LỊCH SỬ CHÂU ÂU HẬU KỲ TRUNG ĐẠI ( THẾ KỶ XVI - NỬA ĐẦU THẾ KỶ XVII )
KHÁI QUÁT :
Hậu kỳ trung đại là giai đoạn :
Chế độ phong kiến lâm váo tình trạng khủng hoảng suy vong và quan hệ tư bản nảy sinh.Giai đoạn nầy đưộc mở đầu bằng các cuộc phát kiến lớn về địa lý. Bởi vì phát kiến địa lý mở đường cho sự ra đời của CNTB và mở đầu cho sự ra đời của chủ nghĩa thực dân cận đại.
Ðây cũng là thời kỳ chính quyền quân chủ chuyên chế được xây dựng ở một số nước ( Anh , Pháp, Tây ban nha, Bồ đào nha,....)
Lúc nầy là giai đoạn quá độ, khi mà các đẳng cấp phong kiến cũ đã suy thóai và giai cấp tư sản đã hình thành từ tầng lớp thị dân trung đại, và khi mà giữa hai bên đối địch nhau chưa bên nào thắng bên nào, lúc ấy qúi tộc phong kiến bắt tay vời tư bản để tiêu trừ phong kiến cát cứ và phong trào nông dân đang lên mạnh.
Ðây cũng là thời kỳ bắt đầu những cuộc cách mạng về tư tưởng và văn hóa sâu sắc ( đấu tranh giữa hai ý thức hệ tôn giáo phản động và ý thức hệ tư sản tiến bộ), biểu hiện qua các phong trào cải cách tôn giáo, văn hóa phục hưng.
Trong giai đoạn này, do tác động của những điều kiện kinh tế - xã hội và tư tưởng mới, pnong trào của nông dân và thị dân nổ ra rất mạnh mẽ, biến thành cuộc chiến tranh nông dân thực sự, mang tính chất hoàn toàn mới là thủ tiêu chế độ phong kiến và vương quyền.
Tất cả những điều đó đã làm cho giai đọan các thế kỷ XVI - XVII, trở thành một giai đoạn đặc biệt trong lịch sử, khác về chất với giai đoạn phong kiến phát triển trước đó (thế kỷ XI-XV), cũng như với các thế kỷ tiếp theo của chủ nghĩa tư bản công nghiệp ( thế kỷ XVIII - XIX ). Qui luật những quan hệ sản xuất tất yếu phải phù hợp với tính chất của lực lượng sản xuất đã biểu hiện rất rõ ràng và đẩy nhanh sự tan rã của chế độ phong kiến.
I- NHỮNG CUỘC PHÁT KIẾN LỚN VỀ ÐỊA LÝ CỦA NGƯỜI CHÂU ÂU
1- Những tiền đề của các Phát kiến lớn về địa lý
- Do nhu cầu phát triển của nền kinh tế thương mại châu Âu.
- Cơn khát vàng đặc trưng của những người tham gia các đoàn thám hiểm mạo hiểm ở thế kỷ XV - XVI là tiền đề đặt biệt quan trọng của những phát kiến địa lý.
- Sự phát triển của chủ nghiã chuyên chế ở Tây âu vào cuối thế kỷ XV cũng là tiền đề căn bản cho các phát kiến địa lý vĩ đại.
- Những mâu thuẩn của chế độ phong kiến, cuộc khủng hoảng sâu sắc của nó diễn ra trong thế kỷ XV, cũng là tiền đề thật sự cho phát kiến địa lý.
- Cuối cùng, những tiến bộ của khoa học và kỹ thuật ở châu Âu là tiền đề cần thiết cho phát kiến địa lý. (Ngành đóng tàu, La bàn, bản đồ,....)
2- Tiến trình phát kiến địa lý
Cho đến trước thế kỷ XV, người châu Âu chỉ biết có 3 đại lục : Âu, Á, Phi nối liền nhau, chung quanh là biển. Nhưng đến thế kỷ XV những hiểu biết của người châu Âu được bổ sung bằng thuyết qủa đất hình tròn, nhờ vậy mà họ biết rằng muốn sang Ấn độ thì có thể đi bằng hai cách : Vòng châu Phi hoặc vượt đại dương đi về phía Tây.
Ði đầu trong việc tiến hành những cuộc thám hiểm vĩ đại vào thế kỷ XV là hai quốc gia Bồ đào nha và Tây ban nha.
