Lịch sử châu Âu từ sau cách mạng Pháp đến hội nghị Vienne

Chị Lan

New member
LỊCH SỬ CHÂU ÂU TỪ SAU CÁCH MẠNG PHÁP ÐẾN HỘI NGHỊ VIENNE


I. TỪ CHẾ ÐỘ TỔNG TÀI ÐẾN ÐẾ CHẾ

Sau khi phái Jacobins bị thất bại, tư sản phản động lên nắm chính quyền dưới hình thức quốc ước Thermidor và chế độ Ðốc chính. Những năm dưới thời cai trị của quốc ước Thermidor và chế độ Ðốc chính là những năm nhân dân Pháp sống trong bầu không khí chính trị đen tối và thiếu thốn về kinh tế. Nhân dân đã nhiều lần nổi dậy khởi nghĩa chống chính quyền. Tình hình này làm cho bọn bảo hoàng mạnh lên và ráo riết hoạt động giành chính quyền. Trong khi đó chế độ Ðốc chính tỏ ra mất uy tín do những khó khăn về tài chính. Bên cạnh đó là khuynh hướng tả của một số đại biểu trong quốc hội làm cho tư sản Thermidor lo ngại sẽ trở lại chế độ chuyên chính dân chủ cách mạng. Do đó, giai cấp tư sản cầm quyền lo sợ. Họ cho rằng cần phải có một chính quyền mạnh để bảo đảm quyền lợi của họ, vì vậy, họ đã nhờ đến bàn tay của Napoléon để làm cuộc đảo chính vào ngày 18 tháng sương mù (11.1799). Sau cuộc đảo chính, chính quyền nằm trong tay một ban Tổng tài lâm thời gồm 3 người: Napoléon Bonaparte, Sièyes và Ducot.

1. Chế độ Tổng Tài.

Một tháng sau ngày đảo chính, một bản Hiến Pháp mới được ban hành vào tháng 12.1799. Theo Hiến Pháp, đứng đầu nhà nước là ba vị Tổng tài. Napoléon là Tổng tài thứ nhất, nắm toàn bộ quyền hành, hai vị kia chỉ là tư vấn.

Quyền Lập Pháp nằm trong tay hai viện: Viện Bảo dân gồm100 người trên 25 tuổi và đoàn Lập Pháp gồm 300 người trên 30 tuổi. Cả hai viện đều không có quyền đề ra luật mà chỉ thảo luận những dự án do chính phủ đưa ra.

Bộ máy tinh vi của Napoléon thiết lập trong chế độ Tổng tài nhằm làm tê liệt những quyền dân chủ của nhân dân. Thực chất của chế độ mới là nền chuyên chế quân sự của phe đại tư sản mà Napoléon là người đại diện. Chính sách nội trị của ông đã chứng tỏ rằng chính phủ tư sản đã thủ tiêu những thành quả của cách mạng Pháp và chỉ giữ lại những thành quả nào của cách mạng có lợi cho giai cấp tư sản.

2. Ðế chế I. (1804 - 1815).

Năm 1802, Napoléon tự phong cho mình chức Tổng tài suốt đời, đến 1804 thì xưng là Hoàng đế, lập ra Ðế chế I. Ðế chế I thực chất là nền quân chủ tư sản nằm trong tay cá nhân Napoléon.

Sau khi tuyên bố đế chế, một triều đình mới được tổ chức, họ Bonapate trở thành một dòng vua mới của Pháp. Ðể kiện toàn bộ máy chính quyền, Napoléon tiến hành những cải cách và ban hành nhiều bộ luật, một số các bộ luật đó hiện nay vẫn được thi hành ở Pháp.

2.1. Các bộ luật của Napoléon:

- Bộ Dân luật: thông qua vào tháng 3.1804. Ðây là một văn bản có hệ thống mà mục đích chính là đảm bảo quyền tư hữu của giai cấp tư sản. Bộ luật này đặt địa vị người phụ nữ rất thấp kém và bất lợi đối với anh em về quyền thừa kế. Những nhà bình luận dù thiên vị nhất cũng đều cho rằng so với pháp chế thời cách mạng, bộ luật này là một bước lùi.

