chủ yếu là Trung Quốc, Nhật Bản). Trong bốn năm 1909 – 1913, hàng hóa Pháp nhập vào Đông Dương mới chiếm 37%, thì đến 2 năm 1929 – 1930 đã lên tới 63% tổng số hàng nhập khẩu.

Tổng giá trị hàng xuất, nhập khẩu tăng lên. Lúc này Việt Nam đã mở rộng quan hệ buôn bán với các nước như : Anh, Đức, Italia, Hồng Kông, Trung Quốc, Thái Lan, Xingapo, song buôn bán với Pháp vẫn là chủ yếu. Hàng xuất khẩu chủ yếu là gạo ( 60 – 70% ), than, cao su..., khối lượng nhiều nhưng giá trị thấp; hàng nhập khẩu chủ yếu là hàng công nghiệp gồm lê dạ, vải, lụa, hàng kim khí, hóa chất, thực phẩm, ...khối lượng ít nhưng giá trị cao.

Thị trường nội địa phát triển và hoạt động khá sầm uất. Song, nhìn chung, các hoạt động buôn bán lớn, quan trọng đều do thực dân, tư sản Pháp giữ độc quyền; hoặc do thương nhân Hoa Kiều chi phối. Đặc biệt chế độ độc quyền mua và bán muối, thuốc phiện, sản xuất và bán rượu được duy trì chặt chẽ hơn trước. Tuy vậy, tư sản Việt Nam vẫn có một vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại.

Bên cạnh các công ti thương mại Pháp và nước ngoài, có nhiều công ti, hãng buôn bán của tư sản Việt Nam cũng ra đời. Ngoài các công ti cũ, như công ti Phương Lâu, công ti Quảng Hưng Long, công ti Liên Thành..., còn các công ti mới được thành lập, như công ti thương mại Bạch Thái Tòng, Nam Đồng Ích (Thanh Hóa), Liên đòan thương mại kĩ nghệ Rạch Giá...Nhiều công ti Việt Nam chuyên buôn bán mặt hàng lâm thổ sản và hàng nội hóa. Nhờ vậy, những sản phẩm thủ công truyền thống như tơ, lụa (Hà Đông), chiếu cói (Ninh Bình, Thái Bình ), gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội), đường (Quãng Ngãi) ...lưu thông khắp trong nước hoặc bán ra nước ngoài. Cũng có những công ti buôn bán chủ yếu hàng ngoại. Công ti Trí Phú (Hải Phòng) chuyên buôn bán hàng hóa Pháp, Mĩ , Nhật. Hãng Đan Phong buôn bán hàng bông sợi và tạp hóa ngoại quốc ở Bắc Kì. Công ti Thuận Hòa (Nam Kì) nhập khẩu, bán ô tô, xe đạp, xăng dầu...

Đối với ngành tài chính, ngân hàng được chú trọng tăng thêm đầu tư vốn (chỉ sau nông nghiệp) và được mở rộng quy mô hoạt động. Ngân hàng Đông Dương phát triển mạnh nhất, thực sự giữ vai trò và chi phối các hoạt động kinh tế, tài chính ở nước ta. Nó vừa chỉ huy tín dụng đối với tất cả các ngành kinh tế, vừa nắm độc quyền phát hành tiền tệ và cho vay lãi. Riêng đối với nông nghiệp, chỉ trong 5 năm (1925 – 1930), Ngân hàng này đã lập thêm 19 Nông phố ngân hàng có cơ sở ở các tỉnh trong cả nước để cho vay thu lãi cao. Doanh số tăng nhanh, nên lợi tức của nó thu được ngày càng cao. Năm 1876, sau một năm thành lập, lợi tức của nó mới có 0,126 triệu Phơrăng, năm 1921, đã đạt 22,8 triệu Phơrăng và năm 1928, lên tới 58 triệu Phơrăng.

Lúc bấy giờ, một số địa chủ, tư sản người Việt, gồm Lê Văn Gồng, Trần Trinh Trạch (ngành ngân hàng Bạc Liêu), Lê Phát An, Nguyễn Thành Điểm (Nam Kì), Nguyễn Hữu Sở, Trần Huỳnh Kí (Trung Kì), Bạch Thái Bưởi (Bắc Kì), đã góp vốn lập ra ngân hàng Việt Nam, đặ trụ sở tại Sài Gòn với số tư bản ban đầu có 250.000 Phơ-răng (1926), đến năm 1929, có 700.000 Phơ-răng.

Như vậy, từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, với việc đẩy mạnh “chương trình khai thác lần thứ hai” thực dân Pháp biến Việt Nam thực sự trở thành thuộc địa khai thác và thị trường tiêu thụ hàng hóa quan trọng của tư bản tài chính Pháp. Cũng giống như lần trước, trong quá trình tăng cường đầu tư, khai thác ở nước ta lần này, một mặt chúng cho phát triển có hạn chế kinh tế tư bản chủ nghĩa, mặt khác vẫn duy trì, dung dưỡng quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu, lỗi thời. Vì vậy, đợt khai thác lần này chỉ làm đậm nét hơn tính chất của nền kinh tế thuộc địa, nửa phong kiến của nước ta lúc đó. Với đặc điểm đó, kinh tế Việt Nam không thể phát triển độc lập, mà ngày càng kiệt quệ, chưa toàn diện, lạc hậu, bị lệ thuộc và phục vụ cho nền kinh tế Pháp.

Tuy nhiên, do quy luật phát triển khách quan của kinh tế, nền kinh tế Việt Nam trải qua nhiều biến đổi và tất cả các ngành công, nông, thương nghiệp, giao thông vận tải và ngân hàng đều có bước phát triển mới. Dưới ách độc quyền nặng nề của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa Việt Nam đã cố gắng vươn lên, có những bước phát triển đáng kể so với thời kì trước chiến tranh thế thứ nhất.

Sự biến đổi của nền kinh tế cùng với tác động của những chính sách về chính trị, văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp đã làm cho tình hình xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi theo.

2. Chính sách chính trị, xã hội, văn hoá của thực dân Pháp ở Việt Nam từ 1919 - 1930.

2.1 Chính sách chánh trị, xã hội văn hoá và giáo dục


Để thực hiện chính sách khai thác kinh tế thuộc địa lần II, thực dân Pháp đã đưa ra các biện pháp khắc nghiệt hơn trong tất cả các lĩnh vực.

Về chính trị, thực dân Pháp thâu tóm mọi quyền hành trong tay, tăng cương lực lượng cảng sát, quân đội, toà án bóp nghẹt các quyền tự do, dân chủ, thẳng tay khủng bố, đàn áp các tổ chức, các chiến sĩ yêu nước, cộng sản và phong trào đấu tranh phản kháng của nhân dân. Chúng triệt để thi hành chính sách “chia để trị”, chia rẽ dân tộc, tôn giáo, nhằm làm suy yếu khối đoàn kết dân tộc và lực lượng yêu nước cách mạng.

Từ năm 1921, ở Bắc Kì và năm 1927, ở Nam Kì, thực dân Pháp thi hành chính sách “cải lương hương chính” (sửa đổi việc làng), tổ chức lại bộ máy chính quyền làng xã, lập ra hương ước mới, nhằm với bàn tay áp bức, bóc lột của chúng đến tận hương thôn, hạn chế bớt quyền lực của chính quyền làng xã và thế lực của giai cấp địa chủ ở hương thôn. Việc “cải lương hương chính”, của thực dân Pháp kéo dài đến những năm 30 và 40 của thế kỉ XX, nhưng không thu được mấy kết quả như mong muốn.

Trong những năm 20 của thế kỉ XX, thực dân Pháp còn thực hiện “cải cách hành chính”, tăng thêm một số ít công chức người Việt trong bộ máy chính quyền thực dân; tăng thêm một vài đại biểu người Việt vào Hội đồng Quản hạt Nam Kì, Viện Dân biểu Bắc Kì, Trung Kì để xoa dịu bất mãn của công chức người Việt, lôi kéo tầng lớp đại địa chủ, đại tư sản và trí thức thượng lưu.

Cũng như “cải lương hương chính”, ngày 12 tháng 8, 1921, Thống sứ bắc kì ra định về tổ chức quản lí cấp xã ở Bắc kì, chủ trương này được tiến hành ở ba kì với những biện pháp khác nhau, ở Bắc kì lần đầu 12.08. 1921, lần II: 25.02.1927, ở Trung kì: 19.12. 1935, ở Nam kì:
30.10.1927. “Cải cách chính trị - hành chính” của chính quyền thực dân chỉ là trò lừa bịp. Nạn kì thị, phân biệt chủng tộc giữa công chức, quan lại người Pháp và người Việt vẫn như trước. Chỉ trừ số ít quan lại, công chức, trí thức cao cấp được thực dân cho một số quyền lợi, còn đại đa số quan lại, công chức, trí thức người Việt bị khinh thường và bị áp bức, bóc lột. Thực chất việc thi hành “cải lương hương chính”, “cải cách hành chính”, là thực dân Pháp nhằm xây dựng một lực lượng quan lại, công chức, trí thức, tay sai phục vụ đắc lực cho cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của chúng.

Về giáo dục, thực dân Pháp thực hiện “cải cách giáo dục”, xóa bỏ nền giáo dục Nho học, mở rộng hệ thống giáo dục Việt – Pháp, bao gồm hai bộ phận : Trường dành cho học sinh người Pháp, dạy theo chương trình chính quốc và trường Pháp - Việt dạy cho người Việt theo chương trình “bản xứ”. Hệ thống giáo dục này chia thành ba cấp, gồm tiểu học, trung học, cao đẳng và đại học. Thời kì này, thực dân Pháp mở thêm trường Pháp – Chính để đào tạo quan lại cai trị cho chính quyền thực dân; đồng thời mở rộng một số trường Cao đẳng cho các ngành Sư phạm, Công chính, Thương mại, Nông nghiệp, đổi trường Y học Đông Dương thành Cao đẳng Y - Dược. Ngoài một số cơ quan nghiên cứu khoa học đã được thành lập đầu thế kỉ XX, năm 1928, một số cơ sở nghiên cứu được xây dựng thêm, như: Tác mĩ cục, Viện Hải dương học, Hội Nghiên cứu khoa học. Mục đích của các cơ quan, tổ chức khoa học này nhằm khai thác nguồn tài nguyên của nước ta, phục vụ lợi nhuận cho tư bản Pháp.

Số trường học và số học sinh tăng lên. Năm học 1922 – 1923, cả nước có 3.039 trường tiểu học, 7 trường Cao đẳng tiểu học, và 2 trường Trung học với 163.110 học sinh phổ thông và 436 sinh viên. Năm học 1929 – 1930 có 434.335 học sinh và 551 sinh viên và còn có hàng nghìn học sinh trường chuyên nghiệp, kĩ nghệ thực hành. Năm học 1929 – 1930, riêng Bắc Kì có 900 học sinh chuyên nghiệp và học nghề. Năm 1930, số giáo viên các cấp có 12.000 người.

Số học sinh, sinh viên tuy tăng lên, nhưng mới chỉ chiếm tỉ lệ khoảng 1,8% dân số cả nước. Số người đến tuổi đi học, nhất là ở vùng nông thôn, miềm núi, bị thất học chiếm tỉ lệ rất lớn.

Thực dân Pháp phát triển văn hóa, giáo dục có hạn chế và truyền bá văn hóa nô dịch nhằm kìm hãm nhân dân Việt Nam trong vòng ngu dốt, lạc hậu để duy trì ách thống trị, và đào tạo một số quan lại, công chức bản xứ phục vụ cho chính sách khai thác, bóc lộ của chúng.


2.2 Những biến đổi về giáo dục, y tế, văn hóa

Quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã tác động đến giáo dục, ý tế, văn học nghệ thuật như sau:

- Về giáo dục: Từ sau chiến tranh, chính quyền thực dân Pháp đẩy mạnh cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai(1917 – 1929) để phục vụ cho mục đích khai thác, bóc lột của chúng. Cải cách giáo dục chỉ làm đậm nét thêm tính chất thực dân, thuộc địa của nền giáo dục nước ta lúc này.

Nhưng so với đầu thế kỉ XX, nền giáo dục Việt Nam từ sau Đại chiến thế giới trở đi có những thay đổi về hệ thống tổ chức cấp học (gồm ba cấp: Tiểu học, Trung học, Cao đẳng và Đại học), về nội dung, chương trình đào tạo, cơ cấu ngành nghề đào tạo..., số trường, số học sinh, sinh viên tăng thêm. Mặc dù thế, đến năm 1930, tỉ llệ người đi học, chỉ có 551 sinh viên Đại học và 4.651 học sinh Cao đẳng tiểu học và Trung học.

Nền giáo dục Nho học mất địa vị chính thống. Nhà trường sử dụng tiếng Pháp và Quốc ngữ nên việc dạy, việc học và nghiên cứu thuận lợi.

- Về y tế, ở Đông Dương số bác sĩ, y sĩ, y tá, dược sĩ, nhân viên y tế và cơ sở khám, chữa bệnh công và tư tăng lên. Việc nghiên cứu, sản xuất vắcxin để chữa bệnh của viện Patxtơ được mở rộng và đạt kết quả. Bên cạnh khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền, việc khám, chữa bệnh theo y học phương Tây được chú ý. Tuy nhiên, tính đến 1929, trên toàn xứ Đông Dương chỉ có 761 thầy thuốc, trung bình 30.000 người mới có một thầy thuốc. Các cơ sở khám, chữa bệnh hiện đại lúc bấy giờ chỉ dành cho người Âu và người Đông Dương giàu có. Y tế vùng nông thôn đồng bằng, miền núi, hải đảo không được thực dân chú ý phát triển.

- Văn học, nghệ thuật: Trong những điều kiện mới, kinh tế, xã hội, giáo dục có nhiều biến đổi, việc in ấn, xuất bản sách, báo xuất hiện trong cả nước; văn học, nghệ thuật, thành tựu khoa học - kĩ thuật và những trào lưu tư tưởng mới phương Tây, qua sách báo tràn vào nước ta; công việc dịch thuật, sưu tầm, khảo cứu, phê bình, giới thiệu văn học, nghệ thuật được chú ý; chữ Quốc ngữ được sử dụng rộng rãi...

Nền văn học, nghệ thuật Việt Nam thời gian sau chiến tranh thế giới thứ nhất có nhiều thay đổi, phát triển. Trong khi nền văn học dân gian truyền miện vẫn tiếp tục phát triển thì một nền Quốc văn mới ra đời phát triển nhanh.

Trước hết về văn học, cả đề tài, nội dung lẫn hình thức nghệ thuật đều phong phú, đa dạng thiết thực hơn trước. Văn xuôi trong nền văn học nước ta mới nảy sinh từ những năm cuối thế kỉ XIX, nhưng phải từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất trở đi mới được hưng khởi và tiến bộ khá nhanh. Trong văn xuôi, truyện ngắn (đoản thiên tiểu thuyết), truyện dài (tiều thuyết) đều phát triển.
Truyện ngắn được xuất bản nhiều với những tác phẩm có giá trị, như Con người sở khanh, Nước đời lắm lối, Sống chết mặc bay.... của Phạm Duy Tốn và một cảnh gia đình, câu chuyện Một tối của người tân hôn của Nguyễn Bá Học. Sau truyện dài đầu tiên được xuất bản (1925), quyển Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, có nhiều tiểu thuyết có giá trị ra đời như Tình Mộng, Tiền bạc, Bạc tiền, của Hồ Biểu Chánh, Quả dưa đỏ của Nguyễn Trọng Thuật, Mảnh Trăng Thu của Biểu Đình.

Tiểu thuyết lấy đề tài lịch sử, yêu nước có Tiếng sấm đêm Đông, Lê Đại Hành của Nguyễn Tử Siêu...

Thơ có nhiều tập thơ được xuất bản, tập thơ khóc vợ Linh Phượng của Đông Hồ, tập thơ khóc chồng Giọt lệ thu của Tương Phố.

Về nghệ thuật sân khấu dân tộc: tuồng, chèo, cải lương vẫn tiếp tục phát triển, và được cải biên. Sau chiến tranh có thên thể loại mới là kịch nói. Kịch nói bắt đầu xuất hiện từ năm 1920 với những vở dịch từ Pháp văn: Bệnh tưởng, Trưởng giả học làm sang,...Sau đó nhiều vở kịch nói có đề tài trong nước xuất hiện như Chén thuốc độc, Tòa án lương tâm của Vũ Đình Long, Hoàng Mộng Điệp của Vi Huyền Đắc, Ông Tây An Nam của Nam Xương,...

Báo chí của người Việt Nam được phát hành từ nửa sau thế kỉ XIX, sau chiến tranh có hàng chục tờ báo tiếng Việt, hoặc tiếng Pháp của người Việt Nam ra đời và được phát hành rộng rãi, như Diễn đàn bản xứ (La tribune indigène), của Nguyễn Phú Khai, Bùi Quang Chiêu; tờ diễn đàn Đông Dương (La Tribu indochinoise), tờ Tiếng vang An Nam (L’Écho annamine) của Đảng Lập Hiến; tờ Chuông Rạn ( La Cloche Félée ) của Nguyễn An Ninh, tờ An Nam (L’ Annam ) của Phan Văn Trường; tờ An Nam trẻ (Jeune Annam) và Người nhà quê (Le Nhaque) của Nguyễn Khánh Toàn. Xuất bản ở nước ngoài có tờ Người cùng khổ (Le Paria) và tờ Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập.

Trừ văn học nô dịch của thực dân và tay sai của chúng, nền văn học mới Việt Nam chứa đựng các nội dung hiện thực, lãng mạn và yêu nước.

Văn chương hiện thực mới được hình thành, với những truyện ngắn của Nguyễn Bá Ngọc, Phạm Duy Tốn, tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, kịch của Vũ Đình Long... đã tập trung tố cáo, phê phán cảnh thối nát, tội ác của xã hội thực dân nửa phong kiến, phơi bày nổi khổ cực của người dân mất nước, của những người nghèo dưới ách thống trị thực dân, phong kiến.

Văn chương lãng mạn, với những tác phẩm như Giọt lệ thu của Tương Phố, Linh Phượng kí của Đông Hồ, Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, Thần tiên, Thề non nước, Giấc mộng lớn...của Tản Đà đã nói lên những tiếng lòng sâu kín, thương thân trách phận, những mơ ước hảo huyền, những mối tình thắm thiết tưởng tượng ra, tư tưởng muốn thoát ly khỏi cuộc sống hiện thực. Nhưng mặt khác, văn chương lãng mạn lúc này cũng có tiếng nói phủ nhận chế độ thực dân, phong kiến; đồng thời phản ánh mâu thuẩn giữa lễ giáo phong kiến lỗi thời với chủ nghĩa cá nhân, tự do tư sản vừa mới nảy sinh.

Văn thơ yêu nước trong thời gian này phản ánh cuộc sống cực nhục của cuộc đời nô lệ, mất nước, nói lên hoài vọng khôi phục lại giang sơn, sống xứng đáng với nòi giống Rồng Tiên, nhưng không nêu được phương hướng, giải pháp cụ thể nào. Song những áng văn thơ yêu nước có tiếng lúc bấy giờ, như Bầu tâm sự của Trần Huy Liệu, Bút quan hoài của Trần Tuấn Khải, Chiêu hồn nước của Phạm Tất Đắc, Nam quốc dân tự trị, Nữ quốc dân tự trị của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Di thảo của Ngô Đức Kế, thù chồng - nợ nước của Hoàng Tăng Bí đã được nhiều người, nhất là tầng lớp thanh niên, học sinh hâm mộ, tìm đọc.

Một hiện tượng đáng chú ý trong dòng văn thơ yêu nước lúc này là việc xuất hiện những tác phẩm, trong đó tác giả không chỉ dừng lại ở việc lên án tố cáo đế quốc, phong kiến, tay sai mà còn chỉ ra con đường đấu tranh cách mạng, giải phóng dân tộc, giải phóng xa hội theo học thuyết Mác – Lênin, hệ tư tưởng tiên tiến của nền văn hóa hiện đai củab giai cấp công nhân và nhân loại trong thời đại mới, như các tác phẩm: Con Rồng tre, Nhật kí chìm tàu, Bản án chế độ thực dân Pháp, Đường Kách mệnh, Tuyện và Kí của Nguyễn Ái Quốc.

Như thế, một nền văn hóa mang tính xã hội chủ nghĩa được nảy sinh ở nước ta trong những năm 20 của thế kỉ XX và được phát triển rực rỡ ở những giai đoạn sau.

Các ngành nhệ thuật kiến trúc, hội họa, điêu khắc: So với văn học và sân khấu thì các ngành kiến trúc, hội họa, điêu khắc truyền thống của nước ta lúc này có những biến đổi chậm hơn.

Có thể kết luận rằng: từ ảnh hưởng của bối cảnh thế giới, những chuyển biến về kinh tế - xã hội, và những biến đổi về giáo dục, văn học, nghệ thuật là những nguyên nhân, tiền đề tạo ra sự chuyển biến và thắng lợi của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam ở giai đoạn 1919 - 1930 và cho giai đoạn tiếp theo.


3. Tình hình phân hoá các gia cấp xã hội

Những biến đổi kinh tế - xã hội đã tác động đến xã hội Việt Nam từ sau chiến tranh vẫn tiếp tục phân hóa sâu sắc.

- Giai cấp địa chủ phong kiến

Giai cấp địa chủ, vua quan phong kiến cấu kết chặt chẽ với thực dân Pháp, làm chỗ dựa cho nền thống trị của chúng. Thế và lực của giai cấp này càng ngày càng được củng cố. Chúng cướp đoạt ngày càng nhiều ruộng đất của nông dân.

Vào khoảng năm 1930, giai cấp địa chủ chỉ chiếm 5 – 7% dân số nông thôn, nhưng đã chiếm 50% diện tích đất đai canh tác. Đại địa chủ chiếm số ít trong tổng số chủ ruộng, nhưng lại nắm trong tay số lớn diện tích canh tác. Đại địa chủ ở Bắc Kì có từ 18 – 36 ha trở lên, ở Trung Kì có 25 – 50 ha trở lên và ở Nam Kì có 100 – 500 ha trở lên. Do đất đai và điều kiện canh tác thuận lợi, tại Nam Kì có những đại địa chủ sở hữu tới hàng nghìn ha.

Địa chủ bắt nông dân nộp tô rất nặng, thường 50 – 75%, thậm chí 85% hoa lợi thu được [26; 171]. Địa chủ thường kết hợp việc bóc lộ địa tô với cho vay lãi và đầu cơ thóc gạo.

Do sự phát triển của nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến, tầng lớp địa chủ mới được hình thành. Số địa chủ này thường nắm trong tay số lượng ruộng đất lớn, làm giàu bằng cách kết hợp bóc lột địa tô với kinh doanh công thương nghiệp, làm thầu khoán, cho vay nặng lãi...

Ở miền núi, địa chủ bóc lột nông dân chủ yếu bằng hình thức địa tô lao dịch.

Từ sau quy chế của chính quyền thực dân qua các lần "cải lương hương chánh" đã lựa chon một số thành phần có thế lực mạnh về kinh tế, lại nắm chính quyền ở nông thôn và tham gia vào chính quyền của thực dân ở hàng tỉnh, hàng xứ (Hội đồng Dân biểu, Hội đồng Quản hạt),... Nhìn chung giai cấp địa chủ, mà trước hết là vua quan phong kiến, đại địa chủ, đã câu kết chặt chẽ với thực dân Pháp thống trị, bóc lột nhân dân ta. Tuy nhiên, bộ phận địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc chèn ép, ít nhiều có tinh thần chống đế quốc, đã tham gia, ủng hộ phong trào yêu nước.

Giai cấp nông dân

Bọn thực dân, địa chủ phong kiến, tư sản, Giáo hội...Câu kết với nhau bòn rút, bóc lột người nông dân một cách dã man, tàn bạo. Chúng đua nhau cướp đoạt ruộng đất của nông dân để lập đồn điền. Vì vậy, vào khoảng cuối những năm 20 của thế kỉ XX, số nông dân không có ruộng đất hoặc chỉ có chút ít ruộng đất tăng lên rất cao. Lúc này, khoảng 40% tổng số hộ nông dân trong cả nước có chút ít ruộng tư. Còn trên 50% có lấy một mảnh ruộng tư nhỏ bé nào. Tầng lớp bần, cố nông không có ruộng đất, ngay cả trung nông lớp dưới tiếu ruộng cũng phải thuê, hoặc lĩnh canh ruộng đất, thuê mướn trâu bò, nông cụ, vay tiền vốn, của địa chủ để sản xuất. Đối với địa chủ, nông dân phải nộp tô, tức cao, lại phải lễ tết, phục dịch gia đình chúng. Đối với nhà nước thực dân, nông dân phải nộp rất nhiều thứ thuế nặng, bất công, vô lí. Về thuế đinh (thuế thân), ở Bắc Kì và Trung Kì mỗi người phải đóng 2,5 đồng. Còn ở Nam Kì thuế thân tăng từ 5,85 đồng (1913) lên 7,50 đồng (1929). Về thuế điền, người nông dân phải nộp từ 0,5 đồng đến 2,3 đồng một mẫu đất/năm và từ 1 đến 1,9 đồng một mẫu ruộng/năm. Ngoài thuế đinh, thuế điền chính ngạch như trên, người nông dân phải nộp thêm các khoảng thuế phụ thu và bất thường khác. Cho nên thuế đinh, điền tăng từ 15% đến 30%.

Đã đóng thuế đinh, thuế điền là thuế trực thu, người nông dân còn phải chịu nhiều thứ thuế gián thu khác, trong đó có thuế muối, thuế rượu và thuế thuốc phiện là nặng nề và dã man nhất.

Bị cướp được ruộng đất, sưu thuế, tô tức ngày càng nặng nề, chồng chất, thêm vào đó thiên tai, bão lụt, mất mùa, đói kém liên tiếp xảy ra khiến đời sống của nông dân nước ta sau chiến tranh ngày càng bị bần cùng, kiệt quệ. Bị bần cùng hóa, phá sản, nông dân phải rời bỏ làng quê ra thành phố, hoặc đến hầm mỏ, đồn điền... tìm việc làm kiếm sống. Nhưng chỉ có một số ít người trong số họ tìm được việc làm, trở thành người lao động làm thuê ở đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, bổ sung vào đội ngũ giai cấp công nhân Việt Nam, vốn đã hình thành từ đợt khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Còn đại bộ phận số nông dân đi tha phương cầu thực lại trở về quê hương, tiếp tục sống cuộc đời lầm than như trước.

Người nông dân bị thực dân, phong kiến tước đoạt hết mọi quyền lợi chính trị, kinh tế và quyền học tập. Đời sống của họ ngày càng đói nghèo, cơ cực, dốt nát và lạc hậu.

Trong khi phần lớn nông dân bị bần cùng, phá sản, một bộ phận nông dân nhờ vào việc buôn bán các mặt hàng nông, lâm, hải sản, hàng thủ công nghiệp, và cho vay nặng lãi mà ngày càng giàu có lên; đó là tầng lớp phú nông. Vì có nhiều tiền, nên họ đã mua, cầm cố được nhiều ruộng đất của nông dân phá sản. Dựa vào thế lực kinh tế, dần dần tầng lớp phú nông có thêm nhiều uy thế và cùng với giai cấp địa chủ nắm quyền thống trị, bóc lột nhân dân ở hương thôn.

Nhìn chung, mâu thuẫn giữa nông dân và đế quốc, phong kiến gay gắt hơn trước. Họ sẵn sàng vùng dậy đấu tranh kiên quyết chống đế quốc, phong kiến.


Giai cấp tư sản

Trước và trong chiến tranh, tầng lớp tư sản Việt Nam mới chỉ kinh doanh chủ yếu trong ngành thương nghiệp. Sau chiến tranh, họ kinh doanh ở tất cả các ngành, quy mô sản xuất, kinh doanh ngày càng lớn. Mới đầu, họ chỉ là những người làm trung gian, làm thầu khoán, cung cấp nguyên vật liệu hoặc làm đại lí tiêu thụ hàng hóa cho tư bản Pháp. Khi đã có một số vốn nhất định, họ lập ra các công ti, nhà máy, xí nghiệp, hãng buôn riêng và trở thành những nhà tư sản. Những nhà tư sản Việt Nam có tiếng lúc bấy giờ phải kể đến : Lê Phát Vĩnh, Trần Văn Chương (đồn điền cao su), Nguyễn Hữu Thu (khai mỏ), Nguyễn Khắc Trương, Đào Thao Vỹ, Trương Đình Long (dệt, thêu), Trương Văn Bền (xà phòng), Nguyễn Thành Điểm, Bạch Thái Bưởi (ô tô, tàu thủy), Bạch Thái Tòng (thương mại), Lê Văn Gồng, Trần Trinh Trạch (ngân hàng)...

Ra đời trong một nước thuộc địa nửa phong kiến, khi thực dân Pháp thực hiện đợt khai thác thuộc địa lần thứ hai, giai cấp tư sản Việt Nam một mặt có quyền lợi gắn bó và phụ thuộc vào thực dân Pháp và nền kinh tế Pháp, mặt khác họ lại bị thực dân và tư bản độc quyền Pháp chèn ép, kìm hãm không cho phát triển.

Họ bị thực dân Pháp ngăn cấm hoạt động chính trị. Ngay cả Hội đồng Quản hạt Nam Kì, Viện Dân biểu Bắc Kì và Trung Kì cũng không được bàn đến vấn đề chính trị. Về kinh tế, vốn của giai cấp tư sản Việt Nam chỉ bằng 5% tổng số vốn của tư bản nước ngoài. Tư sản Việt Nam kinh doanh chủ yếu trong ngành thương nghiệp, còn với các ngành khác, như công nghiệp mỏ, cơ khí, giao thông vận tải,... vốn của họ bằng 1% vốn của tư bản Pháp trong các ngành đó...

Một số tư sản Việt Nam buôn bán với tư bản nước ngoài và kinh doanh công, thương nghiệp, cũng bóc lột lao động làm thuê để làm giàu. Một số khác kinh doanh công, thương nghiệp, thủ công nghiệp, nhưng vẫn có phát canh thu tô. Như vậy, giai cấp tư sản Việt Nam vừa gắn bó với thực dân, tư bản nước ngoài, vừa có mối liên quan với phong kiến.

Trong quá trình hình thành và phát triển, giai cấp tư sản Việt Nam phân hóa thành hai bộ phận : Tư sản mại bản và tư sản dân tộc.

Tư sản mại bản gồm những người làm đại lí thương mại cho Pháp, những nhà thầu khoán lớn có quan hệ với chính quyền thực dân, hoặc những người chung cổ phần kinh doanh với tư bản ngoại quốc. Do có quyền lợi gắn bó chặt chẽ với thực dân, tư bản ngoại quốc, nên tư sản mại bản câu kết chặt chẽ với chúng để chống lại dân tộc.

Tư sản dân tộc bị thực dân và tư sản độc quyền Pháp chèn ép, nên có tinh thần dân tộc, chống lại chúng, để giành quyền kinh doanh độc lập. Nhưng vì thế lực yếu, quyền lợi gắn bó với tư bản, thực dân Pháp, họ không thể chống đế quốc một cách kiên quyết, triệt để.

- Giai cấp tiểu tư sản

Trong số dân thành thị, giai cấp tiểu tư sản chiếm số đông, bao gồm các tầng lớp khác nhau: giáo viên, học sinh, sinh viên, dân nghèo thành thị, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ, viên chức, người làm nghề tự do.

Cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp làm tăng nhanh số lượng giai cấp tiểu tư sản; đồng thời cũng làm cho sự nghèo khổ của họ tăng lên. Đời sống của tiểu tư sản thành thị trong những năm 20, ngày càng khó khăn, bấp bên vì chính sách sưu thuế nặng nề, hà khắc và giá cả leo thang. Ngay cả đối với tầng lớp thợ thủ công, tiểu thương, tiểu chủ có chút ít tài sản, có nghề nghiệp, nhưng bị thực dân chèn ép, đánh thuế nặng, nên nhiều người đã bị phá sản, thất nghiệp.

Viên chức người Việt Nam thu nhập rất thấp, lại bị thục dân khinh rẻ, miệt thị, đánh đập. Thu nhập bình quân của một viên chức dân sự người Pháp là 5.000đ/năm, gấp 30 lần viên chức trung cấp và gấp 100 lần viên chức sơ cấp người Việt. Lương của một người Pháp gác công cao gấp 3,5 lần lương của một kĩ sư người Việt Nam.

Ách thống trị, bóc lột của thực dân Pháp lúc bấy giờ càng làm tăng thêm làm lòng căm ghét và tinh thần chống chế độ thực dân, phong kiến của giai cấp tiểu tư sản. Họ trở thành lực lượng quan trọng trong cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta.

- Giai cấp công nhân

Giai cấp công nhân ra đời ngay trong thời kì khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. Trong chiến tranh thế giới lần 2, đội ngũ công nhân công nghiệp có khoảng 10 vạn người. Đến năm 1929, không kể số công nhân làm trong doanh nghiệp tư sản Việt Nam, tư sản ngoại kiều, công nhân nông nghiệp, làm đường sá,.. số công nhân tập trung trong các doanh nghiệp của tư bản Pháp lên tới 221.052 người. Trong số này, công nhân mỏ có 53.240 người (bằng 24%), công nhân đồn điền có 81.188 người (bằng 36,8%), công nhân các ngành công thương nghiệp, giao thông vận tải có 86.624 người (bằng 39,2)

Giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế. Họ đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến nhất của xã hội, là giai cấp tiến bộ, cách mạng triệt để nhất. Họ sống và lao động tập trung cao ở các khu mỏ, đồn điền, xí nghiệp, nhà máy, đô thị,...

Điều kiện tập trung cao như vậy đã rèn luyện cho giai cấp công nhân Việt Nam tinh thần đoàn kết, ý thức tổ chức, kỉ luật caotrong lao động và đấu tranh cách mạng...

Giống như ở các thuộc địa khác, do chính sách độc quyền kìm hãm không cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa bản xứ phát triển, giai cấp công nhân Việt Nam có số lượng ít (bằng 1,1 dân số cả nước năm 1929) và tỉ lệ công nhân kĩ thuật cũng rất thấp (chỉ chiếm 0,43% tổng số công nhân năm 1929)
Giai cấp công nhân Việt Nam cũng có những đặc điểm riêng. Sinh trưởng trong một nước thuộc địa nửa phong kiến, họ chịu ba tầng áp bức, bóc lột hà khắc, nặng nề của đế quốc, phong kiến và tư sản trong nước. Họ phải sống và lao động trong cảnh đói nghèo, cực khổ triền miên. Làm việc vất vả trong thời gian từ 10 – 12 tiếng, có khi 14 – 16 tiếng/ngày, nhưng họ chỉ nhận được đồng lương chết đói, lại còn bị bọn chủ, đốc công, cai,... cúp phạt, đánh đập, hành hạ, tàn nhẫn. Bọn chủ tư bản còn câu kết chặt chẽ chính quyền thực dân thẳng tay bóc lột và đàn áp, thủ tiêu mọi quyền tự do, dân chủ. Vì vậy, công nhân Việt Nam có mâu thuẫn sâu sắc, gay gắt với đế quốc, phong kiến, có tinh thần đấu tranh kiên quyết, triệt để chống đế quốc, phong kiến.

Đại bộ phận công nhân Việt Nam xuất thân từ nông dân, có mối quan hệ gắn bó với nông dân, tuy hạn chế vì chịu ảnh hưởng của tâm lí tiểu nông, chưa có tác phong công nghhiệp, nhưng đó là điều kiện thuận lợi để thiết lập khối liên minh công nông vững chắc.

Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc, không có tầng lớp “công nhân quý tộc”. Họ tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin, chịu ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, Quốc tế cộng sản.

Họ sớm trở thành lực lượng chính trị độc lập, tự giác, thống nhất, nắm quyền lãnh đạo cách mạng nước ta.

(Còn nữa)
 
II. Phong trào đấu tranh ở Việt Nam 1919 - 1925

1. Bối cảnh thế giới sau chiến tranh lần thứ Nhất.

Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là cuộc chiến tranh phân chia quyền lực, thuộc địa, thị trường thế giới giữa các cường quốc đế quốc. Cuộc chiến tranh đế quốc này đem lại hậu quả nặng nề cho nhân loại, với khoảng 10 triệu người chết, 20 triệu người bị tàn phế, các khoảng chi trực tiếp cho quân sự của các nước tham chiến lên tới 208 tỉ đôla. Nền kinh tế, tài chính của nhiều nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, đình đốn, suy kiệt. Đời sống của mọi tầng lớp nhân dân, trước hết là nhân dân lao động các nước càng thêm nghèo khổ hơn trước.

Nhưng chiến tranh thế giới thứ nhất còn đưa lại một hệ quả khác, làm thay đổi vị trí, tương quan lực lượng giữa các nước đế quốc, làm bộc lộ ra khâu yếu nhất trong hệ thống dây chuyền đế quốc chủ nghĩa thế giới; tạo nhiều cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga vĩ đại, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Bôn-sê-vích Nga đứng đầu là V.I. Lênin, nổ ra và giành thắng lợi năm 1917; dẫn tới sự ra đời của Nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới với diện tích rộng lớn bằng 1/ 6 tổng số diện tích đất đai hành tinh của chúng ta.

Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Xô Viết đã có ảnh hưởng sâu sắc tới cục diện và tiến trình lịch sử thế giới. Từ đây, chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống hoàn chỉnh bao trùm thế giới nữa. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười đã mở đầu một thời đại mới trong lịch sử loài người, “thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới”.

Dưới ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười và những thành tựu xây dựng chủ nghĩa đầu tiên của nhân Liên Xô trong những năm 20 của thế kỉ XX, đã mở ra con đường cách mạng mới, cổ vũ mạnh mẽ giai cấp công nhân, nhân dân lao động, các dân tộc bị áp bức trên thế giới đứng lên đấu tranh chống lại chủ nghĩa tư bản, đế quốc, giành thắng lợi. “Giống như mặt trời chói lọi, cách mạng tháng Mười chiếu khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế” [18;300].

Ngay sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười, cao trào cách mạng vô sản đã bùng lên sôi nổi, mạnh mẽ ở châu Âu trong những năm 1918 – 1923. Đầu năm 1918, cách mạng công nhân nổ ra ở Phần Lan. Tháng 10 – 1918, cao trào cách mạng dân chủ do giai cấp công nhân dẫn đầu làm cho chế độ quân chủ ở Áo – Hung sụp đổ. Tháng 11 – 1918, giai cấp công nhân Đức nổi dậy lật đổ chế độ quân chủ và thành lập chính quyền Xô Viết trong một thời gian. Tháng 3 – 1919, giai cấp công nhân Hunggari tồn tại hơn 4 tháng. Ở các nước như Anh, Pháp, Italia, Mỹ..., nhiều cuộc bãi công của giai cấp công nhân và nhân dân lao động cũng nổ ra khá sôi nổi và quyết liệt.

Do yêu cầu và kết quả của phong trào cách mạng, từ năm 1918 trở đi, Đảng Công sản được lần lượt thành lập ở nhiều nước châu Âu. Cuối năm 1920, Đảng Cộng sản Pháp được thành lập, quan tâm giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa Pháp, trong đó có Việt Nam. Tháng 3 – 1919, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III), Bộ Tổng tham mưu chiến đấu của giai cấp vô sản quốc tế, đã ra đời tại Matxcơva. Ngay sau khi thành lập, quốc tế III đã tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin, kinh nghiệm cách mạng tháng Mười, đề ra đường lối, phương hướng và trực tiếp chỉ đạo, giúp đỡ phong trào cách mạng giải phóng của giai cấp vô sản, nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc thoát khỏi ách thống trị, bóc lột của chủ nghĩa tư bản đế quốc.

Cách mạng tháng Mười đã mở ra thời kì mới trong lịch sử đấu tranh giải phóng của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc ở Châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh. Đó là thời kì mà đường lối cách mạng mới đúng đắn hình thành trong phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh. Đó là thời kì mà đường lối cách mạng mới đúng đắn hình thành trong phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước, với những nhận thức mới: Cách mạng giải phóng dân tộc phải do Đảng Cộng sản của giai cấp công nhân, đi theo ngọn cờ tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin lãnh đạo; cách mạng giải phóng dân tộc gắn liền với cách mạng giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội; cách mạng giải phóng dân tộc bị áp bức là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản thế giới; phải kết hợp chặt chẽ giữa phong trào cách mạng giải phóng dân tộc với phong trào cách mạng của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù là chủ nghĩa tư bản đế quốc... Nhờ vậy, phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước đã phát triển mạnh mẽ và giành được những thắng lợi quan trọng.

Tại châu Á, tháng 3 – 1919, nhân dân Triều Tiên nổi dậy chống Nhật xâm lược. tháng 5 – 1919, Phong Trào Ngũ Tứ mang tính chất dân tộc, dân chủ bùng nổ, lan tràn khắp Trung Quốc, thu hút hàng triệu người tham gia đấu tranh. Phong trào cách mạng phát triển dẩn tới sự thành lập Đảng Cộng Sảng Trung Quốc (1921). Tháng 7 – 1921, cách mạng Mông cổ thắng lợi, đưa Mông cổ đi theo con đường phát triển phi tư bản chủ nghĩa. Tại Ấn Độ, từ 1919 – 1922, phong trào đấu tranh chống ách thống trị của thực dân Anh bằng hình thức bất hợp tác đã được đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia.

Tại nhiều nước ở Trung - Cận Đông và Bắc Phi (Áp-ga-nix-tan, Iran, Thổ Nhĩ Kì, Ai Cập,... ); ở khu vực Mỹ Latinh (Á-chen-ti-na, Bra-xin, Pê-nu, Mê-hi-cô,...) giai cấp công nhân, các tầng lớp nhân dân đã nổi dậy khởi nghĩa, đấu tranh chống đế quốc, tư bản, đòi độc lập, tự do dân chủ.

Tuy diễn ra sôi nổi, quyết liệt, giành được một số thắng lợi quan trọng, nhưng cuối cùng phần ớn phong trào cách mạng kể trên đều không đi đến thành công. Từ năm 1924 – 1925 trở đi, phong trào cách mạng thế giới tạm thời lắng xuống trong một thời gian. Cũng vào thời gian 1924 – 1928, các nước tư bản, đế quốc bước vào thời kì ổn định tương đối, cục bộ, vừa khôi phục, phát triển kinh tế, đẩy mạnh đàn áp phong trào cách mạng và bao vây, phá hoại Liên Xô.

Tình hình thế giới và khu vực sau chiến tranh thế giới thứ nhất có nhiều khó khăn, phức tạp. Nhưng chính trong bối cảnh ấy, công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam được tiếp thêm nguồn sinh khí mới, luồng tư tưởng mới và con đường cách mạng mới.


2. Hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc

Xuất phát từ lòng yêu nước, yêu dân, từ khát vọng cứu nước, giải phóng dân tộc, trên cơ sở rút kinh nghiệm thất bại của các thế hệ cách mạng tiền bối (Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh...), Nguyễn Ái Quốc không sang Nhật Bản mà quyết định đi sang hâu Âu tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.

Ngày 5 – 6 – 1911, lấy tên là Văn Ba, xin làm phụ bếp trên một tàu buôn Pháp, từ cảng nhà Rồng (Sài Gòn), Người đi sang phương Tây tìm đường cứu nước. Sau nhiều năm, đi qua nhiều nước của các châu lục (Á, Âu, Phi, Mĩ), làm nhiều nghề khác nhau (phụ bếp, làm vườn, quét tuyết, thợ ảnh, làm báo, bán báo), vừa lao động để kiếm sống, vừa học tập và hoạt động cách mạng, Người nhận thấy ở đâu bọn đế quốc cũng đều tàn bạo, ở đâu những người lao động cũng bị áp bức, bóc lột, khổ nhục. Từ đó, Người rút ra kết luận quan trọng: Giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước đều là bạn, chủ nghĩa đế quốc ở đâu cũng là kẻ thù của cách mạng.

Năm 1917, Người từ Anh trở về Pháp. Đón nhận được ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười, Người hăng hái tham gia phong trào đấu tranh chống đế quốc, bảo vệ Cách mạng tháng Mười, bảo vệ nước Nga Xô Viết non trẻ của giai cấp công nhân và nông dân lao động. Người sáng lập “Hội những người Việt Nam yêu nước” để đoàn kết Việt kiều, tuyên truyền giác ngộ đấu tranh giải phóng đất nước.

Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc gia nhập Đảng Xã hội Pháp, một Đảng tiến bộ ở Pháp lúc bấy giờ. Tháng 6 – 1919, thay mặt nhóm người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nười gửi tới Hội nghị các nước đế quốc thắng trận họp tại Vecxai (Versailles) ở Pháp Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam nhằm tố cáo chính sách thực dân của Pháp và đòi Chính phủ Pháp phải thực hiện các quyền tự do, dân chủ, và quyền bình đẳng của nhân Việt Nam. Bản yêu sách gồm có 8 điều:

1. Tổng ân xá tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị.

2. Cải cách nền pháp lí Đông Dương bằng cách để người bản xứ cùng được quyền hưởng việc xét xử pháp luật như người Âu châu. Xóa bỏ hoàn toàn các tòa án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam.

3. Tự do báo chí và tự do ngôn luận.

4. Tự do lập hội và hội họp.

5. Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương.

6. Tự do học tập, thành lập các trường kĩ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ.

7. Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật.

8. Có đại biểu thường trực của người bản xứ do người bản xứ bầu ra tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được những nguyện vọng của người bản xứ. [17;435-436]

Bản yêu sách không được giải quyết, nhưng là đòn tấn công trực diện vào chủ nghĩa đế quốc và có tiếng vang lớn, cổ vũ nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp và nhân dân các nước thuộc địa đấu tranh chống đế quốc.

Giữa tháng 7 – 1920, tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng xã hội Pháp, họp tại thành phố Tua (Tuor), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế III và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp. Người đã trở thành “Người Cộng sản Việt Nam đầu tiên hoạt động trong Đảng Cộng sản Pháp” [5;13].

Việc bỏ phiếu tán thành gia nhập quốc tế III, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp là sự kiện đánh dấu bước nhảy vọt trong tư tưởng chính trị của Nguyễn Ái Quốc, từ lập trường yêu nước chuyển sang lập trường Cộng sản. Sự kiện này mở ra cho cách mạng Việt Nam một giai đoạn phát triển mới, “giai đoạn gắn phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào công nhân quốc tế, đưa nhân dân Việt Nam đi theo con đường chính Người đã trải qua, từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác – Lênin. [12;39]


Tháng 10 – 1921, tại Pari, Nguyễn Ái Quốc đã cùng một số chiến sĩ yêu nước của Angiêri, Marốc, Tuynidi, Mađagaxca, Máctiních...thành lập “Hội liên hiệp thuộc địa”, nhằm tập hợp, tuyên truyền, vận động nhân các thuộc địa đoàn kết với nhân dân chính quốc, giải phóng dân tộc bị áp bức. Nguyễn Ái quốc là Ủy viên Thường trực của Ban Chấp hành Trung ương Hội.

Tháng 4 – 1922, Hội Liên hiệp tuộc địa xuất bản tờ báo Người cùng khổ (Le Paria) để tuyên truyền, vận động cách mạng ở các nước thuộc địa. Nguyễn Ái Quốc là trụ cột của tờ báo.

Cùng với việc lập Hội Liên hiệp thuộc địa, xuất bản báo Người cùng khổ, Nguyễn Ái Quốc còn tổ chức các buổi diễn thuyết, viết bài cho báo Nhân Đạo, Người cùng khổ, Đời sống công nhân,...Bản án chế độ thực dân Pháp, được xuất bản lần đầu tiên ở Pari năm 1925.

Những sách, báo do Nguyễn Ái Quốc viết, được bí mật chuyển đến các nước thuộc địa và về Việt Nam. Là Trưởng tiểu ban Đông Dương thuộc Ban Nghiên cứu thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc hiểu rõ vị trí, vai trò của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, tăng cường tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin, xây dựng khối đoàn kết quốc tế vô sản giữa công nhân, lao động Pháp với công nhân, lao động các nước thuộc địa và phụ thuộc.

Tháng 6 – 1923, Nguyễn Ái Quốc bí mật tới Liên Xô tham dự Hội nghị Quốc tế nông dân.

Tháng 7 – 1924, Người tham dự các Hội nghị Quốc tế Thanh niên, Hội nghị quốc tế Phụ nữ, Hội nghị Quốc tế Công hội đỏ....

Trong thời gian ở Liên Xô (6/1923 – 11/1924), cùng với việc dự và tham luận trong các Đại hội, Hội nghị, Nguyễn Ái Quốc làm việc tại Quốc tế Cộng sản với cương vị là Ủy viên Bộ phương Đông, phụ trách Cục phương Nam. Người nghiên cứu sâu hơn về chủ nghĩa Mác – Lênin, kinh nghiệm Cách mạng tháng Mười, lí luận về xây dựng chính đảng của giai cấp vô sản, đồng thời khảo sát thực tế chế độ xã hội chủ nghĩa, kinh nghiệm và thực tiễn xây dựng Đảng Cộng sản Liên Xô...Người đã viết nhiều bài báo đăng trên báo Sự thật, Tạp chí Thư tín quốc tế ở Liên Xô và tiếp tục gửi bài đăng báo Nhân đạo, Đời sống công nhân, Người cùng khổ ở Pháp.

Chúng ta thấy rằng: những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc là bước chuẩn bị rất quan trọng về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho dự thiết lập chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam.

Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) tiếp tục chuẩn bị và hoàn thiện những tiền đề cần thiết cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.


3. Các hoạt động yêu nước của người Việt ở nước ngoài.

Phan Bội Châu và những hoạt động yêu nước, cách mạng của người Việt Nam ở Trung Quốc

Từ giữa năm 1913 đến đầu năm 1917, Phan Bội Châu bị bọn phân biệt Trung Quốc bắt giam. Cuối năm 1917, sau khi thoát khỏi nhà tù, Phan Bội Châu dự định trở về nước, phát động vũ trang khởi nghĩa đánh đuổi giặc Pháp. Nhưng được tin Pháp thắng Đức ở châu Âu, Pháp Bội Châu hoang mang dao động. Trong hoàn cảnh ấy, lại bị một số tên phản bội, tay sai của giặc Pháp lừa gạt, ông đã viết “Việt – Pháp đề huề chính kiến thư” (1918).

Nhưng là một người yêu nước chân thành, Phan Bội Châu đã kiên quyết mọi sự mua chuộc, dụ dỗ của kẻ thù, không đầu hàng, hợp tác với giặc Pháp. Cuối năm 1920, Phan Bội Châu dịch ra chữ Hán cuốn “Điều tra chân tướng Nga – la – tư” của một tác giả người Nhật, rồi tiếp xúc với đại sứ Nga Xô viết tại Bắc Kinh, bàn bạc ngỏ ý muốn gửi thanh niên Việt Nam sang du học ở Nga. Cuối năm 1924, ông gặp Nguyễn Ái Quốc và theo góp ý của Nguyễn Ái Quốc, đã giải thể Việt Nam Quang phục hội, lập ra Việt Nam Quốc dân Đảng phỏng theo Quốc dân Đảng của Tôn Trung Sơn.

Phan Bội Châu có tình cảm và đánh giá cao vai trò của Cách mạng tháng mười Nga và chủ nghĩa xã hội. Trong Truyện Phạm Hồng Thái (1924), ông cho rằng, Cách mạng tháng Mười là một cuộc cách mạng mẫu mực, triệt để, chân chính, nhân dân Việt Nam cần noi theo. Ông bắt đầu thấy vai trò quyết định thắng lợi của cách mạng là công nông. Nhưng sự kiện trên chứng tò trong tư tưởng, đường lối cứu nước của Phan Bội Châu có chuyển biến mới theo xu hướng cách mạng vô sản.

Nhưng năm 1925, ông bị thực dân Pháp bắt đem về giam lỏng ở Bến Ngự (Huế) nên không thể thực hiện những dự định mới của mình.

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, có nhiều người Việt Nam yêu nước sang Trung Quốc tìm đường cứu nước.

Tiêu biển là nhóm Tâm Tâm Xã

Được thành lập năm 1923, tại Quảng Châu, gồm Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Công Viễn và Phạm Hồng Thái. Khác với Việt Nam Quang phục hội, điều lệ của Tâm Tâm xã chủ trương đấu tranh chống Pháp để phục quốc. Đồng thời “Liên hiệp những người trí lực trong toàn dân Việt Nam, không phân biệt ranh giới đảng phái, miễn là có quyết tâm hi sinh tất cả tư ý và quyền lợi cá nhân, đem hết sức mình tiến hành mọi việc để khôi phục quyền làm người của người Việt Nam [20;93]. Chủ trương trên đây của Tâm Tâm xã biểu hiện tổ chức này có đường lối đấu tranh giải phóng chung chung, chưa có lập trường tư tưởng giai cấp rõ ràng. Tâm Tâm xã là một tổ chức yêu nước của thanh niên tiểu tư sản.

Về phương pháp hoạt động, Tâm Tâm xã sẵn sàng làm bất cứ việc gì, kể cả trừng trị những tên đầu sỏ, nhằm thức tỉnh đồng bào đứng dậy đánh đuổi xâm lược Pháp ra khỏi đất nước ta.

Tâm Tâm Xã đã cử người về nước liên lạc với các cơ sở cách mạng trong nước, phân phát tài liệu yêu nước. Ngày 19 – 6 – 1924, Tâm Tâm xã đã cử Phạm Hồng Thái và Lê Hồng Sơn ám sát tên toàn quyền Méclanh ở Sa Diện (Quảng Châu). Việc lớn không thành, Phạm Hồng Thái hi sinh oanh liệt. Còn Lê Hồng Sơn thoát khỏi sự vây bắt của kẻ thù, trở về tiếp tục hoạt động.
Cuộc mưu sát toàn quyền Méclanh không thành, nhưng tiếng bom của liệt sĩ Phạm Hồng Thái gây một tiếng vang lớn, khích lệ tinh thần yêu nước, đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam .

Phan Châu Trinh và những hoạt động yêu nước, cách mạng của người Việt Nam ở Pháp

Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, Phan Châu Trinh bị vu cáo làm gián điệp cho Đức và bị nhà cầm quyền Pháp bắt giam. Tháng 7 – 1915, sau khi ra khỏi nhà tù, ông tham gia thành lập Hội Những người Việt Nam yêu nước để tập hợp, vận động Việt kiều tham gia đấu tranh chống thực dân Pháp, cứu nước.

Sau khi Nguyễn Ái Quốc từ Anh trở lại Pháp (1917), ông đã cùng Phan Văn Trường giúp đỡ Nguyễn Ái Quốc trong thời gian đầu hoạt động ở Pháp. Năm 1922, vua Khải Định được đưa sang dự “triển lãm thuộc địa” nhằm ca ngợi “công lao khai hóa văn minh” của thực dân Pháp. Nhân dịp này, Phan Châu Trinh đã diễn thuyết phản đối Khải Định, lên án chế độ quân chủ và quan trường thối nát ở Việt Nam. Ông còn viết “Thất điều thư”, kể bảy tội đáng chém của vua Khải Định.

Bức thư góp phần khích lệ tinh thần đấu tranh chống đế quốc, phong kiến của Việt kiều và đồng bào trong nước. Trong suốt thời gian ở Pháp, từ năm 1911 đến 1925, đường lối cứu nước của Phan Châu Trinh không thay đổi. Ông vẫn chủ trương duy tân đất nước, dựa vào Pháp để thực hiện cải cách dân chủ, đành đổ nền quân chủ chuyên chế, gây dân quyền tự do rồi tiến tới giành độc lập. Nhưng là một người yêu nước nhiệt thành, trong một bức thư gửi Nguyễn Ái Quốc ngày 18 – 2 – 1922, Phan Châu Trinh đã nêu lên những hạn chế của mình, tin vào triển vọng thành công của Nguyễn Ái Quốc, thể hiện sự tán đồng của chủ nghĩa Mác – Lênin, khuyên Nguyễn Ái Quốc về nước thực hành chủ nghĩa đó để cứu nước. [12;43]

Tháng 6 – 1925, theo yêu cầu của Phan Châu Trinh, nhà cầm quyền Pháp đã phải chấp nhận cho ông về nước.

Tại Sài Gòn, mặc dù sức khỏe đã yếu, Phan Châu Trinh đã tổ chức diễn thuyết với các chủ đề “Đạo, đức và luân lí Đông, Tây”, “Quân trị chủ nghĩa và dân trị chủ nghĩa”, tiếp tục phê phán chế độ quân chủ và đạo Nho, đề cao dân quyền, dân chủ phương Tây.

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào yêu nước trong Việt kiều phát triển mạnh mẽ, nhiều màu sắc.

Các nhóm Đảng Việt Nam độc lập, lập hiến gồm những thanh niên, sinh viên xuất thân trong gia đình địa chủ, tư sản, hoạt động yêu nước theo khuynh hướng quốc gia tư sản cải lương. Ảnh hưởng của các nhóm này rất hạn hẹp trong giới Việt Kiều tại Pháp. Đông đảo Việt kiều yêu nước được tập hợp trong hội những người Việt Nam yêu nước, hoạt động dưới ảnh hưởng của Phan Châu Trinh.

Lúc ấy, một số người Viiệt Nam ở Pháp đã sớm thấy ảnh hưởng của Cách mang tháng Mười, chủ nghĩa Mác – Lênin, nhưng người có vai trò trong việc tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênnin, tìm ra con đường cứu nước mới cho dân tộc là Nguyễn Ái Quốc. Sự chuyển biến trong tư tưởng, đường lối cứu nước từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác – Lênin của Người tiêu biểu cho sự chuyển biến mới của phong trào cách mạng Việt Nam. Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ nhưng năm 1919 trở đi dần dần đưa phong trào yêu nước Việt kiều tại Pháp phát triển theo xu hướng cách mạng vô sản. Được sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Pháp, công nhân và mọi tầng lớp nhân dân tiến bộ Pháp, phong trào đấu tranh và những hoạt động yêu nước của Việt kiều có bước phát triển mạnh mẽ hơn trước.

Đông đảo Việt kiều đã hăng hái tham gia phong trào đòi hồi hương những người Việt Nam bị thực dân bắt đưa sang Pháp tham gia cuộc chiến tranh đế quốc, tham gia các cuộc mít tinh, biểu tình, diễn thuyết do Đảng Cộng sản Pháp, Tổng Liên đoàn lao động Pháp tổ chức phản đối sự can thiệp của các nước đế quốc vào nước Nga Xô viết, ủng hộ Cách mạng Nga. Năm 1919, người thợ máy Tôn Đức Thắng trên một chiến hạm, thuộc hải quân Pháp đóng ở Hắc Hải, đã kéo lá cờ đỏ, khai mạc cuộc mít tinh của các thuỷ thủ phản đối bọn đế quốc, ủng hộ cách mạng Nga.

Một số người tham gia đưa đón, giúp đỡ cán bộ cách mạng, vận chuyển sách báo, tài liệu chủ nghĩa Mác – Lênin về trong nước để tuyên truyền, giác ngộ nhân dân. Nhiều công nhân, thuỷ thủ người Việt Nam được cán bộ, đảng viên Đảng Cộng sản Pháp tuyên truyền, giác ngộ cách mạng. Một số thủy thủ Việt Nam tham gia Hội liên hiệp thuộc địa. Chính họ là những người đã đưa các báo Người cùng khổ, Việt Nam hồn, Nhân đạo, Tạp chí Công nhân về nước.
Nhiều trí thức, lao động Việt Nam tiếp thu được chủ nghĩa Mác – Lênin, kinh nghiệm đấu tranh của cách mạng Pháp và châu Âu đã đoàn kết, tập hợp lại thành các tổ chức yêu nước để đấu tranh, như Hôi những người lao động trí óc Đông Dương (1925), Hội Bênh vực lao động An Nam (1927), sau đổi thành Hội Liên hiệp lao động Đông Dương.

Qua các hoạt động của những người Việt tại các nước chúng ta thấy rằng: phong trào yêu nước Việt kiều ở nước ngoài có vị trí, vai trò quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.


4. Các hoạt động của giai cấp Tư Sản Việt Nam

Giai cấp tư sản Việt Nam ra đời sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thế lực về kinh tế, chính trị rất non yếu. Họ luôn bị chính quyền thực dân, tư sản Pháp và tư sản nước ngoài kìm hãm, chèn ép, cạnh tranh không cho phát triển. Mâu thuẫn giữa tư sản Việt Nam và tư sản nước ngoài luôn căng thẳng, gay gắt. Sau chiến tranh I, tư sản Việt Nam có nhiều hình thức đấu tranh chống độc quyền và đòi cải cách dân chủ.

Phong trào tẩy chay tư sản Hoa kiều (1919)

Sau tư sản Pháp, tư sản người Hoa có thế lực lớn trong nhiều ngành kinh doanh và tìm cách chèn ép, cạnh tranh với tư sản Việt Nam.

Năm 1919, để chống lại sự chèn ép của tư sản Hoa Kiều, tư sản Việt Nam đã dấy lên một phong trào “tẩy chay khách trú”, “tẩy chay các chủ (giới chủ Hoa kiều)” , lúc đầu ở Nam Kì, sau lan ra Bắc Kì, chủ yếu ở các thành phố Sài Gòn, Hà Nội, thị xã Thái Bình, Nam Định, Phủ Lí... Ở nhiều nơi, tư sản Việt Nam đã vận động nhân dân không mua hành của người Hoa, tổ chức biểu tình, rải truyền đơn với các khẩu hiệu kêu gọi không buôn bán với người Hoa. Phong trào này đã thu hút được nhiều nhà buôn bán, kinh doanh, tầng lớp thanh niên, học sinh con em tư sản, địa chủ tham gia. Thực chất cuộc tẩy chay này phản ánh mâu thuẫn quyền lợi giữa tư sản Việt Nam với tư sản nước ngoài.

Lúc đầu, thực dân Pháp lợi dụng phong trào tẩy chay này đánh lạc hướng nhân dân và thanh niên Việt Nam, hướng cuộc đấu tranh của họ không phải vào chính sách khai thác, bóc lột tàn bạo của chúng, mà vào việc buôn gian, bán lận của Hoa kiều, buộc Hoa kiều phải nộp thêm nhiều tiền thuế cho chúng. Song khi phong trào tẩy chay phát triển mạnh mẽ, thực dân Pháp ngăn cấm, bắt giam một số người tham gia biểu tình, phong trào lập tức lắng xuống.

Đấu tranh chống độc quyền Sài Gòn

Nhằm độc chiếm thị trường, năm 1923 Hội đồng thuộc địa Nam Kì đã quyết định trao quyền xuất nhập khẩu ở cảng Sài Gòn cho một công ti Pháp. Giai cấp địa chủ và tư sản lớn ở Nam Kì đã kịch liệt phản đối, dùng báo chí hoặc các cuộc mít tinh công khai đấu tranh để giành quyền kinh doanh ở cảng Sài Gòn. Đấu tranh này được mọi tầng lớp nhân dân Nam Kì đồng tình, ủng hộ và có tiếng vang lớn tới Pháp. Vì thế chính quyền thực dân ở Đông Dương phải hoãn thi hành độc quyền cảng Sài Gòn.

Trong quá trình đấu tranh, tư sản, địa chủ lớn, công chức cao cấp, chủ yếu là ở Nan Kì, gồm Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long, Trương Văn Bền... đã tập hợp lại thành một tổ chức gọi là Đảng lập hiến (1923) nhưng chưa có hệ thống tổ chức và cương lĩnh chính trị, điều lệ. Cơ quan ngôn luận của Đảng Lập hiến là “Diễn đàn Đông Dương” và “Tiếng vang An Nam”. Thông qua các bản kiến nghị, yêu cầu, thỉnh cầu, những người đứng đầu nhóm Lập hiến chủ trương “Pháp - Việt đề huề”, chỉ đấu tranh đòi một số quyền tự do, dân chủ, nhưng chủ yếu đòi được tham gia vào bộ máy chính quyền thực dân (Hội đồng thuộc địa Nam Kì, hội đồng thành phố...) và gia nhập quốc tịch Pháp. Như vậy, lập trường của những người trong Đảng lập hiến là lập trường của chủ nghĩa quốc gia dân tộc cải lương. Nhưng khi thực dân Pháp nhượng bộ (1925), dành cho một số ghế trong Hội đồng thuộc địa Nam Kì..., những người theo Đảng lập hiến sẵn sàng thỏa hiệp với chúng.


5. Cao trào yêu nước đòi tự do dân chủ trong nước (1925 – 1926)

Phong trào yêu nước, đấu tranh đòi tự do, dân chủ trong nước, bắt đầu dấy lên từ năm 1923 và phát triển mạnh mẽ thành cao trào vào những năm 1925 – 1926.

Khởi đầu phong trào đòi tự do dân chủ là hoạt động của những tờ báo tiến bộ, lên án, đã kích mạnh mẽ chế độ thực dân, phê phán chủ nghĩa cải lương, phản bội dân tộc của nhóm Lập hiến, đại diện cho quyền lợi của tư sản, đại địa chủ Nam Kì và lan nhanh ra toàn quốc, lôi cuốn được đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia. Nhờ có sự tuyên truyền, vận động của một số tổ chức yêu nước, cách mạng của thanh niên trí thức, như Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên..., phong trào yêu nước, dân chủ của mọi tầng lớp nhân dân phát triển sôi nổi, mạnh mẽ, tiêu biểu là phong trào đòi trả tự do cho Phan Bội Châu và tổ chức lễ tang Phan Châu Trinh.

Phong trào đấu tranh đòi trả tự do cho Phan Bội Châu (1925)

Sau khi bắt được Phan Bội Châu (6 – 1925), thực dân Pháp đưa về giam tại hoả lò (Hà Nội) và định bí mật thủ tiêu ông. Tin Phan Bội Châu bị mật thám bắt cóc đã được tăng trên một số tờ báo ở Trung Quốc và trong nước.

Việc Phan Bội Châu bị bắt làm chấn động dư luận. Hội Phục Việt đã tổ chức rải truyền đơn đòi thực dân Pháp phải thả Phan Bội Châu. Tình hình ấy buộc thực dân Pháp phải đưa Phan Bội Châu ra xử công khai ở Toà đại hình Hà Nội. Trước tòa án đế quốc, Phan Bội Châu đã hiên ngang bác bỏ những lời buộc tội của chúng. Khi tòa án kết án tử hình Phan Bội Châu, có người đứng lên xin thay chết cho ông.

Trước áp lực của công chúng, thực dân Pháp đã bỏ án tử hình và kết án khổ sai chung thân. Làn sóng đâu tranh đòi trả tự do cho Phan Bội Châu vẫn tiếp tục dâng cao. Hội Phục Việt đã rải truyền đơn kêu gọi các giới đồng bào trong nước đoàn kết đấu tranh đòi thực dân thả ngay Phan Bội Châu. Nhiều đơn phản kháng gửi tới hội Quốc Liên, toà án quốc tế La Hay (Hà Lan) và nghị viện Pháp. Nhiều điện văn gửi đến Toàn quyền Varen đòi thả Phan Bội Châu.
Trước sức mạnh đấu tranh của nhân dân, thực dân Pháp buộc phải thả Phan Bội Châu và đưa ông về “an trí” tại Huế cho đến khi ông qua đời (1940).

Lễ truy điệu và để tang Phan Châu Trinh


Phan Châu Trinh mất tại Sài Gòn ngày 24 – 3 - 1926. Vào lúc phong trào yêu nước của nhân dân đang phát triển, đám tang của Phan Châu Trinh đã trở thành quốc tang. Tại Sài Gòn có 14 vạn người dự lễ tang. Lễ truy điệu và việc để tang Phan Châu Trinh được tổ chức khắp nơi trong nước, được mọi tầng lớp nhân dân tham gia đông đảo.

Bon thực dân tìm cách ngăn cấm việc truy điệu, lập tức các cuộc bãi công, bãi thị, bãi khóa nổ ra liên tiếp.

Phong trào đòi thả Phan Bội Châu và đám tang Phan Châu Trinh trên thực tế đã trở thành cuộc biểu dương lực lượng, thể hiện tinh thần yêu nước, đấu tranh giành quyền tự do, dân chủ của dân tộc ta.

Cuộc đón tiếp Bùi Quang Chiêu và đấu tranh đòi thả Nguyễn An Ninh (1926)
Bùi Quang Chiêu, một kĩ sư canh nông, quốc tịch Pháp ở Sài Gòn người cầm đầu Đảng lập hiến. Năm 1925, ông sang Pháp dự định Chính phủ Pháp ban hành các quyền tự do, dân chủ ở Đông Dương nhưng không thành. Bùi Quang Chiêu về nước, đến Sài Gòn chiều 24 – 3 – 1926. Lúc bấy giờ Đảng Thanh niên, được thành lập vào tháng 3 năm 1926, gồm những thanh niên trí thức yêu nước Bùi Công Trừng, Lê Văn Chất, Nguyễn Trọng Hi, Trần Huy Liệu...và chưa có cương lĩnh đấu tranh, hệ thống tổ chức cự thể, rõ ràng. Đảng này đã tổ chức đón tiếp Bùi Quang Chiêu, rồi phát động cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và đòi quyền tự do, dân chủ. Cuộc đón tiếp Bùi Quang Chiêu biến thành cuộc biểu tình có hành vạn người tham gia. Đảng Lập hiến lo sợ, tuyên bố trung thành với chủ nghĩa Pháp - Việt đề huề và phản đối bạo động. Trước sự kiện này, nhân dân phản đối Bùi Quang Chiêu và phản đối chủ trương Pháp - Việt đề huề của Đảng Lập hiến, đồng thời đòi trả tự do cho Nguyễn An Ninh, một nhà báo, một trí thức yêu nước lúc bấy giờ. Nguyễn An Ninh tốt nghiệp đại học luật tại Pháp, về nước nhưng không cộng tác với thực dân. Ông còn dùng báo chí tuyên truyền, vận động đấu tranh chống chế độ thực dân, giành quyền tự do, dân chủ cho nhân dân. Ông đã bị thực dân Pháp bắt, kết án hai năm tù. Đảng Thanh niên phát truyền đơn kêu gọi nhân dân đấu tranh đòi thả Nguyễn An Ninh; đồng thời dự định tổ chức một cuộc tổng đình công lớn ở Sài Gòn - Chợ Lớn. Một số nơi, công nhân, viên chức đã bỏ việc. Thực dân Pháp thẳng tay khủng bố những người tham gia đấu tranh. Tháng 4 – 1927, Đảng Thanh niên bị tan rã, nhưng ảnh hưởng của tổ chức này còn tồn tại khá lâu.


6. Phong trào công nhân Việt Nam 1919 -1925


Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp thực hiện chính sách khai thác thuộc địa lần II ồ ạt, nó đã tác động mạnh mẽ đến giai cấp công nhân Việt Nam, với các đặc điểm sau:

Phong trào đấu tranh của công nhân diễn ra trong những điều kiện, hoàn cảnh mới.

Số lượng giai cấp công nhân công nghiệp tăng lên từ 10 vạn lên 22 vạn .

Sự phát triển của phong trào công nhân Việt Nam 1919 – 1925, có tính chất từ tự phát chuyển sang tự giác.

So với thời kì trước, từ 1919 trở đi, phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ về số lượng và chất lượng. Từ 1920 đến 1925 đã có 25 cuộc bãi công của công nhân.

Năm 1919, công nhân, thủy thủ tàu Sác-nơ đậu ở cảng Hải Phòng đòi tăng lương. Năm 1920, hơn 200 thủy thủ Pháp ở cảng Sài Gòn bãi công đòi phụ cấp đắt đỏ. Cuộc đấu tranh này ảnh hưởng tích cực tới phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam.

Năm 1921, một số công nhân, thủy thủ Việt Nam làm việc trên các hãng tàu Pháp gia nhập Liên đoàn công nhân tàu biển ở Viễn Đông.

Năn 1922, công nhân, viên chức các sở công thương tư nhân ở Bắc Kì, đấu tranh đòi nghỉ chủ nhật có lương. Cuối năm này, 600 công nhân thợ nhuộm Sài Gòn - Chợ Lớn bãi công. Cuộc bãi công này trở thành một “dấu hiệu của thời đại” mới, “lần đầu tiên một phong trào như thế nhóm lên ở thuộc địa” [17;446]

Năm 1923 – 1924, nhiều cuộc bãi công nổ ra ở các trung tâm công nghiệp và đô thị lớn, như xi măng Hải Phòng, mỏ than Cẩm Phả, nhà máy điện, xay xát gạo, dệt,... ở Hà Nội, Hải Dương, Nam Định...

Năm 1925, phong trào công nhân có bước phát triển nhảy vọt, xuất hiện nhiều cuộc đấu tranh có quy mô lớn, bước đầu có tổ chức, lãnh đạo. Tiêu biểu là cuộc bãi công của một công nhân Ba Son (Sài Gòn) vào tháng 8 năm 1925. Cuộc bãi công này do Công hội đỏ của Tôn Đức Thắng tổ chức, lãnh đạo với yêu sách “đòi tăng lương 20% lương, đòi thợ bị đuổi trở lại làm việc, và giữ lệ nghỉ trước nửa giờ vào ngày lĩnh lương”. Cuộc bãi công này được công nhân, viên chức các nhà máy, công sở toàn thành phố hưởng ứng, ủng hộ. Kết quả, bọn chủ phải tăng 10% lương và thỏa mãn các yêu sách khác của công nhân. Nhưng công nhân Ba Son vẫn tiếp tục bãi công kéo dài thời hạn sữa chữa tàu Mi-sơ-lê, không cho tàu thủy này chở binh lính và vũ khí sang đàn áp cách mạng Trung Quốc.

Cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son (Sài Gòn) năm 1925, là mốc quan trọng đánh dấu bước chuyển biến mới trong phong trào công nhân Việt Nam, chuyển dần từ “tự phát” lên trình độ “tự giác”. Vì cuộc đấu tranh này có tổ chức, lãnh đạo thống nhất, liên kết với phong trào đấu tranh khác và đấu tranh không chỉ có mục đích kinh tế mà vì mục đích chính trị, thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản của giai cấp công nhân Việt Nam.

(Còn nữa)
 
III. Phong trào dân tộc ở Việt Nam 1925 - 1930

1. Sự xuất hiện và hoạt động của hội Việt Nam thanh niên cách mạng và Tân Việt cách mạng

1.1 Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên

Tháng 12 – 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) đã lựa chọn một số thanh niên ưu tú trong tổ chức Tâm Tâm xã, giác ngộ họ và lập ra nhóm Cộng sản đoàn vào tháng 2 – 1925, gồm Lê Hồng Phong, Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Lưu Quốc Long, Trương Văn Lĩnh, Lê Quảng Đạt, Lâm Đức Thụ, trong đó có 5 người là đảng viên dự bị của Đảng Cộng sản [18;141].

Tháng 6 – 1925, trên cơ sở nhóm Cộng sản đoàn, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập một tổ chức cách mạng có tinh chất quần chúng rộng rãi có tên là Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên.

Tháng 7 – 1925, cùng một số nhà cách mạng Trung Quốc, Triều Tiên, Inđônêxia..., Người sáng lập tổ chức Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông, có quan hệ mật thiết với Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên.

Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên đã công bố chương trình và điều lệ bao gồm đường lối chính trị và nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Hội.

Mục đích của Hội “làm cuộc cách mạng dân tộc (đánh đổ thực dân Pháp và giành độc lập cho xứ sở ) rồi sau đó làm cách mạng thế giới (lật đổ chủ nghĩa đế quốc và giành độc lập cho xứ sở ) rồi sau làm cách mạng thế giới (lật đổ chủ nghĩa đế quốc và thực hiện chủ nghĩa cộng sản)”. Chương trình của Hội: Tuyên truyền, giác ngộ quần chúng, lập các đoàn thể quần chúng; huy động lực lượng quần chúng đập tan bọn thực dân Pháp, giành lấy chính quyền khi có cơ hội tốt; lập chính phủ công, nông, binh; thực hiện chính sách kinh tế mới; bãi bỏ tư bản tư nhân; đoàn kết vô sản quốc tế và lập xã hội công sản.
Về tổ chức, Hội có năm cấp: Tổng bộ, Kì bộ (Xứ bộ), Tỉnh bộ, Huyện bộ và Chi bộ. Tổng bộ là cơ quan cao nhất Hội [ 1;82-83].

Như vậy, mặc dù Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên chưa phải là một Đảng cộng sản, nhưng đã là một đoàn thể cách mạng có xu hướng mácxít. Đường lối chính trị, chương trình hành động, điều lệ của Hội đã thể hiện rõ lập trương, quan điểm cách mạng của giai cấp công nhân. Hội là tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam.

Sau khi thành lập, Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên đã cử người về nước lựa chọn và đưa những thanh niên yêu nước sang Quảng Châu, tổ chức các lớp huấn luyện là những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lê Nin, về đường lối cách mạng và phương pháp vận động, tổ chức quần chúng cách mạng. Mỗi lớp đào tạo, huấn luyện được thực hiện trong thời gian từ 2 – 3 tháng. Nguyễn Ái Quốc là giảng viên chính. Giáo viên phụ giảng có Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn. Từ năm 1925 đến 1927, Hội đã đào tạo được trên 200 cán bộ nòng cốt. Phần lớn trong số cán bộ này được cử về nước hoạt động cách mạng, một số ít được cử sang Liên Xô để tiếp tục thực hiện các chương trình chính trị, quân sự cao cấp (trong đó có Trần Phú, Lê Hồng Phong...).
Cùng với việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cách mạng, Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên đã ra tờ báo "Thanh niên" và tờ "Công nông" theo sáng kiến của Nguyễn Ái Quốc. Từ tháng 6 – 1925 đến tháng 2 – 1930, báo Thanh niên ra được 208 số. Báo tập trung giáo dục lòng yêu nước, động viên tinh thần đấu tranh chống đế quốc và phong kiến của nhân dân; tuyên truyền, giác ngộ quần chúng về chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối phương pháp cách mạng.

Đầu năm 1927, cuốn Đường Kách mệnh gồm các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc trong các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên ở Quảng Châu, được Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông xuất bản rồi chuyền về nước.

Trong Đường Kách mệnh, Nguyễn Ái Quốc chủ yếu tập trung tố cáo, lên án tội ác dã man và bản chất phản động của chủ nghĩa đế quốc. Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, kinh nghiệm của cách mạng quốc tế và thực tiễn cách mạng Việt Nam, giải quyết những vấn đề cấp thiết, cơ bản của cách mạng đang đặt ra, vấn đề xây dựng chính đảng của giai cấp công nhân để lãnh đạo cách mạng.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình, mâu thuẩn của xã hội Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ cách mạng Việt Nam trước hết phải là cách mạng giải phóng dân tộc, “dân tộc cách mệnh”, đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập, tự do, đồng thời tiến lên làm cách mạng giai cấp, “giai cấp cách mệnh”, đánh đổ tư bản, giải phóng quần chúng lao động.

Cách mạng muốn thắng lợi phải làm cách mạng triệt để, phải dựa vào sức mạnh của quần chúng cách mạng, công nông là gốc của cách mạng, còn học trò, nhà buôn, điền chủ nhỏ đều là bầu bạn của cách mạng.

Nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng là sự lãnh đạo của Đảng mác-xít. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, nên phải đoàn kết, ủng hộ cách mạng thế giới và phải tranh thủ sự lãnh đạo của Quốc tế Cộng sản và sự giúp đỡ của cách mạng thế giới [18;266,268].

Đường Kách Mệnh, báo thanh niên chứa đựng những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng, đường lối cứu nước đúng đắn của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc được bí mật tuyên truyền, giác ngộ quần chúng yêu nước, cách mạng, góp phần đưa phong trào cách mạng Việt Nam dphát triển lên trình độ mới, tạo tiền đề cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.

Từ đầu năm 1926, cơ sở, tổ chức Chi bộ của Hội Việt Nam Cách Mang Thanh Niên được xây dựng, phát triển ở trong nước và một số nơi trong Việt kiều ở Thái Lan.

Năm 1927, nhiều Tỉnh bộ Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên lần lượt thành lập. Trên cơ sở đó, các Kì bộ Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì được thành lập.
Năm 1928 – 1929, Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên thực hiện chủ trương “vô sản hoá”, đưa cán bộ, hội viên vào hầm mỏ, đồn điền, nhà máy... sống, lao động, đấu tranh cùng với công nhân để rèn luyện, học tập nâng cao lập trường giai cấp công nhân, đồng thời tuyên truyền, giác ngộ cho công nhân và lao động về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng, đường lối cứu nước của Nguyễn Ái Quốc. Phong trào “vô sản hoá” đã góp phần tích cực thúc đẩy phong trào cách miệng Việt Nam chuyểng theo xu hướng cách mạng vô sản, thúc đẩy quá trình kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, nhanh chóng hình thành một chính đảng cách mạng của giai cấp vô sản ở Việt Nam.

Năm 1929, số hội viên chính thức của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên tăng lên 1750 người (Trong đó Bắc Kì có 750, Trung Kì 300, Nam Kì : 500). Nếu kể cả hội viên dự bị thì hội viên của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên có gần 3000 người [12;57].

Tháng 5 – 1929, tại Đại hội lần thứ nhất, đoàn đại biểu Bắc Kì đã rút khỏi Đại hội, về nước, rồi kêu gọi thành lập Đảng Cộng sản. Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình và tổ chức tiền thân của Đảng Công sản Việt Nam.

1.2 Tân Việt Cách mạng Đảng

Trong cùng thời gian, khi Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên ra đời ở nước ngoài, thì trong nước, Tân Việt Cách Mạng Đảng cũng được thành lập.

Tiền thân của Tân Việt Cách mạng Đảng là hội Phục việt, được thành lập tháng 7 – 1925 tại Vinh (Nghệ An), gồm một số sinh viên sư phạm Hà Nội, như Tôn Quang Phiệt, Đặng Thai Mai...và một số chính trị phạm ở Trung Kì , tiêu biểu như Lê Văn Huân, Nguyễn Đình Kiên...

Sau ngày ra đời, hội Phục Việt hăng hái tham gia phong trào đấu tranh đòi trả tự do cho cụ Phan Bội Châu. Do bị lộ, để tránh sự khủng bố của thực dân Pháp, phục Việt đổi tên Hưng Nam (1926). Năm 1927, Hội lại đổi tên thành Việt Nam Cách mạng Đảng, rồi Việt Nam cách mạng đồng chí hội. Cuối cùng, tại Đại hội lần thứ nhất ở Huế tháng 7 – 1928, Hội lại đổi tên Tân Việt Cách mạng Đảng (gọi tắt là Đảng Tân Việt).

Khi mới thành lập, Tân Việt còn là một tổ chức yêu nước, lập trường giai cấp không rõ rệt, chưa dứt khoát theo một chủ nghĩa nào. Sức hấp dẫn của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh Niên đối với Tân Việt rất lớn. Có nhiều thành viên ưu tú rời bỏ Tân Việt sang gia nhập hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Tân Việt đã đổi tên, điều chỉnh chương trình hành động, tổ chức của mình. Tân Việt và Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên đã nhiều lần cử đại biểu họp bàn hợp nhất nhưng không thành.

Tuy vậy, do nhận thức của bộ phận tiến tiến trong Tân Việt, và nhờ có ảnh hưởng mạnh mẽ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Tân Việt chuyển dần sang khuynh hướng cách mạng vô sản. Từ sau Đại hội lần thứ nhất (tháng 7 – 1928), Tân Việt thực sự trở thành tổ chức cách mạng mang tính chất xã hội chủ nghĩa.

Thành phần xã hội của Tân Việt chủ yếu là tiểu tư sản, gồm thanh niên trí thức, học sinh, giáo viên, tiểu thương, công chức. Về sau, Tân Việt đã chú ý kết nạp các thành phần công, nông, nhưng thành viên là trí thức tiểu tư sản vẫn chhiếm đa số. Năm 1928, noi theo Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Tân Việt cũng thực hiện “vô sản hoá”, đưa các đảng viên về nhà máy, hầm mỏ, bến cảng... để vừa tự cải tạo mình, vừa xây dựng cơ sở Đảng. Nắm quyền lãng đạo Tổng bộ Tân Việt chủ yếu là giáo giới, sinh viên trí thức (Trần Mộng Bạch, Đào Duy Anh, Tôn Quang Phiệt, Phan Kiêm Huy, Ngô Đức Diễn).
Hệ thống tổ chức của Tân Việt có 6 cấp: Tổng bộ, Kì bộ, Liên tỉnh bộ, Tỉnh bộ, đại tổ và Tiểu tổ (3 người là một Tiểu tổ, 3 tiểu tổ hợp thành một Đại tổ). Tân Việt có 3 Kì bộ, 10 Liên tỉnh bộ, và có cơ sở hầu hết ở 3 Kì, nhưng địa bàn chính hoạt động của Tân Việt là ở Trung Kì, chủ yếu ở Ngệ An và Hà Tĩnh [12;59].

Giữa năm 1929, Tân Việt phân hoá sâu sắc thành hai khuynh hướng: Khuynh hướng quốc gia tư sản (Chủ yếu trong những người lãnh đạo Tổng bộ), và khuynh hướng cộng sản gồm đông đảo đảng viên nhất là đảng viên trẻ giàu tinh thần yêu nước, cách mạng. Trước tình hình mới, các đảng viên Tân Việt có khuynh hướng cộng sản tuyên bố li khai khởi Tổng bộ Tân Việt, chuẩn bị tiến tới thành lập một tổ chức cộng sản: Đông Dương cộng sản Liên đoàn.
Sự chuyển biến của số đông đảng viên Tân Việt theo chủ nghĩa cộng sản phản ánh xu thế phát tiển tất yếu của phong trào cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ; đồng thời làm sáng rõ tính ưu việt và sự thắng thế của xu hướng cách mạng dân chủ vô sản trong phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta sau chiến tranh thế giới lần thứ I.

2. Việt Nam quốc dân đảng và cuộc khởi nghĩa Yên Bái

2.1 Tổ chức Việt Nam Quốc Dân đảng


Không bao lâu sau khi Hội Việt nam cách mạng Thanh niên và Tân Việt Cách mạng Đảng ra đời và đang chuyển dần sang lập trường cách mạng vô sản, thì Việt Nam Quốc dân đảng, một tổ chức chính trị tiêu biểu cho xu hướng cách mạng dân chủ tư sản ở Việt Nam trong những năm sau chiến tranh, được thành lập vào cuối năm 1927, tại Hà Nội.

Hạt nhân đầu tiên của Việt Nam Quốc dân Đảng là nhóm Nam đồng thư xã, một nhà xuất bản Tiến Bộ, do Phạm Tuấn Tài làm chủ nhiệm, lập ra khoảng đầu năm 1927 ở Hà Nội. Những sách báo do Nam đồng thư xã xuất bản đã cổ vũ tinh thần yêu nước, nêu gương đấu tranh của các dân tộc bị áp bức, bàn về phong trào cách mạng thế giới, về chủ nghĩa quốc gia.

Mặc dù bị thực dân ngăn cấm, Nam đồng thư xã vẫn là nơi lui tới, tụ họp của những tri thức, thanh niên, sinh viên có tinh thần yêu nước, dân tộc hồi đó. Họ đều tán thành học thuyết Tôn Văn, nhưng có những người chủ trương “cách mạng hòa bình”, như Nhượng Tống, Trúc Khê…, một số khác đông đảo hơn gồm Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Hồ Văn Mịch… chủ trương dùng bạo lực để dành độc lập. Qua nhiều lần trao đổi bàn bạc, nhóm tán thành bạo lực chiếm đa số trong Nam đồng thư xã đã quyết định thành lập một đảng bí mật lấy tên là Việt Nam Quốc dân Đảng, vào ngày 25 - 12 – 1927, tại Hà Nội.

Do có nhiều hạn chế bởi các điều kiện giai cấp và kinh tế - xã hội, Việt Nam Quốc dân Đảng không đề ra được một đường lối chính trị độc lập, rõ ràng. Chính cương, Điều lệ của Đảng thay đổi nhiều lần. Trong bản Điều lệ thông qua ngày thành lập Đảng ghi một cách chung chung là: “Trước làm dân tộc cách mạng, sau làm thế giới cách mạng”. Bản điều lệ tháng 7 – 1928, mới nêu: “Chủ nghĩa của Đảng là xã hội dân chủ”. Chương trình hành động của Đảng vạch ra tháng 2 – 1929, thì “chủ nghĩa xã hội dân chủ” bị rút đi và thay bằng ba nguyên tắc “Tự do – Bình đẳng – Bác ái” của nền Cộng hòa tư sản Pháp.