NHỮNG CHUYẾN ÐI CỦA NGƯỜI BỒ ÐÀO NHA :
Ðặc điểm của người Bồ đào nha la đi theo đường vòng châu Phi và khởi hành ở Lisbonne .
Các chuyến đi của HENRY :
Henry vừa là một hoàng tử ( con vua John II) vừa là một nhà hàng hải, ông đã mở đầu những chuyến đi của người Bồ đào nha.
Năm 1415, người Bồ đã chiếm được pháo đài Ceuta trên bờ biến châu Phi, từ đó hầu như năm nào họ cũng tổ chức những đoàn thám hiểm đi về phía Nam dọc theo bờ biển châu Phi.
Năm 1419, họ chiếm được hòn đảo Porto Xanto do người Ý tìm ra trước kia và biến đảo nấy thành thuộc địa.
Năm 1445, họ đến được Cap Vert (mũi Xanh).
Năm 1472, họ đến Vịnh Guinée, và bắt đầu khai thác những lớp đất có vàng, sau đó họ biến nơi nầy thành nơi buôn bán ngà voi, vàng , nô lệ và một phần gia vị. Họ đem áo dài vải gai, hạt cườm vũ khí và rượu bán cho người da đen ở đây. Khi đến vịnh Guinée, họ tưởng đây là mõm cực nam của châu Phi, nên năm 1482 họ cho xây dựng ở đây đồn Mina để cướp bóc.
Chuyến đi của BARTHOLEMEN DIAS :
Tháng 8 năm 1486, đợt thám hiểm lần thứ hai được tiến hành do Bartholemen Dias thực hiện. Ông đã đến được mũi nam Phi, nhưng bị một cơn bão kéo dài 13 ngày đẩy ra khơi, khi quay được trở lại theo hướng Ðông-Bắc đoàn thám hiểm bất ngờ đi vòng quanh mỏm cực Nam châu Phi và đặt tên cho nó là mũi bảo táp. Họ trở về Lisbon năm 1487, Vua John II thấy có cơ sở để tiến xa hơn nên đã đổi tên mũi bảo táp thành mủi Hảo vọng .(Cap good of Hope)
Chuyến đi của VASCO DA GAMA :
Ngày 8 tháng 7 năm 1497, đợt thám hiểm lần thứ 3 do Vasco da Gama tiến hành. Ðoàn lên đường với 4 tàu và 168 thủy thủ .
- Ngày 27 tháng 7 , đoàn đến các đảo ở mũi Cap Vert.
- Ngày 22 tháng 11, các con tàu đi vòng qua mũi Hảo vọng và đi vào Ấn độ dương.
- Ngày 01 tháng 05 năm 1498, đoàn đã đến các thành thị cực Nam của người Arap ở châu Phi là Mozambique, sau nhiều lần đụng độ với người Arap, đoàn đã được một người hoa tiêu biết đường dẫn tới Ấn độ.
- Sau 23 ngày bơi trên Ấn độ dương, cuối cùng ngày 20 tháng 05 năm 1498 đoàn đã đến thành phố Calicut .
- Ngày 30 tháng 09 năm 1498, đoàn rời khỏi Calicut. Trên đường đi người Bồ đã đánh cướp các con tàu của dân Ấn giáo mỗi khi gặp và giết hại thủy thủ của nó, mãi đến ngày 01 tháng 01 năm 1499 đoàn mới đến châu Phi.
- Chuyến quay về qua Ấn độ dương kéo dài trong 89 ngày, tất nhiều thủy thủ bị chết vì bệnh hoại huyết, tàu Xan Raphaen bị bốc cháy, đến ngày 10 tháng 3, đoàn đi vòng qua mũi Hảo vọng.
- Cuối cùng ngày 18 tháng 09 năm 1499, Vasco Da Gama cùng 55 thủy thủ đã cập bến Lisbon. Họ trở về chỉ còn hai tàu với đầy ấp vàng, đồ gia vị, lụa, ngọc, những chế phẩmbằng ngà voi, đáng giá 60 lần phí tổn chuyến đi.
- Sau thắng lợi của Gama, người Bồ đào nha còn tổ chức thêm nhiều chuyến đi nữa. Trong đó có chuyến đi của Cabral. Ngày 09 tháng 03 năm 1500, Cabral rời Lisbon với 13 tàu, nhưng khi ra khơi, đoàn tàu đã bị dòng hải lưu xích đạo đẩy xa về hướng Tây. Ngày 22 tháng 4 đoàn đã Brasil. Như vậy, Cabral định đi Ấn độ, nhưng lại phát hiện ra Brasil và ông nhầm tưởng đây là một hòn đảo.