- Bộ Hình luật: ra đời vào năm1811. Bộ luật này qui định những vụ xử có tính chất hình sự. Hình luật qui định duy trì tội tử hình, khôi phục hình phạt đánh bằng roi đã bị cách mạng thủ tiêu, công nhận điều luật Le Chapelier. Các công đoàn công nhân đều bị nghiêm cấm hoạt động và những cuộc bãi công đều bị trừng trị nghiêm khắc. Công nhân bị đặt dưới sự kiểm soát của chính phủ và bị kiểm tra bằng sổ lao động (tiểu bạ công nhân). Công nhân cũng bị cấm không được tổ chức và tham gia vào các cuộc bãi công.

- Bộ Thương luâtû (1807): pháp lý hóa những quan hệ sản xuất TBCN dựa trên sự bảo đảm những quyền tư hữu của giai cấp tư sản. Nó còn đề ra những khế ước trong việc kinh doanh hoặc thành lập công ty, những qui định về việc thanh toán nợ.

Tất cả những bộ luật này tuy so với pháp chế thời kì cách mạng là một bước lùi nhưng so với những luật lệ phong kiến đang tồn tại ở châu Âu, thì đây làì những công trình tiến bộ của giai cấp tư sản.

2.2. Chính sách đối với nhà thờ:

Napoléon đã dùng tôn giáo như một công cụ phục vụ sự thốïng trị của mình. Napoléon cho phép các Giáo hoàng được bổ nhiệm các giám mục, đạo Thiên chúa được truyền bá phổ biến và công khai. Ông tuyên bố đạo Thiên Chúa trở thành tôn giáo thống trị trong nước Pháp.

2.3.Tổ chức hành chính:

Bộ máy hành chính chuyên chế được xây dựng nhằm bảo đảm cho sự thống trị của Napoléon. Ông đã thiết lập một mạng lưới cảnh sát và hệ thống quận trưởng ở hầu khắp các nơi trên nước Pháp. Mạng lưới cảnh sát này nhằm tăng cường sự độc tài của chính quyền Napoléon.

II. CÁC CUỘC CHIẾN TRANH THỜI NAPOLÉON

1. Tính chất.


Những cuộc chiến tranh thời Napoléon mang tính chất xâm lược rõ ràng, khác hẳn về bản chất chiến tranh thời kì cách mạng Pháp.

2. Mục đích.

Mục đích chủ yếu của các cuộc chiến tranh Napoléon I là giành lấy thị trường mới, giành lấy bá quyền của Pháp trong công thương nghiệp, chính trị và quân sự ở châu Âu. Ngoài việc vơ vét nguyên liệu, tiền của ở các nước, Napoléon còn tước đoạt những tài sản tinh thần ở các nước mà ông xâm lược.

3. Các cuộc chiến tranh.

3.1. Giai đoạn thắng lợi của những cuộc chiến tranh của Napoléon.

Trong giai đoạn đầu, nhờ được rèn luyện trong cách mạng, quân đội Napoléon đã đánh bại được những liên minh chống Pháp do Anh cầm đầu.

10.1805, quân Pháp bắt được quân Áo ở Ulm.

12.1805, Pháp thắng Áo ở Austerlitz, Áo hoàng phải ký hiệp ước Bratislava.

7.1806, Napoléon I lập ra hiệp bang Sông Rhin dưới quyền bảo hộ của mình.

7.1807, thắng Phổ, Nga và ký hiệp ước Tilsit. Napoléon đề nghị cùng Nga hoàng phân chia châu Âu: Nga chiếm Ðông Âu, Pháp chiếm Tây Âu. Nga hoàng công nhận những thành quả của Napoléon và cùng Napoléon tham gia vào cuộc phong tỏa lục địa của Pháp chống Anh.

Thời kỳ này với sự thất bại của Phổ, Pháp lập ra một hiệp bang sông Rhin mới dưới quyền bảo hộ của mình, đế quốc La Mã Thần Thánh thành lập từ năm 962 đến lúc bấy giờ đã bị tan rã.