Mục đích cách mạng được nêu rõ hơn với những phong trào của cách mạng dân chủ tư sản là: Tiến hành “cách mạng dân tộc, cách mạng chính trị, cách mạng xã hội” nhằm đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền, thi hành tự do, dân chủ"[12;61]. Song nội dung cơ bản của cách mạng dân chủ tư sản là đem lại ruộng đất cho nông dân lại không được đè cập đến. Cho tới khi gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang đầu năm 1930, thì cương lĩnh của Việt Nam Quốc dân Đảng lại mô phỏng theo chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn, Quốc dân Đảng Trung Quốc, nhưng những nguyên tắc, chính sách có tính cách mạng, như “bình quân địa quyền”… “Liên Nga, liên cộng, ủng hộ công nông” thì không được nhắc tới.

Về tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng chia làm bốn cấp: Tổng bộ, Kì bộ, Tỉnh bộ, Chi bộ. Nhưng thực tế chưa bao giờ thành một hệ thống trong cả nước. Ở Trung Kì, hầu như Việt Nam Quốc dân Đảng không phát triển được cơ sở. Tại Nam Kì, có một số ít chi bộ ở Sài Gòn, Chợ Lớn, Mĩ Tho. Cơ sở của Việt Nam Quốc dân Đảng tập trung ở Bắc Kì, nhất là ở các tỉnh: Phú Thọ, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Kiến An, Bắc Ninh, Bắc Giang…

Phần lớn Đảng viên là học sinh, sinh viên, trí thức, công chức, người làm nghề tự do, tư sản, thân hào, địa chủ, phú nông và binh lính người Việt trong quân đội Pháp. Việt Nam Quốc dân Đảng không có cơ sở sâu rộng trong quần chúng nhân dân lao động.

Tổ chức lỏng lẻo, thành phần phức tạp, Việt Nam Quốc dân Đảng kết nạp cả bọn chỉ điểm, mật thám. Nội bộ Đảng chia rẽ nghiêm trọng. Công tác tuyên truyền yếu kém vì thiếu một lí luận cách mạng tiên tiến, thiên về manh động, khủng bố cá nhân. Tình trạng trên làm cho Đảng này dễ bị tan vỡ.

Mặc dù có nhiều thiếu xót, nhược điểm nhưng Việt Nam Quốc dân đảng vẫn là một chính Đảng cách mạng, chủ trương tiến hành bạo động nhằm “đánh đuổi giặc Pháp, lật đổ ngôi vua, sau cùng là thiết lập dân quyền” [12;62].
Việt Nam Quốc dân Đảng là một đảng cách mạng của tiểu tư sản, đại diện cho quyền lợi của giai cấp tư sản dân tộc và tiểu tư sản lớp trên. Nhưng trong nước, giai cấp tư sản Việt Nam mới hình thành, non yếu cả về thế lực kinh tế lẫn chính trị, phụ thuộc vào thực dân Pháp; còn ở nước ngoài, trào lưu chung của cách mạng thế giới đã vượt qua thời kì cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ và chuyển sang giai đoạn thắng lợi của cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới – cách mạng vô sản, cuộc đấu tranh chống đế quốc, phong kiến giành độc lập dân tộc, dân chủ theo lập trường, quyền lợi của giai cấp tư sản do Việt Nam Quốc dân Đảng khởi xướng không thể tránh khỏi thất bại.


2.2 Khởi nghĩa Yên Bái

Đầu tháng 2 – 1929, nhân vụ ám sát tên trùm mộ phu Ba-danh (Bazin) ở Hà Nội, đế quốc Pháp điên cuồng khủng bố phong trào cách mạng Việt Nam. Việt Nam Quốc dân Đảng bị tổn thất rất nặng nề. Hàng loạt cơ sở, tổ chức Đảng vả hàng nghìn Đảng viên bị bắt, cầm tù, hoặc bị sát hại.

Bị động trước tình thế, mặc dù hệ thống tổ chức của Đảng chưa được củng cố, xây dựng lại, các lãnh tụ của Việt Nam Quốc dân Đảng cho rằng “phải đứng lên sống mái với quân thù”.Ngày 17 – 9 – 1929, tại một địa điểm gần ga Lạc Đạo (nơi giáp ranh địa phận của hai tỉnh Bắc Ninh – Hưng Yên), Việt Nam Quốc dân Đảng đã tổ chức Hội nghị đại biểu đảng toàn quốc để thống nhất kế hoạch khởi nghĩa. Trong Hội nghị này, nội bộ Việt Nam Quốc dân Đảng chia làm hai phái : Phái cải tổ và phái khởi nghĩa. Phái khởi nghĩa do Nguyễn Thái Học đứng đầu chiếm ưu thế trong Hội nghị. Tiếp theo đó, Việt Nam Quốc dân Đảng còn triệu tập một cuộc hội nghị nữa ở Bắc Ninh để định ra kế hoạch, thời gian phương thức tiến hành khởi nghĩa. Theo kế hoạch, khởi nghĩa sẽ được tiến hành ở các nơi trong cùng một lúc, nhằm đánh vào các đô thị lớn, trung tâm quân sự của địch. Lực lượng chủ yếu của cuộc khởi nghĩa gồm binh lính là người của Đảng vào trong quân đội của Pháp và phối hợp với lực lượng của Đảng ở bên ngoài. Vũ khí của nghĩa quân gồm vũ khí tự tạo hoặc cướp từ tay giặc. Thời gian khởi nghĩa là ngày 9 – 2 – 1930. Theo phân công thì Nguyễn Thái Học phụ trách khởi nghĩa ở Hải Dương, Hải Phòng và Kiến An, Nguyễn Khắc Nhu phụ trách khởi nghĩa ở Sơn Tây, Phú Thọ, Yên Bái.
Trong quá trình chuẩn bị khởi nghĩa, Việt Nam Quốc dân Đảng bộc lộ nhiều sơ hở. Kế hoạch khởi nghĩa bị lộ và có kẻ phản bội. Thực dân Pháp chuẩn bị đối phó khởi nghĩa, mặt khác thẳng tay khủng bố, càng quét để tiêu diệt Việt Nam Quốc dân Đảng. Ngày 26 – 1 – 1930, trước tình hình khẩn cấp, Nguyễn Thái Học triệu tập cuộc họp tại làng Mỹ Xá (Nam Sách, Hải Dương). Sau khi phân tích tình hình, biết rằng khởi nghĩa có thể thất bại, nhưng Nguyễn Thái Học cho rằng : “Không thành công cũng thành nhân” nên vẫn quyết định khởi nghĩa.

Theo kế hoạch đã định, đến ngày 9 rạng 10 – 2 – 1930, một cuộc khởi nghĩa nổ ra Yên Bái, sáng ngày 10 – 2 – 1930, địch phản công, nghĩa quân nhanh chóng ta rã.

Cuộc tiến công đồn Hưng Hóa do Nguyễn Khắc Nhu chỉ huy cũng không thành. Nguyễn Khắc Nhu bị thương nặng, bị bắt và tự sát.

Cuộc tấn công đồn chùa Thông ở Sơn Tây bị lộ, không giành được thắng lợi, Phó Đức Chánh bị bắt.

Ở một số nơi, như Kiến An, Hải Dương, Thái Bình, Phả Lại, ...nghĩa quân hành động thiếu kế hoạch và thiếu sự phối hợp nên các cuộc khởi nghĩa bị dập tắt nhanh chóng.

Đêm ngày 14 rạng sáng ngày 15 – 2 – 1930, Việt Nam quốc dân Đảng đã nổi dậy khởi nghĩa ở huyện Vĩnh Bảo, Kiến An và huyện Phụ Dực (Thái Bình). Tuy nghĩa quân ở huyện Vĩnh Bảo có đánh chiếm được huyện lị, giết được tên tri huyện Hoàng Gia Mô, nhưng cuộc khởi nghĩa nhanh chóng thất bại. Trong lúc cuộc khởi nghĩa nổ ra, thì tại Hà Nội, Việt Nam Quốc dân Đảng tổ chức đánh bom ở một số nơi trong thành phố, có tiếng vang, nhưng không gây được tổn hại lớn cho địch. Cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc dân Đảng nhanh chóng thất bại vì nhiều nguyên nhân: Lực lượng đế quốc còn mạnh; khởi nghĩa còn non trong tình thế bị động; tổ chức lãnh đạo không chặt chẽ, thống nhất...nhưng chủ yếu là do đường lối cách mạng tư sản của Việt Nam Quốc dân đảng không đáp ứng được quyền lợi thiết tha của quần chúng nhân dân lao động và không thu hút được đông đảo mọi tầng lớp xã hội, giai cấp nhất là công, nông tham gia khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa đâu tháng 2 - 1930, thất bại và bị thực dân đàn áp dã man kéo theo sự tan rã của Việt Nam Quốc dân Đảng .Cộc khởi nghĩa thất bại, hàng nghìn chiến sĩ và lãnh tụ Việt Nam Quốc dân Đảng bị thực dân Pháp bắt cầm tù, sát hại. Nguyễn Thái Học cùng 12 đồng chí lên máy chém vẫn hiên ngang hô to :”Việt Nam vạn tuế”. Tinh thần chiến đấu hy sinh, dũng cảm của các lãnh tụ, nghĩa quân Việt Nam Quốc dân Đảng đã thể hiện truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc, góp phần tạo nên một cao trào cách mạng mới ở nước ta vào những năm 1930 – 1931.


3. Phong trào công nhân 1925 – 1929

Trong hai năm 1925 – 1927 đã có 17 cuộc đấu tranh của công nhân. Tiêu biểu là cuộc bãi công của công nhân bưu điện Sài Gòn, sợi Nam Định, đồn điền Cam Tiêm (1926), công nhân đồn điền Thái Nguyên, đồn điền cao su Phú Riềng (1927).

Từ năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Tân Việt đã thực hiện chủ trương “vô sản hoá”. Phong trào “vô sản hoá” góp phần thúc đẩy phong trào công nhân chuyển nhanh lên trình độ “tự giác”. Phong trào công nhân nổ ra sôi nổi, mạnh mẽ, đều khắp ở cả nước. Số lượng ở các cuộc đấu tranh của công nhân tăng nhanh. Trong năm 1928 – 1929, đã có trên 40 cuộc đấu tranh của công nhân, tăng gấp 2,5 lần so với năm 1926 – 1927. Tiêu biểu là các bãi công ở mỏ than Mạo Khê (Quảng Ninh), xi măng Hải Phòng, sợi tơ Nam Định, cưa Bến Thủy (Vinh) (1928), đấu tranh của công nhân hãng xe tay Hải Phòng, dệt Nam Định, xe lửa Tràng Thi (Vinh), nhà máy, Avia (Hà Nội), đồn điền cao su Phú Riềng, Cam Tiên...(1929).

Tháng 7 – 1929 Tổng Công hội đỏ Bắc Kì được thành lập, đề ra chương trình, điều lệ xuất bản báo Lao động làm cơ quan ngôn luận. Sự kiện này thể hiện bước trưởng thành mới của phong trào công nhân Việt Nam.

Đặc điểm nổi bật của phong trào công nhân trong giai đoạn này là không chỉ giới hạn trong phạm vi một xí nghiệp, một địa phương, một ngành, mà đã liên kết nhiều xí nghiệp, nhiều ngành, nhiều địa phương.

Tinh thần đoàn kết, ý thức tổ chức kỉ luật, ý thức chính trị của công nhân được nâng lên. Phong trào đấu tranh đã có tổ chức, lãnh đạo chặt chẽ. Giai cấp công nhân ngày càng nhận thức được rõ sức mạnh, vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp mình.

Sự phát triển của phong trào công nhân đã góp phần lôi cuốn, thúc đẩy phong trào đấu tranh của mọi tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân.

Sự phát triển của phong trào yêu nước của nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác, nhất là phong trào công nhân vào đầu 1929, đòi hỏi phải có sự xuất hiện của Đảng Cộng sản, chính đảng của giai cấp công nhân có đủ khả năng lãnh đạo cách mạng Việt Nam thắng lợi.


4. Ba tổ chức cộng sản ra đời và việc Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

3.1. Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản (nửa sau năm 1929)

3.1.1 Đông Dương Cộng sản Đảng (6 – 1929)


Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng, đường lối cứu nước của Nguyễn Ái Quốc kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã thúc đẩy mạnh mẽ phong trào cách mạng dân tộc, dân chủ ở nước ta. Tình hình đó đòi hỏi phải có một chính đảng thật sự của giai cấp công nhân lãnh đạo. Những người tiên tiến trong Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, nhận thức được Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên chỉ là một tổ chức yêu nước, cách mạng có khuynh hướng cộng sản, chưa là một Đảng Cộng sản nên không thể đáp ứng được yêu cầu của cách mạng nước ta trong tình hình mới. Họ cho rằng, mục đích và khẩu hiệu của Thanh niên không còn phù hợp với tình hình mới, không đủ sức lãnh đạo cách mạng và “việc thành lập một Đảng Cộng sản là cần thiết”.

Để chuẩn bị thành lập Đảng cộng sản, tháng 3 – 1929, một số hội viên tiên tiến nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Bắc Kì đã nhóm họp ở nhà số 5D phố Hàm Long (Hà Nội ) để lập ra Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam, gồm có 7 người (Ngô Gia Tự, Trịnh Đình Cửu, Trần Văn Cung…) tích cực chuẩn bị tiến tời thành lập một Đảng Cộng sản.

Cuối tháng 3 – 1929, Kì bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Bắc Kì triệu tập Đại Hội. Các đại biểu dự Đại hội đã thảo luận và thống nhất chủ trương thành lập Đảng Cộng sản của những người lãnh đạo Kì bộ nêu ra; đồng thời cử một đoàn đại biểu 4 người, do Trần Văn Cung, Bí thư Kì Bộ dẫn đầu, đi dự Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạnh Thanh niên sẽ họp tại Hương Cảng.

Tại Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (5 – 1929), do kiến nghị giải tán Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và thành lập ngay một Đảng cộng sản ở Việt Nam không được chấp nhận, nên đoàn Đại biểu Kì bộ Bắc Kì đã bỏ Đại hội về nước. Sau đó ra Tuyên ngôn kêu gọi công, nông và các tầng lớp nhân dân cách mạng ủng hộ chủ trương thành lập Đảng Cộng sản (1 - 6 - 1929). Sau khi nêu rõ lí do vì sao họ bỏ Đại hội ra về, phân tích các điều kiện thành lập một chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam đã chín muồi, Tuyên ngôn nhấn mạnh: “Phải tổ chức ngay Đảng Cộng sản thì mới dẫn đạo cho vô sản giai cấp làm cách mệnh được”.

Ngày 17 - 6 – 1929, đại biểu các tổ chức cơ sở cộng sản ở Bắc Kì đã họp Đại hội tại nhà số 312 phố Khâm Thiên (Hà Nội), quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng. Đại hội thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ của Đảng và quyết định ra cho báo Búa liềm làm cơ quan ngôn luận của Đảng.

Tuyên ngôn của Đông Dương Cộng sản Đảng giới thiệu khái quát chủ nghĩa cộng sản và chuyên chính vô sản, phân tích tình hình quốc tế, trong nước, trên cơ sở đó đề ra đường lối cách mạng của Đảng ở Đông Dương.

Tuyên ngôn nêu rõ: “Thời kì đầu tiên của cách mạng ở Đông Dương là tư sản dân chủ cách mệnh”. Trong thời kì này, giai cấp vô sản phải “thực hành công nông liên hiệp” để đánh đổ đế quốc, phong kiến; “Thực hành thổ địa cách mệnh”; sau đó mới tiến lên làm “cách mệnh xã hội”.

Ngay sau ngày thành lập, Đông Dương Cộng sản Đảng ra sức xây dựng và phát triển tổ chức, cơ sở Đảng. Do đó đến tháng 8 – 1929, các cơ sở Đảng đã được thành lập ở cả ba miền, nhiều nhất là ở Bắc Kì và Bắc Trung Kì.
Đông Dương Cộng sản Đảng đã lập ra Công hội đỏ, Nông hội để vận động, tổ chức công, nông đấu tranh.

Ảnh hưởng của Đông Dương Cộng sản Đảng ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng đến phong trào cách mạng của quần chúng và ảnh hưởng tích cực đến bộ phận còn lại của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và những đại biểu tiên tiến của Tân Việt.


3.1.2. An Nam Cộng sản Đảng (7 – 1929)

Tháng 7 – 1929, những đại biểu tiên tiến của Tổng bộ và Kì bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Nam Kì đã quyết định thành lập An Nam Cộng sản Đảng. An Nam Cộng sản Đảng có cơ sở, tổ chức Đảng và quần chúng ở Nam Kì. Sau khi thành lập, An Nam Cộng sản Đảng đẩy mạnh việc xây dựng, phát triển tổ chức Đảng và quần chúng. Vì vậy phong trào đấu tranh chống đế quốc, chống áp bức bóc lột ở Nam Kì dâng cao.

3.1.3. Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (9 – 1929)


Sự ra đời của Đông Dương Cộng sản Đảng (6 – 1929) và An Nam Cộng sản Đảng (7 – 1929) càng đẩy nhanh quá trình phân hóa trong nội bộ Tân Việt Cách mạng Đảng. Tháng 9 – 1929, các Đảng viên Tân Việt từ lâu chịu ảnh hưởng xu hướng cộng sản của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã tách khỏi Tân Việt và thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Đông Dương Cộng sản Liên đoàn lấy chủ nghĩa cộng sản làm nền móng, liên hiệp công nông binh, thực hành cách mạng vô sản làm cho xứ sở “hoàn toàn độc lập, xóa bỏ nạn người bóc lột, áp bức người, xây dựng chế độ công nông chuyên chính, tiến lên cộng sản chủ nghĩa trong toàn xứ Đông Dương”.

Như vậy, chỉ trong vòng gần 4 tháng (từ tháng 6 đến tháng 9 năm 1929), ba tổ chức cộng sản đã ra đời ở nước ta, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của giai cấp công nhân và những hoạt động của nó đã đẩy phong trào công nhân, phong trào yêu nước nửa sau năm 1929 lên cao, chuẩn bị tiến tới thành lập một Đảng Cộng duy nhất.

3.2. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Chính cương vắn tắt, Sách lượt vắn tắt của Đảng (3 - 2 – 1930)

Sự ra đời của Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn vào nửa sau năm 1929 là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới; đáp ứng nguyện vọng của giai cấp công nhân, của các tầng lớp nhân dân lao động và của cả dân tộc.

Các tổ chức cộng sản trên tích cực xây dựng, phát triển cơ sở đảng và quần chúng cách mạng, trực tiếp tổ chức, lãnh đạo công nông và các tần lớp lao động khác đấu tranh. Lúc bấy giờ, phong trào bãi công đòi tăng lương, giảm giờ làm, chống cúp phạt… của công nhân cùng với phong trào nông dân đấu tranh chống sưu cao, thuế nặng, chống cướp đoạt ruộng đất; phong trào bãi khóa của học sinh, sinh viên, bãi thị của tiểu thương v.v.. tạo thành một làn sóng đấu trang cách mạng dân tộc, dâng chủ dân lên khắp cả nước.

Để đối phó lại sự lớn mạnh của phong trào cách mạng, bọn đế quốc và phong kiến tay sai đã điên cuồng đàn áp, khủng bố các tổ chức và những người yêu nước, cộng sản. Trong khi đó, ba tổ chức cộng sản lại hoạt động riêng rẽ, công kích lẫn nhau, tranh giành ảnh hưởng quần chúng. Tình trạng này nếu để kéo dài sẽ dẫn đến những tổn thất và nguy cơ không lường trước được cho các tổ chức cộng sản và phong trào cách mạng. Yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam lúc này đặt ra là phải nhanh chóng có một Đảng Cộng sản thống nhất trong cả nước để tiếp tục đưa phong trào cách mạng đi lên.

Trước tình hình đó, Quốc tế Cộng sản đã gửi thư cho các tổ chức cộng sản ở Việt Nam (27 – 10 – 1929), chỉ rõ: Nhiệm vụ quan trọng nhẩt và cấp bách nhất của tất cả những người cộng sản Đông Dương là phải thành lập ngay một Đảng Cộng sản duy nhất.

Theo Chỉ thị của Quốc tế Cộng sản và trước yêu cầu cấp bách của phong trào cộng sản trong nước, vào đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc từ Xiêm đến Hương Cảng (Trung Quốc) triệu tập đại biểu các đảng tới dự Hội nghị hợp nhất.

Từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 2 năm 1930, Hội nghị hợp nhất các đảng đã hợp tại Cửu Long (Hương Cảng), hội nghị diễn ra dưới hình thức chơi cờ bạt chượt, do Nguyễn Ái Quốc chủ trì. Tham dự Hội nghị có hai đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng (Nguyễn Đức Cảnh, Trịnh Đình Cửu), hai đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng (Châu Văn Liêm, Nguyễn Thiệu) và hai đại biểu hoạt động ở nước ngoài (Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu).

Hội nghị đã tiến hành thảo luận và đi đến thống nhất xóa bỏ mọi thành kiến, xung đột cũ, tán thành chủ trương hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị thông qua điều lệ vắn tắt của Đảng, chương trình tóm tắt và lời kêu gọi nhân việc thành lập Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo; đồng thời vạch kế hoạch để tiến hành thống nhất các cơ sở và tổ chức Đảng ở trong nước và chuẩn bị tiến tới Hội nghị Trung ương lần thứ nhất của Đảng để bầu ra Ban Chấp hành Trung ương chính thức.

Hội nghị đại biểu các tổ chức cộng sản ở Việt Nam để hợp nhất Đảng (2 – 1930) có ý nghĩa như một Đại hội thành lập Đảng. Chính cương vắn tắt, sách lượt vắn tắt được Hội nghị thông qua là cương lĩnh đầu tiên của Đảng.

Những văn kiện cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã vạch ra đường lối cơ bản của cách mạng Việt Nam. Cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn: Trước làm cách mạng tư sản dân quyền (sau này gọi là cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân) và sau làm cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hai giai đoạn cách mạng này kế tiếp nhau, có quan hệ khăng khít với nhau. Cương lĩnh nêu rõ: “Đảng chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.

Như vậy là ngay từ đầu mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ con đường phát triển tất yếu của cách mạng nước ta, đó là con đường kết hợp và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Trong giai đoạn cách mạng tư sản dân quyền, cách mạng phải thực hiện nhiệm vụ đánh đổ ách thống trị, bóc lột của đế quốc Pháp, vua quan phong kiến, tư sản phản cách mạng, làm cho nước ta hoàn toàn độc lập, dựng lên chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông, tịch thu ruộng đất của đế quốc và bọn phản cách mạng đem chia cho dân cày nghèo; tiến hành cách mạng ruộng đất, thực hiện khẩu hiệu “dân cày có ruộng”. Các nhiệm vụ trên bao hàm cả nội dung tộc và dân chủ, chống đế quốc và chống phong kiến, nhưng nổi bật là nhiệm vụ chống đế quốc và bọn tay sai phản động, giành độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc.

Lực lượng để đánh đổ đế quốc và phong kiến là công nông; đồng thời “phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông… để kéo họ đi về phe vô sản giai cấp. Còn đối với phú nông, trung nông, tiểu địa chủ và tư sản Việt Nam chưa lộ rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít ra cũng làm cho họ trung lập”.

Cương lĩnh khẳng định cách mạng Việt Nam phải do Đảng Cộng sản Việt Nam - đảng của giai cấp vô sản và là đội tiền phong của giai cấp vô sản, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, lãnh đạo mới đảm bảo chắc chắn thắng lợi. Muốn làm tròn sứ mệnh lãnh đạo cách mạng của mình, Đảng phải giác ngộ được dân chúng, tập hợp, giác ngộ được đại đa số nông dân, và phải dựa vững vào nông dân nghèo; đồng thời phải liên minh với các giai cấp, tầng lớp yêu nước, cách mạng khác, đoàn kết và tố chức họ đấu tranh chống đế quốc và bọn tay sai phản cách mạng.

Cương chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn, sáng tạo trong việc vận dụng lí luận chủ nghĩa Mác – Lênin về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, giữa chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản và về cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa trong thời đại mới. Cương lĩnh đó nhuần nhuyễn về quan điểm giai cấp, thấm đượm tính dân tộc và tính nhân văn sâu sắc, nêu cao tư tưởng độc lập, tự do và dân chủ.

Sau Hội nghị hợp nhất, ngày 24 - 2 – 1930, yêu cầu gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam của Đông Dương Cộng sản Liên đoàn được chấp nhận. Như vậy, chỉ trong thời gian ngắn, ở Việt Nam đã có một Đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng: Đảng Cộng sản Việt Nam.


3.3. Hội nghị Trung ương lần thứ nhất. Luận cương chính trị của Đảng (10 – 1930)

Tháng 10 – 1930, giữa lúc phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đang diễn ra sôi nổi, quyết liệt và phát triển thành cao trào thì Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng họp tại Hương Cảng (Trung Quốc). Hội nghị quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương, cử ra Ban Chấp hành Trung ương chính thức do Trần Phú làm Tổng Bí thư. Hội nghị thông qua Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương do Trần Phú soạn thảo.

Căn cứ vào đặc điểm chung của ba nước trên bán đảo Đông Dương (Lào, Việt Nam, Campuchia) là những nước thuộc địa, nửa phong kiến, có một kẻ thù chung là đế quốc Pháp, mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc ngày càng gay gắt thêm, Luận cương chính trị của Đảng khẳng định tính chất của cách mạng Đông Dương lúc đầu là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền. Cuộc cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi thì sẽ tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa mà tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa.

Nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền là phải đánh đổ thế lực cùng các tàn tích phong kiến, đánh đổ cách bóc lột theo lối tiền tư bản, thực hành cách mạng thổ địa triệt để và đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Hai nhiệm vụ chiến lược đó có quan hệ khăng khít với nhau, vì “có đánh đổ đế quốc chủ nghĩa mới phá tan được giai cấp địa chủ và làm cách mạng thổ địa được thắng lợi; mà có phá tan chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa”.

Về lực lượng cách mạng và vai trò lãnh đạo cách mạng đánh đổ đế quốc và phong kiến, Luận cương chính trị khẳng định: “Trong cuộc cách mạng tư sản dân quyền, vô sản giai cấp và nông dân là hai động lực chính, nhưng vô sản có cầm quyền lãnh đạo thì cách mạng mới thắng lợi được”. Đồng thời Luận cương chính trị nhấn mạnh: “Điều kiện cốt yếu cho sự thắng lợi của cách mạnh ở Đông Dương là cần phải có một đường lối chính trị đúng đắn, có kỉ luật tập trung, mật thiết liên lạc với quần chúng và từng trải đấu tranh mà trưởng thành. Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp, lấy chủ nghĩa Các Mác và Lênin làm gốc mà đại biểu quyền lợi chính và lâu dài cho cả giai cấp vô sản ở Đông Dương và lãnh đạo vô sản giai cấp ở Đông Dương ra tranh đấu để đạt được mục đích cuối cùng của vô sản là chủ nghĩa cộng sản”.

Muốn thực hiện được nhiệm vụ trong cuộc cách mạng tư sản dân quyền, Đảng phải coi trọng vận động, tập hợp và lãnh đạo lực lượng đại đa số quần chúng đấu tranh đòi các quyền lợi trước mắt, đưa dần quần chúng lên trận tuyến cách mạng và đến khi tình thế cách mạng xuất hiện thì phát động quần chúng vũ trang bạo động đánh đổ chính quyền của giai cấp thống trị và giành lấy chính quyền cho công nông. Vì “Chỉ có chính quyền Xô viết công nông mới là cái khí cụ rất mạnh mà đánh đổ đế quốc chủ nghĩa, phong kiến, địa chủ, làm cho dân cày có đất để cày, làm cho vô sản có pháp luật bảo hộ quyền lợi cho mình”.

Luận cương của Đảng cũng nêu rõ: Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, phải liên lạc mật thiết với vô sản và các dân tộc thuộc địa, nhất là với vô sản và lao động Pháp.

Tuy nhiên, Luận cương chính trị còn có một số hạn chế nhất định, như chưa xác định rõ mâu thuẫn chủ yếu của một xã hội thuộc địa nên không nêu lên được vấn đề dân tộc là vấn đề hàng đầu của cách mạng Đông Dương, mà nặng về vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp, về cách mạng ruộng đất; đánh giá chưa thỏa đáng khả năng cách mạng của giai cấp tư sản cũng như khả năng liên minh có điều kiện với giai cấp tư sản dân tộc; không thấy được sự phân hóa của giai cấp địa chủ, cũng như khả năng lôi kéo một bộ phận tiến bộ của giai cấp đó trong cách mạng giải phóng dân tộc. Những nhược điểm, hạn chế đó sẽ được Đảng khắc phục dần trong thực tiễn lãnh đạo và đấu tranh cách mạng.

(Còn nữa)
 
Chương 2 - Lịch sử Việt Nam từ 1930 đến 1945


I. Tình hình kinh tế, xã hội và phong trào cách mạng VN nửa đầu những năm 1930

1. Tình hình kinh tế nửa đầu những năm 1930


Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam vốn bị phụ thuộc vào kinh tế nước Pháp, nay phải gánh chịu hậu quả khủng hoảng ở “chính quốc” lại càng suy sụp hơn và bước vào thời kỳ suy thoái trầm trọng kéo dài. chính quyền thực dân ở Đông Dương đã thi hành một loạt biện pháp kinh tế - tài chính. Chúng rút vốn đầu tư vế các ngân hàng Pháp (năm 1930 rút 50 triệu Phơ-răng, 1931 rút hơn 100 triệu); dùng tiền Đông Dương trợ cấp cho các công ti tư bản đang có nguy cơ phá sản. Trong những năm 1930 – 1933, các chủ đồn điền được tợ cấp 90 triệu Phơ-răng. Chính quyền thực dân tăng cường các mức thuế và đặt thêm nhiều thứ thuế mới .

Về nông nghiệp: Giá lúa gạo bị sụt, Năm 1929, giá một tạ gạo hơn 11, 58 đồng , năm 1933 còn 3,3 đồng . Ruộng đất bị bỏ hoang, năm 1930 diện tích bỏ hoang là 200.000 ha, năm 1933 lên tới 500.000 ha, nhiều nông dân bỏ làng ra thành thị hoặc đến các hầm mỏ kiếm việc làm. Nhưng ở cac hầm mỏ, xí nghiệp, công nhân cũng bị thất nghiệp, nhũng người đang có việc làm, lương cũng bị giảm .

Về công nghiệp: Hầu hết cac ngành đều bị đình đốn, nhất là công nghiệp khai khoáng . Than xuất khẩu giảm mạnh.

Trong vòng hai năm ( 1930 – 1932, số lượng công nhân mỏ giảm từ 46.000 người xuống còn 33.700 người.

Về tài chính : Chính quyền thực dân Pháp, trong năm 1930, bắt phá giá đồng bạc Đông Dương để giảm nhẹ cuộc khủng hoảng tài chính, và từ ngày 14 – 12 – 1931, giảm hàm lượng bạc trong đồng bạc Đông Dương từ 27 gam xuống còn 20 gam . Với thủ đoạn này, trong hai năm 1932 – 1933, Ngân hàng Đông Dương lãi trên 76 triệu Phơ-răng. Đông Dương còn phải mua hàng công nghiệp Pháp với giá đắt hơn giá thị trường thế giới 15%. Do đó, hàng năm Đông Dương bị chính quốc bòn rút hơn 12 triệu đồng. Ngân sách Đông Dương còn phải chi cho bộ máy thống tri và góp vào quỹ nước Pháp, năm 1931 chi 77% và trả tiền vay nợ 3,5%.

Khủng hoảng kinh tế ở Đông Dương nặng hơn nhiều nước trong khu vực, như In-đô-nê-xia, Phi-lip-pin, Triều Tiên … và thuộc vào loại bị khủng hoảng nặng nhất trong các thuộc địa của Pháp, chỉ sau Tây Phi. Khủng hoảng kinh tế đã làm cho đời sống của đại bộ phận nhân dân điêu đứng, đời sống kinh tế, chính trị tòan xứ thuộc địa bị đảo lộn.


2. Tình hình xã hội nửa đầu những năm 1930

Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 gây ra hậu quả lớn nhất về mặt xã hội cho các nước thuộc địa và phụ thuộc nói chung. Việt Nam nói riêng, làm tăng mức nghèo khổ của những người lao động .

Ở Việt Nam, một phần ba số công nhân bị thất nghiệp. Riêng miền Bắc 25.000 công nhân bị sa thải, trong đó có 12.000 công nhân ngành mỏ. Số còn lại tuy có việc làm nhưng lương bị cắt giảm từ 30% đến 50% .

Tháng 9 – 1931, nhà báo Pháp André Viollis viết: “ lương công nhân không bao giờ vượt quá từ 2 đến 2,5 Phơ-răng (tiền Pháp) mỗi ngày. Trong các xưởng dệt, ngày làm việc bắt đầu từ 7 giờ sáng đến 9 giờ tối; đàn ông, lương từ 1,75 Phơ-răng đến 2 Phơ-răng, đàn bà từ 1,25 đến 1,5 Phơ-răng, trẻ em từ 8 đến 10 tuổi được lĩnh 0,75 Phơ-răng. Tôi được biết ở các đồn điền và nói riêng là ở các đồn điền trồng cây cao su tại các vùng khí hậu rất xấu, công nhân phải làm việc từ 15 đến 16 giờ mỗi ngày, và được trả từ 1,2 đến 2,2 Phơ-răng mỗi ngày” .

Đời sống công nhân trong giai đoạn này, được phản ánh trong Hội nghị cán bộ Đảng Cộng sản Đông Dương xứ Bắc kỳ họp từ ngày 17 đến 23 – 3 – 1930:

“Mấy năm gần đây, kinh tế khủng hoảng cứ kéo dài mãi, nhiều nhà mày bị đóng cửa, hàng ngàn thợ thuyền bị thất nghiệp, bi đuổi ra khỏi chỗ làm, không có cơm ăn, áo mặc, nhà ở, mà không có một xu trợ cấp nào hết. Còn thợ có việc làm lại bị đế quốc và tư bản bản xứ đối đãi một cách hết sức dã man, tàn nhẫn. Giờ làm việc thì tăng và bắt thợ làm nỗ lực thêm mà tiền công lại bớt đến hai phần ba”.

Tiền lương của công nhân Việt Nam thấp hơn lương công nhân người Pháp rất nhiều. Theo thồng kê của nhà kinh tế học người Pháp Paul Bernard thì tiền lương trung bình của công nhân Việt Nam trong những năm 30 của thế kỷ XX là 30 đồng hay 400 Phơ-răng, trong khi đó lương của công nâhn Pháp là 6.200 Phơ-răng, của công nhân Mỹ là 12.500 Phơ-răng một năm.

Thu nhập của nông dân và những địa chủ nhỏ giảm đi đáng kể, cùng với sự giảm giá lúa gạo trên thị trường.

Về đời sống của dân cày nghèo, Nghị quyết của Đảng viết: “Quần chúng nhân dân nghèo ở Bắc kỳ bấy lâu nay vốn đã cực khổ lắm rồi… nay lại bị kinh tế khủng hoảng nên cố nông không có việc làm, thất nghiệp, tình cảnh khốn quẩn mà không có một xu trợ cấp nào. Trung nông bị phá sản thành ra bần nông… bần nông phá sản thành ra cố nông. Sự phá sản của họ, một là ví thuế má nặng nề, hai là vì vay nợ nặng lãi, ba là vì do sản vật của họ làm ra như lúa gạo thì ngày càng hạ giá. Ví dụ trước kia 25 bơ hay 30 bơ bán được 1 đồng mà bây giờ 60 bơ mới bán được 1 đồng. Nông dân muốn trả được sưu thuế cho chính phủ thuộc địa thì phải bán gấp hai số hoa lợi trước, còn nhựng đồ của đế quốc bán thì cứ giữ nguyên giá… Điều khổ cực nhất là trong lúc khủng hoảng mà đế quốc cứ bắt dân mua rượu ti mỗi lít 0,25 đồng”. Sự suy giảm về thương mại và thất thu thuế do dân chúng nghèo đói làm cho ngân sách quốc gia ngày càng thiếu hụt, 1931 hụt 18 triệu, đầu năm 1932, sự thiếu hụt đã tăng lên 21 triệu .

Để bù đắp cho sự thiếu hụt của ngân sách, thực dân Pháp một mặt tăng thuế cũ, đặt thuế mới, mặt khác, chúng dùng các thủ đoạn về tài chính, ngân hàng để thu lợi, như tăng lãi suất ngân hàng. Năm 1931, lãi của ngân hàng Đông Dương là 3.355.000 đồng, đến năm 1933, tăng lên 9.415.000đồng .

Trong những năm khủng hoảng kinh tế, ở Việt Nam, thực dân Pháp đánh thêm nhiều loại thuế mới, bên cạnh việc tăng thuế cũ và vướt xa các thới kỳ trước . Nhiều nơi ở Trung Kì và Bắc Kì, thuế thu tăng 20% . Một suất sưu năm 1929 bằng giá 50 kg gạo, năm 1932 là 100kg và đến năm 1933 là 300kg.

Theo điều tra của Phòng Canh nông Bắc Kì trong tháng 5 năm 1934, đời sống nâng dân ở các tỉnh Bắc Giang, Hà Đông, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình … rất thấp . Mức thu nhập là 12 xu cho một gia đình 6 người trong một ngày. Người nông dân phải vay nợ của địa chủ với bất cứ tỉ lệ lãi suất nào, sau đó bán tất cả mọi thứ tài sản nghèo nàn có được, thậm chí bán cả con đi nộp sưu thuế và trả nợ.

P. Gourou, trong tác phẩm Nông dân châu thổ Bắc Kì viết: “ có thể coi như chắc chắn là người nông dân sống ở giới hạn của đói kém và nghéo khổ”.
Các tầng lớp lao động khác, như tiểu thương, tiểu chủ, thợ thủ công, viên chức, trí thức, cuôc sống cũng rất điêu đứng. Địa chủ cũ cũng bị sa sút. Một số tư sản dân tộc bị phá sản, vỡ nợ, tài sản khánh kiệt.

Trong những năm 1929 – 1933, Tòa án thương mại Đông Dương đã xử 502 vụ khánh kiệt tài sản và 160 vụ phát mại tài sản ở Hà Nội, Hải phòng, Sài Gòn, Chợ Lớn .

Kết quả những chính sách của thực dân Pháp trong thời ký khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 khiến cho kinh tế Việt Nam càng phụ thuộc nặng nề vào kinh tế chính quốc. Nó làm trầm trọng hơn tình trạng nghèo đói, thất nghiệp của công chức, công nhân, thợ thủ công, tiểu thương, điền chủ nhỏ người Việt. lúa gạo sụt giá, sưu thuế cao, lũ lụt, hạn hán, mất mùa, dịch bệnh đe dọa cuộc sống dân nghèo. Các tầng lớp khác trong xã hội cùng chung cảnh ngộ. Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt, nhất là mâu thuẫn giữa các tấng lớp nhân dân Việt Nam với đế quốc Pháp.

Từ đây, mở ra một thời đại mới, thời kì Đảng Cộng sản, đội tiên phong của giai cấp công nhân, lãnh đạo các lực lượng cách mạng Việt Nam, tiến công vào chủ nghĩa thực dân Pháp, nhằm đánh đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc.


3. Phong trào cách mạng 1930 - 1931 và Cao trào Xô viết Nghệ - Tỉnh

3.1 Phong trào cách mạng trên toàn quốc (1930 -1931)

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933, đã tác động nề đến nền kinh tế Đông Dương. Nhiều nhà máy, xí nghiệp, đồn điền đã thu hẹp quy mô sản xuất. hàng vạn công nhân bị sa thải. Đời sống các tầng lớp nhân dân lao động vô cùng khó khăn. Thiên tai xảy ra nhiều nơi. Các cuộc bắt bớ , đàn áp của chính quyền thực dân diễn ra khắp toàn quốc. Từ năm 1929, hàng nghìn vụ bắt bớ diển ra ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2 - 1930), thực dân pháp đã thực hành hội đồng đề hình thường trực, đưa hàng loạt chiến sĩ yêu nước lên máy chém. Lòng căm thù bọn thực dân,đế quốc của tầng lớp nhân dân Việt Nam càng thêm sâu sắc. Trong khi đó, sự phát triển của cách mạng Trung Quốc, Ấn độ, của công cuộc xây dụng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã có ảnh hưởng tích cực đối với phong trao cách mạng Việt nam.

Ngày 3 - 2 - 1930, Đảng Cộng Sản Việt Nam được thành lập sau khi hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam, lực lượng của Đảng càng mạnh. Đảng đã nhanh chóng tập hợp và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.

Mở đầu là cuộc đấu tranh của nhân dân nhà máy xi măng Hải Phòng, nhà máy dệt Nam Định, hãng dầu Socony Nhà Bè (Sài Gòn), đồn điền cao su Dầu Tiếng (Thủ Dầu Một). Tiếp theo cuộc đấu tranh của 5.000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng(tháng 3 - 1930) là cuộc bãi công kéo dài ba tuần lễ của 4.000 công nhân nhà máy dệt Nam Định (tháng 4-1930) và các cuộc bãi công của nhà máy đóng tàu Ba Son, nhà máy xe lửa Dĩ An, thợ mỏ Mông Dương, nhà máy Bến Thủy (4 - 1930). Những cuộc đấu tranh đó là những hoạt động mở đầu một cao trào cách mạnh mới của nước ta. Ngoài các cuộc đấu tranh của công nhân, còn có những cuộc đấu tranh của nhân dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác.

Nhân ngày 1 - 5 - 1930, Đảng Cộng Sản Việt Nam phát động một phong trào đấu tranh rộng lớn, các tầng lớp nhân dân lao động trong cả nước hưởng ứng sôi nổi. Tại các thành phố lớn, như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn đều xuất hiện cờ Đảng, truyền đơn đòi tăng lương, giảm giờ làm cho công nhân, giảm sưu thế cho nông dân.

Ở Bắc Kì, công nhân khu mỏ Hòn Gai bãi công, biểu tình. Lần đầu tiên cờ Đảng được treo lên đỉnh núi Bài Thơ.

Tại thái Bình, nông dân hai huyện Duyên Hà, Tiên Hưng biểu tình, kéo về thị xã Thái Bình đòi bỏ sưu, giảm thuế, đòi trả tự do cho những người bị bắt. Cuộc biểu tình bị đàn áp dữ dội.

Ở Trung Kì, nhân dân các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận nổi dậy đấu tranh. Ngày 1 – 5 -1930, lần đầu tiên cờ đỏ búa liềm xuất hiện trong tỉnh Quảng Nam. Tại thị xã Hội An và các vùng nông thôn thuôc các huyện Duy Xuyên, Biện Bàn, Đại Lộc, Quế Sơn… đều có treo cờ đỏ búa liềm và rải truyền đơn.

Phong trào đấu tranh trong ngày 1 – 5 – 1930 diễn ra gay gắt ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Đặc biệt cuộc đấu tranh của nhân dân thành phố Vinh - Bến Thủy, của nhân dân các huyện Hưng Nguyên, Nghi Lộc (5 xã ven thành phố Vinh) mở đầu cuộc đấu tranh quyết liệt ở hai tỉnh trong những tháng sau. Họ đã biểu tình đòi tăng lương, giảm giờ làm, bỏ sưu, giảm thuế, chống khủng bố, đòi bồi thường thiệt hại cho những gia đình bị đàn áp, tán sát trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái, ủng hộ cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy dệt Nam Định, ủng hộ Liên bang Xô viết. Chính quyền thực dân thẳng tay đàn áp. Công sứ Nghệ An cho 10 xe ô tô chở đầy lính và cảnh sát đến đàn áp, chúng đã cho binh lính bắn vào đoàn người biểu tình làm chết 7 người, bị thương 18 người và bắt đi 98 người. Quần chúng tiếp tục đấu tranh, tổ chức truy điệu những người đã hi sinh, tố cáo tội ác của đế quốc Pháp, đòi quyền dân sinh, dân chủ…

Ở Nam Kì, công nhân nhà máy điện Chợ Quán (Sài Gòn), công nhân nhà máy xe lửa Dĩ An bãi công. Khoảng 10.000 nông dân huyện Đức Hòa (Chợ Lớn), hơn 1.500 nông dân Cao Lãnh (Sa Đéc), 2.000 nông dân huyện Chợ Mới (Long Xuyên) và nông dân các tỉnh Gia Định, Vĩnh Long, Cần Thơ, Bến Tre, Trà Vinh, Mỹ Tho, Thủ Dầu Một biểu tình bỏ sưu, hoàn thuế.