NHỮNG CHUYẾN ÐI CỦA NGƯỜI TÂY BAN NHA :
Ðặc điểm của người Tây ban nha là vượt đại dương đi về hướng Tây.
Chuyến đi của CHRISTOPHE COLOMB :
- Colomb là nhà hàng hải người Ý, từ thời trẻ đã tham gia những chuyến đi biển đường dài, ông đã đến Cận đông, Guinée, Anh và những nơi khác. Là một người ham học, ông đã nghiên cứu một cách cơ bản toán học, thiên văn học và đồ bản, đồng thời nghiên cứu kỹ càng những thành công của các nhà thám hiểu Bồ đào
nha.. Khi đến Lisbon, ông đã đệ trình kế hoạch vượt đại dương theo hường Tây của mình cho vua Bồ là John II, nhưng không được ủng hộ.
- Năm 1485, ông đến Tây ban nha, sau nhiều lần tâu nghị kéo dài, ông được vua Ferdinan và nữ hoàng Iszabella phê chuẩn. Năm 1492, ông thành lập đoàn thám hiểm, bản thân ông đóng gớp 1/8 chi phí, vì thế được phong tước đô đốc, được thế tập ở những vùng đất mới phát hiện, và được hưởng 1/10 số châu ngọc.
- Ngày 03 tháng 08 năm 1492, Colomb rời cảng Palos với 3 tàu ( Xanta Maria 100 tấn, Pinta 50 tấn, Ninia 40 tấn ) và 90 thủy thủ , họ tiến về phía Tây ra khoảng rộng mênh mông của Ðại tây dương.
Tiếp tục tiến về hướng Nam, Colomb phát hiện một số đảo nhỏ và đật tên Ferdinan, Isabella, Xanta Maria, sau đó đoàn đã đến được đảo lớn Cuba thuộc quần đảo Angti, tường là mình đã đến được Nhật bản, nhưng tại đây tàu chỉ huy Xanta Maria va phải đá ngầm và bị vỡ, tàu Pinta tự ý rời khỏi đoàn, nên ông buộc phải quay về. Ngày 04 tháng 01 năm 1493 , ông trở về theo hướng Ðông-Bắc để tránh gío ngược, sau đó tiến thẳng theo hướng Ðông châu Mỹ .Ông chỉ mang về một ít vàng và đường , không có hương liệu..
Ngày 15 tháng 03 năm 1493, đoàn thám hiểm về đến Palos. Giữa tháng 4, Colomb được đón tiếp một cách long trọng ở Barcelona.. Theo định ước ông được nhận tước thủy sư đô đốc, phó vương Ấn độ và danh hiệu qúi tộc.
Sau đó từ năm 1493 đến năm 1498, Colomb lại tổ chức chuyến đi lần thứ hai và đã. tìm ra các đảo Trinidat, Hamaica, Puecto-Rico thuộc vùng biển Cariepe. Năm 1502, trong chuyến đi lần thứ 3 ông tìm ra đảo Guanaha và mũi Hondurat .Ðến đây ông tưởng lầm là mình đã đến được bờ Ðông Ấn độ, nên đã gọi những thổ dân ở đây là người Indian.
Chuyến đi của AMERICA VEPUCCI :
America Vepucci một nhà hàng hải người Ý, đã từng tham gia những đoàn thám hiểm của người Tây ban nha từ năm 1499 ở miền Nam của lục địa mới, và ông đã soạn lập ra những bản đồ đầu tiên. Năm 1515, tấm bản đồ đầu tiên về vùng đất mới do Colomb phát hiện nhưng mang tên America đã được in ra, nên người châu Âu đã lấy tên ông đặt tên cho những vùng đất mới là America, tức châu Mỹ. (tuy nhiên cho đến nay quần đảo Angti và các đảo Bagam vẫn còn được gọi là Tây Ấn).
Chuyến đi của MAGELLAN :
Tháng 09 năm 1519, Magellan rời cửa sông Guadanquivira với 5 tàu và 265 thủy thủ, vượt đại tây dương đi men theo phía Ðông bờ biển Nam Mỹ. Cuối tháng 10 năm 1520 đoàn đi vào một eo biển hẹp ngăn lục địa với đảo đất lửa (về sau gọi là eo Magellan). Ðến ngày 28 tháng 11 năm 1520 đoàn đã ra đến đại dương mênh mông, Magellam gọi là Thái bình dương.