Trong những cuộc xâm lược của mình, Napoléon đã dùng nhiều biện pháp đối với các nước bị chiếm như: sát nhập thẳng vào Pháp, hoặc chia thành từng quận thuộc Pháp. Napoléon thiết lập chế độ tư sản ở những nước bị chiếm. Lãnh thổ các nước bị chiếm đều do anh em Napoléon đảm nhiệm, anh Joseph làm vua Tây Ban Nha, em Jérôme cai trị ở liên bang sông Rhin, em rễ Murat làm vua xứ Naples, em Louis làm vua Hà Lan kiêm vua Ý...

3.2. Thời kì thất bại của Napoléon.

Từ 1809-1812 đế quốc Napoléon trải qua một thời kỳ hòa bình và cũng là thời gian mà nó được mở rộng hơn hết. Tuy nhiên, những khó khăn bên trong và bên ngoài đã đưa đế chế đến chỗ sụp đổ nhanh chóng. Thêm vào đó, do ảnh hưởng của phong trào đấu tranh của nhân dân Tây Ban Nha, một phong trào chống đối Napoléon ở những nước bị xâm lược nổ ra. Sau cùng, với sự thất bại của chiến dịch Nga 1815, đế chế I nhanh chóng bị sụp đổ.

Napoléon buộc phải thoái vị và bị đày sang đảo Elbe. Tư sản bỏ rơi Napoléon. Louis XVIII của dòng Bourbons cùng quí tộc theo chân liên quân phong kiến trở về Pháp nắm chính quyền. Một trăm ngày sau khi bị đày ở đảo Elbe, ngày 20.3.1815, Napoléon về đến Paris, trở lại làm vua, nhưng không giữ được chính quyền trong bao lâu. Sau trận thất bại ở Waterloo (1815), Napoléon phải thoái vị lần II và bị đày sang đảo Saint Hélène. Dòng Bourbons trở lại thống trị nước Pháp.

III. HỘI NGHỊ VIENNE

1. Hội Nghị Vienne. (1.1.1814 - 9.6.1815)

Sau khi đánh bại Napoléon I, các nước đồng minh thắng Pháp đã triệu tập một hội nghị ngoại giao lớn và quan trọng nhất để định đoạt cục diện mới của châu Âu và thế giới, theo hướng thỏa mãn những tham vọng phản động của kẻ chiến thắng.

1.1. Mục đích - thành phần và cách tiến hành hội nghị:

Hội Nghị được tiến hành nhằm 3 mục đích:

- Trấn áp phong trào đấu tranh dân tộc ở các nước châu Âu và khôi phục chế độ phong kiến chuyên chế ở những nước bị Napoléon I chiếm đóng.

- Củng cố chiến thắng vừa giành được và ngăn cản sự phục hưng của Pháp.

- Chia nhau đất ở châu Âu và các thuộc địa nhằm thỏa mãn tham vọng các nước lớn.

Ðại biểu các nước châu Âu được mời tới dự, thời gian từ 1.1.1814 - 9.6.1815.

Ngày nào cũng có tổ chức những cuộc khiêu vũ, biểu diễn nghệ thuật, săn bắn, đi dạo... cho các vua và sứ thần đến họp, nhưng hội nghị không hề họp một lần nào để thảo luận cả. Hội nghị chỉ lo khiêu vũ nên người ta đã nhận xét: Hội nghị không tiến, hội nghị nhảy múa.

Tất cả các nghị quyết đều do Ủy ban bốn nước quyết định, gồm đại biểu các nước thắng trận: Anh-Nga-Áo-Phổ. Trong quá trình tranh chấp để đạt những mục tiêu ấy ở hội nghị, những mâu thuẫn phức tạp đã nổi lên: mâu thuẫn giữa các nước chiến thắng và các nước chiến bại, mâu thuẫn giữa bọn thống trị phản động và nhân dân bị trị ở các nước, mâu thuẫn giữa các nước chiến thắng đang tranh giành quyền lợi lẫn nhau.
Trong lúc hội nghị đang kéo dài vi không giải quyết được sự tranh chấp quyết liệt giữa các nước chiến thắng, thì có tin Napoléon từ Elbe trở về Pháp, các nước chiến thắng tham gia hội nghị phải vội vàng hòa hoãn mâu thuẫn lẫn nhau để nhanh chóng tìm biện pháp thỏa hiệp hòng tập họp lực lượng chốïng Napoléon. Cuối cùng các nước thỏa thuận kí một văn kiện kết thúc hội nghị vào 9.6.1815.