Các cuộc đấu tranh ngày 1 – 5 là một bước ngoặt của cao trào cách mạng 1930 – 1931. Lần đầu tiên công nông nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, biểu tình ngày Quốc tế lao động. Trong phong trào đấu tranh đã biểu hiện rõ vai trò lãnh đạo và tính tiên phong của giai cấp công nhân, khối liên minh công nông. Mục tiêu các cuộc đấu tranh không chỉ đòi quyền lợi cho mình mà còn thể hiện tính đoàn kết với nhân dân lao động thế giới.

Từ tháng 6 đến tháng 8 năm 1930, cả nước đã nổ ra 121 cuộc đấu tranh (Bắc Kì: 17, Trung Kì: 82, Nam Kì: 22). Trong đó có 22 cuộc đấu tranh của công nhân, 95 cuộc đấu tranh của nông dân, 4 cuộc đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lao động khác.

Ở Nam Kì, khắp nơi nhân dân nổi dậy: Vĩnh Long (2 – 6), Bà Hom (Chợ Lớn 3 - 6), Hóc Môn (Gia Định 4 – 6), Tân Lợi ( Tân An 4 – 6 ), Đức Hòa ( Chợ Lớn 4 - 6), Bến Lức ( Chọ Lớn 5 – 6 ). Phong trào lan ra Khánh Hòa với các cuộc biểu tình của nông dân Ninh Hòa , Tân Định ( 16 – 7 ) đòi giảm thuế .
Những ngày tháng 8 – 1930, khí thế của quần chúng được cổ vũ thêm bằng khẩu hiệu kỷ niệm ngày chống đế quốc, chống chiến tranh, ủng hộ Liên bang Xô viết . Truyền đơn xuất hiện ở hầu hết các thành phố lớn trong cả nước, như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn . Các cuộc biểu tình được tiếp tục ở Vĩnh Long, Trà Vinh, Sa Đéc, Long Xuyên …

Tháng 10 – 1930, ở Quảng Ngãi, những cuộc biểu tình của nông dân liên tiếp nỗ ra . Cũng thời gian này, những người Cộng sản ở Bắc Kì đã vận động một cuộc đấu tranh mới với khẩu hiệu phản đối Hội đồng đề hình cùng những án tử hình các chiến sĩ cách mạng . Truyền đơn, biểu ngữ, cờ Đảng được treo và rải khắp nơi. Đồng thời là cuộc nổi dậy của quần chúng ở Đình Vụ ( Kiến An ), Tiến Hải ( Thái Bình ), (7 – 9 và 14 – 10), Phủ Lí (20 đến 25 – 10).

Trong dịp kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga, chiều ngày 6 – 11 – 1930 đã xuất hiện cờ đỏ ở nhà máy nước Hàng Đậu ( Hà Nội ), truyền đơn được rải khắp thành phố.

Bước sang năm 1931, do chính quyền thực dân khủng bố, phong trào giảm sút. Tuy vậy ở Nam Kì, phong trào vẫn tiếp tục sôi nổi. Suốt tháng 1 – 1931, cônh nhân hãng dầu Standard (Nhà Bè), công nhân nhà in Võ Văn Vân (Sài Gòn), công nhân ở Shell (Mỹ Tho), công nhân hãng FACM (Sài Gòn) đã tổ chức bãi công, biểu tình. Nông dân các Tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Thủ Dầu Một, Gia Định đòi cải thiện đời sông.

Từ tháng 2 đến tháng 4 năm 1931, các cuộc biểu tình của nông dân nổ ra ở Bạc Liêu, Bến Tre, Long Xuyên. Nhân ngày 1 – 5 – 1931, nông dân nổi dậy ở Thạnh Phúc (Bến Tre), Đức Hòa (Chợ Lớn), Châu Đốc. Công nhân Nhà Bè (Sài Gòn) vùng dậy trong hai ngày 16 và 24 - 3.

Vào tháng 4 và tháng 5 – 1931, phong trào đấu tranh ở Quảng Ngãi tiếp tục dâng cao. Nhân dân các tỉnh lân cận như Khánh Hòa, Bình Định cũng nổi dậy hưởng ứng.

Riêng ở Bắc Kì, từ đầu năm 1931, phong trào lắng dần. Nhưng đợt sóng dâng cao ở Hải Phòng, Hà Nội từ 23 đến 27 tháng 1 là những đợt đấu tranh cuối cùngtrước khi thoái trào.

3.2 Phong trào cách mạng ở Nghệ - Tĩnh 1930 -1931 (Xô viết nghệ - Tĩnh )
Phong trào đấu tranh năm 1930 ở Nghệ - Tĩnh được mở đầu bằng cuộc biểu tình kỉ niệm ngày 1 – 5 tại khu vực Vinh – Bến Thủy. Công nhân nhà máy xe lửa Trường Thi, nhà máy cưa, diêm, điện ở Vinh – Bến Thủy đã cùng với nông dân các huyện Hưng Nguyên, Nghi Lộc nổi dậy đấu tranh.

Trong bài “Nghệ - Tĩnh đỏ”, Nguyễn Ái Quốc viết: “Địa thế hai tỉnh nhiều rừng núi, đất đai càen cõi, nông giang chẳng có, ở đây thường xảy ra lụt, bão, do đó nhân dân đói khát và nơi ăn chốn ở rất khổ sở. Sưu thuế nặng nề và nạn áp bức xã hội và chính trị làm cho cảnh ngộ của họ càng cùng cực hơn.

Nhân dân Nghệ - Tĩnh nổi tiếng cứng đầu. Trong thời kì Pháp xâm lược cũnh như trong các phong trào cách mạng quốc gia (1905 – 1925), Nghệ - Tĩnh đã nổi tiếng. Trong cuộc đấu tranh hiện nay, công nhân và nông dân Nghệ - Tĩnh vẫn giữ vững truyền thống cách mạng của mình”.

Sau ngày 1 tháng 5 cho đến tháng 8 – 1930, phong trào đấu tranh trong cả nước tiếp tục được dâng cao. Công nhân khu công nghiệp Vinh – Bến Thủy tiếp tục đấu tranh. Ngày 9 – 5, công nhân nhà máy diêm bãi công. Ngày 12 – 5, công nhân nhà máy cưa, công nhân bóc vác Bến Thủy bãi công. Ngày 31 – 5, công nhân nhà máy điện phản công và được công nhân các nơi hưởng ứng, như công nhân nhà máy xe lửa Trường Thi, công nhân bóc vác và phu xe thành phố Vinh…Phong trào lan rộng trong cả nước, chỉ trong tháng 5 – 1931 đã nổ ra 21 cuộc đấu tranh ở Bắc Kì, 12 cuộc ở Nam Kì. Trong đó có 16 cuộc đấu tranh của công nhân, 34 cuộc đấu tranh của nông dân và 4 cuộc đấu tranh của học sinh và dân nghèo thành thị.

Thực dân Pháp một mặt huy động thêm nhiều lính ở các nơi đến Nghệ - Tĩnh, tăng cường canh phòng, bắt bớ, tuyên truyền chống cộng sản, mặt khác chúng tìm cách hoà hoãn, xoa dịu phong trào bằng cách trả tự do cho một số người bị bắt, cải thiện một ích điều kiện lao động cho công nhân, hoãn thuế cho nông dân. Trước tình hình đó, Đảng kêu gọi quần chúng không vì một vài nhượng bộ trước mắt của kẻ thù mà lơi là cảnh giác, phải tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh, “theo gương hi sinh của dân cày Nghệ An”, ủng hộ công nông Nghệ An.

Sang tháng 6 phong trào đấu tranh tiếp tục phát triển. Ngày 27 – 6, các Công hội đỏ đã tổ chức một cuộc biểu tình phối hợp của công nhân nhà máy xe lửa Trường Thi, nhà máy diêm, nhà máy điện, nhà máy cưa đòi chủ nhà máy thực hiện các yêu cầu của công nhân.

Phong trào cách mạng tiếp tục phát triển và lan nhanh sang Hà Tĩnh. Trong nhiều cuộc biểu tình, các tên Tri phủ, Tri huyện phải ra đón tiếp và chấp nhận các yêu sách của nông dân.

Tháng 8 – 1930, phong trào đấu tranh phát triển mạnh ở cả thành phố và nông thôn. Nét nổi bật lúc này là có sự kết hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong đấu tranh của công nhân và nông dân ngày càng chặt chẽ, các khẩu hiệu đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế luôn gắn chặt với quyền lợi chính trị và những yêu sách về chính trị ngày càng rõ nét theo sự phát triển của phong trào.

Ngày 22 – 8, công nhân nhà máy xe lửa Trường Thi, nhà máy diêm tiếp tục tổ chức tuần hành thị uy.

Ngày 25 – 8, công nhân nhà máy cưa đình công, hưởng ứng cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy diêm.

Báo “Người lao khổ” (sau đổi tên là Lao khổ), cơ quan ngôn luận của Xứ ủy Trung Kì, số 13, ngày 18 – 9 – 1930 viết: “Cuộc bãi công Bến Thuỷ là một thời kì mới, thời kì đấu tranh kịch liệt đã đến”.

Cùng với phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Đảng đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình có vũ trang tự vệ, từ các làng mạc kéo đến huyện lị, tỉnh lị như Nam Đàn (6 - 8), Can Lộc (4 – 8), Thanh Chương (12 – 8), Nghị Lộc (29 – 8).

Từ cuối tháng 8 – 1930, các cuộc biểu tình của công nhân đã dẫn đến bạo lực và không thừa nhận chính quyền đế quốc, phong kiến.

Sang tháng 9 – 1930, phong trào đấu tranh lên đến đỉnh cao, đánh dấu bằng những cuộc đấu tranh quyết liệt và quy mô lớn của hàng chục vạn nông dân Nam Đàn, Thanh Chương, Diễn Châu, Anh Sơn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Đô Lương, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kì Anh.

Ngày 1 – 9 – 1930, 20.000 nông dân Thanh Chương biểu tình đòi bỏ thuế, giảm thuế, thả tù chính trị. Lính pháp bắn vào đoàn biểu tình nhưng quần chúng vẫn tiến vào huyện đường, thả tù nhân, đốt hồ sơ, sổ sách. Bọn hào lí địa phương bỏ chạy. Hầu hết các thôn, xã của huyện Thanh Chương trong tình trạng không chính quyền. Nhân dân xã Võ Liệt tự động đứng ra tổ chức điều hành các công việc trong xã.

Ngày 5 – 9, nông dân Anh Sơn biểu tình ủng hộ nhân dân Thanh Chương với các khẩu hiệu: “Bãi bỏ thuế thân”, “Chia lại ruộng đất”, “Thả tù chính trị”… Trong các ngày 5 – 9 và 7 – 9, nông dân Diễn Châu, Can Lộc đốt phá nhà giam.

Từ ngày 8 đến 11 – 9, hàng chục ngàn nông dân huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Diễn Châu, Anh Sơn, Nghi Lộc, Cẩm Xuyên, Kì Anh nổi dậy. Những người biểu tình đã xung đột đổ máu với binh lính, cảnh sát thực dân.

Ngày 12 – 9, cuộc đấu tranh dâng lên mạnh mẽ. Tại Hưng Nguyên hơn 20.000 nông dân đã liên kết với nông dân huyện Nam Đàn tổ chức một cuộc biểu tình vũ trang lớn, ủng hộ công nhân Bến Thủy bãi công và hưởng ứng nông dân các tỉnh khác đấu tranh, với khẩu hiệu: “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc! Đả đảo phong kiến”. Đoàn biểu tình dài hơn 1 km kéo về Vinh. Trên đường đi, đoàn biểu tình thỉnh thoảng dừng lại diễn thuyết, chỉnh đốn đội ngũ. Dọc đường, đoàn biểu tình được bổ sung thêm và khi về đến Vinh đã lên tới 30.000 người, dài 4 km.

Thực dân Pháp đã đàn áp dã man. Chúng điều 5 máy bay đến ném bom và bắn súng máy vào đoàn biểu tình, có 174 người chết. Ngày hôm sau, khi tổ chức đưa tang những người bị chết, thược dân Php lại cho máy bay đến ném bom, 43 người nữa bị chết. Trong 2 ngày 12 và 13 tháng 9 năm 1930, thực dân Pháp đã giết chết 217 người, làm bị thương 125 người, đốt cháy 277 ngôi nhà, triệt hạ hoàn toàn hai làng Lộc Châu và Lộc Hải.

Sự khủng bố đẫm máu của thực dân Pháp không ngăn chặn được phong trào đáu tranh. Sau ngày 12 – 9, lễ truy điệu những người hi sinh ở Hưng Yên được tổ chức ở khắp nơi. Đồng thời, phong trào đấu tranh cũng dâng cao hơn bao giờ hết. Quần chúng phá nhà lao, đốt huyện đường, vây đồn lính khố xanh, phá trạm điện tín, trừng trị bọn địa chủ tàn ác và bọn cường hào phản động. Chính quyền đế quốc, thực dân bị tê liệt và tan rã nhiều nơi.

Bọn thực dân hoang mang trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào. Báo cáo của Hăngri Móocsê (Henri Morché) viết: “Chỉ trong vòng vài tuần, chủ nghĩa cộng sản lan dần từ chỗ này đến chỗ khác, hầu như khắp các làng trong thung lũng sông Cả và đồng bằng Hà Tĩnh”. Nhiều Tri phủ, Tri huyện bỏ trốn, một số hào lí mang triện trả lại cho Tri huyện hoặ xin nghỉ việc. Toàn quyền Rôbanh (Rene Robin) đã phải thừ nhận: “Họ hoàn toàn bất lực, chẳng làm được điều gì để ngăn cản sự mở rộng của phong trào, chính quyền bản xứ thuộc mọi cấp trong tỉnh đều tê liệt, không thể nêu tên một người cầm đầu nào, không thể nhờ cậy vào một sự trợ giúp nào của các chức trách cấp tổng và xã, khiến người ta có cảm giác rằng họ đã mất hết tất cả uy quyền trên đám quần chúng mà họ cai trị.

Sự sợ hãi làm tê liệt các ông quan, các ông này khóa cổng chui vào trong nhà và chỉ lo có mỗi việc phòng vệ cho chính bản thân họ. Mỗi khi các ông Tri phủ, Tri huyện đi tuần theo quân đội hoặc lính bản xứ, họ đi mà nình mẩy, chân tay run lẩy bẩy”.

Trước tình trạng chính quyền thực dân, phong kiến tan rã ở nhiều địa phương Nghệ - Tĩnh, mặc dù Đảng chưa có chủ trương giành chính quyền lúc này, các Chi bộ Đảng và Nông hội đỏ đứng trước thực tế này đã quản lí và điều hành mọi hoạt động trong làng, xã. Những người cách mạng dựa trên những hiểu biết sơ lược về chính quyền Xô viết ở Nga qua sách báo, tài liệu của Đảng, đứng ra quản lí xã hội. Một hình thức mới của chính quyền xuất hiện: Chính quyền Xô viết. Tuy sơ khai, nhưng thực chất đó là một chính quyền cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo.

Bộ máy chính quyền của đế quốc và phong kiến bị đập tan. Chính quyền Xô viết ban bố và thực hiện các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân. Các tầng lớp nhân dân nhiệt tình tham gia các tổ chức chính trị như Nông hội, Đội Tự vệ, Đoàn Thanh niên Cộng sản, Phụ nữ giái phóng, Hội Cứu tế đỏ v.v.. và tích cực phát huy vai trò làm chủ của mình trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết, quản lí xã hội.

Tại Nghệ An, chính quyền Xô viết được thành lập ở các xã thuộc huyện Thanh Chương, Nam Đàn, một phần huyện Anh Sơn, Nghi Lộc, Hưng Yên và Diễn Châu. Tại Hà Tĩnh, các xã thuộc huyện Can Lộc, Đức Thọ, Thach Hà, một số xã thuộc huyện Nghi Xuân, Hương Khê cũng hình thành chính quyền Xô viết.
Về chính trị: Chính quyền Xô viết ban bố và thực hiện các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân. Quần chúng được tự do tham gia các hoạt động đoàn thể, như Nông hội, Đội Tự vệ, Đoàn Thanh niên Cộng sản, Phụ nữ giải phóng, Hội Cứu tế đỏ…, tự do hội họp, giải quyết các vấn đề xã hội.

Về kinh tế: Chính quyền mới tịch thu ruộng đất công, thóc lúa công, chia cho dân nghèo, bãi bỏ các loại thuế bất hợp lí, như thuế thân, thuế chợ, thuế đò…, quan tâm công tác đắp đê, phòng lụt, tu sửa đường sá, cầu cống, tổ chức các hình thức hợp tác sản xuất.

Về văn hóa xã hội: Chính quyền Xô viết tổ chức cho nhân dân học chữ Quốc ngữ, xóa bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu, giữ vững an ninh trật tự ở thôn xã. Hoạt động của Xô viết Nghệ - Tĩnh nói lên sức sáng tạo của một chế độ xã hội mới. Nguyễn Chấn, một Đốc học được cử về “dẹp loạn cộng sản”, trong báo cáo gửi cho Khâm sứ Trung Kì vào tháng 7 – 1931 đã viết: “Hào lí bỏ trốn, cộng sản truất quyền của họ và cử người tin cẩn lên thay. Họ cấm thu thuế, tự chia ruộng đất. Buổi tối, Ban chấp hành của họ hội họp để ban hành và thực hiện đường lối chính trị của Xô viết.

Họ chôn cất người chết, cấp tiền bạc cho gia đình những người chết hoặc bị nạn trong các cuộc biểu tình, cho cả những người nghèo khổ nữa. Họ phát thuốc cho người ốm, xử các vụ kiện tụng. Họ trừng trị những người nghiện thuốc phiện, nghiện rượu và cấm hội hè cúng tế trong làng. Họ không nộp các thứ thuế cho Chính phủ. Họ trừng trị kẻ phạm pháp, cứu giúp người nghèo khổ. Nghĩa là họ làm đủ mọi cách để ảnh hưởng, nêu gương cho mọi người. Cho nên mệnh lệnh của họ được thi hành ngay tức khắc và không bị mảy may cản trở dù cho binh lực của Nhà nước mạnh như thế nào cũng mặc”.

Điều kiện cơ bản để tạo bước tiến của phong trào ở Nghệ - Tĩnh là do Nghệ - Tĩnh sớm có một Đảng bộ mạnh, sớm xây dựng được khối liên minh công nông vữnh chắc. Năm 1931, Nghệ - Tĩnh có 2.011 đảng viên, 399 hội viên Công hội, 48.464 hội viên Nông hội, 6.648 hội viên Phụ nữ giải phóng và 2.356 đoàn viên Thanh niên Cộng sản. Vinh – Bến Thủy là khu công nghiệp lớn với 6.000 công nhân, có mối liên hệ chặt chẽ, tự nhiên với nông dân trong vùng.

Nhân dân Nghệ - Tĩnh bị nhiều khổ đau, cùng cực, có truyền thống yêu nước, truyền thống đấu tranh chống áp bức, bóc lột và phải chịu nhiều tai họa do thiên nhiên khắc nghiệt giáng xuống. 97 cuộc bãi công, biểu tình của công nông Nghệ - Tĩnh từ ngày 1 – 5 đến tháng 8 – 1930 là tiền đề của Xô viết Nghệ - Tĩnh. Trên cơ sở đó, đội quân chính trị hùng hậu của quần chúng hình thành. Sức mạnh cúa đội quân này đã làm sụp đổ một phần bộ máy thống trị của đế quốc Pháp ở nông thôn từ những ngày đầu tháng 9 năm 1930.

Trong phong trào cách mạng của cả nước những năm 1930 – 1931 đã xuất hiện Xô viết Nghệ - Tĩnh và đây là nguồn cổ vũ mạnh mẽ quần chúng đấu tranh. Tuy thực dân Pháp khủng bố dã man phong trào đấu tranh ở Nghệ - Tĩnh, nhưng các cuộc biểu tình, thị uy của quần chúng càng trở nên quyết liệt. Trước tình hình đó, thực dân Pháp tập trung lực lượng và dùng những thủ đoạn thâm độc để đối phó. Chúng phái những tên thực dân đầ sỏ như Toàn quyền Pãtkiê (Pierre Pasquyer), Khâm sứ Trung Kì LơPhôn (Le Fol) và nhữnh tên tay sai tàn bạo Nguyễn Hữu Bài, Nguyễn Khoa Kì, Tôn Thất Đàn… tới Nghệ - Tĩnh trực tiếp nghiên cứu, vạch kế hoạch đàn áp. Chúng thực hiện một chương trình bình định Nghệ - Tĩnh về quân sự, chính trị, văn hóa. Nhiều đơn vị lính khố đỏ, lính lê dương được điều động tới Nghệ - Tĩnh, ban bố lệnh thiết quân luật, dùng thủ đoạn thâm độc “buộc dân cày ra đầu thú”, bắt nhân dân tổ chức “rước cờ vàng”, nhận thẻ “quy thuận”. Chúng ráo riết săn lùng những người cộng sản. Tôn Thất Đàn tuyên bố: “Hữu Nghệ - Tĩnh bất phú, vô Nghệ - Tĩnh bất bần” (có Nghệ - Tĩnh cũng không giàu, không có Nghệ - Tĩnh cũng không nghèo) và ra sức đàn áp. Ngoài ra, chúng còn xuất bản sách báo, như Hoan Châu Tân báo, Thanh – Nghệ - Tĩnh thanh văn…vu cáo chủ nghĩa cộng sản và Liên Xô.

Trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 và phong trào cách mạng ở Nghệ - Tĩnh, Trung ương Đảng đã theo dõi sát tình hình diễn biến và chỉ đạo, uốn nắn kịp thời phương hướng và phương pháp đấu tranh. Qua thực tế diễn biến của phong trào, Trung ương Đảng đã ra những Chỉ thị về “Vấn đề thành lập Hội Phản đế Đồng minh”, về phát triển các đội Tự vệ công nông, về việc chống thực dân Pháp và phong kiến tay sai buộc dân cày ra “đầu thú”, giúp cho phong trào phát triển đúng hướng, qua đó tránh được tổn thất trong nhiều trường hợp, duy trì được lực lượng cách mạng.

Ngày 7 – 10 – 1930, nông dân huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) có lực lượng tự vệ vũ trang hỗ trợ, xông vào huyện đường đốt sổ sách, phá nhà lao. Nông dâncác huyện Mộ Đức, Sơn Tịnh cũng nổi dậy đấu tranh.

Khắp toàn quốc, các cuộc đấu trang của quần chúng đã có nhiều khẩu hiệu ủng hộ Xô viết Nghệ - Tĩnh.

Ở Bắc Kì, ngay tại Hà Nội, ngày 11 – 10 – 1930, đội Tuyên truyền xung phong, tập hợp hàng trăm người, phân phát truyền đơn, kêu gọi nhân dân ủng hộ Xô viết Nghệ - Tĩnh. Ngày 14 – 10, nông dân Tiền Hải (Thái Bình) biểu tình. Ngày 20 – 10, nông dân Bồ Đề, huyện Bình Lục (Hà Nam) đấu tranh. Cuối tháng 10, công nhân dệt Nam Đinh, công nhân các nhà máy, xí nghiệp ở Hải Phòng đấu tranh.

Ở Trung Kì, ngày 17 – 10 – 1930 nổ ra các cuộc đấu tranh của nông dân các huyện Đức Phổ, Mộ Đức, Sơn Tịnh (Quảng Ngãi).

Ở Nam Kì, công nhân các hãng dầu Stênđô (Standard), Texaco và Phơrăngse – Asie bãi công. Tổng Công hội Nam Kì tổ chức diễn thuyết ở Nhà Bè, kêu gọi công nhân đứng lên đấu tranh ủng hộ Nghệ - Tĩnh đỏ. Nông dân Đức Hòa (Chợ Lớn), Cao Lãnh biểu tình đòi xóa bỏ thuế phụ thu, miễn lao dịch.

Trong hai tháng 9 và 10 – 1930, cả nước có 362 cuộc đấu tranh: Bắc Kì có 29 cuộc, Trung kì 316 cuộc, Nam kì 17 cuộc. Trong đó hơn 20 cuộc của công nhân, hơn 300 cuộc của nông dân, hơn 10 cuộc của các tầng lớp khác.
Trong thời gian này, Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động ở nước ngoài, nhưng Người theo dõi chặt chẽ diễn biến phong trào cách mạng ở trong nước. Một mặt, Người chỉ thị cho Trung ương phải nhanh chóng có kế hoạch chống địch khủng bố, bảo vệ tổ chức Đảng. Mặt khác, Người gửi báo cáo cho Quốc tế Cộng sản yêu cầu giúp đỡ. Ngày 29 - 9 -1930, Nguyễn Ái Quốc gửi thư cho Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản. Ngày 5 – 11 – 1930, Người gửi thư cho Quốc tế nông dân. Ngày 19 – 2 – 1931, Người gửi báo cáo “Nghệ - Tĩnh đỏ” cho Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản, trong đó có đoạn viết: “Trong thừi kì Pháp xâm lược cũng như trong các phong trào cách mạng quốc gia (1905 – 1925), Nghệ - Tĩnh đã nổi tiếng. Trong cuộc đấu tranh hiện nay, công nhân và nông dân Nghệ - Tĩnh vẫn giữ vững truyền thống của mình…Nghệ - Tĩnh thật xứng đáng với danh hiệu đỏ”.

Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Bom đạn, súng máy, đốt nhà, đồn binh… (28 đồn được dựng lên ở riêng Nghệ An), tuyên truyền của Chính phủ, báo chí đều bất lực, không dập tắt nổi phong trào cách mạng của Nghệ – Tĩnh”.
Tuy chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, nhưng Xô viết Nghệ - Tĩnh đã tỏ rõ bản chất cách mạng và tính ưu việt của nó. Từ giữa năm 1931, phong trào tạm thời lắng xuống và cuộc đấu tranh chuyển sang thời kì phục hồi phong trào.


4. Thoái trào cách mạng và cuộc đấu tranh phục hồi phong trào 1932- 1935

4.1. Chính sách mới của thực dân Pháp (1931- 1935)


Từ cuối năm 1931, phong trào cách mạng tạm thời lắng xuống. Tuy vậy, chính qyền thực dân Pháp ở Đông Dương vẫn rất lo sợ những người cộng sản. Toàn quyền Patxkiê (Pasquyer) tuyên bố: Cuộc chiến đấu chống cộng sản là một chiến đấu quyết liệt nhất, cho đến khi nào cộng sản bị hoàn toàn tiêu diệt mới thôi. Trong báo cáo của Mácti (Louis Marti) trùm mật thám Pháp, cũng thừa nhận những khó khăn của chúng khi đương đầu với những người cộng sản.

Hi vọng dập tắt hẳn phong trào cách mạng Việt Nam, thực dân Pháp tăng cường chính sách khủng bố . Hàng vạn chiến sĩ cộng sản và quần chúng cách mạng trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 đã bị bắt. Trần Phú bị bắt ngày 19 – 4 – 1931 tại Sài Gòn .

Thực dân Pháp đã tăng cường khủng bố nhằm dập tắt phong trào cách mạng Việt Nam. Hàng vạn chiến sĩ cách mạng và đồng bào yêu nước bị bắt. Các nhà tù Hỏa Lò ( Hà nội ), Khám Lớn ( Sài Gòn ), nhà tù Côn Đảo, ngục Kon Tum, Lao Bảo, Sơn La và các trại giam ở nhiều nơi khác chật đầy tù chính trị. Từ năm 1930 đến 1933, thực dân Pháp đã bắt giam 242.532 người. Trong những năm 1930 – 1935, ở Côn Đảo có 833 tù chính trị bị tra tấn đến chết. Ở ngục Kon Tum có hơn 300 tù chính trị bị thủ tiêu. Hai năm 1930 – 1931, ở Bắc Kì, thực dân Pháp mở 21 phiên tòa đại hình, xử 1094 vụ, trong đó có 164 án tử hình, 114 án khổ sai chung thân, 420 án đày biệt xứ .

Từ năm 1930 đến đầu năm 1933, Hội đồng đề hình và Tòa án phong kiến đã xử 6.902 vụ, trong đó 188 người bị kết án tử hình .

Ở Nam Kì, trong một phiên xét xử vào tháng 5 – 1933, Tóa án đại hình Sài Gòn xử các đảng viên cộng sản và những người yêu nước như: Ngô Gia Tự, Nguyễn Chí Diễu … , đã kết án tự hình 8 người, chung thân 19 người và 79 người bị kết án tù từ 5 đến 20 năm.

Chính sách khủng bố vô cùng tàn bạo của thực dân Pháp không làm suy giảm tinh thần dũng cảm, ý chí kiên cường, bất khuất của những chiến sĩ cách mạng sẳn sàng hi sinh vì Tổ quốc, vì lý tưởng cộng sản. Trước lúc hi sinh, Trần Phú còn nhắc các đồng chí của mình: “ Hãy giữ ý chí chiến đấu”. Ở trong xà lim đợi ngày lên máy chém, Nguyễn Đức Cảnh vẫn toàn tâm, toàn ý vào việc tổng kết công tác vận động công nhân. Ngô Gia Tự và những người cộng sản khác đã biến phiên tòa xử những chiến sĩ cách mạng thành diễn đàn tố cáo chủ nghĩa đế quốc: “Chính đế quốc Pháp cướp nước Việt Nam, nô dịch nhân dân chúng tôi. Điều đó thúc đảy chúng tôi làm cách mạng”. Lí Tự Trọng, thể hiện khí phách hiên ngang trước kẻ thù của dân tộc và tuyên bố: “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng”.

Thực dân Pháp cào cấu kết với bọn đế quốc và các thế lực phản động quốc tế (như Anh, Hà Lan, Nhật…) săn lùng các nhà cách mạng Việt Nam.

Bên cạnh đó, thực dân Pháp cũng dùng những htur đoạn mị dân, nhằm lừa bịp quần chúng.

Tháng 6 – 1931, thực dân Pháp lập ra “ủy ban điều tra” để nghiên cứu tình hình Đông Dương. Tháng 10 – 1931, Paul Reynaud, Bộ trưởng Bộ Thuộc địa sang nghiên cứu Đông Dương, tìm hiểu tình hình và định ra chính sách cải cách chế độ thuộc địa.

Năm 1932, thực dân Pháp đưa Bảo Đại về nước làm vua với một chương trình cải cách: Lập nội các mới, cải tổ nền giáo dục sơ học; cải tổ nền tư pháp bản xứ.

Trong khi củng cố bộ máy chính quyền bù nhìn, thực dân Pháp thực hiện một số cải cách nhằm lôi kéo tầng lớp quan lại, địa chủ, tư sản, trí thức cao cấp. Chẳng hạn ở Nam Kì được cử một đại biểu người Việt vào Thượng Hội đồng thuộc địc Pháp; tăng số nghị viện vào các viện Dân biểu Bắc Kì, Trung Kì, phòng canh nông, Phòng thương mại; mở các kì thi tuyển quan lại, cho người bản xứ được nhập quốc tịch Pháp với các điều kiện rộng rãi hơn.

Về kinh tế, chính quyền thực dân Pháp lập một số công ti kinh doanh công nghiệp, cho đấu thầu một số công trình thủy lợi, cầu đường, xây dựng với vốn nhỏ để những nhà tư sản bản xứ có thể tham gia.

Về giáo dục, thực dân Pháp tổ chức lại trường Cao đẳng Đông Dương, trường Luật, đặt thêm ngạch học quan ở Bắc Kì như Đốc học, Kiểm học, Giáo thụ, Huấn đạo. Chúng cấp thêm học bổng cho con cái quan lại và những người thuộc tầng lớp trên sang du học ở Pháp.

Về xã hội, thực dân Pháp tìm cách tranh thủ, lợi dụng các tôn giáo như lập các Xứ hội, Tỉnh hội Phật học ở Bắc Kì, Trung Kì, tổ chức các chi phái ở Nam Kì, tạo điều kiện cho đạo Cao Đài phát triển. Các loại sách bói toán, kiếm hiệp được bày bán khắp nơi; các sòng bạc, tiệm hút, nhà chứa mở ra nhan nhản ở các thành phố để lôi kéo thanh niên vào con đường ăn chơi, trụy lạc.
Chính sách khủng bố trắng và mị dân của thực dân Pháp đã có những tác động nhất định tới thái độ chính trị của các giai cấp, các tầng lớp xã hội Việt Nam với nhữnh mức độ khác nhau.

Tư sản mại bản và đại địa chủ quyền lợi gắn liền với đế quốc Pháp. Trong phong trào cách mạng 1930 – 1931, chúng đã tích cực cộng tác, làm tay sai cho thực dân Pháp đàn áp quần chúng. Sau phong trào này, chúng càng tỏ ra phản động, giúp thực dân Pháp đàn áp và lừa bịp nhân dân. Đại diện cho tầng lớp này là phái “Bảo hoàng” của Phạm Quỳnh, phái “Lập hiến” của Bùi Quang Chiêu, phái “Trực trị” của Nguyễn Văn Vĩnh…

Tư sản dân tộc, tiểu địa chủ bị sa sút trong cuộc khủng hoảng kinh tế, bị tư bản Pháp chèn ép nên họ vừa có tinh thần dân tộc, chống đế quốc, vừa sợ cách mạng, không giám trực tiếp tham gia phong trào đấu tranh của quần chúng.

Tầng lớp tiểu tư sản có tinh thần dân tộc, có thái độ ủng hộ phong trào đấu tranh cách mạng. Nhưng sau cuộc khủn bố của thực dân Pháp, một số dao động, không hoạt động, một số chán nản, hoài nghi, co mình.

Giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo tham gia phong trào 1930 – 1931. Trước sự khủng bố, đàn áp của thực dân Pháp, một số nông dân hoang mang, dao động, tiêu cực, nhưng phần lớn vẫn tin tưởng vào cách mạng.
Giai cấp công nhân trưởng thành trong đấu tranh cách mạng. Cuộc khủng bố của thực dân Pháp làm cho phong trào đấu tranh của công nhân tạm lắng xuống, nhưng sức mạnh tiềm tàng của một giai cấp tiên tiến, sẵn sàng nổi lên khi thời cơ đến.

Trong hoàn cảnh đó, những người cộng sản vẫn kiên cường chiến đấu trên vị trí của mình. Những đảng viên bị cầm tù, bị tra tấn, bị kết án tử hình vẫn đấu tranh đến hơi thở cuối cùng. Họ đã biến nhà tù thành trường học cách mạng nhằm huấn luyện cán bộ cho các cuộc đấu tranh sắp tới. Ngoài ra họ còn đấu tranh chống các quan điểm sai lầm của các tù nhân Việt Nam Quốc dân Đảng, của bọn Tờrốtkít. Cuộc đấu tranh đó đã nâng cao trình độ lí luận cách mạng cho đảng viên, đã làm phân hóa hàng ngũ của các tổ chức chính trị khác, lôi kéo nhiều người trở thành đảng viên cộng sản. Khi có điều kiện thuận lợi, các chi bộ Đảng Cộng sản trong nhà tù đã tổ chức cho đảng viên vượt ngục ra ngoài gây cơ sở.

Trong lúc cơ sở cách mạng và quần chúng trong nước gần như bị tê liệt vì địch khủng bố, nhiều cán bộ lãnh đạo bị bắt, một số đảng viên cộng sản hoạt động ở Trung Quốc, Thái Lan tìm cách trở về hoạt động. Tại những tỉnh biên giới Việt Nam – Trung Quốc, như Cao Bằng, Lạng Sơn..., hay biên giới Lào – Xiêm (Thái Lan), như Thà Khẹt, Xavanakhẹt, các cơ sở cách mạng dần dần được gây dựng trở lại.

Ngày 27 – 2 – 1932, Quốc tế Cộng sản gửi thư yêu cầu các Đảng Cộng sản Pháp, Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Ấn Độ phát động quần chúng các nước này đấu tranh ủng hộ và cổ vũ công nông Đông Dương, lên án cuộc khủng bố tàn bạo của thực dân Pháp.

Ngày 9 – 3 – 1933, Đảng Cộng sản Pháp thành lập Ủy ban vận động tòa án ân xá tù chính trị Đông Dương. Sau đó, Gabriel Péri, một nghị sĩ thuộc Đảng Cộng sản trong Quốc hội Pháp dẫn đầu một phái đoàn sang Đông Dương điều tra tình hình. Phái đoàn đã yêu cầu chính quyền thực dân giải quyết nhiều yêu sáchquyền chính trị và đời sống của các tầng lớp nhân dân Đông Dương
Năm 1932, theo Chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Lê Hồng Phong và một số đồng chí thành lập Ban lãnh đạo Trung ương của Đảng. Tháng 6 – 1932, soạn thảo Chương trìng hành động với nội dung chủ yếu là đòi các quyền dân sinh, dân chủ cho nhân dân lao động, đòi trả tự do cho tù chính trị, đòi bỏ các thứ thuế bất công vô lý, các độc quyền rượu, muối ; củng cố và phát triển các đoàn thể quần chúng cách mạng; tăng cường xây dựng Đảng . Chương trình hành động còn đề ra những yêu cầu cụ thể riêng cho từng giai cấp, từng tầng lớp nhân dân, như công nhân, nông dân, binh lính, thợ thủ công, tiểu thương, tiểu chủ, dân nghèo thành thị, thanh niên, phụ nữ…

Dưới ánh sáng của Chương trình hành động, quần chúng công nông đã sáng tạo ra các hình thức tổ chức và đấu tranh thích hợp. Các tổ chức biến tướng, như hội cấy, hội cày, hội hiếu, hội đá bóng, hội đọc sách báo được lập ra. Phong tráo cách mạng của quần chúng dần dần được nhen nhóm trở lại. Các cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân lại bùng nổ.


4.2 Đấu tranh phục hồi phong trào 1932 - 1935

Cuộc khủng bố của thực dân Pháp đối với phong trào cách mạng 1930 – 1931 là cuộc khủng bố lớn nhất vế qui mô và sự dã man, từ khi Pháp đặt ách đô hộ ở Việt Nam, nhằm tiêu diệt Đảng Cộng sản Đông Dương, nhưng đế quốc Pháp không đạt được mục đích đó. Tuy bị tổn thất nặng nề, Đảng vẫn tồn tại và giữ được mối liên hệ với quần chúng. Dù ở trong tù hay hoạt động bên ngoài và trước tòa án đế quốc, Đảng viên và cán bộ cách mạng đều nêu cao phẩm chất của người cộng sản, tìm được nhiều cách đấu tranh hoạt động để gây dựng lại và đưa phong trào cách mạng vượt qua khó khăn, thử thách, tiếp tục lãnh đạo quần chúng đấu tranh.

Năm 1932, có 230 cuộc đấu tranh của công nhân. Năm 1933, có 244 cuộc.
Ở Bắc Kì, từ năm 1931 đến năm 1935 có 551 cuộc đấu tranh. Tiêu biểu là cuộc bãi công của công nhân làm đường xe lửa ở Quảng Nam, Quảng Ngãi (1932 – 1935), công nhân nhà máy in Ardin, Testelin, Opinion ở Sài Gòn: công nhân xe kéo ở Gia Định, công nhân đồn điền Phú Quốc, Dầu Tiếng; công nhân 12 nhà máy xây gạo ở Chợ Lớn (5 – 1934); phong trào đấu tranh của nông dân ở Gia Định, Long Xuyên, Trà Vinh, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Cao Bằng, Lạng Sơn…

Ở Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định có những cuộc bãi thị, bãi khóa. Binh lính người Việt Nam ở Vũng Tàu, sân bay Bạch Mai (Hà Nội) biểu tình. Trong thời kì này, cũnh xuất hiện hình thức đấu tranh mới là đấu tranh nghị trường mà bắt đầu là vận động bầu cử. Trong cuộc bầu cử vào Hội đồng Thành phố Sài Gòn, đại biểu Đảng Cộng sản giành được thắng lợi, chính quyền thực dân đã tuyên bố hủy bỏ kết quả bầu cử và giải tán Hội đồng. Năm 1935, đại biểu lao động lại trúng cử vào Hội đồng Thành phố Sài Gòn, chính quyền thực dân một lần nữa hủy bỏ kết quả bầu cử.

Năm 1935, nhân dịp kỉ niệm thành lập Đảng, ngày Quốc tế lao động, tại nhiều địa phương, như Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định, Biên Hòa, Bến Tre, Cà Mau, Nghệ An, Bắc Ninh, Cao Bằng… xuất hiện cờ đỏ, truyền đơn, với những khẩu hiệu đòi tăng lương giảm giờ làm, bỏ sưu, giảm thuế, ủng hộ Liên Xô, đánh đổ đế quốc Pháp…

Thời kì 1931 – 1935 có một nét nổi bật, đó là cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng – văn hóa giữa những quan điểm khoa học đúng đắn của chủ nghĩa Mác – Lênin và những quan điểm sai lầm của các giai cấp phi vô sản.

Trước hết là cuộc đấu tranh chống khuynh hướng tư tưởng chính trị sai lầm của Việt Nam Quốc dân Đảng, diễn ra trong các nhà tù Hỏa Lò, Côn Đảo. Lí luận sắc bén và thực tiễn chính xác của những người cộng sản đã có sức thuyết phục và chiến thắng. Qua cuộc đấu tranh, nhiều đảng viên Quốc dân Đảng đã chuyển sang đấu tranh dưới ngọn cờ của Đảng Cộng sản.

Thực dân Pháp rất có ý thức sử dụng hình thức tổ chức, tư tưởng và văn hóa để bảo vệ, cũng cố sự thống trị. Chúng tìm mọi cách xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lênin, tuyên truyền chống cộng sản. Chúng lợi dụng tôn giáo để mê hoặc các tầng lớp nhân dân. Thời 1931 – 1935, các Hôi phật học do các Tổng đốc, Thống sứ, Khâm sứ chủ trì hoặc là hội viên danh dự, lần lượt ra đời, cùng với các báo Từ bi âm, Viên âm nguyệt san, Đuốc tuệ. Những phần tử phản động trong Giáo hội Thiên chúa giáo cũng được thực dân Pháp tạo điều kiện thuận lợi đi vào những vùng có phong trào cách mạng để phá hoại.
Thực dân Pháp gieo rắc những phong tục đòi bại, cho mở nhiều sòng bạc, tiệm hút, tiệm nhảy, cô đầu, để đưa thanh niên vào con đường trụy lạc.
Trong thời kì này, có một hiện tượng đáng chú ý là sự xuất hiện trào lưu “Thơ mới” và văn học lãng mạn mà tiêu biểu là nhóm Tự lực văn đoàn. Con đường của họ là con đường cải lương tư sản. Nó thể hiện tâm trạng, tư tưởng bế tắc của tư sản dân tộc và tiểu tư sản trí thức trong thời kì khủng bố trắng và khủng hoảng kinh tế.

Bên cạnh đó, có một số văn nghệ sĩ hiện thực, tiêu biểu cho bộ phận lành mạnh hơn của tiểu tư sản thành thị. Qua các tác phẩm với nhiều thể loại như: thơ trào phúng, tiểu thuyết, phóng sự, họ châm biếm, đả kích bọn quan lại, cường hào, các tệ nạn xã hội,…Tuy vậy, họ vẫn chưa thóat khỏi ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản.

Từ 1932 đến 1935, những đảng viên hoạt động hợp pháp, sử dụng báo chí công khai đấu tranh chống các quan điểm chính trị, triết học, văn học và nghệ thuật tư sản, bảo vệ và tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương. Các cuộc tranh luận về “Duy vật hay duy tâm”, “nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh” diễn ra trên các báo phụ nữ thời đàm, Đời mới, Ánh sáng, Tiến bộ… kéo dài từ tháng 8 – 1933 đến năm 1935.

Đến cuối năm 1933, các tổ chức của Đảng Cộng sản Đông Dương dần dần được xây dựng và củng cố lại. Đầu năm 1934, với sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản, Ban lãnh đạo hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập, do Lê Hồng Phong đứng đầu. Trên thực tế, Ban lãnh đạo hải ngoại làm chức năng Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng. Cuối năm 1934 đầu năm 1935, các xứ ủy Nam Kì, Bắc Kì và Trung Kì lần lượt được lập lại. Tháng 9 năm 1934, xứ ủy Lào được thành lập. Để thuận tiện cho việc liên lạc, Ban lãnh đạo hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương đã lập ra Ban Chấp ủy Nam Đông Dương và Ban Chấp Bắc Đông Dương. Tạp chí Bônsêvich của Ban lãnh đạo hải ngoại và Tạp chí cộng sản của Ban Chấp ủy Nam Đông Dương đã được phát hành tới từng cơ sở.