Ðoàn thám hiểu sau đó bôi trong đại dương 3 tháng 20 ngày. Cuối cùng đến đầu tháng 3 năm 1521, họ đến được đảo Ladronexe ( đảo kẻ cướp) và chẳng bao lâu họ đã thả neo ở Philippines, lập một căn cứ trên đảo Cebu. Sau đó trên đảo Mactan đã xãy ra xung đột giữa những thủy thủ với dân địa phương, Magellan can thiệp và đã bị thổ dân ở đây giết chết ngày 27- 04- 1521.
Sau cái chết của Magellan, những thủy thủ còn lại lên đường trở về, họ đã tới đảo Boocneo, và đến tháng 11 năm 1521 đến đảo Tidora thuộc nhóm đảo Malucu. Tại đây họ cướp lấy nhiều gia vị và chở đầy trên con tàu nhỏ Victoria trở về Tây ban nha.
Ngày 06 tháng 09 năm 1522, với 13 người còn sống sót và bị kiệt sức đã về đến Tây ban nha.. Dù Magellan đã không còn , nhưng những thủy thủ của ông ta đã thực hiện thành công chuyến đi vĩ đại, một cuộc vòng quanh thế giới lần đầu tiên.
Tóm lại , những người phát hiện ra châu Mỹ và đi vòng quanh thế giới là những người có tấm gương sáng về lòng dũng cảm và nghị lực phi thường. Họ đã gớp một phần quan trọng trong việc mở đường cho chủ nghiã tư bản và là nhân tố cách mạng trong xã hội phong kiến đang thời kỳ tan rã.
Bên cạnh những mặt tích cực ấy, những pát kiến địa lý đã dẫn đến chính sách thực dân của các nước chuyên đi tìm nguồn tài nguyên mới. Marx và Engels đã nhận định như sau : Việc tìm ra châu mỹ và đường biển vòng quanh châu Phi đã tão nên mãnh đất hoạt động mới cho giai cấp tư sản đang lên. Những thị trường Ðông ấn, Trung quốc, công cuộc khẩn thực ở châu Mỹ, việc trao đổi với thuộc địa, sự gia tăng phương tiện trao đổi và hàng hóa, nói chung đã thúc đẩy mạnh chưa từng thấy nghề thương mại, ngành hàng hài, công nghiệp và do đó sẽ gây nên sự phát triển nhanh chóng của nhân tố cách mạng trong xã hội phong kiến đã tan rã.
II- SỰ RA ÐỜI CỦA CHỦ NGHIÃ THỰC DÂN
Sau cuộc thám hiểm của Colomb ( 1492) đã nãy sinh ra vấn đề phân chia vùng sở hữu bên kia đại dương giữa Bồ đào nha và Tây ban nha. Ðể giải quyết Tây ban nha và Bồ đào nha đã có những cuộc đàm phán ở Barcelona và ở Lisbon, nhưng không thành. Ngày 7 tháng 6 năm 1494, hiệp ước Tordesillas được ký kêt có sự tham gia của giáo hoàng Roma Alerxandro VI với tư cách là người đảm bảo có uy quyền. Theo hiệp ước, từ 17 độ kinh Tây đến 130 độ kinh Ðông là thuộc quyền cai trị của Bồ Ðào Nha, phần còn lại thuộc Tây Ban Nha.
Ðây là sự phân chia thế giới lần đầu tiên của chủ nghiã thực dân.
1- Chính sách thực dân của BỒ ÐÀO NHA
Ðể thực hiện việc thống trị và cướp bóc ở những vùng chiếm đóng, Vua bồ đào nha đã cử Albuquerque làm phó vương ở Ấn độ, thực tế y là người đặt nền mống cho chủ nghiã thực dân của Bồ.
Những căn cứ có vị trí chiến lược quan trọng của người Bồ là Aden và Goa.
Căn cứ Goa :
Ðược xem như một tiểu Lisbon, Albuquerque cho xây dựng ở đó một pháo đài và một đơn vị đồn trú mạnh. Ðây là nơi buôn bán tấp nập, có nhiều đoàn lái buôn ra vào.Theo lệnh của Albuquerque, tháng 11 năm 1510, một cuộc tàn sát đẩm máu người Hồi giáo đã diễn ra ở đây kéo dài trong 3 ngày.