1.2. Các vấn đề tranh chấp tại Hội Nghị:

- Vấn đề Ba Lan - Dắc đen:

Trước kia Ba Lan bị Nga, Áo, Phổ xấu xé nhiều phen, tới khi Napoléon đánh bại 3 nước kia, chiếm được Ba Lan (1804), Napoléon I đã thống nhất Ba Lan dưới hình thức đại công quốc Vác xa va do vua Dắc den cai trị, đặt trong đồng minh của Pháp. Nay Nga muốn đặt Ba Lan trong biên giới Nga nên kéo Phổ theo, chống lại sự phản đối của Áo - Anh.

-Vấn đề Ðức: Ðức tồn tại dưới hình thức đế quốc La Mã Thần Thánh, gồm nhiều nước Ðức nhỏ, do vua Áo làm hoàng đế. Năm 1806 sau khi đánh bại Áo, Napoléon I giải tán nó, đẩy Áo- Phổ ra ngoài, lập nên hiệp bang sông Rhin. Nay vấn đề đặt ra là phải tổ chức lại nước Ðức mà Napoléon đã đơn giản đi khá nhiều.

Nga chủ trương bảo tồn Phổ và Aïo, nhưng thủ tướng Áo muốn duy trì tình trạng chia cắt để Áo có ưu thế; đang giằng co thì Napoléon trở về, các nước vội vã thiết lập Liên Hiệp Ðức.

1.3. Kết quả của Hội Nghị.

- Pháp trở lại biên giới như hồi trước cách mạng, phải bồi thường 700 triệu Francs chiến phí, và để cho quân đồng minh chiếm đóng trong 3 năm.

- Thiết lập một phòng thủ chống Pháp ở châu Âu gồm các nước Ðức, Hà Lan, Thụy sĩ..., những nước này trở thành căn cứ quân sự chống Pháp.

- Chia lại bản đồ châu Âu theo tham vọng của những nước lớn.

2. Các tổ chức phản động đàn áp phong trào cách mạng.

2.1. Liên minh Thần Thánh (La Sainte Alliance). 26 - 9 - 1815

Ðể củng cố Hội Nghị Vienne và duy trì chế độ quân chủ chuyên chế phản động ở châu Âu, Nga hoàng Alexendre I đề xướng việc thiết lập Liên minh Thần Thánh bao gồm những nước theo đạo Thiên chúa. Dưới danh nghĩa tôn giáo, vua các nước Nga - Áo - Phổ kêu gọi các nước theo đạo Thiên chúa hãy ủng hộ lẫn nhau để bảo vệ tôn giáo và vương quyền; thực ra để đàn áp phong trào cách mạng ở bất kỳ nước nào.
Người lãnh đạo Liên minh Thần Thánh là hoàng thân Metternich. Ðể quyết định các công việc chung, các nước tham gia Liên minh Thần Thánh sẽ họp hội nghị từng thời kỳ một. Những thành viên của Liên minh Thần Thánh có trách nhiệm giúp đỡ lẫn nhau bằng cách can thiệp bằng những nước có phong trào cách mạng, hoạt động nổi bật của Liên minh Thần Thánh là đàn áp phong trào cách mạng ở Tây Ban Nha và ở Ý.

2.2. Ðồng Minh Bốn Nước ( Liên Minh Tứ Cường.)


Chính Phủ Anh thấy rằng sự thiết lập Liên minh Thần Thánh và hiệp ước Paris chưa đủ để đảm bảo cho việc ổn định bản đồ Châu Âu, chưa thể ngăn ngừa Pháp ngóc đầu lên được, cần phải có một tổ chức chặt chẽ và có thực lực hơn; nên ngày 20 - 11 - 1815, bốn nước: Anh - Nga - Áo - Phổ bí mật ký kết một hiệp ước thiết lập Ðồng minh bốn nước nhằm ngăn chặn không cho triều đại Napoléon được lập lại, duy trì trật tự cũ, đàn áp phong trào cách mạng ở các nước.

(Sưu tầm)
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top