Đầu năm 1935, khi hệ thống tổ chức của Đảng Cộng sản Đông Dương được xây dựng thông suốt, Ban lãnh đạo hải ngoại quyết định triệu tập Đại hội đại biểu lần thứ nhất. Đại hội được tiến hành trong các ngày từ 27 đến 31 – 3- 1935 tại Ma Cao (Áo Môn, Trung Quốc). Tham dự đại hội có 13 đại biểu thay mặt cho 600 đảng viên thuộc các đảng bộ trong nước và các tổ chức của Đảng đang hoạt động ở nước ngòai.

Sau khi phân tích, đánh giá tình hình thế giới và trong nước, kiểm điểm phong trào cách mạng, công tác tổ chức và lãnh đạo của các cấp bộ Đảng trong những năm 1932 – 1935, Đại hội nhận định: mặc dầu các tổ chức của Đảng đã được khôi phục, lực lượng của Đảng vẫn chưa được phát triển; ở các khu vực công nghiệp, công nhân gia nhập Đảng còn ít; hệt thống tổ chức Đảng chưa thật thống nhất, sự liên hệ giữa các cấp bộ Đảng chưa được chặt chẽ. Đại hội nêu rõ ba nhiệm vụ chủ yếu của Đảng trong thời kì trước mắt là: củng cố và phát triển Đảng, tranh thủ quần chúng rộng rãi, chống chiến tranh đế quốc.

Đại hội thông qua Nghị quyết chính trị, Điều lệ Đảng, các Nghị quết về vận động công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, phụ nữ; về công tác liên minh phản đế, về công tác trong các dân tộc thiểu số, về đội Tự vệ và Về cứu tế đỏ.

Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng gồm 13 ủy viên (trong đó có Lê Hồng Phong, Hà Huy tập, phùng Chí kiên, Hoàng Đình Giong… và bầu Lê Hồng Phong làm Tổng Bí thư). Ban Chấp hành Trung ương nhất trí cử Nguyễn Ái Quốc là đại diện của Đảng bên cạnh Quốc cộng sản.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Đảng là sự kiện lịch sửquan trọng. Đại hội đã khôi phụcđược hệ thống tổ chứ Đảng từ trung ương đến địa phương, từ trong nước ra nước ngoài, đã thống nhất được phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương.

Tuy nhiên, lúc đó tình hình thế giới và trong nước đã có nhiều thay đổi. Đảng phải kiệp thời căn cứ vào sự phát triển của cách mạng để đề ra phương hướng hoạt động thích hợp. Nhưng Đại hội lại chưa tổng kết được kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng trong 5 năm qua, kể từ khi thành lập, nhất là trong thời kì đấu tranh khôi phục và phát triển phong trào cách mạng.

Thiếu sót của Đại hội là không nhạy bén với tình mới, không thấy rõ nguy cơ chủ nghĩa phát xít trên thế giới và khả năng mới để đấu tranh chống phát xít, chống bọn phản động thuộc địa, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình. Do đó, Đại hội không đề ra chủ trương chỉ đạo chiến lược, sách lược cách mạng phù hợp với tình hình mới.

Thiếu sót này được bổ sung khi có Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Công sản và Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 7-1936.

Tháng 7- 1935, Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong dẫn đầu đã tham dự Đại hội lần thứ VII của Quốc tế công sản ở Mátxcơva.

Tại Đại hội Quốc tế Công sản, thành tích đấu tranh của giai cấp công nhân và nông dân lao Động Dương được đánh giá cao. Đảng Cộng sản Đông Dương được công nhân là đội ngũ kiên cường trong phong trào Cộng sản Quốc tế. Lê Hồng Phong được bầu làm ủy viên Ban chấp hành Quốc tế Công sản.
Trên cơ sở nghị quyết của Đại hội Quốc tế Cộng sản, vận dụng sát với tình hình cách mạng Đông Dương, Đảng Cộng sản Đông Dương xác dịnh phương hướng, mục tiêu đấu tranh, chủ động chuẩn bị đón một cao trào cách mạng mới.

(Còn nữa)
 
II. Tình hình thế giới, Việt Nam và phong trào cách mạng Việt Nam 1936 – 1939

1. Tình hình thế giới và Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933

1.1 Tình hình thế giới 1929 - 1933


Từ giữa những năm 30 của thế kỉ XX, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đã kết thúc, nhưng hậu quả vẫn còn tác động nặng nề đến nhiều nước tư bản chủ nghĩa. Mâu thuẩn xã hội vốn có trong lòng mỗi nước tư bản và mâu thuẩn giữa các nước đế quốc ngày càng gay gắt.

Trong thời gian này, Liên Xô đang trên con đường phát triển, hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ 3(1933-1937). Phong trào cách mạng và giải phóng cách mạng và giải phóng dân tộc bùng nổ nhiều nơi.

Trong hoàn cảnh đó, giới cầm quyền một số nước tư bản đã tìm lối thoát bằng cách đưa đất nước vào con đường phát xít hóa.Chúng chuyển toàn bộ nền kinh tế phục vụ cho guồng máy chiến tranh, thi hành những chính sách mị dân, lùa phỉnh, kết hợp với sử dụng bạo lực đàn áp lực lượng tiến bộ trong nước và những người chống đối; gieo rác tư tưởng phân biệt chủng tộc, vô vanh, chuẩn bị chiến tranh để nô dịch, cướp bốc các dân tộc khác. Thế lực của bọn phát xít và chủ nghĩa phát xít ngày càng lớn mạnh.

Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, chủ nghĩa phát xít batứ đầu hình thành ở Italia(cuối 1922).Năm 1935, Italia xâm lược Abitxini (nay là Éthiopie), uy hiếp Ai Cập, Iran, Irắc (thuộc khu vực ảnh hưởng của Anh).lò lửa chiến tranh thứ nhất hình thành.

Ở Đức, chủ nghĩa phát xít ra đời sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1933). Năm 1936, Hítle đưa quân vào hat Rhin, trực tiếp đe dọa Pháp.Lò lửa chiến tranh thứ hai xuất hiện ở châu Âu.

Chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản hình thành năm 1932. Năm 1937, Nhật Bản tiến hành xâm lược ba tỉnh Đông Bắc Trung Quốc. Giới quân phiệt Nhật Bản tích cực chuẩn bị chiến tranh giành quyền lợi của Anh, Pháp, Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Lò lửa chiến tranh thứ ba đã hình thành ở châu Á.
Các thế lực phát xít liên kết thành một khối. Ngày 25-11-1936, Nhật Bản và Đức kí kết “Hiệp ước chống Quốc tế Cộng sản”.Tháng 11-1937, Italia cũng tham gia kí kết hiệp ước nói trên. Hình thành trục phát xít Beclin-Tokyo-Roma.

Chủ nghĩa phát xít còn xuất hiện ở nhiều nước khác, như Ba Lan, Bủngi, Nam Phi, hunggari, Rumani…, sang Tây Ban Nha, Pháp, Anh, Mỹ. Nguy cơ phát xít và chiến tranh đe dọa cả nhân loại.

Tháng 7 namư 1935, Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản được triệu tập ở Matxcova với 65 đoàn đại biểu đại diện cho các Đảng Cộng sản trên thế giới. Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong dẫn đầu, lần đầu tiên tham dự Đại hội của Quốc tế Cộng sản. Nguyễn Ái Quốc đang công tác tại Liên Xô, được Đảng Cộng sản Đông Dương cử là đại biểu chính thức cảu đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương.

Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản giải quyết nhiều vấn đề quan trọng của phong trào cộng sản quốc tế, trong đó có những vấn đè chủ yếu sau:

- Xác định kẻ thù trước mắt của nhân dân thế giới lúc này không phải là chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa đế quốc nói chung mà là chủ nghĩa phát xít.

- Nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân chưa phải là đấu tranh đánh đổ toàn bộ chủ nghĩa tư bản, thiết lập chuyên chính vô sản, xây dựng chủ nghĩa xã hội, mà là đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, giành dân chủ và bảo vệ hòa bình.

-Về công tác tổ chức, thiếc lập khối liên minh giữa giai cấp nông dân và công dân, trên cơ sở đó thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi.

Đối với các nước thuộc địa, nữa thuộc địa xây dựng mặt trận thống nhất chống đế quốc, matự trận đó có tầm quan trọng đặc biệt trong cuộc đấu tranh của mỗi nước ở mỗi thời điểm này.

Trong Báo cáo đọc trước Đại hội, Đimitơrốp Tổng Bí thư Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản đã nhận định:

“Chủ nghĩa phát xít chính là sự tiến công tàn bạo nhất cảu tư bản chống lại quần chúng lao động. Chủ nghĩa phát xít chính là chủ nghĩa sô vanh đến cực điểm và là chiến tranh xâm lược” và “ Chủ nghĩa phát xít nắm chính quyền là nền chuyên chính khủng bố công khai cảu những phần tử phản động nhất, sô vanh nhất, đế quốc chủ nghĩa nhất của tư bản tài chính”

Đồng thời khẳng định:

“Ngày nay, trong nhiều nước tư bản chủ nghĩa,quần chúng lao động trước mắt phải lựa chọn một cách cụ thể không phải giữa nền chuyên chính vô sản với chế độ dân chủ tư sản, mà là giữa chế độ dân chủ tư sản với chủ nghĩa phát xít”

Đại hội vạch rõ: Kẻ thù trước mắt cảu giai cấp công nhân và nhân dân thế giới lúc này là chủ nghĩa phát xít, nhiệm vụ trước mát là đấu tranh chống phát xít, chống chiến tranh, giành dân chủ và hòa bình, bảo vệ Liên Xô.

Đối với Đông Dương, Đại hội đã đánh giá cao những thành tích đấu tranh cảu gia cấp công nhân và nhân dân lao động trong phong trào 1930-1931 và thời kì khủng bố trắng 1932-1935, công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là một đội ngủ kiên cường trong phong trào cộng sản quốc tế.

Nghị quyết đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản đã kịp thời giúp các Đảng Cộng sản đề ra chủ trương đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh từng nước, đòi thống nhất hành động cánh mạng của giai cấp công nhân thế giới trong một mục tiêu chung.

Lúc này, phong trào chống phát xít ở một số nước đã giành được thắng lợi quan trọng.Ở trung Quốc, hông quân tiến hành nhiều cuộc hành quân chiến lược lên phía Bắc, lấy ba tính Thiểm Tây, Cam Túc, Ninh Hạ làm căn cứ, phá tan âm mưu tiêu diệt lực luợng cáhc mạng của quân phiệt Nhật.

Cuối năm 1936, sau sự biến Tây An, Tưởng Giới Thạch buộc phải batứ tay với Đảng Cộng sản Trung Quốc đế chống Nhật. mặt trận dân tộc thống nhất được hình thành gồm Đảng Cộng sản Trung Quốc, Trung Hoa Quốc dân Đảng và các lực lượng dân chủ, yêu nước chống Nhật. Để mở rộng Mặt trận, Đảng Cộng sản trung Quốc chủ trương sửa đổi một số chính sách, như tạm thời đình chỉ viẹc thực hiện khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của địa chủ.

Ở châu Âu, Mặt trận Nhân dân Tây Ban Nha đã giành thắng lợi trong kì tuyển cử đầu năm 1936. Trên cơ sở thắng lợi đó, Chính phủ Matự trận Nhân dân tây Ban Nha được thành lập.

Tại pháp, đầu năm 1931, Mặt trận Nhân dân Pháp được thành lập bao gồm: Đảng Cộng sản, Đảng Xã hội, Đảng Cấp tiến, Tổng liên đoàn lao động và các đoàn thể quần chúng cảu ba đảng trên.

Tháng 5-1936, Mặt trận Nhân dân Pháp giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử và đứng ra lập Nội các mới do lãnh tụ Đảng Xã hội Léon blum làm Thủ tướng. Chính phủ này vẫn nằm trong khuôn khổ chính quyền tư sản. Nó vẫn duy trì hệ thống thuộc địa như cũ. Tuy nhiên, trước sự đấu tranh của Đảng Cộng sản pháp và cao trào chống phát xít của nhân dân Pháp, Chính phủ Léon blum buộc phải thi hành một số điểm mà Cương lĩnh Măt trận nhân đề ra. Đối với thuộc địa, chính phủ Pháp có ba quyết định quan trọng: Thả tù chính trị, thành lập ủy ban điều tra tình hình thuộc địa, đặc biệt là ở Đông Dương và Bắt phi, thi hành một số cải cách xã hội cho người lao động.

Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Pháp lên cao.Trong tháng 5 và tháng 6 năm 1936 có 1,5 triệu người bãi công đòi cải thiện đời sống. cuộc bãi công diễn ra có tổ chức, trật tự. Chính phủ Pháp phải thông qua đạo luật hủy bỏ thuế đánh vào tiền bồi thường tai nạn lao động cho công nhân; quyết định số nagỳ nghỉ có lương cho công nhân; hủy bỏ Sắc luật quy định giao kèo tập thể.
Ở châu Phi, cuộc đấu tranh của nhân dân các nước thuộc đại Pháp có những dấu hiệu mới.Ngày 2-8-1936, Đại hội lần thứ hai của matự trận Nhân dân angiêri được triệu . Đại hội quyết định cử đoàn đại biểu đi Pải mang bản thỉnh cầu đến Bộ trưởng Bộ Nội vụ Mác Đô (Marx Dỏ). Bản thỉnh cầu yêu cầu bỏ luật dân bản xứ, thi hành những luật xã hội cho nhân dân lao động mức tiền lương tối thiểu hàng ngày cho công nhân, thi hành luật ân xá…

Tại Tuynidi, một cuộc mit tinh lớn chưa từng có được tổ chức ở Thủ đô, hoan nghênh Chính phủ do mặt trận Nhân dân cử ra, đòi quyền tự do, dân chủ.Chính quyền thực dân phải hứa thực thi một số cải cách xã hội.

Tại Marốc, Ủy ban hành động được thành lập; tại Sênêgan, Ủy ban của mặt trận Nhân dân tổ chức cuộc biểu tình nhân ngày kỉ niệm Cách mạng Pháp 14-7-1936.


1.2 Tình hình trong nước sau khủng hoảng kinh tế 1929-1933

Ở Việt Nam, tình hình kinh tế có những thay đổi đáng kể, tuy nhịp độ diễn ra chậm. Ngân hang Đông Dương chi phối toàn bộ hoạt động kinh tế trực tiếp hoặc gián tiếp, nó điều khiển các công ty tư bản chủ yếu về nông, công, thương nghiệp, vận tải, vì vốn dân ta chiếm một tỉ trọng lớn trong các công ti đó. Vốn đầu tư của tư bản Pháp hạn chế, nhưng do bốt lột nhân công rẻ mạt, nên có siêu lợi nhuận cao so với các nước đế quốc khác như Anh, Hà Lan.
Tổng số vốn đầu tư vào Đông Dương của Pháp tính đến năm 1940 là 10-12 tỉ Phơ răng, nhưng lợi nhuận chyển về Pháp, năm 1936 hơn 1 tỉ Phơ răng, năm 1937 là 1,9 tỉ Phơ răng, chưa kể một phần lợi nhuận đã nhập thêm vào vốn.

Về nông nghiệp: Namư 1936, Thống xứ Bắc kì ra Nghị định cấp không cho những công dân Pháp làm đơn xin đất voiứ diện tích dưới 500 ha để lập làng mới. Trong những năm 1936-1939, tại đồng bằng Bắc Kì có1.933.000 xuất điinh thì 968.000 người không có ruộng. Ở Trung Kì, số người không có ruộng và có ruộng dưới 0,5 ha ở tỉnh Quảng Trị chiếm 69,5%, ở tỉnh Thừa thiên là78%, Bình Định 74%, Phú Yên và Khánh Hòa là 50,9%. Ở Nam Kì, 909 địa chủ chiếm hữu hơn 480.000 ha, trung bình 530ha/người. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế, phần lớn ruộng đất tập trung vào tay tư sản Pháp và một số ít vào tay địa chủ , quan lại người Việt. Trong toàn quốc, khoảng 2/3 hộ nông dân không có ruộng haợc ít ruộng (khoảng13-14triệu người).Đại bộ phận đát đai nông nghiệp độc canh trồng lúa, phần còn lại trồng hoa màu.
Các đồn điền trồng cây công nghiệp phân bố ở Nam Kỳ và Trung Kỳ. tính đến năm 1939, tổng số diện tích trồng cao su ở Việt Nam là 86.682 ha. Vào đầu năm 1937, Việt Nam có 920 đồn điền (Nam Kì có 902 đồn điền, Trung Kì có 17 đồn điền,Bắc Kì có 1 đồn điền) trong tổng số 1.005 đồn điền toàn Đông Dương. Đại đa số các đồn điền này nằm trong tay tư bản nước ngoài.

Kinh doanh bằng cách các đồn điền cao su của các nhà tư bản Pháp lãi rất lớn, như Công ti Cao su Xuân Lộc, với 6 triệu Phơ-răng tiền vốn, năm 1937 lãi 4.193 Phơ-răng, năm 1938 lãi 6.146 Phơ-răng, năm 1939 lãi 8.833 Phơ-răng.

Ngoài cao su, tư bản Pháp còn trồng các loại cây công nghiệp khác như cà phê, chè, đay, gai, bông…trước Chiến tranh thế giới thứ hai, diện tích trồng chè ở Đông Dương khoảng 12.000 đến 15.000 ha, sản lượng 10.000 đến 11.000 tấn/năm. Diện tích trồng cà phê năm 1938 khoảng 800-900 ha, sản lượng khoảng 3.000 – 4.000 tấn/năm.

Về công nghiệp: trước hết phải kể đến công nghiệp khai thác mỏ. những năm trước Chiến tranh thế giới thứ hai, nhu cầu về nguyên liệu chiếc lược ngày càng nhiều, vì thế khai mỏ ở Việt Nam tăng dần, nhất là khai thác than. Tổng sản lượng than năm 1936 – 1939 là 9,344 triệu tấn, (năm 1936 là 2,186 triệu tấn, năm 1937 là 2,308 triệu tấn, năm 1938 là 2,235 triệu tấn, năm 1939 là 2,615 triệu tấn).

Ở Đông Dương, than chiếm khoảng 70% tổng giá trị khai khoảng, các khoáng sản khác chỉ chiếm 30%. Đứng sau than là thiếc và Tungxten. Tổng sản lượng hai loại này ở toàn Đông Dương thời kì 1936 – 1939 là 12.381 tấn quặng, trong đó thiếc là 6.121 tấn và tungxten là 6.260 tấn, gấp 2,5 lần so với thời kì 1926 – 1929. số thiếc khai thác ở Việt Nam chiếm gần 2/3 sản lượng toàn Đông Dương. Các khoáng sản khác chỉ chiếm tỉ trọng thấp.
Trong thời kì 1936 – 1939, nhìn chung ngành công nghiệp khai thác mỏ được đẩy mạnh hỏn trước thòi kì khủng hoảng. tổng sản lượng năm 1939 là 29,5 triệu đồng Đông Dương, trong khi đó năm 1926 chỉ đạt 18,6 triệu đồng.

Công ti Bông vải sợi Bắc Kì gần như chiếm độc quyền ngành công nghiệp dệt. sản phẩm không những tiêu thụ ở thị trường Việt Nam mà còn xuất khẩu sang các nước khác. Năm 1936, Công ti cung cấp cho thị trường trong nước 2.478 tấn vải và 616.000 chiếc chăn; năm 1937 cung cấp 2.373 tấn vải và 742.000 chiếc chăn, năm 1938 là 2.751 tấn vải và 809.000 chiếc chăn. Chỉ trong 2 tháng đầu năm 1939 đã cung cấp 450 tấn vải, 117.000 chiếc chăn và 5.000 kiện sợi. hàng năm, Công ti này cung cấp 40% nhu cầu vải sợi của toàn Đông Dương.

Ngành công nghiệp nấu rượu phát triển rất mạnh và do các công ti tư bản Pháp nắm độc quyền. Do đó, các công ti này thu lãi rất lớn. Lợi nhuận của nhà máy rươu Đông Dương ăm 1937 là 17.888.000 Phơrăng, năm 1938 là17.181.000 Phơ- răng, năm 1939 là 18.606.000 Phơ răng.

Về sản xuất xi măng, công ti Porland có một nhà máy duy nhất ở Hải Phòng. Năm 1938, vốn của công ti là 34,2 triệu Phơ răng, năm 1939 là 42,75 Phơ răng. Sản lượng xi măng năm1936 là 149.000 tấn, 1937 là 235.000 tấn, 1938 là 266.000 tấn, 1939 là 306.000 tấn. Các ngành công nghiệp khác như điện nước, cơ khí,đường giấy , diêm…ít phát triển.

Về thương nghiệp: Chính quyền thực dân Pháp nắm độc quyền bán thuốc phiện, rượu, muối đã thu được lợi nhuận khổng lồ.

Số lượng thuốc phiện bán ra hàng năm:

Năm ***Số lương bán ***Số tiền thu được

1936 *** 35.476 kg *** 6.816.424 đồng
1937 *** 52.331 kg *** 8.791.019 đồng
1938 *** 57.592 kg *** 11.453.554 đồng
1939 *** 71.763 kg *** 19.665.230 đồng


Số rượu bán ra hàng năm:

Năm *** Số lương bán *** Số tiền thu được
1935 *** 22.896.035 lít *** 2.920.853 đồng
1936 *** 29.039.825 lít **** 4.020.488 đồng
1937 *** 32.882.207 lít ***5.151.250 đồng
1938 *** 35.437.314 lít *** 6.843.705 đồng
1939*** 38.875.388 lít*** 8.088.065 đồng

Muối là mặt hàng chính quyền thực dân thu nhiều lãi, xếp thứ ba sau thuốc phiện và rượu. nhà nước thực dân hạn chế việc sản xuất muối, độc quyền bán muối để bán giá cao. Năm 1937, tiền lãi muối bán thu được là 2.678.500 đồng.

Về ngoại thương: Đông Dương (trong đó chủ yếu là Việt Nam), xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu là khoáng sản, nông sản, nhập khẩu máy móc và hàng tiêu dùng. Năm1938, Đông Dương phải nhập khẩu của Pháp 17% đường, 89% sợi bông, 92% sản phẩm luyện kim, 91% công cụ kim loại, 72% máy móc phụ tùng, 94% áo quần. các công ti tư bản nắm độc quyền xuất nhập khẩu và thực hiện hàng rào thuế quan khép kín trong khu vực Liên hiệp Pháp. Gạo là hàng xuất khẩu chính, các công ti thương nghiệp Pháp nắm 86% số lượng gạo xuất khẩu, năm 1936, gạo thu mua ở Việt Nam là 13 Pho răng/tạ nhưng xuất khẩu bán cho các nước khác có khi lên đến 80 Phơ răng/tạ. [31;283]

Về lĩnh vực tài chính, tiền tệ: ngân hàng Đông Dương giữ độc quyền phát hành giấy bạc ở Đông Dương. Thời kì 1936-1939, đồng bạc Đông Dương bị lạm phát. Nhà băng Đông Dương tăng cường phát hành giấy bạc. năm 1935, gyaays bạc lưu hành là 88,3 triệu đồng, năm 1936 là113,8 triệu đồng, nă 1937 là151,3 triệu đồng, năm 1938 là 173,8 triệu đồng và năm1939 là 216,3 triệu đồng.

Chính quyền thực dân thu hồi dần những đồng bạc mới đúc trong thời kì khủng hoảng, đòng thời ra sức vơ vét vàng. Trên thị trường Đông Dương chỉ còn lưu hành những giấy bạc mất giá.

Nhìn chung, thời kì 1936 – 1939 là thời kì phục hồi và phát triển kinh tế Việt Nam nói riêng, Đông Dương nói chung. Tuy nhiên, sự phát triển đó tập trung vào những ngành kinh doanh, những mặt hàng chiến lược, phục vụ cho nhu cầu chiến tranh. Nền kinh tế Việt Nam vẫn trong tình trạng phụ thuộc và lạc hậu. Trong thời kì này chưa xuất hiện những ngành kinh tế mới.

Chính quyền thực dân, hàng năm bắt Đông Dương phải nộp cho chính quốc những món tiền rất lớn. năm 1938 nộp 4.127.000 đ, năm1939 nộp 4.765.000 đ.

Các loại thuế khong ngừng tăng. Thuế thân năm 1937, ở Bắc kì, thu đồng loạt 2,5 đ/người. Từ năm 1939 trở đi, theo định nghĩa ngày 23 -12-1938, thuế thân chia làm 14 bậc. do đó số tiền thu được tăng gấp bội. Ở Trung kì, trước năm 1938, thuế thân cũng thu đồng loạt là 2,5 đ/người. nhưng đến ngày 16 -1-1938, một đạo dụ mới được ban hành cũng chia thuế thân thành nhiều bậc như ở Bắc Kì. Ở Nam Kì, thực dân Pháp đặt thêm thuế lợi tức, mặc dù hạ mức thuế thân từ 7,5 đ xuống còn 4,5 đ và 5,5 đ. Cả nước nói chung, số thu trong thời kì này tăng lên rất nhiều.

Từ năm 1939, chính quyền thực dân lại đặc thêm thuế cư trú thành thị với mức 2,5 đ/người. Người lao động và những người có mức lương thấp dưới 30 đ phải nộp 0,5 đ. Thuế nhà chia làm 3 loại: nhà lá thuế 1 xu/gian, nhà gỗ 1 đến 3 xu/gian, nhà gạch từ 1 đến 6 xu/gian. Người làm nghề chày lưới phải nộp thuế thủy lợi, mỗi năm nộp 10 đ/khổ lưới. thuyền nhỏ đóng 20đ thuế thông lương, 1,2 đ thuế hàng ngày và 1,2 đ thuế đỗ bến 5 ngày.

Vì vậy, tất cả các giai cấp, các tầng lớp xã hội đều gặp khó khăn. Năm 1929, ở Việt Nam có 221.000 công nhân. Trong những năm khủng hoảng kinh tế, hàng vạn công nhân bị sa thải. Giữa những năm 1930, kinh tế Việt Nam bắt đầu phục hồi, thậm chí có một số ngành đã phát triển, nhưng số công nhân được trưng dụng vào các cơ sở kinh tế chưa nhiều. Tới năm 1937 chí có hơn 150.000 công nhân có việc làm. Theo số lượng thống kê của cơ quan lao động chính quyền thực dân, năm 1936 vẫn còn 408.336 người thất nghiệp. Ngành than là ngành phục hồi nhanh nhất, năm1939, số công nhân cao nhất cũng chỉ có 55.200 người, hơn năm có số công nhân cao nhất trước khủng hoảng là 1200 người (năm 1928 có 54000 người). các ngành xi măng, dệt…nhận thêm khoảng 1000 người. Nạn thất nghiệp vẫn trầm trọng . “Tại Sài Gòn ngày 14 -6- 1937, độ 2000 người thất nghiệp, vừa đàn ông, đàn bà ,con nít kéo nhau tới tòa Đốc lí xin việc, xin gạo” [15; 121].

Trong những năm 1936 - 1938, lương công nhân thấp hơn so với thời kì đầu khủng hoảng. Năm 1939, tiền lương chỉ bằng năm 1931.

Chính quyền thực dân ra nghị định lương tối thiểu chio công nhân (Bắc Kì ngày 13 – 8- 1937, Trung Kì ngày 17 -12-1939, Nam Kì năm 1937). Báo En Avant, ngày 27 – 8 -1937 viết: “ấn định lương tối thiểu hay họp pháp hóa lương chết đói”, trong khi giá sinh hoạt tăng vọt, chát lượng cuộc sống người làm công ăn lương giảm sút nhiều. theo báo Dân mới, tình hình giá cả một số mặt hàng từ ngày 1 - 10 – 1936 đến ngày 1 - 12 – 1938: giá bột tăng 67%, gạo ngày 30 - 5 – 1937 tăng 100%, thịt bò, thịt trâu tăng 58%, thịt lợn tăng 107%, trứng gà, bơ tăng 127% trứng vịt tăng 143%, khoai tây tăng 58%, đường tăng 72%.

Thời kì 1936 -1939, đa số nông dân khong có ruộng đất, hoặc có rất ít. Họ phải lĩnh canh ruộng đất của địa chủ để cày cấy, hoặc đi làm mướn. địa tô chiếm một nửa hoa lợi mùa mang. Người tá điền còn phải làm không công cho địa chủ một số ngay khi có yêu cầu.

Trong những năm 1936 – 1939, thiên tai, lũ lụt, vỡ đê liên tiếp xảy ra. Năm nào cũng có nạn đối. năm 1937, nạn đói xảy ra gần khắp Bắc Kì. Nhiều tỉnh đồng bằng và trung du ngập lụt, mùa màng thất bát. Nạn đói ở tỉnh Kiến An được báo Bạn Dân, số ra ngày 29 – 7 – 1937 viết như sau: “Đến hạng bầ nông thì cực kì khốn khổ. Họ không dám ăn cơm vì thổi cơm thì quá tốn gạo. Họ phải ăn thứ cháo loãng cho đỡ đói và khỏi bị chết, ấy mà hai ba ngày họ mới được một bữa cháo như thế mà ăn. Tuy thế họ còn khá lám đấy”.

Nạn đói không chỉ xảy ra ở Bắc Kì, Trung Kì mà còn ở cả Nam kì, vựa lúa của Việt Nam. Năm 1938, nhiều tỉnh, như Bạc Liêu, Rạch Giá, Cà Mau, Cần Thơ, Châu Đốc, Long Xuyên bị đói, nạn đói thường gắn liền với dịch bệnh. Năm 1937, bệnh dịch tả lan tràn khắp nhiều tỉnh Bắc Kì, đến cuối tháng 11 – 1937 , ở Bắc Kì có 8.968 người bị bệnh.

Ngoài ra, ở các làng xã, người nông dân còn phải chịu những khoản phụ thu, lạm bổ của bọn lí dịch, cường hào ác bá, những hủ tục cưới cheo, đình đám.
Tình cảnh của giai cấp tư sản Việt Nam cũng không khá hơn. Họ bị đánh thuế nặng nề và bị tư sản Pháp chèn ép. Một số bị phá sản, một số có vốn nhỏ bé, không có khả năng lặp các công ty lớn. chỉ có một số xí nghiệp dệt nhỏ bé của tư sản Việt Nam được xây dựng ở Mỹ Tho, một số nhà in ở Hà Nội, Sài Gòn. Giai cấp tư sản Việt Nam không có vai trò đáng kể trong nền kinh tế.
Thương nhân Việt Nam vốn ít. Năm 1938, ở Nam Kì có 57.215 môn bài của người Việt, trong đó chỉ có 152 môn bài (3%) đóng thuế mức 100 đồng trở lên, không có môn bài nào trên 400 đồng. ở Bắc Kì, có 67.761 môn bài của người Việt, trong đó có 173 môn bài đóng trên 100 đồng, không có người nào đóng trên 800 đồng.

Nhiều người trong tầng lớp tư sản bị thất nghiệp. người có việc thì bị ngược đãi. Sinh viên các trường Đại học tốt nghiệp ra không có việc làm. Công chức lương thấp, không đủ sống, phải vay nợ.

Tầng lớp địa chủ vừa và nhỏ bị các chủ đồn điền người Pháp và các địa chủ người Việt chền ép, lấn chiếm ruộng đất, dùng mọi thủ đoạn phá hoại khiến cho sản xuất bị thua lỗ. không ít người bị tịch biên ruộng đất hoặc phải bán ruộng.

Những tầng lớp lao động khác, như thợ may, những người làm nghề thủ công phải chịu cảnh thuế má nặng nề, mức sống thấp do sinh hoạt đắc đỏ. Nhìn chung, trong thời kì 1936 – 1939, đời sống của đa số nhân dân khó khăn, cơ cực. chính vì thế, họ đã hăng hái tham gia phong trào đấu tranh đòi quyền sống, quyền tự do, dân chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

(Còn nữa)
 
2. Phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ những năm 1936 – 1939, Tính chất, diễn biến và ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của phong trào

2.1 Phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ trong những năm 1936 – 1939


Sự biến động của thế giới và trong nước đã tác động đến phong trào cách mạng Việt Nam cuối nhữ năm 30 của thế kỷ XX. Việt Nam xuất hiện một số đảng, nhóm chính trị đang hoạt động, trong đó có đảng cách mạng, đảng theo xu hướng cải lương, đảng phản động; có đảng hoạt động công khai, hợp pháp, có đảng hoạt động bí mật bất hợp pháp. Các đảng dều tận dụng cơ hội thuận lợi để đẩy mạnh hoạt động, ttranh giành ảnh hưởng trong quần chúng. Tuy nhiên, chỉ có Đảng Cộng sản Đông Dương là đảng mạnh nhất, có tổ chức chặt chẽ, có cơ sở quần chúng, có chủ trương đường lối rõ ràng. Tháng 7 – 1936, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong - Ủy viên Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản chủ trì, họp tại Thượng Hải (Trung Quốc). hội nghị dựa trên Nghị quyết Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản, căn cứ tình hình cụ thể của Việt Nam để định ra đường lối và phương pháp đấu tranh thích hợp. Nghị quyết Hội nghị đã đề cập một số vấn đề cơ bản sau:

Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền là chống đế quốc, chống phong kiến. tuy nhiên, để phù hợp với tình hình mới, Đảng xác định mục tiêu trước mắt, trực tiếp là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít và chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình. Kẻ thù chủ yếu, trước mắt của nhân dân Đong Dương là bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai của chúng.

Về khẩu hiệu đấu tranh: Tạm thời chưa nêu “Đánh đổ đế quốc Pháp” và “Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày” mà nêu “Tự do, dân chủ, cơn áo và hòa bình”.

Về tổ chức: chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương, bao gồm các giai cấp, đảng phái, dân tộc, tổ chúc chính trị, xã hội và tôn giáo khác nhau.

Về phương pháp đấu tranh: Kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.

Nội dung cơ bản của Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 7 – 1936 được bổ sung, phát triển thêm trong các Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng năm 1937 – 1938. tháng 3 – 1938, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương đổi thành Mặt trận Thống nhất Dân chủ Đông Dương, gọi tắt là Mặt trận Dân chủ Đông Dương. Chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất rộng rãi bao gồm các thành phần nói trên là sự vận dụng sáng tạo cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp vào hoàn cảnh cụ thể một nước thuộc địa, nửa phong kiến như nước ta.

Mục tiêu đấu tranh trước mắt là đòi quyền dân sinh, dân chủ thể hiện phương pháp cách mạng đúng đắn, tác hợp với lực lượng so sánh giữa ta và địch, với trình đọ chính trị và tổ chức của quần chúng. Trong quá trình phát triển của cuộc đấu tranh cách mạng, trình độ đó sẽ ngày được nâng cao, tạo điều kiện thuận lợi để mơr rộng phong trào, tiến tới hoàn thành nhiệm vụ chiến lược của cách mạng.

Mở đầu phong trào đấu tranh công khai, rộng lớn đầu tiên của năm 1936 là phong trào Đông Dương Đại hội.

Được tin Quốc hội Pháp quyết định cử phái đoàn sang điều tra tình hình Đông Dương, Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương phát động và tổ chức các tầng lớp nhân dân thu thập nguyện vọng tự do, dân chủ trong cả nước gửi tới phái đoàn. Tháng 6 – 1936, Nguyễn Văn Tạo, một đảng viên Cộng sản hoạt động công khai, viết cuốn: “ Mặt trận Bình dân Pháp với nguyện vọng của quần chúng Đông Dương”. Trong tác phẩm, tác giả đánh giá vai trò của Mặt trận Bình dân Pháp đối với thuộc địa: “ Những dân tộc nào nhờ Chính phủ Mặt trận Bình dân giải thoát cho mình là hy vọng một cách ngông cuồng lắm” , và “ Dân chúng Pháp mạnh, làm rung rinh nền móng của bọn đế quốc, ấy là một cơ hội cho dân thuộc địa để vận động tranh đấu đòi sự cải thiện sinh hoạt cho mình.

Dân chúng Pháp bênh vực những phong trào tranh đấu ở thuộc địa là tiếp tay dân thuộc địa để xô cho mau ngã chế độ tư bản”.

Tác giả đề ra năm yêu cầu:

Đại xá phạm nhân.
Cải cách tòa án.
Xóa bỏ chế độ dân bản xứ.
Đuổi bọn tham quam, ô lại ức hiếp dân.
Thực hiện quyền tự do, dân chủ, hội họp.


Để đấu tranh đòi những quyền nêu trên, cần phải tập hợp lực lượng đông đảo, “Những người lao khổ, thợ thuyền các công xưởng, nông dân các đồn điền và các đồng ruộng, những thương gia, những trí thức thành thật yêu mến xứ sở và dân chúng xứ này, dầu là có tư tưởng chính trị nào, dầu là thờ một tôn giáo nào, cũng phải cùng nhau lập ra một mặt trận chung, để đưa nguyện vọng của mình cho Chính phủ Pháp”.

Thánh 7 – 1936, cuộc họp Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương được triệu tập.

Trong thời gian này, cán bộ của Đảng đã vận động Nguyễn An Ninh đúng ra cổ động thành lập Đông Dương Đại hội. ngày 29 – 7 – 1936, Nguyễn An Ninh đăng trên báo La lutte (Tranh đấu) lời kêu gọi: “ Vers un congres Indochinois” (Tiến tới một Đại hội Đông Dương). Đó là lời kêu gọi công khai đầu tiên về cuộc vận động Đông Dương Đại hội được sự ủng hộ của Đảng Cộng sản Đông Dương, được nhiều tầng lớp xã hội, tổ chức chính trị hưởng ứng.

Các báo chí thực dân và tay sai như L ,Im partial (vô Tư), L ,Avenir du Tonki (Tương lai Bắc Kì ) , Sông Hương , Công Luận …ra sức công kích Đông Dương Đại hội.

Tháng 8-1936, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã gửi cho Việt nam Quốc Dân Đảng, Đảng lập hiến, các đảng cách mạng, các nhóm cả lương dân chủ, các Hội ái hữu, các tổ chức công nông binh, phụ nữ, sinh viên các báo chí, các tổ chức quần chúng và toàn thể nhân dân Đông Dương bức thư ngỏ. Đây là sự tuyên bố công khai các quan điểm đầu tiên, thái độ của Đảng Cộng Sản Đông Dương đối với Đông Dương đại hội. bức thư ngõ nêu lên 12 yêu cầu được coi là nội dung chương trình hành động của Mặt trận Nhân dân phản đế.

Đại xá tất cả tù chính trị, các nhà cách mạng bị kết án, được tự do.
Tự do ngôn luận, hội họp, đi lại, tự do tín ngưỡng, khai hóa.
Bãi bõ chế độ phân biệt người bản xứ và các luật lệ tàn bạo.
Cải tổ Hội đồng kinh tế lí tài Đông Dương, cải tổ các viện dân biểu.
Luật lao động, ngàu làm 8 giờ, tuần lễ làm 40 giờ.
Định lương tối thiểu cho mỗi hạng lao động và cứu tế cho những người thất nghiệp.
Bình đẳng giữa người Pháp và người bản xứ trong công việc và hưởng thụ.
Bỏ thuế thân và các thứ thuế khác. Bỏ chế độ làm công ích.
Bãi bỏ các thứ độc quyền rượu, muối …, cấm bán thuốc phiện.
Trục hồi các công chức Pháp và bản xứ tham nhũng, hối lộ.
Truyền bá giáo dục, cưỡng bức học tiếng mẹ đẻ trong các lớp dự bị.
Giải phóng phụ nữ, nam nữ bình quyền.


Đảng Cộng sản Đông Dương kêu gọi thành lập các Ủy ban hành động ở khắp nơi để tập hợp lực lượng quần chúng, thu thập dân nguyện, chuẩn bị cho Đông Dương Đại hội.

Phong trào bắt đầu từ Nam Kì. Ngày 13 – 8 – 1936, Ủy ban lâm thời (còn gọi là Lâm ủy) Đông Dương Đại hội thành lập. tối 21 – 8 – 1936, Ủy ban lâm thời họp lần thứ hai, giới thiệu người vào ban Thường trực, xác định nội dung công tác của Ủy ban hành động.

Trong một thời gian ngắn, các Ủy ban hành động xuất hiện khắp nơi, như Biên Hòa, Gia Định, Mỹ Tho, Thủ Dầu Một…

Theo báo cáo của Sở Mật thám Sài Gòn ngày 12 – 12 – 1936, trung bình mỗi tỉnh có trên 150 cuộc họp, có cuộc họp đông tới 300 người.

Bọn phản động thuộc địa và tay sai ráo riết phá hoại cuộc vận động, như đóng cửa báo Dân Quyền. mật tham, chủ tỉnh, chủ quận theo dõi chặt chẽ các hoạt động ở địa phương, gửi báo cáo hằng ngày về văn phòng Thống đốc Nam Kì.

Ngày 15 – 9 – 1936, Marius Moutet, Bộ trưởng Bộ Thuộc địa gửi điện cho Toàn quyền Đông Dương cho phép dùng mọi biện pháp thích đáng để ngăn chặn cuộc vận động. sau khi có lệnh cấm Đông Dương Đại hội, các cuộc khám xét, bắt bớ càng được thục dân đẩy mạnh. Tuy nhiên, các Ủy ban hành động vẫn tiếp tục thành lập. từ ngày 18 đến 29 – 9 có 130 Ủy ban hành động mới ra đời.

Từ tháng 2 – 1937, các Ủy ban hành động ngày càng công khai hóa hoạt động. sau khi biết Ủy ban điều tra của Quốc hội Pháp không sang Đông Dương, các Ủy ban hành động lần lượt giải tán. Tuy nhiên, các lực lượng này, nhân cơ hội đón đặc phái viên của Chính phủ Pháp Justin Godart và toàn quyền Brevie sang nhận chức ở Đông Dương thời gian sau đó, tiếp tục động viên, tổ chức quần chúng đấu tranh.

Ở Bắc Kì, những người cộng sản ở Hà Nội đã sử dụng tờ báo Hồn Trẻ làm công cụ tuyên truyền cho cuộc vận động Đông Dương Đại hội theo đường lối của Đảng Cộng sản Đông Dương. Ủy ban lâm thời chi nhánh Đông Dương Đại hội được thành lập. Ủy ban hành động xuất hiện ở nhiều tỉnh, như Hà Nội, Nam Định, Bắc Ninh, Ninh Bình, Phúc Yên, Thái Bình.

Sau đó, các Ủy ban hành động ngừng hoạt động vì bị bọn phản động đàn áp.
Ở Trung Kỳ, phong trào hưởng ứng Đông Dương đại hội chậm hơn các nơi khác, phong trào hạn chế vì bị chings quyền thực dân và bọn phản động phá hoại. tuy vậy, Ủy ban lâm thời chi nhánh Trung Kỳ và Ủy ban hành động các tỉnh như Quảng Nam, Quảng Trị, Quảng Ngãi,Đà Nẵng vẫn được thành lập. ngày 21-9-1936, có lệnh cấm Đông Dương Đại hội toàn Trung Kì, phong trào quần chúng đáu tranh hợp pháp chưa được một tháng thì bị chặn đứng.

Ở nước ngoài, Việt kiều ở các nước như Pháp, Trung Quốc cũng sôi nổi hưởng ứng Đông Dương Đại hội. Họ cũng lập ra các ủy ban hành động và tiến hành thu thập nguyện vọng của nhân dân.

Trước phong trào đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng, chính quyền thực dân Pháp phải ra nghị định ngày 11-10-1936 ban hành một số quyền lợi cho công nhân, như một ngày làm việc không quá 10 giờ ( tính từ ngày 1-11-1936), từ ngày 1-1-1937, không được làm việc quá 9 giờ một ngày và từ ngày 1-1-1938, công nhân được nghỉ việc ngày chủ nhật và nghỉ phép năm được hưởng lương, cấm bắt phụ nữ và trẻ em là việc ban đêm. Ngày 30-12-1936, chính quyền Pháp ở Đông Dương quy định thêm một số chế độ lao động, như tiền lương tối thiểu, chế đọ học nghề, chế độ nghỉ sinh, cho con bú của nữ công nhân trong lúc làm việc.

Chính quyền thực dân còn phải trả tự do cho tù chính trị. Ngày 5-1-1936, chúng đã trả tự do cho hai đại biểu cộng sản trong Ủy ban lâm thời Đông Dương Đại hội. đến tháng 10-1937 có 1532 tù chính trị được trả tự do, phần lớn là đảng viên cộng sản.

