Lịch sử ra đời và phát triển của cây bút bi

megaseo

New member
Xu
0
Không biết được ra đời từ khi nào nhưng bằng sáng chế hợp pháp của bút bi được công nhận vào ngày 30.10.1888 bởi John Loud – một nhân viên ngân hàng nhưng lại hứng thú với việc phát minh,anh này đã cố gắng làm việc liên tục để sáng tạo ra một cây bút có thể viết trên da,sử dụng một viên bi kim loại rất nhỏ,được cố định bằng socket,anh ấy đã cố gắng rất nhiều nhưng vẫn thất bại trong việc tạo ra một công cụ dùng để ghi chép.và anh ấy đã để uống phí cái bằng sáng chế của mình vì chưa cố gắng đến cùng cho một sản phẩm vô cùng phổ biến(và thương mại) như cây bút bi chúng ta sử dụng như ngày nay.



John_Jacob_Loud_01.png


Chân dung John J. Loud – cha đẻ của cây bút bi​

Đến đầu những năm 1900,bút bi lại được tái phát triển.Sau rất nhiều cố gắng để tạo ra một thiết kế bút bi bị thất bại.Vấn đề lớn nhất mà các nhà phát minh gặp phải đó vẫn là sự tắc ngẽn và tràn mực mà họ không thể kiểm soát,nếu socket quá chật,mực sẽ bị tắc,nếu socket quá lỏng,mực sẽ bị tràn.Cho đến khi các nhà phát minh dần hiểu ra cách hoạt động của pit-tông,các ý tưởng về thay đổi mao dẫn ngòi bút và chất liệu mực được hình thành.Ngoài ra,các kiến thức về trọng lực và sự ảnh hưởng của cây bút khi chuyển hướng hay thay đổi góc cũng được áp dụng vào.
Đáng nói trong số đó là biên tập viên của báo Hungarian -László Bíró,ông này nhận ra mực in trên báo của ông khô rất nhanh,việc này giúp tờ báo của ông không bị nhòe mực.Ông quyết định thử làm một cây bút sử dụng loại mực trên chiếc máy in báo của ông.Với sự giúp đỡ của anh trai ông,một nhà hóa học,ông đã thành công trong việc phát triển loại mực sệt cho bút bi.

Lazlo-Biro-v%E1%BB%9Bi-thi%E1%BA%BFt-k%E1%BA%BF-b%C3%BAt-bi-c%E1%BB%A7a-m%C3%ACnh.jpg


Lazlo-Biro với thiết kế bút bi của mình

Ý tưởng của Bíró đã thành công,ông được cấp bằng sáng chế vào năm 1938.

Đầu những năm 1940,Bíró và anh trai ông đã bỏ công việc của mình cùng với một người bạn tên Juan Meyne rời Đức để đến Argentina để xây dựng một công ty bút bi,họ phát triển thành công một cây bút mới với tên gọi là Birome và nộp bằng sáng chế cho cây bút này vào năm 1943,tên của cây bút này được sử dụng cho đến ngày hôm nay tại Argentina với ý nghĩa là “bút bi”.

Thiết kế trở nên đơn giản và hoàn thiện hơn đến nỗi Quân đội Anh đã mua bản quyền nó và phát triển một loại bút mà họ gọi là “Biro” chuyên sử dụng cho phi công của Hoàng Gia Anh.Không bị tràn mực khi viết trong điều kiện trên không như bút máy,bút bi nhanh chóng trở thành cây bút phổ biển bên cạnh các phi công.Nó lan rộng rất nhanh trong các lực lượng chiến đấu trong chiến tranh thế giới thứ II.Khi chiến tranh kết thúc hàng loạt công ty trên toàn thế giới đều lao đầu vào việc tạo ra mẫu thiết kế bút riêng của họ.Năm 1945,Eversharp một thơ bút chì cơ khí đã hợp tác với Eberhart Faber để mua quyền được án Birome tại Hoa Kỳ với tên gọi Eversharp Pen.

qu%E1%BA%A3ng-c%C3%A1o-b%C3%BAt-bi-c%E1%BB%A7a-Eversharp.jpg


Quảng cáo bút bi của Eversharp – cây bút 1$

Cùng lúc đó,một người Hoa Kỳ tên Milton Reynolds vô tình tiếp xúc với cây bút Birome khi ông này đi qua Buenos Aires-thủ đô của Argentina,thấy được tiềm năng thương mại của sản phẩm này.Ông mua vài cây Birome và trở về quê hương.Thay vì mua quyền được bán Birome,ông tập trung vào thay đổi thiết kế của cây bút này để lách luật và có quyền hợp pháp bán cây bút của ông với tên gọi Reynolds Rocket.Ông thành lập công ty tên “Reynolds International Pen Company” và nhanh chóng đánh bại Eversharp trên thị trường Mỹ.Một đối thủ cạnh tranh đáng chú ý của Raynolds lúc bấy giờ là Marcel Bich,một người cũng ra mắt bút bi trên thị trường Mỹ vào những năm 1950.Ông Marcel Bich này ngon hơn vì có bản quyền cây bút từ Argentina,nhưng lại có những bước đầu không thành công cho lắm.Nhưng được cái ông này chịu quảng cáo, cây bút của công ty ông với tên gọi Bic được lên kế hoạch chiếm lĩnh thị trường Hoa Kỳ với cách chiến dịch quảng bá có slogan “Writes The First Time, Every Time!” – (chả biết dịch thế nào cho thông :))



qu%E1%BA%A3ng-c%C3%A1o-b%C3%BAt-bi-c%E1%BB%A7a-Reynolds-Rocket.jpg


Quảng cáo bút bi của Reynolds-Rocket

Sau 2 năm thành công,công ty của Reynolds đi vào mức bão hòa và Reynolds dần trở nên mất hứng thú với thị trường bút do sự cạnh tranh quá lớn của Marcel Bich.

Nhận thấy vẫn còn nhiều tiềm năng trong thị trường bút,một công ty tên Paper Mate rót vốn vào công ty của Reynolds và mua lại công ty này.Họ cũng đăng kí quyền để được bán cây bút bi này tại Canada.Muốn giảm giá thành của cây bút,họ phát triển ra loại mực mới và quảng cáo cây bút thông qua hình ảnh của các ngân hàng và gắn mác “banker approved” trong quảng cáo của họ.

Năm 1954 ,một công ty khác tên Parker Pens(cái này thì quen quá nhỉ) ra mắt một cây bút với mác “công nghệ tiên tiến” ,với giá từ 3$-9$ họ đã bán ra hàng triệu cây bút trong thập kỉ tiếp theo.Khi Eversharp trở nên lụi tàn vì quảng cáo không tốt,Parker mua lại cây bút của họ.




b%E1%BA%A3n-quy%E1%BB%81n-b%C3%BAt-bi-c%E1%BB%A7a-Biro-b%C3%A1n-cho-BIC.jpg

Bản quyền bút bi của Biro bán cho BIC

Ngày nay,bút bi không có nhiều thay đổi,bạn có thể dễ dàng tìm mua các cây bút của Paper Mate, Parker hay Bic với vài đô la.
Nguồn :Lịch sử của cây bút bi
 
Cái gì cũng phải bắt đầu từ lịch sử.... Nhưng lại ít ai biết đến nó bởi ngta chỉ biết hưởng thành quả mà quên đi người phát minh. Chắc phải ghi nhớ thêm câu " ăn quả nhớ kẻ trồng cây"
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top