Cuộc vận động Động Dương Đại hội là kết quả tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế, chính trị,xã hội Việt Nam và sự tác động của hoàn cảnh quốc tế vào Việt Nam những năm 30. những điều kiện thuận lợi khách quan được tận dụng và phát huy qua yếu tố chủ quan là lực lượng cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương Đại hội đánh dấu bước phục hồi mạnh mẽ của phong trào cách mạng Việt Nam.

Bên cạnh cuộc vận động Đông Dương Đại hội, các tầng lớp nhân dân đã tổ chức những cuộc đáu tranh đòi quyền lợi ở khắp nơi trong cả nước. Công nhân đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm, chóng cúp phạt,đánh đập đòi tự do nghiệp đoàn. Nông dân đồi giảm sưu thuế, đòi cải cách hương thôn. Tiểu thương, tiểu chủ bãi thị,đòi giảm thuế chợ, thuế hàng; công chức đòi tăng lương v.v…

Sáu tháng cuối năm 1936 có 361 cuộc đấu tranh, trong đó có 236 cuộc đấu tranh của công nhân. Tiêu biểu là cuộc bãi công của công nhân mỏ thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng) và cuộc bãi công của công nhân mỏ Hồng Gai - Cẩm Phả trong tháng 11-1936. Ngà 23-11-1936, trên 20 ngàn công nhân mỏ Hồng Gai – Cẩm Phả, Mông Dương, Hà Tu, Hà Lầm, Cọc Năm bãi công đòi tăng 25% lương. Cuộc đấu tranh thắng lợi bọn tư sản Pháp phải nhượng bộ.

Năm 1937, phong trào đấu tranh tiếp tục dâng cao, có khoảng 400 cuộc bãi công của công nhân ở khắp các ngành sản xuất. tiêu biểu là cuộc bãi công của công nhân nhà máy tơ Hải Phòng, dệt Nam Định, xưởng Ba Son, mỏ than Uông Bí, đặc biệt là cuộc bãi công của công nhân xe lửa Nam Đông Dương ngày 3-7-1937; cuộc bãi công của công nhân mỏ than Vàng Danh (Uông Bí) ngày (28-9-1937).

Trong năm1937, còn có hơn 150 cuộc đáu tranh của nông dân chống cướp ruộng đất, đòi chia lại ruộng công, giảm tô, giảm tức, khất thuế…

Ngoài ra, tiểu thương ở Hà Nội, HẢi Phòng, Sài Gòn và những thành phố, thị xã cũng bài thị dòi giảm thuế chợ,thuế hàng hóa.

Những tháng đầu năm 1937 đánh dấu một bước phát triển mới của phong trào. Trong dịp Justin Gardard, phái viên cuả chính phủ Pháp, sang điều tra tình hình Đông Dương và toàn quyền Đông Dương Brévíé sang nhận chức ở Đông Dương, nhiều cuộc mít tinh,biểu tình lớn diễn ra suốt từ Nam đến Bắc Kì. Đó là cuộc biểu dương lực lượng to lớn,đánh dấu bước phát triển mới của phong trào.

Tháng 3 và tháng 9 – 1937, Trung ương Đảng Cộng Sản Đông Dương họp, bàn về công tác quần chúng. Qua thực tế, phong trào lộ rõ nhược điểm là các tổ chức chưa theo kịp phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân. Do đó, Đảng quyết đinh thành lập Đoàn Thanh Niên phản đế Đông Dương thay Đoàn Thanh Niên Cộng Sản, Hội cứu tế bình dân thay Hội cứu tế đỏ.... Ở nông thôn lập các hội cấy, hội gặt, hội hiếu hỉ, hội chèo, nhóm học chữ quốc ngữ…, những hình thức tổ chức mang tính chất kinh tế, văn hóa xã hội; các hội quần chúng công khai, nửa công khai như hội ái hữu, tương tế, thể thao, âm nhạc đã tận dụng các khả năng hợp pháp, nửa hợp pháp, tập hợp rộng rãi quần chúng nhân dân tham gia phong trào.

Bằng những hình thức tổ chức phong phú nói trên, đường lối chính trị của Đảng không ngừng lan rộng, phong trào đấu tranh mang tính chất quần chúng rộng rãi ngày càng phát triển.

Năm 1938, tính từ 1-1 đến 31-12 có 131 cuộc bãi công của công nhân, trong đó có 4 cuộc đấu tranh không tính được số người tham gia 84 cuộc đấu tranh thu hút được 15484 công nhân tham gia. Như vậy, số cuộc bãi công và số người tham gia đáu tranh năm1938 chỉ bằng1/3 năm trước. Tuy nhiên trình độ giác ngộ của quần chúng cao hơn, trình độ tổ chức của các cơ sở Đảng vững vàng hơn, khẩu hiệu đấu tranh sát hợp với tình hình hơn, sự phối hợp đáu tranh giữa các ngành, các địa phương chặt chẽ và sâu rộng hơn.
Cuối năm 1938, nông dân ở miền Nam biểu tình do xảy ra nạn đối. Tiêu biểu là cuộc biểu tình của hơn 1000 nông dân Cà Mau trong tháng 10-1938.
Phong trào đáu tranh của học sinh, của tiểu thương cũng diễn ra nhiều nơi.
Trong ngày quốc tế lao động 1-5-1938, các cuộc mit tinh công khai được tổ chức ở Hà Nội, Sài Gòn. Điều đó, thể hiện rõ trình độ giác ngộ, ý thức tổ chức, đoàn kết đấu tranh của quần chúng và chính sách đúng đắng của Đảng Cộng sản Đông Dương về Mặt trận dân chủ.

Sang năm 1939, phong trào đấu tranh gặp nhiều khó khăn do chính sách đàn áp, khủng bố của thực dân Pháp. Nhờ có kinh nghiệm và được rèn luyện trong phong trào đấu tranh của những năm trước, phong trào đấu tranh của công nhân vẫn diển ra liên tục và quyết liệt. Trong ba tháng đầu năm 1939, phong trào có giảm sút, nhưng từ tháng tư, phong trào lại lên dần và đạt đỉnh cao trong tháng 6. Các cuộc đấu tranh diễn ra ở các khu công nghiệp như Hà Nội, Hải Phòng, Chợ Lớn.

Đấu tranh nghị trường

Trong thời kì1936-1939, Đảng cộng sản Đông Dương đã triển khai một hình thức đấu tranh mới: đấu tranh nghị trường. Tháng 8-1937, Đảng quyết định tham gia cuộc vận động bầu cử vào Viện Dân biểu Trung Kì. Cán bộ của Đảng vận đọng những người tiến bộ trong hàng ngũ trí thức, phong kiến tư sản dân tộc, địa chủ cấp tiến ra ứng cử. Hầu hết ứng viên của Mặt trân dân chủ đều trúng cử, do tuyên truyền, cổ động tốt. Các chức viện trưởng, phó viện trưởng,chánh thư kí đều là người của mặt trận hay là những người có cảm tình với mặt trận. Trong kì họp tháng 6-1938, dựa vào sự ủng hộ của nhân dân, các nghị niện dân biểu đều bác bỏ dự án thuế đinh, thuế điền của chính phủ.

Năm 1938, các ứng cử viên của mặt trận dân chủ thu được nhiều phiếu nhất trong cuộc bầu cử Hội đòng Dân biểu Bắc Kì và hội đồng thành phố Hà Nội.
Trong cuộc tranh cử Hội đồng Quản hạt Nam kì (Hội đồng thuộc địa) ngày 16-4 - 1939, mặt trận dân chủ lại bị thất bại do thủ đoạn thâm độc của bạn phản động thuộc địa và do những sai lầm của Mặt trận dân chủ.

Những người cộng sản quyết định tham gia đấu tranh công khai ở nghị trường nhằm mục đích mở rộng lực lương của Mặt trận Dân chủ. Xung quanh những cuộc bầu cử và thảo luận ở nghị trường, Đảng Cộng Sản Đông Dương nắm thời cơ vận động quần chúng, vạch trần chính sách vận động của thực dân Pháp, bênh vực quyền lợi cho nhân dân. Từ Đông Dương Đại hội, qua những cuộc tuyển cử của hội đồng thành phố Sài Gòn, của Viện Dân biểu Trung Kì, Bắc Kì, Mặt trận dân chủ dần dần hình thành. Hình thức kết hợp mặt trận phong phú, đa dạng, mỗi nơi, mỗi khác. Ở Nam Kì, nhóm Tin Tức (cộng sản công khai) chi nhánh Đảng Cộng Sản Pháp ở Hà Nội, nhóm Ngày nay (trí thức tiểu tư sản, tư sản có khuynh hướng cải lương) liên hiệp thành mặt trận. Ở Nam kì, nhóm Dân chúng(cộng sản công khai), chi nhánh Đảng xã hội và một số thành phần tiến bộ liên kết với nhau. Ở Trung Kì Mặt trận chỉ biểu hiện ở danh sách ứng cử viên trong cuộc tranh cử vào Viện Dân biểu.

Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí

Đảng Cộng sản Đông Dương đã triệt để sử dụng báo chí công khai, truyền đơn làm vũ khí đấu tranh cách mạng, tuyền truyền đường lối, quan điểm, tập hợp, hường dẩn phong trào đấu tranh cũa quần chúng.

Những đản viên cộng sản làm công tác báo chí dược tổ chức làm hai nhóm bí mật và công khai. Họ tìm đủ mọi cách để ra báo, như xuất bản báo chữ Pháp để tránh kiểm duyệt; thuê, mượn, mua lại báo của người đã có giấy phép xuất bản…Tờ báo này bị đống cữa lại làm tiết tờ báo khác, chỉ thay tên báo. Các nhà báo cộng sản đã vận động những nhà báo tiến bộ ngả theo quan điểm của Đảng. từ năm 1937, báo chí Đảng Cộng sản Đông Dương lảnh đạo phát triển nhanh chóng.

Cuộc đấu tranh diển ra sôi nổi nhất Bất Kì. Ở đây có nhiều đảng viên cộng sản mớitham gia hoạt động, như Trần Huy Liệu, Hải Triều, Trường Chinh, Khuất Duy Tiến…các tờ báo tiến Việt được xuất bản là Hồn trẻ, Tân xã hội, Thời báo, Thời thế, Hà thành thời báo, Tin tức, Đời nay…Báo tiến Pháp có Le Travail (Lao động ), Rassemblement (Tập hợp), En Avant (Tiến lên), Notre Voix (Tiến nói của chúng ta)…

Ở Trung Kì có các tờ Nhành Lúa, Dân, Sông Hương tục bản, Kinh tế Tân văn.Nhành lúa là tờ báo chuyên nghành công nông, nhưng viết toàn chính trị, tuyên truyền cho phong trào đòi dân sinh, dân chủ.

Từ năm 1933, những người cộng sản ở Nam Kì đã cộng tác với nhóm Tơrôtkit ra tờ báoLa Lutte (Tranh Đấu). báo này về sau bị nhóm Tơrôtkit thao túng. Đến tháng 6-1937, những người cộng sản mới xuất bản được các tờ L’Avant Garde (Tiền Phong),Le Peuple (Nhân Dân), Phổ Thông, Dân Chúng, Mới…

Báo chí cách mạng mang tính chiến đấu mạnh mẽ, tuyên truyền, giới thiệu chủ nghĩa Mác – Lênin, Đảng Cộng Sản Đông Dương, Liên Xô, Quốc tế cộng sản, Mặt trận Nhân dân Pháp, Mặt trận chống phát xít của nhân dân Tây Ban Nha, Trung Quốc…

Báo chí cách mạng trở thành mũi xung kích sắc bén trong những phong trào lớn của cuộc vận động dân chủ,dân sinh thời kì 1936-1939.

Trong thời gian này, nhiều sách lí luận, chính trị được công khai xuất bản ở trong nước hoặc từ ngoài nước đưa về. Những tác phẩm văn hiện thực phê phán xuất hiện nhiều. Tiêu biểu là “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan; “Tắt đèn” , “lều chõng” của Ngô Tất Tố; “Giông tố”, “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng; thơ của Tố Hữu; các vỡ kịch “Kiếm tiền” của Vi Huyền Đắc; “Đời cô Lựu” của Trần Hữu Trang.

Cuối năm 1937, Đảng Cộng sản Đông Dương phát động phong trào truyền bá chữ Quốc ngữ nhằm giúp quần chúng lao động đọc sách báo, nâng cao hiểu biết về chính trị, về cách mạng.

- Đấu tranh chống Tờ - rôt -kit

Bọn Tờ- rôt- kit ở Việt Nam là kẻ thù nguy hiểm của cách mạng. Chúng mang chiêu bài cách mạng để lừa bịp quần chúng, chia rẽ hàng ngũ công nhân và Mặt trận dân tộc thống nhất, phá hoại tổ chức và hoạt động của Đảng Cộng sản. Thủ đoạn thường dùng của bọn chúng là đề ra những khẩu hiệu quá cao để dẫn phong trào đến chỗ thất bại. Chúng hô hào làm cách mạng vô sản để đối lập với chủ trương chống phát xít, chống chiến tranh. Chúng lập Đoàn Thanh niên Cộng sản thay cho Đoàn Thanh niên Dân chủ, Hội Cứu tế đỏ thay cho Tổ chức Cứu tế bình dân…

Tháng 3 – 1938, Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra nghị quyết về phòng thủ Đông Dương, thì bọn Tơrotkit đưa ra khẩu hiệu “ Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng”, vu cáo Đảng Cộng sản Đông Dương rời bỏ lập trường dân tộc, đi theo đế quốc Pháp.

Trong cuộc đấu trtanh chống Tờ-rôt-kit, được sự chỉ dẫn sáng suốt của Nguyễn Ái Quốc: “ Đối với bọn Tơ-rot-kit, không thể có thỏa hiệp nào, một nhượng bộ nào. Phải dùng mọi cách để lột mặt nạ chúng làm tay sai cho chủ nghĩa phát xít, phải tiêu diệt được chúng về chính trị”, Đảng Cộng sản Đông Dương đã đấu tranh kiên quyết với bọn này. Đảng phê bình nghiêm khắc nhận thức mơ hồ của một số đảng viên đã hợp tác vô nguyên tắc với chúng trong báo La Lutte (Tranh Đấu). Cuộc đấu tranh của Đảng giúp quần chúng nhận rõ bộ mặt thật của bọn Tơ-rot-kit, kịp thời ngăn chặn âm mưu phá hoại của bọn chúng.


2.2 Tính chất, đặc điểm, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm

Cuộc vận động dân chủ thời kì 1936 – 1939 đề ra mục tiêu đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình. Tuy khẩu hiệu đấu tranh chứa đựng nội dung cải cách dân chủ trong khuôn khổ chính sách cai trị, luật pháp của chính quyền thực dân, nhưng phong trào không hoàn toàn có tính chất cải lương. Đây là phông trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo. Nó hoàn toàn khác với phong trào cải lương do một nhóm địa chủ, tư sản khởi xướng nhằm mục đích xin chính quyền thực dân ban cho một vài quyền lợi kinh tế hàng ngày và xem đó là mục tiêu cuối cùng. Phong trào dân chủ 1936 – 1939, bằng sức mạnh đoàn kết của quần chúng đã buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ những yêu sách cụ thể, trước mắt. Trên cơ sở đó và trong điều kiện thuận lợi mới, sẽ tiếp tục đưa phong trào lên cao hơn, triệt để hơn, tiến tới giành thắng lợi cuối cùng. Đó thật sự là một phong trào cách mạng. Trong điều kiện thế giới và trong nước lúc này, dưới ách thống trị của chính quyền thực dân không có tự do dân chủ, những cuộc đấu tranh của quần chúng đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình là một hình thức đấu tranh cách mạng trong giai đoạn cụ thể để thực hiện nhiệm vụ chiến lược của cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở nước ta.

Phong trào dân chủ 1936 – 1939 là phong trào quần chúng rộng lớn, diễn ra trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng, nó thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Phong trào lan rộng cả thành thị và nông thôn trong phạm vi cả nước. Hình thức đấu tranh phong phú, rất hiếm có ở một nước thuộc địa, bao gồm hoạt động hợp pháp, bất hợp pháp với những cuộc bãi công, biểu tình, đưa kiến nghị, đấu tranh trên các lĩnh vực báo chí, nghị trường, với các tổ chức linh hoạt là các hội quần chúng, hội thể thao, hội học chữ Quốc ngữ, hội cấy, hội gặt…

Phong trào dân chủ 1936 – 1939 thể hiện vai trò tiên phong của giai cấp công nhân, trên cơ sở liên minh công nông, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ về số lượng và chất lượng. Những cuộc bãi công nổ ra từ nhỏ đến lớn, từ từng xí nghiệp đến toàn ngành, toàn khu vực và đến tổng bãi công. Sự phát triển về quy mô trong phong trào 1936 – 1939 thể hiện sự trưởng thành của công nhân về tổ chức, về kỉ luật và về ý thức giai cấp. Giai cấp công nhân và nông dân đã thực hiện được liên minh công nông trong đấu tranh. Công nhân ở các khu công nghiệp đã hỗ trợ các cuộc đấu tranh của nông dân ở nông thôn và ngược lại. Hàng chục vạn nông dân được các đại biểu của giai cấp công nhân tổ chức và lãnh đạo đã từ nông thôn tiến về thành phố, cùng với công nhân biểu tình, mít - tinh, đưa yêu sách. Sự liên minh của công nhân và nông dân là cơ sở để xây dựng khối đoàn kết toàn dân theo cương lĩnh Mặt trận Dân chủ.

Trong phong trào dân chủ 1936 – 1939, Đảng Cộng sản Đông Dương đã liên minh với các đảng, các lực lượng chính trị trong Mặt trận Dân chủ. Khẩu hiệu đòi dân chủ, tự do, cơm áo, hòa bình do Đảng đua ra trong một chừng mực nhất định phù hợp với yêu cầu của các tầng lớp trí thức tiến bộ, tiểu tư sản, trung, tiểu địa chủ và một bộ phận tư sản dân tộc. Tuy nhiên, Đảng cũng xác định sự liên minh đó là tạm thời ở một số lĩnh vực nhất định và thời gian nhất định, đây là sách lược tạm thờ nhằm phục vụ cho mục tiêu cách mạng.

Phong trào dân chủ 1936 – 1939 là một bộ phận của phong trào vô sản thế giới, đấu tranh cho hòa bình, chống chiến tranh. Cùng mục tiêu chung với nhân dân thế giới, Đảng Cộng sản Đông Dương tạm thời rút khẩu hiệu đánh đuổi đế quốc Pháp xâm lược, thay bằng khẩu hiệu đánh đổ bọn phản động thuộc địa Pháp ở Đông Dương, kết hợp đấu tranh giải quyết yêu cầu trước mắt của nhân dân Đông Dương với cuộc đấu tranh chống phát xít, chống chiến tranh của nhân dân thế giới, ủng hộ Mặt trận Bình dân Pháp. Cách mạng Việt Nam được sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, sự giúp đỡ và ủng hộ của Đảng Cộng sản và nhân dân Pháp.

Phong trào đấu tranh giành dân chủ 1936 – 1939 đã thu được những thắng lợi cụ thể trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng. Chính quyền thực dân đã có một số nhượng bộ, như thả nhiều chính trị phạm, ban hành luật báo chí, cải thiện một phần điều kiện lao động, lương bổng cho công nhân, viên chức. Nhưng thắng lợi to lớn nhất là phong trào đấu tranh, quần chúng đã được tổ chức, giác ngộ về chủ nghĩa Mác – Lênin; cán bộ, đảng viên được thử thách, toi luyện, được đào tạo trong thực tiễn cách mạng. Đảng tích lũy được nhiều bài học kinh nghiệm, như xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất, đinh ra các hình thức tổ chức, phương pháp đấu tranh, phương thức hoạt động. Đảng cũng rút được kinh nghiệm từ những thiếu sót, thất bại, như chưa nêu được những khẩu hiệu thích hợp để phát huy tinh thần dân tộc trong khuôn khổ đấu tranh giành dân chủ, hoặc đôi lúc, đôi nơi chưa cảng giác với bọn Tơ-rot-kit.

Qua phong trào đấu tranh, đội quân chính trị quần chúng đã được Đảng tập hợp, xây dựng, giáo dục và phát huy được sức mạnh; uy tín và ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Đông Dương sâu rộng trong quần chúng nhân dân.
Đó là kinh nghiệm quí báu nhất, đồng thời là thắng lợi to lớn nhất của phong trào đấu tranh công khai giành dân chủ 1936 – 1939 là biết đề ra đường lối, quán triệt tinh thần cách mạng tiến công, biết triệt để lợi dụng những khả năng hợp pháp để động viên, giáo dục và tổ chức đội quân chính trị quần chúng, đấu tranh trong một mặt trận dân chủ rộng rãi. Qua báo chí, sách xuất bản và những cuộc mit tinh, biểu tình, đường lối của Đảng của Đảng dược phổ biến sâu rộng trong tầng lớp nhân dân.

Tóm lại, Phong trào dân chủ 1936 – 1939 là cuộc tổng diễn tập thứ hai nhằm chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám 1945.

(Còn nữa)
 
III. Cuộc vận động cách mạng tháng Tám (1939 - 1945)

1. Biến động mạnh mẽ của tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam trong thế chiến thứ II

1.1. Bối cảnh thế giới trong những năm đầu của Cuộc chiến tranh lần II


Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai không chỉ là làm thay đổi cục diện chính trị trên thế giới mà còn tác dụng trực tiếp đến các nước thuộc địa và phụ thuộc, trong đó có Việt Nam.

Từ giữa những năm 30 của thế kỉ XX, các thế lực phát xít đã bành trướng ở nhiều quốc gia. Chúng câu kết với nhau, tiến hành chạy đua vũ trang, chuẩn bị gây chiến tranh thế giới. Ngày 25 – 11 – 1936, Đức và Nhật Bản kí kết “Hiệp ước chống Quốc tế Cộng sản”. Một năm sau, ngày 6 – 11 – 1937, Italia tuyên bố tham gia Hiệp ước này. Trục Beclin – Rôma – Tôkyô hình thành. Liên minh phát xít đã mở rộng từ Châu Âu sang Châu Á.

Trong thời gian này, các cuộc chiến tranh xâm lược cục bộ đã được phát động ở một vài khu vực. Tháng 7 – 1937, Nhật Bản mở cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn trên toàn lãnh thổ Trung Quốc. do chính sách chống Nhật Bản tiêu cực của tập đoàn cầm quyền Tưởng Giới Thạch, quân Nhật trong một thời gian ngắn đã được nhiều thành phố, trung tâm công nghiệp và các vị trí đầu mối giao thông quan trọng của Trung Quốc.

Tháng 7 – 1938, quân Nhật mở nhiều cuộc tấn công vào vùng hồ Khát-xan thuộc lãnh thổ Liên Xô để thăm dò. Trong khi đó, ở châu Âu, Anh và Pháp thực hiện chính sách nhượng bộ Phát xít Đức. Ngày 29 – 8 – 1938, chính phủ hai nước này kí với Đức một hiệp ước tại Muyních (Đức), chấp nhận cho Đức chiếm đóng Tiệp Khắc [1] với hy vọng hướng mũi tiến công của Đức về phía Đông, đáng Liên Xô.

Tháng 2 – 1939, Nhật chiếm đảo Hải Nam, phong tỏa hoàn toàn lục địa Trung Quốc. Tháng 3 – 1939, quân Nhật tấn công vào khu vực sông Khan Khin Gôn của Mông Cổ, khiêu khích Liên Xô. Hồng quân Liên Xô phối hợp với quân Mông Cổ tiêu diệt toàn bộ tập đoàn quân số 6 của Nhật Bản.

Ngày 23 – 8 – 1939, Liên Xô kí với Đức hiệp ước không xâm phạm, để tránh rơi vào tình thế bị tấn công từ hai phía Đông và Tây, đồng thời để tranh thủ thời gian tăng cường lực lượng quốc phòng và triệt để lợi dụng mâu thuẩn giữa hai khối đế quốc và Phát xít.

Ngày 1 – 9 – 1939, Phát xít Đức mở cuộc tấn công Ba Lan, trái với những toan tính của Anh và Pháp.

Ngày 3 – 9 – 1939, Anh và Pháp buộc phải tuyên chiến với Đức. Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

Ở nước Pháp, chính phủ Đalađiê lợi dụng tình hình chiến tranh thi hành các biện pháp đàn áp Đảng cộng sản và lực lượng tiến bộ trong nước cũng như các nước thuộc địa. Mặt trận nhân dân Pháp tan vỡ.

Ở đông Dương, toàn quyền Catơru bắt tay vào chiến dịch khủng bố. Ngày 8 – 9 – 1939, Catơru cấm mọi hoạt động chính trị, trước hết nhằm đánh vào Đảng Cộng sản Đông Dương và các tổ chức quần chúng của Đảng.

“Cấm hết thảy mọi hoạt động có tính chất trực tiếp hay gián tiếp tuyên truyền các khẩu hiệu của Quốc tế cộng sản hay những tổ chức do Quốc tế cộng sản kiểm soát.

Giải tán hết thảy các hội hữu ái hay cá nhân nào có liên hệ với Đảng Cộng sản mà hoạt động theo khẩu hiệu của Đệ tam Quốc tế cũng bị giải tán (…).

Cấm hết thảy những đồ in, phát hành, tặng hay bán, hay tưng bày, những đồ in hay tranh vẽ, nói chung là cấm hết thảy những tài liệu tuyên truyền của Đệ tam Quốc tế [11; 466 – 467]

Trên khắp đất nước Đảng viên Đảng Cộng sản bị truy lùng bắt bớ. Hàng ngàn người Cộng sản và yêu nước bị giam cầm trong các nhà tù. Hàng loạt báo chí cách mạng và tiế bộ bị đóng cửa.

Về kinh tế, chính quyền thực dân Pháp thực hiện chính sách “Kinh tế chỉ huy”, tăng cường vơ vét tài nguyên, nhân lực của Đông Dương phục vụ cho chiến tranh ở nước Pháp. Trong diễn văn khai mạc Đại Hội đồng kinh tế và tài chính Đông Dương, tháng 11 – 1939, toàn quyền Ca-tơ-ru nói :

“Dù có tham gia trực tiếphay không vào cuộc chiến Đông Dương cũng không được tự do có khuynh hướng riêngcủa nên kinh tế và tài chính của mình mà phải quy tụ nó vào những mục đích do mẫu quốc chỉ định. Đông Dương phải xác nhập hệ thống mậu dịch của mình vao hệ thống mẫu quốc, phát triển sản xuất của mình vì lợi ích của mẫu quốc, cung cấp những sản phẩm của đất đai và trong lòng đất mà nước Pháp đòi hỏi.

Đồng thời, Đông Dương phải để cho nước Pháp sử dụng nguồn nhân lực của mình, hoặc làm trong các công, binh xưởng, hoặc cung cấp những quân số quan trọng được tổ chức và biên chế để điều đến các chiến trường ở phương Tây [31;305]

Bước sang năm 1940, Đức bất ngờ đánh chiếm các nước Bắc Âu (Đan Mạch và Na Uy) và từ tháng 5 mở cuộc tấn công vào các nước tây Âu.
Lợi dụng những khó khăn của Pháp phải đối phó với Đức ở Châu Âu, Nhật Bản tăng sức ép với chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương.

Trong những tháng đầu năm 1940, máy bay Nhật Bản hai lần ném bom tuyến đường sắt Hải Phòng – Vân Nam của Pháp (đoạn nằm trên lãnh thổ Trung Quốc). Ngày 8 – 6 – 1940, Nhật Bản đe dọa sẽ dùng vũ lực nếu chính quyền Đông Dương không đóng cửa biên giới Việt - Trung. Đêm 16 – 9, toàn quyền Ca-tơ-ru đã chấp nhận yêu sách của Nhật.

Lúc này ở Châu Âu, quân Đức đánh tan các tuyến phòng thủ của Hà Lan, Bỉ, Pháp. Ngày 16 – 6 – 1940, quân Đức chiếm Pari, thủ đô của nước Pháp. Ngày 22 – 6 – 1940, Chính phủ Pê-tanh kí hiệp ước đầu hàng Đức.


1.2. Tình hình Đông dương và những tác động đến Việt Nam từ 1939 đến 1945

Ở Đông Dương, toàn quyền Catơru bị triệu hồi. Ngày 20 – 7 – 1940, phó đô đốc Đơcu, nguyên Tư lệnh lực lượng hải quân Pháp ở Viễn Đông được bổ nhiệm làm toàn quyền Đông Dương.

Ngày 2 – 8 – 1940, Nhật Bản trao cho toàn quyền Đơcu một bức công hàm với nội dung: Pháp phải cho Nhật tự do chuyển quân trên lãnh thổ Đông Dương để đánh Trung Hoa Quốc dân Đảng; được sử dụng một số sân bay và bảo vệ những vị trí này ; Pháp phải giúp đỡ việc vận tải vũ khí và đạn dược cho quân đội Nhật. Ngoài ra Nhật Bản đòi được hưởng những điều kiện về thương mại bình đẳng với Pháp ở Đông Dương. Nếu bị từ chối, Bộ ngoại giao Nhật Bản sẽ tiến vào Đông Dương.

Ngày 19 – 9 – 1940, Bộ ngoại giao Nhật bản thông báo cho đại sứ Pháp ở Tôkiô rằng, ngày 22 – 9, quân đội Nhật sẽ vào Đông Dương dù có đạt được hiệp ước quân sự với Đơcu hay không.

Ngày 22 – 9, đại diện Pháp và Nhật đã kí kết một Hiệp ước, trong đó quy định :

1. Quân đội Nhật được quyền sử dụng 3 sân bay lớn ở Bắc Kỳ (các sân bay Gia Lâm, Hải Phòng, Phủ Lạng Thương).
2. Bộ tư lệnh Nhật có quyền đóng 6000 quân ở Bắc sông Hồng.
3. Quân đội Nhật được quyền đi qua Bắc Kì để lên đánh quân Tưởng Giới Thạch ở Vân Nam. Tổng số quân Nhật đồn trú trên đất Đông Dương không lúc nào được quá 25.000 người.
4. Sư đoàn quân Nhật ở Quảng Tây được quyền đi qua đồng bằng Bắc Kì để đi ra biển.


Mặc dù chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương chấp nhận những đòi hỏi của Nhật, vào lúc 22 giờ cùng ngày, Sư đoàn 5 Ngự lâm quân của Nhật do tướng Nakamura chỉ huy vượt biên giới Trung - Việt tấn công các vị trí quân Pháp ở Đồng Đăng và Lạng Sơn. Các vị trí quân Pháp ở Na Sầm, Đồng Đăng, Điểm He, Lộc Bình bị tiêu diệt. Ngày 24 – 9 quân Nhật tiến tới thị xã Lạng Sơn. Quân Pháp bỏ chạy về Đồng Mỏ, và ngày 25 – 9, kéo cờ trắng xin hàng.

Ngày 25 – 9 – 1940, ở một hướng khác, quân đoàn viễn chinh Đông Dương thuộc Pháp của Nhật do tướng Nishimura Takuma chỉ huy đổ bộ vào Đồ Sơn. Ngày hôm sau, 26 – 9, quân Nhật tiến vào chiếm đóng Hải Phòng không tốn một viên đạn.

Mặc dù quân Nhật đã làm chủ Bắc Đông Dương nhưng chúng vẫn chưa thỏa mãn. Ngày 14 – 7 – 1941, Nhật Bản đưa yêu sách cho Pháp đòi đưa quân vào Nam Đông Dương và được sử dụng ác sân bay, hải cảng ở khu vực này. Phía pháp đã chấp thuận.

Ngày 25 – 7 – 1941, một hạm đội Nhật gồm 4 chiến hạm, 12 tuần dương hạm thả neo ở Ô Cấp (Vũng Tàu).

Ngày 27 – 7 – 1941, tại Visi nước Pháp, đại diện của Nhật và Pháp kí hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương, với những điều khoản :

1. Pháp và Nhật cùng hợp tác quân sự trong việc phòng thủ chung Đông Dương.

2. Chính phủ Pháp đồng ý cho chính phủ Nhật những tiện nghi sau đây:

a. Gửi qua nam Đông Dương một số lượng bộ binh, hải quân, và không Nhật cần thiết.
b. Sử dụng như căn cứ không quân 8 điểm như: Siemreap, Phnom-Pênh, Tourane (Đà Nẵng), Nha Trang, Biên Hòa, Sài Gòn, Sóc Trăng và Kompong Trach và căn cứ hải quân: Sài Gòn và Cam Ranh.
c. Các đơn vị Nhật được toàn quyền thực tập và điều động không bị hạn chế bởi hiệp ước Nashihara – Martin (23 – 9 – 1940).
d. Chính phủ Pháp đồng ý cung cấp cho quân đội Nhật số tiền 23 triệu đồng trong tài khoản 1941, tức là 4,5 triệu đồng một tháng. Số tiền này sẽ được bồi hoàn, hoặc bằng “yên”, hoặc bằng mỹ kim hay vàng. [ 29;45.]



Ngày 28 – 7 – 1941, quân Nhật đổ bộ lên đất Sài Gòn. Đến cuối năm 1941 đã có 125.000 quân Nhật đóng trên đất Đông Dương và thực chất đã làm chủ Đông Dương, tuy trên danh nghĩa Đông Dương vẫn là thuộc địa của Pháp
Chính sách thống trị của phát xít Nhật ở Đông Dương:

Về kinh tế, Nhật vẫn để hệ thống kinh tế của pháp ở Đông Dương tiếp tục hoạt động, nhưng nắm quyền điều khiển nó. Với Hiệp định Tôkiô ngày 6 – 5 – 1941, phía Pháp thừa nhận địa vị đặc biệt ưu đãi của Nhật trong các quan hệ kinh tế ở Đông Dương, thực chất là Nhật độc chiếm Đông Dương.

Nhật Bản yêu cầu chính quyền thực dân Pháp để 50% giá trị nhập khẩu và 15% giá trị xuất khẩu của Đông Dương cho các công ty thương mại cho Nhật. Ngoài ra, nhật còn mua của Đông Dương mănggan, apatit, crôm, thiết, càphê,…với giá rẻ so với thị trường thế giới.

Một số công ty của Nhật cũng đầu tư vào những ngành cần cho những ngành quân sự như khai khoáng. Năm 1941, tư bản Nhật ở Đông Dương chiếm gần 50% tổng số vốn đầu tư của các công ty nước ngoài. Tư bản Nhật đặt vốn khai thác quặng mănggan và sắt ở Thái Nguyên, phốt phát ở Lào Cai và quặng Crôm ở Thanh Hóa.

Nhật bắt chính quyền thực dân Pháp hàng năm nộp cho chúng một khoản tiền khá lớn. Năm 1940, nộp 6 triệu đồng, năm 1941 – 58 triệu đồng, năm 1942 – 86 triệu đồng, năm 1943 – 117 triệu đồng, năm 1945 – 90 triệu đồng. Trong 4 năm 6 tháng, chính quyền thực dân Pháp phải nộp một khoản tiền là 723.786 nghìn đồng [15;145]

Về quân sự, Hiệp định ngày 29 – 7 – 1941 với danh nghĩa phòng thủ chung Đông Dương, quân Nhật được tự do di chuyển trên khắp lãnh thổ Đông Dương không hạn chế số lượng,… Hiệp định quân sự ngày 8 – 12 – 1941 nêu rõ chính quyền thực dân Pháp phải cung cấp các phương tiện chiến tranh, thiết lập các căn cứ quân sự, cung cấp vật chất cho quân đội Nhật. Chính quyền thực dân Pháp phải cam kết đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Dương, đảm bảo an ninh hậu phương cho quân Nhật.

Trong chiến tranh, việc giao thông vận tải có một vai trò quan trọng. Quân đội Nhật ở Đông Dương buộc Pháp phải để chúng sử dụng mọi phương tiện giao thông. Chúng kiểm soát hệ thống đường sắt, các tàu biển chở hàng có trọng tải 200.000 tấn đậu ở các cảng Đông Dương.

Quân Nhật còn cướp ruộng đất của nông dân để xây dựng trại lính, bắt nông dân nhổ lúa, ngô để trồng đay, thầu dầu để phục vụ cho nhu cầu chiến tranh.

Về chính trị và tư tưởng, sau khi chiếm đóng Đông Dương, bọn quân phiệt Nhật không lật đổ chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương mà sử dụng nó như một công cụ với ba mục đích: Thứ nhất, để đàn áp phong trào cách mạng Đông Dương, giữ yên hậu phương cho quân đội Nhật; thứ hai, để vơ vét, bóc lột sức người, sức của ở Đông Dương để phục vụ cho cuộc chiến tranh của Nhật; thứ ba, để che dấu bộ mặt xâm lược của mình, đóng vai “người giải phóng” nhân dân Châu Á. Chính sách đó khác với chính sách bọn Nhật thi hành ở các nước Đông Nam Á vì lợi dụng được tình hình Chính phủ Pháp đã đầu hàng Đức.

Chính sách của quân phiệt Nhật đối với thực dân Pháp ở Đông Dương là chính sách hai mặt. Trong khi “cộng tác” với Pháp, Nhật Bản ra sức tuyên truyền tư tưởng Đại Đông Á, như mở các phòng thông tin, xuất bản tạp chí Tân Á bằng tiếng Việt, mở các cuộc triển lãm bằng tranh ảnh,… Đồng thời Nhật cũng chú trọng xây dựng cơ sở xã hội cho mình.

Từ năm 1942, Nhật đã hồi phục các tổ chức thân Nhật ở Việt Nam bị Pháp đàn áp trong những năm 1940 – 1941, như Phục Quốc, Cao Đài, Hòa Hảo,…giúp đỡ các nhóm Đại Việt dân chính, Đại Việt quốc xã, Đảng Việt nam ái quốc,…dựa vào nhóm này Nhật hy vọng lúc cần thiết sẽ lật đổ chính quyền thực dân Pháp. Với cuộc đảo chính ngày 9 – 3 – 1945, bọn thân Nhật càng hy vọng vào lời hứa hẹn Nhật sẽ trao trả độc lập cho Việt Nam. Hàng loạt đảng phái thân Nhật xuất hiện. Chỉ riêng Bắc Kì đã có hơn 30 tổ chức thân Nhật [15;146]

Bọn thực dân Pháp ở Đông Dương một mặt cam chịu khuất phục quân Nhật, phải thực hiện các yêu sách của Nhật, mặt khác ngấm ngầm chuẩn bị lực kượng chờ cơ hội lật lại.

Chính sách của Pháp nhằm tranh thủ giới thượng lưu ở Đông Dương, cho họ tham gia những chức vụ quản lí và thừa hành, ràng buộc họ trung thànhvới nước Pháp. Được dịp, các nhóm thân Pháp cũng hoạt động. Nhóm bảo hoàng Phạm Quỳnh, Ngô Đình Khôi hô hào trở lại hiệp ước 1884, yêu cầu Pháp tăng quyền cho vua quản quan bản xứ để chống lại bọn thân Nhật. Nhóm Nguyễn Phan Long, Bùi Quang Chiêu, ra sức tuyên truyền khẩu hiệu “cách mạng quốc gia”, “Pháp - Việt phục hưng” của chính phủ phản động Pêtanh.

Nhận biết rõ ràng hoạt động của Pháp nhưng vẫn làm ngơ vì chưa đến lúc cần thiết phải hành động. Đến 3 – 1945, quân Nhật lâm vào tình trạng nguy ngập ở chiến trường Thái Bình Dương, Nhật làm đảo chính Pháp ở Đông dương để loại trừ mối hiểm họa. Từ ngày 9 – 3 – 1945, quân đội Nhật độc chiếm Đông Dương.

Chính sách thống trị và bóc lột của Pháp - Nhật khiến cho tình cảnh và đời sống các giai cấp, tầng lớp xã hội ở Đông Dương thay đổi sâu sắc.

Giai cấp công nhân bị tước đoạt một số quyền nhân sinh, dân chủ đạt được trong thời kì Mặt trận dân chủ 1936 – 1939. Theo nghị định của Toàn quyền Đông Dương ngày 10 – 4 – 1939, giờ làm việc của công nhân tăng từ 60 lên 78 giờ mỗi tuần. Tiền lương bị giảm. Một số công nhân bị sa thải hoặc thất nghiệp, một số bị động viên đi lính phục vụ cho chiến tranh.

Giai cấp nông dân bị sưu cao, thuế nặng. Ruộng đất của họ bị tước đoạt, tài sản bị vơ vét để phục vụ cho chiến tranh. Họ còn phải đi phu làm đường, đào kênh, xây dựng các công trình công cộng. Không chỉ bần, cố nông bị đói khổ, mà cả những tầng lớp khá giả như trung, phú nông cũng bị sa sút.

Tầng lớp tiểu tư sản : Nhiều tiểu thương, tiểu chủ bị phá sản, viên chức bị giảm lương, những người lao động trí óc như nhà văn, nhà báo không kiếm được việc làm.

Giai cấp tư sản dân tộc: Việc inh doanh, sản xuất không tăng trưởng vì mức thuế cao của nhà nước thực dân và sức tiêu thụ hàng của dân giảm.

Giai cấp địa chủ: trừ một số ít đại địa chủ có thế lực chính trị, lợi dụng chiến tranh để làm giàu, còn địa chủ nhỏ và vừa cũng bị thiệt hại về chính sách thuế, thu thóc tạ, mua ngũ cốc rẻ của nhà nước.

Nhìn chung, các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam đều chịu những tác động xấu bởi chính sách bóc lột của Nhật, Pháp và bọn phong kiến. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với đế quốc Pháp - Nhật, giữa nông dân với địa chủ phong kiến ngày càng gay gắt. Toàn thể nhân dân Việt Nam sẵn sàng đứng lên giành độc lập, tự do dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.


2. Sự chuyển hướng chiến lược của Đảng cộng sản Đông Dương

Ngày 1 tháng 9 năm 1939, chiến tranh thế giới nổ ra tại Châu Âu, một tuần sau, ngày 8 – 9 – 1939, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương, Nguyễn Văn Cừ triệu tập Hội nghị Xứ ủy Bắc Kì tại làng Vạn Phúc, Hà Đông.

Trên cơ sở phân tích tình hình thế giới và trong nước đã thay đổi, Hội nghị đề cập tới việc tận dụng thời cơ chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Tiếp đó, từ ngày mồng 6 đến ngày 8-11-1939, tại Bà Điểm, quận Hóc Môn, tỉnh Gia Định (cách Sài Gòn khoảng 20km), Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng) được triệu tập. Tham gia hội nghị có Tổng Bí thư Đảng Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Tần, Phan Đăng Lưu, Lê Duẩn.

Dựa vào các phân tích những vấn đề cơ bản của cuộc chiến tranh đế quốc, chính sách của Liên Xô đối với chiến tranh, vị trí Đông Dương trong cuộc chiến tranh, chính sách của chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương, vị trí, thái độ của các giai cấp xã hội, các đảng phái chính trị, vấn đề dân tộc và phong trào dân tộc trong cuộc đấu tranh giải phóng Đông Dương…, Hội nghị đề ra đường lối đấu tranh vũ trang nhằm lật đổ chính quyền thực dân, phong kiến, thành lập chính quyền cách mạng của Đông Dương.

Về vấn đề dân tộc, Hội nghị nêu rõ: “Vấn đề dân tộc ở Đông Dương phải xét theo hai mặt: Một mặt là các dân tộc Đông Dương đoàn kết thống nhất đánh đổ đế quốc Pháp đòi Đông Dương hoàn toàn độc lập và các dân tộc được quyền tự quyết, một mặt nữa là các phong trào dân tộc giải phóng ở Đông Dương phải liên lạc khăng khít với cách mệnh thế giới (là một bộ phận của cách mệnh vô sản thế giới) để đánh đổ kẻ thù chung là tư bản đế quốc và xây dựng một thế giới không có dân tộc bị áp bức, không có ranh giới quốc gia và chia rẽ dân tộc, nghĩa là thế giới cộng sản [6;532].

“…Không có một dân tộc nào có thể giải phóng riêng rẽ vì Đông Dương ở dưới quyền thống trị duy nhất của đế quốc Pháp về mặt chính trị, kinh tế và binh bị. Không thể có một bộ phận nào thoát khỏi nền thống trị ấy mà chẳng liên quan đến cả toàn thể nền thống trị của đế quốc Pháp. Sự liên hiệp các dân tộc Đông Dương không nhất thiết bắt buộc các dân tộc phải thành lập một quốc gia duy nhất vì các dân tộc như Việt Nam, Miên, Lào xưa nay vẫn có sự độc lập. Mỗi dân tộc có quyền giải quyết vận mệnh theo ý muốn của mình, song sự tự quyết không nhất định là rời hẳn nhau ra” [6;541-542]
Về tương quan lực lượng

“a) Một bên là đế quốc Pháp cầm hết quyền kinh tế, chính trị, dựa vào bọn vua quan bổn xứ thối nát và bọn chó săn phản bội dân tộc; b) Một bên là cả các dân tộc từ Việt Nam, Miên, Lào đến Thổ, Thượng, v.v..tất cả các giai cấp trừ bọn phong kiến và một số bộ phận phản động trong đám địa chủ và tư sản, tất cả các đảng phái, trừ bọn chó săn đế quốc phản bội quyền lợi dân tộc…” [6;533-534]

Về mục tiêu trực tiếp của Cách mạng Đông Dương trong tình hình mới: “Dưới đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không có con đường nào khác hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống lại tất cả ách ngoại xâm vô luận da trắng hay da vàng để tranh lấy giải phóng dân tộc. Đế quốc Pháp còn, dân chúng Đông Dương chết, đế quốc Pháp chết, dân chúng Đông Dương còn" [6; 536]

Về phương hướng chiến lược cách mạng: “…đứng trong tình thế khác ít nhiều với tình thế 1930-1931, chiến lược cách mệnh tư sản dân quyền bây giờ cũng phải thay đổi ít nhiều cho hợp với tình thế mới. Cách mệnh phản đế và điền địa là hai cái mấu chốt của cách mệnh tư sản dân quyền. Không giải quyết được cách mệnh tư sản dân quyền, không giải quyết được cách mệnh điền địa – cái nguyên tắc chính ấy không bao giờ thay đổi được, nhưng nó phải ứng dụng một cách khôn khéo thế nào mà để thực hiện được nhiệm vụ chính cốt của cách mệnh là đánh đổ đế quốc. Hiện tình hình có thay đổi mới. Đế quốc chiến tranh, khủng hoảng cùng với ách thống trị phát xít thuộc địa đã đưa vấn đề dân tộc thành một vấn đề khẩn cấp rất quan trọng. Đám đông trung tiểu địa chủ và tư bản bổn xứ cũng căm tức đế quốc. Đứng trên lập trường giải phóng dân tộc, lấy quyền lợi dân tộc làm tối cao, tất cả mọi vấn đề của cuộc cách mệnh, cả vấn đề điền địa cũng phải nhằm vào cái mục đích ấy mà giải quyết [6;538 -539]

Về hình thức tiến hành đấu tranh, Nghi quyết viết: “Phải biết xoay tất cả phong trào đấu tranh lẻ tẻ vào cuoậc đấu tranh chung, phản đối đế quốc chiến tranh, chống đế quốc Pháp và bè lũ, dự bị những điều kiện bước tới bạo động làm cách mệnh giải phóng dân tộc [6;552]

Về mặt tổ chức, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp Hành Trung ương Đảng quyết nghị thành lập Mặt Trận Thống nhất phản đế Đông Dương, trong đó “lực lượng chính của Cách Mệnh là công nông”, “dưới quyền chỉ huy của vô sản giai cấp” [6;539-540]

Hội nghị đã đưa ra một cương lĩnh cụ thể của công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, gồm 14 điểm:

1.Đánh đổ đế quốc Pháp, vua chúa bổn xứ và tất cả bọn phản động tay sai cho đế quốc và phản bội dân tộc ta.
2.Đông Dương hoản toàn độc lập (thi hành quyền dân tộc tự quyết).
3.Lập Chính Phủ Liên bang Cộng hoà dân chủ Đông Dương.
4.Đánh đuổi hải, lục, không quân của đế quốc Pháp ra khỏi xứ, lập Quốc dân cách mạng quân.
5.Quốc hữu hoá những nhà hàng, các cơ quan vận tải, giao thông, các binh xưởng, các sản vật trên rừng, dưới biển và dưới đất.
6.Tịch kí và quốc hữu hoá tất cả các xí nghiệp của tư bản ngoại quốc, bọn đế quốc thực dân và tài sản của bọn phản bội dân tộc.
7.Tịch kí và quốc hữu hoá đất ruộng của đế quốc thực dân, cố đạo và bọn phản bội dân tộc. Lấy đất của bọn phản bội, cố đạo, đất công điền, đất bỏ hoang chia cho quần chúng nhân dân cày cấy.
8.Thi hành Luật lao động ngày 8 giờ, 7 giờ chia cho các hầm mỏ, luật xã hội bảo hiểm hoàn toàn, tiền hưu trí cho thợ, tìm công ăn việc làm cho thợ thất nghiệp, công việc ngang nhau đồng lương ngang nhau.
9. Bỏ tất cả các khế ước cho vay đặt nợ. Lập nhà băng nông phố và bình dân ngân hàng.
11.Ban hành các quyền tự do dân chủ, các quyền nghiệp đoàn, bãi công, phổ thông đầu phiếu.
12.Phổ thông giáo dục cưỡng bách.
13.Nam nữ bình quyền về mọi phương diện xã hội, kinh tế, chính trị.
14.Mở rộng các cuộc xã hội, y tế, cứu tế, thể thao [6;541-542].



Tóm lại, với đường lối Cách mạng được đề ra tại Hội nghị lần 6 Ban Chấp Hành Trung ương Đảng, cách mạng Việt Nam bước vào một giai đoạn mới – giai đoạn trực tiếp chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa vũ trang giành độc lập dân tộc.

(Còn nữa)
 
3. Quá trình chuẩn bị lực lượng chính trị, vũ trang, và căn cứ địa Cách mạng tháng Tám

3. 1 Quá trình chuẩn bị lực lượng chính trị

Vào cuối những năm 30 của thế kỉ XX, tình hình thế giới diễn ra rất căng thẳng, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc không thể điều hoà. Nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới đang đến gần. Trước tình hình đó, tháng 10 – 1938, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Sáng ngày 28 – 1 – 1941 (tức mồng 2 tết Tân Tỵ), Nguyễn Ái Quốc rời đất Trung Quốc và đến Pác Bó, Cao Bằng cùng ngày 28 – 1.

Sau một thời gian nắm tình hình và chuẩn bị những công việc của Hội Nghị Ban Chấp hành Trung ương, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập và chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng. Hội nghị tiến hành từ ngày 10 đến 19 – 5 – 1941, với sự tham dự của Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Phùng Chí Kiên, đại biểu Xứ uỷ Bắc Kì và Trung Kì và một số đại biểu hoạt động ngoài nước.

Sau khi phân tích nguồn gốc, đặc điểm, tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình trong nước, Hội nghị xác định nhiệm vụ đánh Pháp, đuổi Nhật không phải là nhiệm vụ riêng của giai cấp công nông mà là nhiệm vụ chung của toàn thể nhân dân Đông Dương: “Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được [7;113 ]

Hội nghị tiếp tục thực hiện chủ trương tạm gác khẩu hiệu “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”, thay bằng khẩu hiệu “Tịch thu ruộng đất cảu bọn đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo, chia lại ruộng đất công cho công bằng, giảm địa tôm giảm tức”.

Hội nghị chủ trương giải quyết vần đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước, để thức tỉnh tinh thần dân tộc của các nước trên bán đảo Đông Dương; thành lập ở mỗi nước một Mặt trận dân tộc thống nhât rộng rãi. Ở Việt Nam, mặt trận đó lấy tên là Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh). Các tổ chức quần chúng của Mặt trận đều lấy tên thống nhất là “Hội cứu quốc”, như “Hội Công nhân cứu quốc”, v.v…

Hội nghị chủ trương thực hiện “quyền dân tộc tự quyết” đối với các dân tộc trên bán đảo Đông Dương. Sau khi đánh đuổi Pháp – Nhật thì các dân tộc trên cõi Đông Dương sẽ tuỳ theo ý muốn, tổ chức thành Liên bang Cộng hoà dân chủ hay đứng riêng thành một dân tộc, một quốc gia tuỳ ý, “Sự tự do độc lập của các dân tộc sẽ được thừa nhận và coi trọng" [7;113.]

Hội nghị đã chính thức bầu ra Ban chấp hành Trung ương mới với một Ban Thường vụ gồm có: Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, do Trường Chinh làm Tổng bí thư.

Hội nghị lần 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã hàon chỉnh đường lối đấu tranh mới của Đảng được nêu ra ở Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương (tháng 11 -1939).Đó là đặt nhiệm vụ giải hpóng dân tộc lên hàng đầu, đàon kết rộng rãi mọi lực lượng yêu nước trong Mặt Trận Việt Minh, xây dựng lực lượng quần chúng ở cả nông thôn và thành thị; tiến tới xây dựng căn cứ địa cách mạng và lực lượng vũ trang; tích cực chuẩn bị lực lượng mọi mặt đón thời cơ khởi nghĩa giành độc lập.

Ngày 19 – 5 – 1941, Việt Nam Độc lập đồng minh ra đời, ngày 10 – 1941, Việt Minh công bố tuyên ngôn, Chương trình, Điều lệ. Tuyên ngôn nêu rõ: “Từ khi lập quốc, xét lịch sử nước ta, chưa bao giờ dân tộc ta nhục nhằn, đau khổ như lúc này […].Nguy cơ diệt vong đã bày ra trước mắt. Hiện thời, chúng ta chỉ có một con đường mưu sống là đoàn kết thống nhất, đánh đuổi Nhật, Pháp, trừ khử Việt gian.

Mở con đường sống cho đồng bào, “Việt Nam Độc lập đồng minh” (Việt Minh) ra đời, chào các bạn.

Chương trình cứu nước của Việt Minh gồm 44 điểm, bao gồm các chính sách về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội nhắm thực hiện hai điều cốt yếu mà quốc dân đồng bào đang mong ước là:

“1.Làm cho dân Việt Nam được hoàn toàn độc lập.
2.Làm cho dân tộc Việt Nam được sung sướng, tự do” [ 7;470.]

Chương trình cứu nước của Việt Minh sau khi được đúc kết thành 10 chính sách lớn đem thực hiện ở Khu giải phóng Việt Bắc và được Đại hội Quốc dân ở Tân Trào thông qua tháng 8-1945, trở thành chính sách cơ bản sau này của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Bước phát triển mới của cách mạng Việt Nam:

Thực hiện nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5-1941) và Thư kêu gọi toàn dân đánh đuổi Pháp-Nhật của Nguyễn Ái Quốc (6 – 6 – 1940), Đảng ta xúc tiến công cuộc xây dựng lực lượng mọi mặt, trước hết là xây dựng các đoàn thể Việt Minh trên toàn quốc.

Công tác tuyên truyền, vận động được tiến hành dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng như truyền đơn, ca dao, hò vè…nhất là xuất bản báo chí Cách mạng.

Tại Cao Bằng, Nguyễn Ái Quốc sáng lập và trực tiếp phụ trách báo “Việt Nam độc lập” (gọi tắt là “Việt Lập” – cơ quan tuyên truyền của Mặt trận Việt Minh. Ngày 1 – 8 – 1941, báo “Việt Lập” là vũ khí sắc bén của Mặt Trận Việt Minh trong cuộc vận động giải phóng dân tộc, góp phần giáo dục, động viên quần chúng hăng hái tham gia các tổ chức cứu quốc.

Ngày 25 – 1 – 1942, Tổng bộ Việt Minh xuất bản báo Cứu quốc – cơ quan tuyên truyền đường lối, chính sách của Mặt Trận Việt Minh.

Từ cuối năm 1941, ở Cao Bằng đã có những xã, tổng toàn dân tham gia Việt Minh (gọi là “xã hoàn toàn”, “tổng hoàn toàn”). Đến cuối năm 1942, Cao Bằng có 3/9 châu là Hoà An, Hà Quảng, Nguyên Binh, trở thành “châu hoàn toàn”.Ở những nơi này, bộ máy chính quyền địch chỉ tồn tại về mặt hình thức, còn thực tế quyền hành do Việt Minh nắm giữ.

Phong trào Việt Minh, phát triển từ Cao Bằng, đến các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên.

Mặt trận Việt Minh với 3 hình thức cơ bản là Thanh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu quốx, Nông dân cứu quốc còn được xây dựng ở các tỉnh đồng bằng, ở nông thôn và thành thị, như Hà Đông, Hà Nội, Hà Nam, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Phú Thọ, Sơn Tây, Phúc Yên, Hoà Bình (Bắc Kì), Thanh Hoá, Quảng Bình (Trung Kì).

Chủ trương của Mặt trận Việt Minh cũng đến được số bộ phận đảng viên còn lại ở Nam Kì. Vì vậy, ở một số nơi thuộc ngoại thành Sài Gòn, vùng Bà Điểm, Hoóc Môn (Gia Định), Đức Hoà (Chợ Lớn), Lái Thiêu (Thủ Dầu Một) đã xuất hiện cơ sở của Việt Minh.

Một số nơi ở Nam Kì do chưa nhận được chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh, cán bộ Đảng và quần chúng yêu nước đã lập ra tổ chức quần chúng với các hình thức, như “Nhóm công nhân nòng cốt”, “Hội đá banh”, “Hội đổi công”, “Hội tương tế”. Những tổ chức này đã góp phần vào việc bảo vệ cán bộ, đảng viên, giữ vững tinh thần cho quần chúng trong hoàn cảnh bị khủng bố trắng.


3.2.2 Quá trình chuẩn bị về lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng

Cùng với việc xây dựng lực lượng chính trị, Trung ương Đảng và Nguyễn Ái Quốc quan tâm xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng. Ngay từ Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (11 – 1940), Đảng ta chủ trương phát triển Đội du kích Bắc Sơn làm vốn quân sự lâu dài của Đảng.

Thực hiện chủ trương của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung Ương Đảng, Hoàng Văn Thụ đã tổ chức một cuộc họp với Ban chỉ huy Đội du kích Bắc Sơn thành Cứu quốc quân, làm lực lượng nòng cốt xây dựng căn cứ địa Bắc Sơn – Vũ Nhai.

Đội cứu quốc quân vừa tích cực chiến đấu, mở rộng địa bàn hoạt động,vừa phát triển lực lượng, chuẩn bị cho ngày lễ thành lập chính thức Cứu quốc quân.
Ngày 1 – 5 – 1941, một cuộc mít tinh lớn được tổ chức trọng thể tại Khuổi Nọi (xã Vũ Lễ, châu Bắc Sơn) kỉ niệm ngày Quốc tế lao động, đồng thời làm lễ ra mắt “Đệ nhất trung đội du kích Bắc Sơn”.Tham gia mít tinh có đông đảo quần chúng cách mạng thuộc nhiều dân tộc.

Sau hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung Ương Đảng, “Đệ nhất Trung đội đội du kích Bắc Sơn” đổi tên thành “Trung đội cứu quốc quân I”.

Trung đội cứu quốc quân I lúc đầu có 32 cán bộ, chiến sĩ, gồm con em các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Kinh.Đây là đơn vị vũ trang chính quy đầu tiên của Đảng, ra đời trong phong trào quần chúng. Ngay sau khi thành lập, Trung đội Cứu quốc quân I vừa tổ chức huấn luyện, vừa tham gia những hoạt động quân sự nhằm chống khủng bố, bảo vệ dân, bảo vệ căn cứ Cách mạng.

Giữa năm 1941, thực dân Pháp huy động một lực lượng gồm 4.000 quân mở cuộc càn quét vùng Bắc Sơn – Vũ Nhai với âm mưu tiêu diệt Cứu quốc quân, phá phong trào cách mạng. Trung đội Cứu quốc quân I bám đất, bám dân, kiên trì chiến đấu. Sau 8 tháng chiến đấu gian khổ (từ tháng 7-1941đến tháng 2-1942), một bộ phận Cứu quốc quân vượt vòng vây địch, rút lên biên giới Việt-Trung. Trên đường rút, Cứu quốc quân bị địch phục kích đã bị tổn thất lớn. Bộ phận Cứu quốc quân còn lại hoạt động phân tán trong dân, gây dựng cơ sở chính trị, phát triển lực lượng.

Ngày 15 – 9 – 1941, Trung đội Cứu quốc quân II* được thành lập tại rừng Khuôn Máy (xã Tràng Xá, châu Vũ Nhai). Trung đội cứu quốc quân II lúc đầu có 47 chiến sĩ chia thành 5 tiểu đội. Sau khi thành lập, Ban chỉ huy Cứu quốc quân II đã phân công các đơn vị đến các địa phương đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống địch khủng bố. Mục tiêu chiến đấu của Cứu quốc quân lúc này là tiêu diệt những tên mật thám đầu sỏ, phá các cuộc hành quân càng quét của địch. Địa bàn hoạt động của Cứu quốc quân ở Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn.

Cuối tháng 10 – 1941, thực hiện chỉ thị Trung ương về việc kiện toàn lực lượng chiến đấu lâu dài, Cứu quốc quân rút vào rừng sâu để chấn chỉnh đội ngũ.Lúc này toàn độicó khoảng 60 người, phiên chế thành 7 tiểu đội. Sau đó, toàn Đội bước vào học tập đường lối, chính sách của Đảng, Chương trình và Điều lệ Việt Minh, cách tổ chức các Hội Cứu Quốc, học chiến thuật du kích, các động tác quân sự cơ bản, học 10 điều kỉ luật và 5 lời thề của Đội. Cứu quốc quân ra tờ báo Bắc Sơn, in bằng chữ Quốc ngữ, chữ Hán, chữ Pháp để giáo dục trong nội bộ và làm tài liệu tuyên truyền trong quần chúng.

Ở Nam Kì, sau cuộc khởi nghĩa 23 – 11 – 1940, những Đảng viên còn lại lãnh đạo các đội ngũ quân tiếp tục hoạt động diệt ác, trừ gian, tuyên truyền Cách mạng.

Tại vùng Đồng Tháp Mười, các đội nghĩa quân của các tỉnh Gia Định, Chợ Lớn, Tân An rút vào Mương Xanh, Kinh Bo Bo, hoạt động trong một khu vực rộng lớn nằm giữa hai sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây.

Ở vùng hạ lưu sông Vàm Cỏ Tây, lực lượng du kích Mĩ Tho với hơn 100 đội viên vẫn hoạt động ở Phú Mĩ, Tân Hoà Thành, Tân Thạch Mĩ…Du kích đã diệt nhiều tên tay sai, chỉ điểm cho giặc.

Đến giữa năm 1942, địch tập trung càn quét, hoạt động của du kích đã tạm dừng.

Tại vùng Lạc An (Tân Uyên, Biên Hoà), một đội vũ trang đã rút vào rừng thực hiện chiến tranh du kích.

Những hoạt động của các đội du kích trên tiêu biểu cho tinh thần anh dũng, bất khuất của các Đảng viên và nhân dân Nam Kì.Trong lời kêu gọi đồng bào, các Đảng phái cách mạng và các dân tộc bị áp bức Đông Dương, Trung Ương Đảng đã viết “Những đội du kích Nam Kì rút vào rừng sâu,sau cuộc khởi nghĩa cuối năm ngoái cũng vẫn chiến đấu không ngớt”.Thông báo “Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương và trách nhiệm cần kíp của Đảng”, ngày 21-12-1941, Trung ương kêu gọi: Đối với những bộ đội du kích Bắc Sơn, Nam Kì […], các đảng bộ cần phải xem xét những điều kiện có thể mở rộng những bộ đội ấy, gây thêm những bộ đội mới để mở rộng du kích chiến tranh.Đồng thời phải tăng gia gấo việc cổ động ủng hộ các bộ đội du kích về mọi phương diện [7;251]. Đồng thời với việc xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang. Trung ương Đảng và Nguyễn Ái Quốc còn đẩy mạnh xây dựng căn cứ địa. Sau Hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương, nhiều cán bộ được cử đến tăng cường cho Bắc Sơn. Khi các Trung Đội cứu quốc quân ra đời, khu căn cứ Bắc Sơn – Vũ Nhai được củng cố và mở rộng. Từ tháng 4-1941, một vùng núi hiểm trở, rộng lớn thuộc các xã Vũ Lễ, Vũ Lăng, Ngư Viên (châu Bắc Sơn), Lán Thượng, Tràng Xá (châu Vũ Nhai) được nối liền với nhau, trở thành khu trung tâm của căn cứ Bắc Sơn – Vũ Nhai, trong đó vùng Khuổi Nọi (thuộc xã Vũ Lễ) là trung tâm chính.

Vùng Khuồi Nọi được cứu quốc quân cùng lực lượng tự vệ tổ chức canh phòng, bảo vệ chặt chẽ. Trên các ngả đường vào khu vực này đều được canh gác.Ở khu trung tâm căn cứ địa, phong trào quần chúng diễn ra công khai. Trật tự trị an các làng bản được bảo đảm. Mọi tầng lớp nhân dân các dân tộc ở đây đều hăng hái ủng hộ cách mạng. Các lớp huấn luyện quân sự, chính trị của Xứ uỷ Bắc Kì được tổ chức ở Khuổi Nọi đã đào tạo nhiều cán bộ cho căn cứ Bắc Sơn – Vũ Nhai và cho cá tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang. Một trong những công việc quan trọng trong khu căn cứ địa là xây dựng các đoàn thể Cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh và phong trào quần chúng, đồng thời xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng.

Tháng 10-1941, đội du kích tập trung đầu tiên của Cao Bằng được thành lập gồm 13 người. Nhiệm vụ của đội là bảo vệ cơ quan Đảng, bảo vệ cán bộ, xây dựng cơ sở cho lực lượng tự vệ, thực hiện công tác đặc biệt, giao thông liên lạc.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ương và Nguyễn Ái Quốc, căn cứ địa Cao Bằng đã hình thành và từng bước phát triển vững chắc, trở thành một trung tâm lãnh đạo phong trào cách mạng của cả nước.

Trong thời gian này ở Bắc Trung Kì,Tỉnh Uỷ Thanh Hoá đề ra chủ trương thành lập căn cứ địa cách mạng, làm cơ sở phát triển lực lượng, thúc đẩy phong trào phản đế. Tỉnh ủy chọn vùng Ngọc Trạo để xây dựng chiền khu ở vùng Đông Bắc của tỉnh. Tháng 7- 1941, Ban lãnh đạo chiến khu được thành lập, Đội du kích Ngọc Trạo cũng ra đời với 21 đội viên. Cuối tháng 9 – 1941, Đội tăng lên 80 đội viên, ảnh hưởng và phạm vi chiến khu ngày càng lan rộng.
Thực dân Pháp đã điều lực lượng đến đàn áp. Do chênh lệch về quân số, lại thiếu kinh nghiệm và vũ khí, Đội du kích bị tổn thất lớn.

Ban lãnh đạo chiến khu ra lệnh cho Đội du kích rá khỏi Ngọc Trạo phân tán về các địa phương. Cuối tháng 10 – 1941, chiến khu Ngọc Trạo chấm dứt hoạt động.

Trong khi đặt trọng tâm công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, Đảng chú trọng vận động các tầng lớp nhân dân đấu tranh dưới nhiều hình thức để duy trì và hướng phong trào quần chúng vào mục tiêu cứu quốc. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương viết: “…ta phải khôn khéo huy động toàn thể nhân dân cùng với địa chủ, phú nông đấu tranh chống lại sự tịch thu lúa, gạo, đậu phụng…của Pháp – Nhật. Huy động thợ thuyền tranh đấu chống lại sự bắt làm công như nô lệ dưới báng súng, ngọn roi của quân Nhật trong những công xưởng quan hệ đến quân sự. Huy động nhân dân đấu tranh chống lại sự tàn bạo của lính Nhật. Ngoài ra, hằng ngày phải mở rộng tranh đấu cứu quốc, như tổ chức ra tuần lễ cứu quốc, tuần lễ ủng hộ Bắc Sơn, tuần lễ ủng hộ Liên Xô bằng những hình thức mít tin, diễn thuyết, mở lạc quyên, rải truyền đơn, biểu tình,.v.v." [7; tr129]

Theo chủ trương đó, trong những năm 1941 – 1942, các cuộc đấu tranhcủa công nhân ở một số thành phố và các khu công nghiệp đã bùng phát, như các cuộc đấu tranh của công nhân ngành in, cưa gỗ, giặt (Hà Nội), xưởng bột giấy Việt Trì (Phú Thọ) hay xưởng giầy Bata, đồn điền Bình Lộc (Biên Hòa), đồn điền Lộc Ninh (Thủ Dầu Một)…Những cuộc đấu tranh này diễn ra dưới hình thức đình công, bãi công, bãi thực, đưa yêu sách, phản đối đánh đập, đòi tăng lương, trả tiền lương đúng hạn…Nhìn chung, phong trào đấu tranh của công nhân còn ít về số lượng, nhỏ về quy mô.

Nông dân đấu tranh dưới hình thức biểu tình, đưa kiến nghị, chống hào lí, chủ đồn điền người Pháp cướp đoạt ruộng đất, lấn chiếm đất công, tham ô công quỹ, chống bắt phu, bắt lính…Tiêu biều là phong trào ở Tuyên Quang, Phú Thọ, Hà Đông, Nam Định, Thanh Hóa, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên…Tuy nhiên, phong trào đấu tranh của nông dân còn thiếu bề rộng lẫn bề sâu, chưa liên kết được với các phong trào khác.

Tầng lớp thanh niên trí thức ở các thành phố lớn tập hợp trong các đoàn thể, tiến hanh các hoạt động xã hội,khêu gợi lòng yêu nước trong nhân dân, kêu gọi thanh niên phụng sự dân tộc. Ở Sài Gòn – Chợ Lớn xuất hiện phong trao yêu nước công khai lấy tên là “Phong trào câu lạc bộ học sinh”, phong trào thu hút tới ba, bốn nghìn học sinh, sinh viên, trí thức trong các trường Trung học kĩ thuật và Bách khoa ở Sài gòn tham gia.

Song song với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, Đảng ta cũng đề ra chủ trương đối ngoại đúng đắn, tranh thủ sự ủng hộ từ bên ngoài, góp phần vào cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít , ủng hộ Liên ban Xô viết, giao thiệp với chính phủ kháng chiến Trung quốc, thực hiện khẩu hiệu “Hoa – Việt kháng Nhật trên đất Đông Dương” trên nguyên tắc “bình đẳng, tương trợ” và liên hiệp có điều kiện với Anh – Mỹ để chống phát xít Nhật.

Với tinh thần trên, ngày 13-8-1942, Nguyễn Ái Quốc (với tên ghi trên giấy tờ tùy thân là Hồ Chí Minh) lên đường sang Trung Quốc để liên hiệp với các lực lượng cách mạng ngừơi Việt Nam và Đồng minh, nhằm tranh thủ sự viện trợ từ bên ngoài.

Ngày 27-8-1942, Nguyễn Ái Quốc bị chính quyền Tưởng Giới Thạch vô cớ bắt gaim 13 tháng, sau mới trả tự do cho Người.

Một công tác quan trọng nữa của Trung ương Đảng thực hiện trong thời gian này là xây dựng các khu an toàn ở Hà Nội – cơ quan đầu não của địch. Từ đầu năm 1942, ban thường vụ Trung ương lập các khu an toàn ở Đông Anh, Yên Lãng (Phúc Yên), Từ Sơn, Gia Lâm (Bắc ninh), Hoài Đức (Hà Đông). Các khu an toàn này cách Hà Nội từ 10 đến 20km, sau đó Trung ương còn xây dựng các khu an toàn dự bị ở Hiệp Hòa (Bắc Giang), Phổ Yên, Phú Bình (Thái Nguyên). Cơ quan đầu não của Đảng chuyển về xuôi. Ban thường vụ Trung ương bám sát Hà Nội theo dõi phong trào chung và chỉ đạo toàn Đảng.
Sang năm 1943, tình hình thế giới có những chuyển biến lớn. Hồng quân Liên Xô chiến thắngở Xtalingrat, đánh dấu bước ngoặt căn bản của cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại của Liên Xô.

Mùa hè năm 1945, quân đội Xô Viết đập tan cuộc phản công của Hitle vòng cung ở cuôcxơ. Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô cổ vũ manh mẽ phong trào giải phóng ở các nước thuộc địa và phụ thuộc.

Đầu năm 1943, cách mạng Việt Nam bứơc vào giai đoạn phát triển mới. Những thay đổi của tình hình thế giới và trong nước đòi hỏi Đảng ta phải có chủ trương đẩy mạnh hơn nữa công tác chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

Từ ngày 25 đến 28-2-1943, Ban thường vụ Trung ương họp ở Võng La (Đông Anh, Phúc Yên) bàn việc mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất và xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang. Về cuộc chiến tranh thế giới, Hội nghị nhận định: “Năm 1943 này là năm phe dân chủ sẽ đánh phe phát xít một cách quyết liệt hơn để sửa soạn điều kiện cho bước thắng lợi cuối cùng. Dưới sức thúc đẩy mạnh mẽ của nhân dân, Anh – Mỹ sẽ phải đánh vào Âu lục, mặt trận thứ hai sẽ phải mở. Đó là lúc Liên Xô tổng phản công đuỏi hẳn quân Trục ra khỏi nước, phe dân chủ sẽ thừa thắng phản công Trục bên Viễn Đông.

Chiến tranh còn kéo dài. Nhưng những thắng lợi của Liên Xô, sự tan rã của phát xít quốc tế và sự cùng khổ của nhân dân các nước phát xít sẽ thúc đẩy cho cách mạng các nước bùng nổ trong nhiều nước” [7;279]

Về đặc điểm của phong trào cách mạng Đông Dương, Hội nghị nhận định:

1. Ở Đông Dương, Đảng cộng sản, chính đảng cách mạng của thợ thuyền, là Đảng duy nhất lãnh đạo phong trào cách mạng. song những cuộc đấu tranh của thợ thuyền lại không được mạnh mẽ và rộng rãi xứng đáng với vai trò lãnh đạo ấy.

2. Với Đông Dương hiện nay thiếu một phong trào cách mạng quốc gia tư sản và phong trào thanh niên học sinh. Do đó, cuộc vận động cách mạng ở Đông Dương vẫn hẹp hòi, có tính cách công nông hơn là tính cách toàn dân tộc.

3. Phong trào quần chúng đấu tranh hàng ngày tuy không bao gồm những hình thức biểu tình thị uy, tổng bãi công…nhưng trái lại có nhiều cuộc tranh đấu vũ trang có tính cách du kích và khởi nghĩa. Nhân dân Đông Dương cực khổ dưới hai tầng áp bức, lai được tình hình thế giới kích thích, nên phong trào cách mnạg Đông Dương có thể bổng chốc tiến lên bằng những bước nhảy cao.[7;290]

Vì vậy, Đảng phải xúc tiến hơn nữa công việc khởi nghĩa theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương, coi việc “chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của Đảng ta và dân ta trong giai đoạn hiện tại”.

Hội nghị vạch ra một kế hoạch cụ thể về công việc chuẩn bị toàn diện cho cuộc khởi nghĩa vũ trang, như tổ chức huần luyện các đội tự vệ, các tiểu tổ du kích, phổ biến kinh nghiệm về khởi nghĩa và chiến tranh du kích qua sách báo và các lớp huấn luyện.

Nghị quyết cũng nêu rõ phải đưa quần chúng ra đấu tranh chống Nhật – Pháp áp bức, bốc lột, tăng thuế, phá hoại hoa màu…Qua đó, rèn luỵện tập dượt họ.
Nghị quyết Hội nghị nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng lực lượng cách mạng ở thành thị, vận động công nhân tham gia khởi nghĩa.

Thực hiện nghị quyết Hội nghị, trong các năm 1943 – 1944, ở Bắc Kì các đoàn thể Việt Minh được xây dựng và củng cố cả ở nông thôn và thành thị. Ở Hà Nội, tồ chức Việt Minh được thành lập trong nhiều nhà máy, trường học, khu phố, nhu nhà máy xe lửa Gia Lâm, nhà máy sửa chữa ô tô Avia, xưởng đóng tàu, trường Bưởi, trường Gia Long, trường kĩ nghệ thực hành…nhiều cuộc bãi công đòi tăng lương của công nhân nổ ra ở Hà Nội, Hải Phòng, uông bí, nam định, việt trì…

Nông dân các tỉnh đồng bằng Bắc Kì đấu tranh chống nhổ lúa trồng đay, nhổ ngô trồng thầu dầu, chồng cướp thóc, cướp đất…Tổ chức Việt Minh đã phát triển ở hầu khắp các huyện.

Ở Bắc Sơn – Vũ Nhai, cứu quốc quân hoạt động mạnh mẽ gây cơ sở chính trị, mở rộng khu căn cứ ra nhiều huyện thuộc các tỉnh Thái Nguyên, tuyên quang, vĩnh yên, phú thọ, bắc ninh, Bắc Giang…Trong quá trình đó, lực lượng cứu quốc quân phát triển thêm một trung đội nữa – Trung đội cứu quốc quân III. Ngày 25 – 2 – 1944, lễ thành lập trung đội cứu quốc quân III được tổ chức trọng thể tại khu rừng Khuổi Kịch (Sơn Dương, Tuyên Quang). Trung đội có 30 cán bộ, chiến sĩ.

Ở Cao Bằng, khắp nơi trong tỉnh sôi nổi chuẩn bị khởi nghĩa, thành lập thêm các đội tự vệ vũ trang, đội du kích, mở liên tiếp các lớp huấn luyện quân sự, chính trị…Khu căn cứ được mở rộng ra các tỉnh Hà Giang, Bắc Cạn, Lạng Sơn.
Năm 1943, Ban Việt Minh liên tỉnh Cao – Bắc – Lạng cử ra 19 đội xung phong “Nam tiến” gặp đội “Bắc tiến” của cứu quốc quân ở chợ Đồn (Bắc cạn). hai trung tâm căn cứ địa Bắc Sơn – Vũ Nhai đã được nối liền với nhau bằng một hành lang chính trị, những căn cứ liên đoàn.

Để đẩy mạnh hơn nữa việc kởi nghĩa, ngày 7 – 5 – 1944, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị “Sửa soạn khởi nghĩa”.

Ngày 10 – 8 – 1944, kêu gọi toàn dân “sắm vũ khí, đuổi thù chung”.

Đáp lại kêu gọi của Đảng và Việt Minh, nhân dân khắp nơi góp tiền mua vũ khí, ra sức huấn luyện quân sự, củng cố và phát triển đội tự vệ.

Tháng 10 – 1944, thực dân Pháp mở cuộc càn quét lớn vào vùng Vũ Nhai (Thái Nguyên). Cấp ủy Đảng địa phương phát động quần chúng khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa nổ ra khi chưa có thời cơ, làm cho lực lượng cách mạng bộc lộ sớm, bị cô lập và tổn thất lớn. thường vụ Trung ương Đảng đã nghiêm khắc phê bình lãnh đạo Đảng bộ địa phương và kịp thời chỉ thị chuyển hướng hoạt động để bảo toàn lực lượng.

Cũng trong thời gian này, liên tỉnh ủy Cao – Bắc – Lạng chủ trương phát động chiến tranh du kích trong phạm vi 3 tỉnh. Khi công việc chuẩn bị nổi dậy hoàn thành, Hồ Chí Minh từ trung quốc trở lại Cao Bằng, đã quyết định hoãn, vì kế hoạch đó “mới chỉ căn cứ vào tình hình địa phương mà chưa căn cứ vào tình hình cụ thể trong cả nước, mới chỉ thấy bộ phận mà chưa thấy toàn cục" [ 10; 129]

Hồ Chí Minh đã nhận định: “bây giờ thời kì cách mạng hòa bình đã qua, nhưng thời kì toàn dân khởi nghĩa chưa tới. nếu bây giờ chúng ta vẫn chỉ hoạt động bằng hình thức chính trị không đủ để đấy mạnh phong trào đi tới. nhưng phát động vũ trang khởi nghĩa ngay thì quân địch sẽ tập trung đối phó. Cuộc đấu tranh bây giờ pahỉ từ hình thức chính trị tiến lên hình thức quân sự. phải tìm ra một hình thức thích hợp thì mới có thế đấy manh phong trào tiến lên.[10;130]

Người và Trung ương Đảng ra “Chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền Giải Phóng quân”. Nó là đội quân tuyên truyền, nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự. Đội có nhiệm vụ vũ trang tuyên truyền, vận động nhân dân nổi dậy, gây dựng cơ sở chính trị và quân sự cho cuộc khởi nghĩa sắp tới.

Thực hiện chỉ thị này, ngày 22 – 12 1944, Võ Nguyên Giáp đứng ra thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân trong khu rừng Sau Cạo nằm giữa hai tổng Trần Hưng Đạo và Hoàng Hoa Thám (thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) Sau ngày thành lập, Đội xuất quân giành được chiến thắng đầu tiên, tiêu diệt gọn hai đồn Phay Khắt và Nà Ngần (Cao Bằng) trong hai ngày 25 và 26 – 12 – 1944.

Song song với công tác xây dựng lực lượng chuẩn bị khởi nghĩa, Đảng cũng tiến hành cuộc đấu tranh quyết liệt trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng, nhằm chống lại văn hóa, tư tưởng phản động của Nhật – Pháp và tay sai, không để ảnh hưởng đến quần chúng. Đồng thời Đảng tuyên truyền, phổ biến văn hóa, tư tưởng tiến bộ, khoa học, cách mạng.

Nhiều tờ báo của Đảng và Việt Minh lần lượt ra đời: Giải phóng, Cờ giải phóng, Cứu quốc, Việt Nam độc lập, Bãi Sậy, Đuổi giặc nước, Chặt xiềng, Kèn gọi lính, Quân giải phóng, Kháng địch, Độc lập…Ngay trong một số nhà tù đế quốc, các chiến sĩ cộng sản cũng ra báo như Suối reo (Sơn La), Bình Minh (Hòa Bình), Thông reo (Chợ chu), Dòng sông cong (Bá vân).

Việt Minh còn cử cán bộ hoạt động công khai, nữa công khai trong lĩnh vực văn hóa, tư tưởng để tổ chức, đoàn kết, hướng dẫn trí thức, văn nghệ sĩ, thanh niên, hướng họ tham gia vào sự nghiệp giái phóng dân tộc.

Năm 1943, Đảng đưa ra “Đề cương văn hóa Việt Nam”. Đề cương vạch rõ tính chất phản động trong chính sách văn hóa nô dịch ngu dân của Pháp – Nhật, nêu lên tầm quan trọng của văn hóa cách mạng. Văn hóa mới Việt Nam mang tính chấtdân tộc, dân chủ, xây dựng trên 3 nguyên tắc cơ bản, khoa học, dân tộc và đại chúng.

Hội văn hóa cứu quốc Việt Nam ra đời và tham gia mặt trận Việt Minh.
Đảng còn vận động một số tư sản, trí thức yêu nước, tiến bộ thành lập Đảng dân chủ Việt Nam.

Đảng Dân chủ Việt Nam ra đời tháng 6 – 1944 và đã gia nhập Việt Minh.

Đảng Dân chủ Việt Nam và hội văn hóa cứu quốc đã tích cực hoạt động góp phần mở rộng khối đại doàn kết dân tộc, đóng góp vào công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

(Còn nữa)
 
4. Cao trào kháng Nhật cứu nước tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945

4.1. Cao trào kháng Nhật cứu nước (9 – 3 – 1945 đến giữa tháng 8 – 1945)

4.1.1 Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng mở rộng (9 -3 – 1945)


Từ cuối năm 1944, tình hình thế giới có những chuyển biến lớn. Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Hồng quân Liên Xô đánh đuổi quân phát xít Đức ra khỏi lãnh thổ của mình, giải phóng nhiều nước Trung, Đông Âu và trên đường tiến đến Béclin, hang ổ cuối cùng của bọn phát xít Hitle.

Ở Tây Âu, ngày 6 – 6 – 1944, quân Anh, Mỹ ở mặt trận thứ hai, đổ quân lên nước Pháp và tiến lên miền Tây nước Đức.

Ở châu Á – Thái Bình Dương quân đồng minh Anh, Mỹ, Trung Quốc giao chiến kịch liệt với quân Nhật ở Trung Quốc, Miến Điện, Ma-lai-xia, In-đô-nê-xia, Phi-lip-pin và trên biển Thái Bình Dương. Đường liên lạc, vận chuyển hậu cần, phương tiện chiến tranh bằng đường biển của quân Nhật bị đồng minh khống chế. Không quân đồng minh ném bom vào các thành phố, các vị trí quân Nhật chiếm đóng trên đất Đông Dương. Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Châu Á phát triển mạnh. Quân Nhật lâm vào tình thế khó khăn, nhung vẫn cố sức kéo dài cuộc chiến, hi vọng đảo ngược tình thế.

Ở Đông Dương bọn quân Pháp theo phái Đờ - Gôn do viên tướng về hưu Móoc-đăng (Mordant) cầm đầu, cũng ráo riết hoạt động, mưu đồ chiếm lại Đông Dương.

Quân Nhật biết rõ âm mưu và hành động của bọn thực dân Pháp nhưng chưa dám truất ngay quyền của Pháp ở Đông Dương vì biết rằng quân Pháp sẽ chống trả quyết liệt. Nhưng nếu xung đột xãy ra lúc này sẽ bất lợi cho chúng. Vì thế cả Pháp và Nhật đều kìm nén mâu thuẫn, tiếp tục hòa hoãn. Đảng ta nhận định “sự hòa hoãn” này có khác chi cái nhọt bọc, chứa chất bên trong biết bao nhiêu vi trùng và máu mủ, chỉ còn chờ dịp chín mõm là vỡ tung ra"[8,294] và “…cả hai quân thù của nhân dân ta là Nhật Pháp đang đóng một tấn kịch giả dối, vô cùng nguy hiểm cho chúng. Cả hai đều đang sửa soạn tiến tới chỗ tao sống mày chết, quyết liệt cùng nhau”[8,294].

Ngày 9 – 3 – 1945, “cái bọc nhọt” ấy đã vỡ tung ra khi tình thế ở Thái Bình Dương buộc” Nhật phải hạ Pháp để trừ cái họa bị Pháp đánh sau lưng khi đồng minh đổ bộ”[ 7;364.].

19 giờ ngày 9 – 3 – 1945, đại sứ Nhật ở Sài Gòn trao tối hậu thư cho toàn quyền Đông Dương Đơcu đòi Pháp trao tất cả quyền hành ở Đông Dương cho Nhật. Thư yêu cầu Pháp phải trả lời trước 21 giờ. Nhưng vào lúc 20 giờ 20 phút Nhật làm cuộc đảo chính lật Pháp lật Pháp trên toàn Đông Dương. Quân Nhật tấn công quân Pháp ở Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Sơn Tây, Phú Thọ, Lào Cai, Nam Định, Xavanakhẹt, Thà Khẹt. 20 giờ 40 phút tấn công Sài Gòn. Ở một vài nơi quân Pháp kháng cự yếu ớt rồi bị tiêu diệt hoặc đầu hàng. Hơn 8 vạn quân Pháp tan rã, 1.662 tên bị giết và hàng ngàn quan chức, kiều dân Pháp ở Đông Dương bị cầm tù. Chỉ còn một số tàn quân Pháp chạy qua biên giới sang Trung Quốc. về sự kiện này, Hồ Chí Minh nhận xét: “ngày 9 – 3 năm nay, Nhật tước khí giới quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy hoặc là đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không “bảo hộ” được ta, trái lại, trong 5 năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật”[ 7;435.].

Sự biến 9 – 3 – 1945 là hệ quả tất yếu của cuộc khủng hoảng chính trị, kinh tế ở Đông Dương. Chính quyền thực dân Pháp tan rã, các võ quan Nhật thay thế các chức Toàn quyền, Thống sứ, Khâm sứ, Thống đốc mà trước đây người Pháp đảm nhiệm. Nhật muốn nhanh chống ổn định chính quyền từ Trung ương đến địa phương nhưng chúng không có đủ thì giờ làm việc đó. Bọn tay sai Nhật tranh giành nhau quyền lợi. Bọn thân Pháp do dự không dám cộng tác với Nhật, vì nếu một ngày kia Pháp quay trở lại thì chúng mất quyền lợi.

Quân Nhật vừa lo truy quét tàn quân Pháp, vừa lo đối phó với cuộc đổ bộ của quân đồng minh vào Đông Dương, vừa lo đối phó với cao trào cách mang rộng lớn của nhân dân. Tình thế đó không làm cho chính quyền Nhật ổn định và đứng vững lâu dài được.

Đối với phong trào cách mạng Đông Dương, cuộc đảo chính về mặt khách quan đã loại bớt được một kẻ thù là thực dân Pháp. Còn quân phiệt Nhật, tuy lực lượng còn nguyên vẹn và nhiều âm mưu xảo trá, nhưng thất bại của chúng ở Thái Bình Dương và Đông Dương chỉ còn là vấn đề thời gian.

Ngay trong đêm 9 – 3 – 1945, khi tiếng súng đảo chính vừa nổ, Hội nghị mở rộng Ban thường vụTrung ương củng bắt đầu họp tại làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh) do Tổng bí thư Trường Chinh chủ trì. Tham dự Hội nghị có Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Thanh Nghị, Nguyễn Lương Bằng là các ủy viên thường vụ và Ủy viên Trung ương Đảng, một số đại biểu của xứ Ủy Bắc Kì.
Những nhận định về tình hình và chủ trương mới của đảng đề ra trong Hội nghị được tập trun gtrong bảng chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” ra ngày 12 – 3 – 1945.

Bảng chỉ thị phân tích 3 nguyên nhân chính dẫn đến cuộc đảo chính của Nhật ở Đông Dương là:

“1. Hai con chó đế quốc không thế ăn chung một miếng mồi béo bỡ như Đông Dương.
2.Tàu Mỹ sắp đánh vào Đông Dương. Nhật phải hạ Pháp để trừ cái họa bị Pháp đánh sau lưng khi quân đồng minh đổ bộ.
3. Sống chết Nhật phải giữ cái cầu trên con đường bộ nối liền các thuộc địa Nam Dương với Nhật; vì sao khi phi Luật Tân bị Mỹ chiếm, đường thủy của Nhật đã bị cắt đứt”[ 7;365.].

Chỉ thị xác định kẻ thù chính, cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương sau đảo chính là phát xít Nhật. vì vậy khẩu hiệu “đánh đuổi phát xit Nhật” sẽ thay cho khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Pháp – Nhật”. để chống lại chính quyền do tay sai Nhật dựng lên, chỉ thị nêu khẩu hiệu “ Thành lập chính quyền cách mạng của nhân dân Đông Dương”.

Chỉ thị chủ trương “Phát động một cao trào kháng Nhật, cứu nước mạnh mẽ sẽ làm tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa”, thay đổi mọi hình thức tuyên truyền, cổ động, tổ chức và đấu tranh cho phù họp với thời kì tiền khởi nghĩa. Hình thức đấu tranh “có thể bao gồm từ hình thức bất họp tác, bãi công, bãi thị, phá phách cho đến những hình thức cao hơn như biểu tình, thị uy, vũ trang du kích… và sẵn sàng chuyển qua hình thức Tổng khởi nghĩa một khi đã đủ điều kiện”.

Tình hình ấy cho phép “gắn khẩu hiệu đòi cơm áo, chống thu thóc, thu thuế với khẩu hiệu chính quyền cách mạng của nhân dân”, “chuyển qua những hình thức đấu tranh cao hơn: tổng biểu tình tuần hành, bãi công chính trị, mít tinh công khai, bãi khóa, bãi thị, bất họp tác với Nhật về mọi phương tiện”, “huy động đội tự vệ tước vũ khí của binh lính (Pháp) bại trận”, “phát động du kích ở những nơi có địa hình, địa thế”, “thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng ở các nhà máy, hầm mỏ, làng ấp, đường phố, trại lính…, thành lập Ủy ban nhân dân cách mạng Việt Nam”.

Chỉ thị nhận định: điều kiện Tổng khởi nghĩa đã có nhưng chưa thật chín muồi. Nhưng những cơ hội tốt giúp cho những điều kiện Tổng khởi nghĩa sẽ chín muồi nhanh chống. Đó là chính trị ngày càng khủng hoảng trầm trọng, phát xít Nhật không rảnh tay đối phó với cao trào cách mạng của nhân dân ta. Nạn đói diễn ra từ cưối năm 1944 đang trầm trọng và sẽ gây ra nhiều tay họa khủng khiếp càng làm cho nhân dân ta căm thù giặc Nhật. chiến tranh đến giai đoạn quyết liệt, quân đồng minh sẽ vào Đông Dương đánh Nhật. Đảng dự kiến hai trường hợp cho Tổng khởi nghĩa nổ ra. Thứ nhất, khi quân đồng minh vào bám chắc địch ở Đông Dương, quân Nhật đem quân ra đánh đồng minh thì đấy là thời điểm phát động khổi nghĩa. Thứ hai, cách mạng Nhật bùng nổ lập chính quyền cách mạng của nhân dân, hay giặc Nhật mất nước như Pháp hồi năm 1940, Nhật đầu hàng, quân đội của chúng ở Đông Dương mất tinh thần, khi ấy, dù cho quân đồng minh chưa vào Đông Dương, Đảng cũng phát động nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền [7; 365- 367].
Chỉ thị của Đảng cũng nêu không chờ cả hai trường hợp ấy xuất hiện đồng thời rồi mới hành động. Vì như thế là ỷ lại vào quân đồng minh và tự bó tay mình trong khi tình thế chuyển biến thuận lợi. Như vậy, dự kiến quân Nhật đầu hàng là trường hợp quan trọng hơn cả.

Tư tưởng chủ động của Đảng trong chỉ thị là “phải hành động ngay, hành động cương quyết, nhanh chống, sáng tạo, củ động, táo bạo”. Chỉ thị là kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng, Việt Minh và nhân dân trong cao trào kháng Nhật và bọn tay sai.


4.1. 2 Khởi nghĩa từng phần

Sau Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng, chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” và truyền đơn in khẩu hiệu của Việt Minh được phổ biến và chuyển tới nhiều vùng trong nước như Bắc Giang, Phổ Yên, Hiệp Hòa, Tiên Du, vào các tỉnh miền trung, Sài gòn, Nam bộ…, từ đó, cách mạng Việt Nam tiến lên cao trào kháng Nhật cứu nước, đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, tiến hành chiến tranh du kích cục bộ, khởi nghĩa từng phần, giành cính quyền từng bộ phận.

Tại căn cứ Việt bắc, liên tình ủy Cao – Bắc – Lạng quyết định khỏi nghĩa giành chính quyền ở những nơi đã đủ điều kiện. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và cứu quốc quân phối hợp với nhân dân nổi dậy. hàng loạt các xã, tỉnh, châu thuộc các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, nhân dân đã giành được chính quyền.

Ở Bắc Giang nhiều xã thuộc vùng Thượng Yên Thế, Hữu Lũng, Bố Hạ, Hòa Hiệp…, quần chúng nổi dậy biểu tình thị uy, vũ trang, lập Ủy ban giải phóng. Hàng ngàn quần chúng kéo đi tước vũ khí của lính đồn. nhiều tri huyện, tri phủ bỏ chạy. toàn bộ huyện Hiệp Hòa, một phần Yên Thế,Phú Bình được giải phóng.

Tại Bắc Ninh, sau đêm Nhật đảo chính Pháp, chi bộ Đảng xã Trung Màu (Tiên Du) lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa lập chính quyền cách mạng ở hai xã Trung Màu và Dương Hút. Trong tình hình ấy, tỉnh ủy Bắc Ninh chủ trương đẩy mạnh công tác tuyên truyền đưa phong trào quần chúng tiến lên.vì vậy chỉ trong tháng 3 và tháng 4, số hội viện Việt Minh trong tỉnh đã tăng lên hàng vạn người.

Tại Hưng Yên, đêm 11 - 3 – 1945, đội tự vệ chiến đấu địa phương đã đánh đồn Bần Yên Nhân thu toàn bộ vũ khí.

Hàng ngàn đảng viên, cán bộ cách mạng khác đang bị giam trong các nhà tù Nghĩa Lộ, Sơn La, Hỏa Lò (Hà Nội), Buôn Ma Thuột, Hội An (Quảng Nam)…nhân cơ hội Nhật – Pháp bắn nhau đã đấu tranh đòi tự do, hoặc nổi dậy phá nhà giam , vượt ngục ra ngoài hoạt động đó là nguồn bổ sung cán bộ quan trọng cho cách mạng, là một trong những nhân tố thúc đẩy cao trào tiền khởi nghĩa.

Các tỉnh miền Trung cũng tích cực chuẩn bị khởi nghĩa theo chủ trương của Đảng. Nhưng ở vào thời điểm này, khởi nghĩa từng phần mới kịp thời ở Quãng Ngãi.

Ở Quãng Ngãi, ngày 11 – 3 – 1945, những Đảng viên, cán bộ cách mạng đang bị giam trong trại tập trung Ba Tơ, khi nghe tin Nhật đỏa chính Pháp, đã phá trại giam, lấy súng địch diệt địch, thành lập đội du kích Ba Tơ. Đây là đội du kích đầu tiên của miền Trung do Đảng tổ chức, lãnh đạo, trở thành lực lượng nòng cốt trong cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Quảng Ngãi và ở những tỉnh khác của miền Trung Nam Kì.

Ở Nam Kì, trong tháng 3 và tháng 4, chỉ thị của Trung ương chưa đến được Nam Kì, nhưng một số địa phương có phong trào mạnh từ trước cũng có những hình thức đấu tranh chống những tên quận trưởng, tỉnh trưởng gian ác, như ở Mỹ Tho.


4.1.3 Phong trào phá kho thóc cứu đói

Khi phong trào khởi nghĩa từng phần lên cao, cũng là lúc Bắc Kì, bắc Trung Kì, diễn ra nạn đói trầm trọng do chính sách vơ vét, tích trữ lương thực của Nhật – Pháp. Để giải quyết nạn đói và thúc đẩy phong trào cách mạng đi lên, Hội nghị Ban thường vụ Trung ương tháng 3 – 1945 đề ra khẩu hiệu “phá kho thóc, giải quyết nạn đói”.

Khẩu hiệu này đưa ra giữa lúc nạn đói khủng khiếp đang diễn ra ở Bắc Kì và bắc Trung Kì,đáp ứng nguyện vọng cấp bách nhất của quần chúng, do đó, đã thổi bùng ngọn lửa căm thù trong đông đảo nhân dân, và phát động quần chúng vùng dậy với khí thế cách mạng hừng hực tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền, “một khẩu hiệu sát đúng với tình hình cụ thể có sức dấy lên cả một phong trào”.

Ở Bắc Giang, Bắc Ninh, hàng ngàn quần chúng đi phá kho thóc của Nhật, Pháp; Hiệp Hòa, Tiên Du, Yên Phong, Thuận Thành, thu hàng ngàn tấn thóc chia cho dân. ở Vĩnh Yên, Phúc Yên, hàng chục kho thóc bị phá. Ở Phú Thọ trong một thời gian ngắn 14 kho thóc bị phá.

Ở Ninh Bình, ngày 15 – 3 quần chúng các quyện Nho Quan, Gia Viễn đã phá 12 kho thóc, thu hàng trăm tấn thóc chia co dân nghèo.

Ở Thái Bình, trong tháng 3 và tháng 4, nhân dân các huyện Phụ Dực, Thư Trì, Tiền Hải, Vũ Tiên, Tiên Hưng đã thu 1.000 tấn thóc chia cho dân.

Ở Hải Dương, nhân dân phá 39 kho thóc và lấy 43 thuyền gạo với 2.000 tấn. Riêng các huyện phía nam tỉnh đã phá 26 kho thóc, thu 26 thuyền với hơn 1.000 tấn gạo.

Ở Hưng Yên, Hòn Gai, Hà Đông, Sơn Tây nhân dân phá kho thóc, gạo của Nhật.

Ở ngoại thành Hà Nội, nhân dân tiến hành phá các kho thóc, gạo của Nhật ở phố Bắc Ninh, phố Lê Lợi, Phà Đen thu hàng trăm tấn.

Ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình cũng diễn ra nhiều cuộc phá kho thóc, cứu đói.

Phong trào phá kho thóc, cứu đói dưới sự lãnh đạo của Đảng là một trong những hình thức tập dượt quần chúng đấu tranh từ thấp đến cao, kết hợp đấu tranh kinh tế, chính trị, vũ trang, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa.


4.1.4 Phong trào đấu tranh ở thành thị và các khu công nghiệp

Phong trào đấu tranh ở thành thị thu hút đông đảo công nhân, các tầng lớp nhân dân lao động, thanh niên, học sinh …tham gia.

Trong phong trào phá kho thóc, cứu đói, công nhân và dân nghèo Hà Nội cùng đi phá các kho thóc của Nhật. công nhân bến cảng Hải Phòng bí mật đốt phá các kho lương thực ở bến Sáu Kho, cho nhân dân vào lấy gạo. Công nhân mỏ Đông Triều chặn bắt tàu thuyền chở gạo của Nhật, công nhân Sài gòn quyên góp gạo, tiền gửi ra bắc giúp đồng bào cứu đói.

Phong trào công nhân đấu tranh tiến lên hình thức cao hơn, như phá hoại kế hoạch địch, chế tạo vũ khí ,lấy súng, đạn của địch cung cấp cho bộ đội du kích ở các chiến khu. Công nhân Hà Nội tổ chức lấy súng của Nhật ở phà đen, ngọc hà. ở Quảng yên, công nhân khởi nghĩa chiếm mỏ Mạo Khê, Tràng Bạch, Uông bí. ở các thành phố lớn như Hà Nội, Huế, Sài Gòn, công nhân tuyên truyền gây thanh thế cho Việt Minh. Những hoạt động treo cờ diễn thuyết ở chỗ đông người, các rạp hát, trường học, ngã 3 đường trên tàu điện diễn ra ở Hà Nội.

Ở Hà Nội, học sinh thanh niên bất hợp tác với Nhật, không học tiếng của Nhật, tổ chức những cuộc mít tinh, tuyên truyền tinh thần yêu nước tại Mễ Trì, chợ Canh, Láng.

Thanh niên tổ chức tuyên truyền xung phong tại các trường Gia Long, kĩ nghệ thực hành. Đông đảo giáo viên, học sinh đã hưởng ứng phong trào Việt Minh.
Ở Sài gòn và các tỉnh Nam bộ , từ tháng 5- 1945 xuất hiện phong trào thanh niên tiền phong. Dưới hình thức hoạt động công khgai hợp Pháp,tổ chức, tập hợp, rèn luyện quần chúng yêu nước, cách mạng chuẩn bị đón thời cơ khởi nghĩa. Chỉ vài tháng sau, ở Sài gòn, Nam bộ, có hàng cục vạn người tham gia tổ chức Thanh niên tiền phong. Đến ngày 22 – 8 – 1945, Thanh niên tiền phong ra tuyên bố đứng trong mặt trận Việt Minh và trở thành một lực lượng quan trọng trong những ngày Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Sài Gòn và nam bộ.

Ở Huế, tại trường Quốc học, thanh niên tiền tuyến, do chính phủ Trần Trọng Kim lập; những sinh viên yêu nước tham gia tổ chức Việt Minh để thu hút học sinh vào đoàn thể cứu quốc.

Phong trào cách mạng ở thành thị, cuẩn bị điều kiện cho cuộc khởi nghĩa ở thành phố thắng lợi


4.1.5 Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kì


Để đẩy mạnh hơn nữa công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, Trung ương Đảng đã triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kì. Hội nghị họp từ ngày 15 đến 20 – 4 – 1945 tại huyện Hưng Hóa (Bắc Giang), do Trường Chinh, Tổng bí thư của Đảng chủ trì. Tham dự Hội nghị có đại diện các chiến khu ở Việt Bắc, xứ ủy Bắc Kì.

Hội nghị nhận định: “Tình thế đã đặt nhiệm vụ quân sự lên trên tất cả các nhiệm vụ quan trọng và cần kíp trong lúc này”[ 7;391]

Chúng ta đang ở vào giai đoạn chiến lược “phát động du kích” để chuẩn bị phát động Tổng khởi nghĩa.

Hội nghị quyết định phát triển lực lượng vũ trang và nữa vũ trang, thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân, xây dựng 7 chiến khu chống Nhật trong cả nước: chiến khu Lê lợi, Quang Trung, Hoàng Hoa Thám, Trần Hưng Đạo, Trưng Trắc, Phan Đình Phùng (trung bộ) và Nguyễn Tri Phương (nam bộ).

Hội nghị cử ra Ủy ban quân sự cách mạng gồm Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Lê Thanh Nghị, Trần Đăng Ninh, Chu Văn Tấn. Ủy ban này chỉ huy các chiến khu miền Bắc Đông Dương, “đồng thời có nhiệm vụ giúp đỡ cho toàn quốc về mặt quân sự”[ 7;394].

Ngày 16 – 4 – 1945, tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị về viêc tổ chức ban dân tộc giải phóng các cấp, lập Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam và địa phương.
Đến tháng 5 – 1945, Hồ Chí Minh quyết định về chiến khu Hoàng hoa Thám và chọn Tân Trào (Sơn Dương – Tuyên Quang) làm đại bản doanh chỉ đạo phong trào cả nước.

Ngày 15 – 5 – 1945, lễ thành lập Việt Nam giải phóng quân được tổ chức tại Định Hóa – Thái Nguyên.

Ngày 4 – 6 – 1945, tổng bộ Việt Minh triệu tập Hội nghị tuyên bố thành lập khu giải phóng, bao gồm các tỉnh Cao – Bắc – Lạng – Hà – Tuyên – Thái và một số vùng thuộc tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Yên. Khu giải phóng đặt dưới sự lãnh đạo của Ủy ban chỉ huy lâm thời. khu giải phóng thực hiện 10 chính sách lớn của Việt Minh. Đó là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.

Ngoài các chiến khu do Trung ương và Xứ ủy chủ trương thành lập, nhiều tỉnh, huyện cũng xây dựng những khu căn cứ riêng của địa phương, như Yên Thế (Bắc Giang), Lập Trạch (Vĩnh Yên), Bãi Sậy (Hưng Yên), Trầm Lộng (Hà Đông), Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), Tam Kì, Quốc Sơn, Tiên Phước (Quảng Nam), Đá Trắng, Sông Quao (Ninh Thuận)…


4.2.Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945


Thời cơ Tổng khởi nghĩa đã đến

Sau khi phát xít Đức đầu hàng (5 – 1945), quân đồng minh tiến hành phản công trên mặt trận Châu Á – Thái Bình Dương. Ngày 6 – 8 – 1945, Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hirôsima. Ngày 8 – 8 – 1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản. Ngày 9 – 5, Mỹ ném quả bom nguyên tử thứ hai xuống thành phố Nagasaki, làm chết hàng chục vạn dân thường. cũng trong ngày này, với một lực lượng hùng hậu, Hồng quân Liên Xô mở cuộc tổng công kích vào đạo quân Quan Đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc.
Ngày 14 – 8 – 1945, nhận được tin Nhật đầu hàng (13/ 08 Nhật Hoàng tuyên bố trên các làn sóng phát thanh của Nhật).

Sự đầu hàng của Chính Phủ Nhật đã đẩy quân Nhật đang chiếm đóng ở Đông Dương vào tình thế tuyệt vọng như rắn mất đầu, hoang mang, dao động đến cực độ. Chính phủ Trần Trọng Kim rệu rã. Tin Nhật đầu hàng đã nhanh chống lan truyền trong Nhân dân. Khắp nơi trên đất nước ta , Việt Minh tổ chức những cuộc mít tinh, biểu tình thị uy vũ trang, có tới hàng nghìn ngừơi tham gia. Hàng triệu quần chúng sẵn sàng đứng lên giành chính quyền. Các tầng lớp trung gian đã ngã hẳn về phía cách mạng. Nhiều lính trong quân đội phát xit và lính bảo an, cảnh sát các quan chức trong chính quyền bù nhìn ủng hộ Việt Minh giành độc lập. thời cơ để nhân dân giành chính quyền đã tới.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi to lớn, cách mạng đứng trước những khó khăn không nhỏ. Mặc dù chính phủ Nhật đã đầu hàng đồng minh nhưng mãi đến 21 – 8, quân Nhật ở Đông Dương mới được lệnh ngừng bắn. vì thế quân Nhật ở Hà Nội vẫn đi tuần, canh gác nghiêm ngặt. ngày 16 – 8, Nhật tuyên bố trao trả Nam Kì cho chính phủ bù nhìn và ngày 18 – 8, bày trò “trao trả độc lập cho Việt Nam”. Các tổ chức phản động cũng tìm cách cản phá phong trào cách mạng của nhân dân ta.

Trong khi đó, các thế lực đế quốc như Mỹ, Anh, Pháp, Trung Hoa quốc dân Đảng cũng có mưu đồ riêng đối với Đông Dương. Chính phủ Trùng Khánh ráo tiết chuẩn bị “Hoa quân nhập Việt” và ngày 9 – 8 – 1945, ra thông báo về việc sẽ đưa quân vào giải phóng quân đội Nhật ở Bắc Đông Dương.

Từ tháng 5 – 1945, thực dân Pháp đẩy mạnh việc thành lập đạo quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương, tăng cường hoạt động ngaọi giao để Anh , Mỹ thừa nhận quyền trở lại Đông Dương của Pháp.

Các đảng phái phản động lưu vong của Trung Quốc, như Việt Nam, Quốc dân đảng, Việt Nam cách mạng đồng minh hội cũng chuẩn bị núp bóng quân đội Tưởng về nước cướp chính quyền.

Trước những chuyển biến mau lẹ của tình hình thế giới và trong nước, ngày 12 – 8 – 1945, Ủy ban chỉ huy lâm thời khu giải phóng ra mệnh lệnh khởi nghĩa. Ngày 13 – 8, Trung ương đảng và Tổng bộ Việt Minh đã thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. Ủy ban gồm 5 người: Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Lê Thanh Nghị, Trần Đăng Ninh, Chu Văn Tấn. Tổng bí thư Trường Chinh trực tiếp phụ trách Ủy ban.

23 giờ cùng ngày, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc đã ban bố quân lệnh số một, chính thức phát lệnh khởi nghĩa toàn quốc.

“Giờ Tổng khởi nghĩa đã đến!

Cơ hội có một cho quân dân Việt Nam vùng dậy giành lấy quyền độc lập của nước nhà!

Chúng ta phải hành động cho nhanh, với một tinh thần vô cùng quả cảm, vô cùng thận trọng.

Cuộc thắng lợi hoàn tất nhất định sẽ về ta”.[ 7;421-422]

Ngày 14 và 15 – 8 – 1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng Sản Đông Dương họp tại Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang). Tham dự hội ngị có các đảng bộ địa phương, đại biểu của khu giải phóng và các chiến khu.

Hội nghị nhận định:

2.“Nhân dân Đông Dương cực khổ, căm tức, cách mạng hóa; đến tất cả một phần quan lại cũng ngã về phe cách mạng.

4. Nhật đổ, hàng ngũ chỉ huy của chúng ở Đông Dương chia rẽ đến cực điểm; quân lính Nhật tan rã, mất tinh thần, bọn Việt gian thân Nhật hoảng sợ.

6. Toàn dân tộc đang sôi nổi chờ giờ khởi nghĩa,giành quyền độc lập.
7. Những điều kiện khởi nghĩa như đã chín muồi”[ 7;424]


Hội nghị quyết định phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân Anh, Trung Hoa Quốc dân đảng vào Đông Dương tước khí giới quân Nhật và khi thực dân Pháp chưa kịp tập hợp tàn quân, điều lực lượng vào xâm lược nước ta một lần nữa. Hội nghị đề ra 3 nguyên tắc để chỉ đạo khởi nghĩa là tập trung, thống nhất, kịp thời và nêu phương châm hành động trong khởi nghĩa là phải đánh chiếm ngay những nơi chắc thắng không kể thành thị hay nông thôn, phải phối hợp chặt chẽ chính trị và quân sự, phải thành lập chính quyền cách mạng ở những nơi đã giành quyền làm chủ.

Hội nghị quyết định chính sách đối nội, đối ngoại sau khi giành chính quyến. về đối nội, thi hành 10 chính sách của việt minh. Về đối ngoại, chính sách ngoại giao đưa theo nguyên tắc “thêm bạn, bớt thù” đảm bảo giành và giữ nền độc lập; phải tránh trường hợp một mình đối phó với nhiều lực lượng đồng minh (Trung Quốc, Pháp, Anh, Mỹ) tràn vào nước ta và đặt chính phủ Đờ - Gôn hay một chính phủ bù nhìn khái trái với ý nguyện dân tộc, triệt để lợi dụng mâu thuẩn giữa hai khối đế quốc Anh – Pháp và Mỹ - Tưởng vào Đông Dương, hết sức tránh trường hợp một mình phải đối phó với nhiều kẻ thù trong cùng một lúc; tranh thủ sự đồng tình của liên xô, của nhân dân Pháp, nhân dân Trung Quốc và của loài người tiến bộ.

Trong khi đề cao viêc tranh thủ Đồng minh, Hội nghị nhấn mạnh khâu mấu chốt giành thắng lợi của cách mạng là “Dù sao chỉ có thực lực của ta mới quyết định được sự thắng lợi giữa ta và Đồng minh”[ 7;427].

Hội nghị toàn quốc của Đảng vừa kết thúc, đại hội quốc dân cũng được tiến hành tại Tân Trào (Tuyên Quang) vào ngày 16 và 17 tháng 8 – 1945. Hơn 60 đại biểu ở Bắc, Trung, Nam, đại biểu kiều bào ở nước ngoài, đại biểu các đảng phái, các đoàn thể, tôn giáo đã dự Đại hội. Đại hội tán thành và ủng hộ chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của mặt trận Việt Minh. Đại hội quyết định thành lập Ủy ban Giải phóng dân tộc Việt Nam do Hồ Chí Minh làm chủ tịch; quýêt định lấy lá cờ đỏ sao vàng năm cánh làm Quốc kì, lấy bài hát tiến quân ca làm Quốc ca.

Sáng ngày 17 – 8, Ủy ban Giải phóng dân tộc ra mắt quốc dân tại đình Tân Trào. Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Ủy ban giải phóng dân tộc đọc lời tuyên thệ.

Đại hội Quốc dân bế mạc, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền: “giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem, sức ta mà tự giải phóng cho ta.

Nhiều dân tộc bị áp bức trên thế giới đang ganh nhau tiến bước giành quyền độc lập. chúng ta không thể chậm trễ.

Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên”[ 7;418].


Tổng khởi nghĩa giành chính quyền

Lệnh Tổng khởi nghĩa của Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc và lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh được chuyển đến các tổ chức Đảng và Việt Minh, chiến sĩ và đồng bào.

Tuy nhiên, do tình hình phức tạp lúc bấy giờ và những khó khăn về giao thông, thông tin, liên lạc, Lệnh Tổng khởi nghĩa của Trung ương đến một số nơi bị chậm hoặc không đến đựơc. Nhưng ở những nơi ấy, tổ chức Đảng và Việt Minh, do thấm nhuần các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương trước đó, nhất là chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, đã căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương, kịp thời phát động quần chúng khởi nghĩa.
Từ ngày 14 – 8, các xã, huyện vùng nông thôn của hầu hết các tỉnh ở châu thổ sông Hồng, các tỉnh ở Trung Kì đã lần lượt nổi dậy giành chính quyền.

Ngày 14 – 8, nhân dân Quảng Ngãi khởi nghĩa thắng lợi ở hầu hết các địa phương trong tỉnh.

Ngày 16 – 8, một đơn vị quân giải phóng tiến công thị xã Thái Nguyên.

Ngày 17 – 8, một số vùng ngoại ô Hà Nội đã khởi nghĩa thắng lợi.

Ngày 18 – 8, các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam khởi nghĩa thành công ở tỉnh lị.

Ở Hà Nội, xứ ủy Bắc Kì phân công một số ủy viên trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa ở Hà Nội. theo nghị quyết cuộc họp ngày 15 – 8 – 1945, Ủy ban quân sự cách mạng Hà Nội (tức Ủy ban khởi nghĩa Hà Nội) được thành lập ngày 16 – 8.

Được biết Tổng hội viên chức sẽ tổ chức một cuộc mít tinh lớn vào chiều ngày 17 – 8 tại nhà hát lớn để ủng hộ chính phủ bù nhìn, Đảng bộ và Ủy ban khởi nghĩa quyết định biến cuộc mít tinh đó thành cuộc mít tinh của quần chúng ủng hộ cách mạng.

Chiều ngày 17 – 8, đông đảo các tổ chức cứu quốc ở Hà Nội, ngoại thành, cùng tự vệ chiến đấu, tuyên truyền xung phong được huy động đến Quãng trường nhà hát thành phố. Cuộc mít tinh bắt đầu, đại biểu Việt Minh chiếm diễn đàn,diễ thuyết kêu gọi nhân dân khởi nghĩa. Hàng vạn quần chúng hưởngứng lời kêu gọi của Việt Minh. Nhiều lính bảo an, cảnh sát ngả theo cách mạng.

Sau đó, cuộc mít tinh biến thành cuộc biểu tình tuần hành của quần chúng, diễn ra qua các đường phố chính của Hà Nội, quần chúng biểu tình hô vang khẩu hiệu “Đả đảo bù nhìn”, “Ủng hộ Việt Minh”, “Việt Nam hoàn toàn độc lập”.

Qua cuộc biểu dương lực lượng ngày 17 – 8, thành ủy Hà Nội có đủ cơ sở để đi đến quyết định khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở Hà Nội vào ngày 19 – 8 – 1945.

Ngày 18 – 8, cờ đỏ sao vàng được treo lên một số đường phố Hà Nội.

Sáng ngày 19 – 8, hàng chục vạn quần chúng cách mạng nội và ngoại thành mang theo gậy, dao, mã tấu…, rầm rập tiến về Quảng trường Nhà hát thành phố tham dự cuộc mít tinh do Việt Minh tổ chức cuộc mít - tinh bắt đầu lúc 11 giờ.

Sau loạt súng chào cờ và bài tiến quân ca vang lên, đại biểu Ủy ban quân sự cách mạng đọc lời hiệu triệu khởi nghĩa của Việt Minh. Cuộc mít tinh nhanh chống chuyển thành cuộc biểu tình tuần hành vũ trang. Quần chúng biểu tình chia thành nhiều đoàn tiến về cá ngả đường, chiếm các cơ quan của chính quyền bù nhìn, như phủ khâm sai, Tòa thị chính, Sở cảnh sát, trại Bảo an binh…Quân Nhật án binh bất động. Binh lính và cảnh sát ngụy cũng bất lực. Chính quyền hoàn toàn về tay nhân dân.

Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội đã cổ vũ mạnh mẽ nhân dân cả nước gấp rút nổi dậy giành chính quyền,. cùng ngày khởi nghĩa với Hà Nội và giành được chính quyền là các tỉnh Thái Bình, Khánh Hòa.

Ngày 20 – 8: Thái Nguyên, Yên Bái, Bắc Ninh, Sơn Tây, Ninh Bình, Thanh Hóa.

Nhày 21 – 8: Bắc Cạn, Tuyên quang, Phúc yên, Nam Định, Nghệ An, Ninh Thuận.

Ngày 22 – 8: Cao Bằng, Kiến An, Hưng yên, Tân An, Hải phòng.

Ngày 23 – 8: nhân dân Thừa Thiên - Huế nổi dậy giành chính quyền. Huế là nơi đóng đô của triều đình phong kiến nhà nguyễn, là trung tâm chính trị của đất nước. Vì vậy, Huế có vị trí rất quan trọng trong cuộ Tổng khởi nghĩa của cả nước.

Ngày 20 – 8, Ủy ban khởi nghãi tỉnh được thành lập. sáng ngày 23 – 8, Kinh đô Huế tràn ngập cờ đỏ sao vàng, khoảng 15 vạn nhân dân Huế và các phủ, huyện ngoại thành biểu tình chật nít các ngả đường, các khu phố, chiếm các cơ sở của chính quyền địch, rồi tập trung tại sân vận động thành phố dự mít tinh. Tại đây, Ủy ban Việt Minh và Ủy ban khởi nghĩa tỉnh tuyên bố xóa bỏ chính quyền bù nhìn, lập chính quyền cách mạng.

Hồi 16 giờ ngày 30 – 8, hàng vạn nhân dân Huế tập trung ở Ngọ Môn chứng kiến một sự kiện lịch sử: Vua Bảo Đại thoái vị. Đại diện chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa nhận ấn, kiếm do Bảo Đại trao và tuyên bố xóa bỏ chế độ quân chủ trên đất nứơc ta, công bố chính sách của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Khởi nghĩa thằng lợi ở Huế đã động viên, cổ vũ, tạo thêm sức mạnh tinh thần cho nhân dân các tỉnh Nam Trung Kì và Nam Kì vùng lên.

Cùng ngày khởi nghĩa với Thừa Thiên – Huế, một số tỉnh khác cũng khởi nghĩa và giành chính quyến, như Hà Đông, Hòa Bình, Quảng Bình, Quảng Trị, Lâm Viên, Bạc Liêu, Gia Lai.

Ngày 24 – 8 nhân dân các tỉnh Hà Nam, Phú yên, Đắc Lắc, Gò Công, Quảng Yên đã khỏi nghĩ giành chính quyền.

Ngày 25 – 8, khởi nghĩa thành công ở Lạng Sơn, Sơn La, Phú Thọ, Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định, Bà Rịa, Trà Vinh, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Bến Tre, Bình Thuận, Thủ Dầu Một, Sa Đéc, Mỹ Tho, Tây Ninh, Long Xuyên.

Sài Gòn là một trong 3 địa bàn ciến lược quan trọng bậc nhất của đất nước, là thủ phủ của Nam Kì thuộc Pháp, là nơi đặt đại bản doanh của quân Nhật đóng trên toàn bộ Đông Nam Á. Khi Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh vô điều kiện, ngay tối ngày 15/8/1945, Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ được thành lập do ban Bí thư xứ ủy Trần Văn Giàu làm Chủ tịch. Đến ngày 24 tháng những công sở trong thành phố đều do ta làm chủ ngày 24/8. Đặc biệt dinh Khâm sai (nay là Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh) là nơi đầu tiên ở Sài Gòn, cờ quẻ ly bị hạ xuống, cờ đỏ sao vàng được kéo lên, tung bay trong không khí thắng lợi.

Rạng sáng ngày 25 – 8, các đường phố Sài Gòn tràn ngập biển cờ, biểu ngữ, tiếng hô khẩu hiệu quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do vang dội trong thành phố. Cuộc biểu tình tuần hành của quần chúng biểu dương lực lượng, bắt đầu từ Nhà thờ Đức Bà, qua các đường phố Ca-ti-na, Ben-gich-cơ, Kit-sơ-nê, Bô-na rồi hội tụ trước dinh Đốc lí thành phố ( vừa chuyển thành trụ sở Ủy ban hành chính lâm tời Nam Bộ). Từ trên bao lơn Thị Sảnh, đại diện Việt Minh Nam Bộ đọc danh sách Ủy ban hành chính lâm thời Nam Bộ. Tiếp đó, đại diện xứ ủy Nam Kì đọc lời kêu gọi nhân dân ủng hộ, bảo vệ cách mạng. Đại diện tổng công đoàn Nam Bộ đọc lời hứa của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, cùng toàn thể nông dân quyết giữ vững chính quyền cách mạng. Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Sài Gòn kết thúc bằng một cuộc tuần hành khổng lồ chưa từng thấy.

Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở Sài gòn làm rung chuyển cả vùng nông thôn Nam Bộ, cổ vũ nhân dân Nam Bộ vùng lên. Tiếp đó là khởi nghĩa thắng lợi ở các tỉnh:

Ngày 26 – 8: Cần thơ, Châu Đốc, Biên Hòa.

Ngày 27 – 8: Rạch giá.

Ngày 28 – 8: Đồng Nai Thượng, Hà Tiên.

Ở côn Đảo, khi nhận được tin Tổng khởi nghĩa trong cả nước, Đảng bộ nhà tù côn Đảo lãnh đạo các chiến sĩ cách mạng bị giam cầm nổi dậy giành chính quyền, làm chủ toàn đảo. Giữa tháng 9 – 1945, các chiến sĩ cách mạng được đưa về đất liền, tăng cừơng cho các Đảng Bộ miền Nam.

Một số thị xã do lực lượng Trung Hoa Quốc dân Đảng và tay sai chiếm giữ từ trước, như Hải Ninh (nay thuộc Quảng Ninh), Hà Giang, Lào Cai, Lai châu,Vĩnh Yên vẫn chưa được giải phóng (sau khi hiệp định sơ bộ 6 – 3 – 1946 được kí kết, quân Trung Hoa Quốc dân Đảng mới trao trả cho ta). Như vậy, cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền do Đảng ta lãnh đạo đã giành thắng lợi trên cả nước trong vòng nửa tháng, từ 14 – 8 đến 28 – 8 – 1945.


5. Cách mạng tháng Tám thành công - nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời và Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám.

5.1 Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời (2 – 9 – 1945)

Trong khi Tổng khởi nghĩa diễn ra sôi nổi trên cả nước, ngày 25 – 8 – 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Tân Trào (Tuyên Quang) đã về tới Hà Nội.

Theo đề nghị của Người, Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do đại hội quốc dân họp ở Tân Trào cử ra cải tổ thành chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhằm đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, các Đảng phái yêu nước và nhân sĩ tiến bộ. nhiều ủy viên thuộc mặt trận Việt Minh trong Chính phủ Lâm thời tự nguyện nhường chỗ cho các nhân sĩ yêu nước ngoài Việt Minh.

Ngày 28 – 8, trên gác hai số nhà 48, phố Hàng Khay, Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo bản Tuyên Ngôn Độc lập.

Hồi 2 giờ chiều ngày 2 – 9 – 1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), trước cuộc mít - tinh lớn của hàng vạn nông dân Hà Nội và các vùng lân cận, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời tuyên bố với toàn thể quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập.

Bản Tuyên ngôn độc lập mở đầu bằng những “lời bất hủ” trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ và bản Tuyên ngôn nhân quyền của cách mạng Pháp năm 1791. Sự viện dẫn này nhằm khẳng định một chân lí trong sự phát triển, tiến bộ của xã hội loài người. “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”. Tuyên ngôn Độc lập đã nêu tội ác của thực dân Pháp trong hơn 80 năm thống trị, “đã lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa”.

Tuyên ngôn Độc lập cũng nêu rõ, khi Nhật vào Đông Dương, chỉ trong vòng 5 năm thực dân Pháp đã hai lần bán nước ta cho Nhật.

Nhân dân Việt Nam đã đứng dậy đánh đổ xiềng xích thực dân gần 100 năm, lật đổ chế độ quân chủ từng tồn tại mấy mươi thế kỉ, giành độc lập và lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.

Cuối bản Tuyên ngôn, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trịnh trọng tuyên bố nước Việt Nam được tự do, độc lập và ý chí quyết tâm của nhân dân Việt Nam quyết giữ vững tự do và độc lập ấy: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vữngquyền tự do độc lập ấy” [7;437].

Sau khi Chủ tịch Hồ Chí minh độc bản Tuyên ngôn Độc lập, toàn thể thành viên trong Chính phủ Lâm thời làm lễ tuyên thệ trước Quốc kì.

Tiếp đó, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp trình bày về tình hình trong nước và những chính sách của Chính phủ; Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền Trần Huy Liệu báo cáo về việc Đoàn đại biểu Chính phủ đi dự lễ thoái vị của vua Bảo Đại tại Huế; Đại biểu Tổng bộ Việt Minh Nguyễn Lương Bằng trình bày về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của Việt Minh và hô hào nhân dân đoàn kết ủng hộ chính phủ.

Tới 3 giờ chiều, toàn thể quốc dân tuyên thệ một lòng ủng hộ Chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo.

Ngày 2 – 9 – 1945 trở thành mốc lịch sử trọng đại của đất nước, là ngày hội lớn của toàn thể dân tộc Việt Nam.


5.2 Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám

Cách mạng tháng tám là một sự kiện trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Thắng lợi của cách mạng tháng tám không chỉ có ý nghĩa đối với dân tộc mà còn có ý nghĩa quốc tế.

Đối với dân tộc Việt Nam


Cách mạng tháng tám đã lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp đè nặng lên đất nước ta trên 80 năm, ách thống trị củ phát xít Nhật gần 5 năm, lật nhào ngai vàng phong kiến ngự trị trên đất nước ta ngót chục thế kỉ.

Với thắng lợi của cách mạng tháng tám, lần đầu tiên một nhà nước mới đã được xây dựng ở nước ta – nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước của dân, do dân, vì dân. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, chủ vận mệnh dân tộc.

Thắng lợi của cách mạng tháng Tám mở ra một kỉ nguyên mới của dân tộc: Kỉ nguyên độc lập, tự do.

Đối với quốc tế


Trong gần 5 năm đấu tranh chống phát xít Nhật chiếm đóng, khi thời cơ đến, dân ta nổi dậy “lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật”, với thắng lợi của cách mạng tháng Tám, nhân dân ta đã góp phần cùng nhân dân thế giới đánh bại chủ nghĩa phát xít, mang lại hòa bình cho nhân loại.

Thắng lợi của cách mạng tháng Tám đã gián đòn mạnh mẽ vào chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn thế giới.

Thắng lợi của cách mạng tháng tám là thắng lợi đầu tiên trong thời đại mới của dân tộc nhược tiểu đã tự giải phóng khỏi ách đế quốc thực dân. Thắng lợi đó đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới, đặc biệt là đối với hai nước bạn bè Miên và Lào. Đó là thắng lợi đầu tiên của Đảng vô sản ở nước thuộc địa đã giành được chính quyền cách mạng trong cả nước.

Hồ Chí Minh nói: “chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”.


5.3 Nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám


Thắng lợi của cách mạng tháng tám là tổng hợp của những yếu tố khách quan và chủ quan.

Về khách quan:


Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai làm cho chủ nghĩa đế quốc suy yếu. Đế quốc Pháp thống trị nước ta bị Đức chiếm đóng. Bọn thực dân ở Đông Dương bị Nhật đảo chính truất quyền cai trị Đông Dương.

Khi Liên Xô tiến hành cuộc chiến tranh vệ quốc, những thắng lợi của Hồng quân Liên Xô tiêu diệt hoàn toàn phát xít Đức đã cổ vũ tinh thần nhân dân ta trong cuộ đấu tranh giải phóng dân tộc.

Cuộc đấu tranh chống phát xít của đồng minh, của lực lượng dân chủ, tiến bộ trên thế giới, của phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh, đặc biệt chiến thắng của Hồng quân Liên Xô tiêu diệt đạo quân Quan Đông của Nhật buộc Nhật đầu hàng đồng minh không điềi kiện, tạo thời cơ khách quan thuận lợi cho nhân dân ta nổi dậy giành chính quyền.

Về chủ quan:

Dân tộc ta có truyền thống yêu nước nồng nàn, đã trãi qua hàng ngàn năm đấu tranh giữ nước và dựng nước, đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu truyền từ đời này sang đời khác. Nhân dân ta đã kế thừa và phát huy truyền thống quý báu đó. Đặc biệt từ khi có Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, nhân dân ta đoàn kết một lòng, không quản hy sinh, gian khổ, đứng lên cứu nước, cứu nhà.

Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra đường lối giải phóng dân tộc đúng đắn, theo nguyên lí của chủ nghĩa Mác – LêNin, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.

Cách mạng tháng tám diễn ra trong 15 ngày, nhưng sự chuẩn bị liên tục của Đảng trong suốt 15 năm: trải qua các phong trào cách mạng 1930 – 1935, 1936 – 1939, đã tích lũy được nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng tháng tám. Nhất là sự chuẩn bị chu đáo, toàn diện của Đảng cho cách mạng giải phóng dân tộc từ năm 1939 đến năm 1945: Chuẩn bị về đường lối, xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, xây dựng căn cứ địa cách mạng.
Sự chỉ đạo linh hoạt, sáng tạo, chủ động của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của các cấp bộ Đảng và Việt minh trong Tổng khởi nghĩa: Xác định thời cơ phát động khởi nghĩa, sử dung hình thức đấu tranh thích hợp, sử dung lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, kết kợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, kết hợp lực lượng Trung ương với địa phương, chỉ đạo khởi nghĩa từng phần tiến tới Tổng khởi nghĩa khi thời cơ đã đến.

“Cách mạng tháng tám thành công căn bản là do lực lượng chính trị của nhân dân đã kịp thời nắm lấy cơ hội thuận tiện nhất, khởi nghĩa giành chính quyền Nhà nước. Nhưng nếu Đảng ta trước đó không xây dựng lực lượng vũ trang và thành lập những khu căn cứ rộng lớn để làm chỗ dựa cho lực lượng chính trị và phong trào đấu tranh chính trị, và khi điều kiện đã chín muồi không mau lẹ phát động cuộc khởi nghĩa vũ trang thì cách mạng không thể mau chống giành được thắng lợi".

Nguồn: Giáo trình LSVN 1919-1945​
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top