Căn cứ Aden
Là một cảng biển, được xem là căn cứ hải quân quan trọng án ngữ ngõ Hồng hải vào Ấn độ dương và là bàn đạp để tấn công vào Mecca và Medina, nhằm biến lăng mộ của Mohamet thành lăng mộ của Jesu, chắm dứt cuộc tranh chấp hàng thề kỷ giữa người thiến chúa giáo và Hồi giáo.
Ngoài hai căn cứ trên, từ năm 1517 Bồ đã đặt quan hệ buôn bán với Trung quốc và từ năm 1548 với Nhât bản. Nhờ thế mà sau đó, năm 1557 Bồ đào nha đã lập một thương điếm trên bán đảo Macao, để làm nơi buôn bán với Trung quốc và Nhật bản
Như thế là vào thế kỷ XVI đế quốc thuộc địa của người Bồ đào nha đã xuất hiện, mà những người sáng lập ra nó là Vacco Da Gama , Francoi dAlmeida, Albuquerque, đã biến nước Bồ đào nha nhỏ bé chưa đầy 1 triệu dân trở thành một cường quốc thế giới mà những thương điếm và các đồn lũy của nó rãi ra trên bờ 3 lục địa (từ Madagatca đến Brasil, Trung quốc và Nhât bản )
Mặc khác, do Bồ đào nha chưa tổ chức được bộ máy cai trị địa phương, do đó chúng chưa có cơ sở vững vàng ở vùng chiếm đóng, vì dựa vào các căn cứ rãi rác như các ốc đảo, hơn nữa giai cấp tư sản Bổ còn yếu, dựa vào vương quyền ăn chơi xa xĩ, nên vàng và hàng hóa dần dần rơi vào tay Anh và Hà Lan (hàng hóa
cướp được chủ yếu bán cho Anh và Hà Lan). Chính vì thế Bồ đào nha không giữ được thực dân địa lâu dài, đến thê kỷ XVII, phần lớn thuộc địa bị Hà lan chiếm.
2 - TÂY BAN NHA bóc lột thuộc địa CHÂU MỸ
Ở châu Mỹ trước khi bọn thực dân Tây ban nha đến, đã từng có các tộc Maya, Aztèques, Incas sinh sống và họ đã có được một nền văn hóa lâu đời, đang đứng ở đỉnh cao của công xã thị tộc ( ở Mexico người ta đã biết làm tuộng, dẫn thủy và có quốc gia riêng).
Năm 1519, Tây ban nha cử Cortès đem 300 quâm đổ bộ lên Mexico và sau 3 năm y đã chiếm được xứ nầy Năm 1532, một tên thực dân khác tên là Pizarro đem 300 quân chiếm Peru (xứ sở của người Inca, họ đang sống trong các công xã nông thôn, có chữ viết) , dù Pizarro bị giết, nhưng bọn thực dân cũng chiếm được vùng nầy và Trung Mỹ.
Chính sách thực dân của Tây ban nha :
• Mua chuộc chia rẽ nội bộ dân địa phương.
• Cướp đất đai và hầm mỏ
Họ chiếm được các địa phương vì : dân địa phương thiếu thống nhất, chân thật, và thần thánh hóa các phương tiện khoa học.
Ðể thực hiện việc chiếm đóng trên, bọn thực dân TBN chủ trương chiếm từng miền , từng quốc gia để biến thành thuộc địa. Sau đó tiến hành việc mua bán bằng cách đổi chác , tiến hành cướp bóc, bắt dân địa phương nộp sản vật, phá hoại tôn giáo. Của cải vơ vét được, theo qui ước họ trích 1/5 nộp cho vua Tây ban nha, số còn lại chúng chia nhau.
3 - Việc khai thác bước đầu và sự ra đời của chế độ nô lệ da đen
Khai thác bước đầu :
Bọn thực dân sau khi chiếm được những vùng đất ở châu Mỹ, chúng đã tiến hành khai thác quặng mỏ để vơ vét kim loại bản xứ. Họ bắt dân địa phương làm việc trong điều kiện vật chất thiếu thốn, khắc nghiệt và cưỡng bức qúa sức lao động, chính vì thế sau một thời gian khai thác, đã làm cho từ 1/2 đến 2/3 số lao động phải thiệt mạng
Sự ra đời của chế độ nô lệ da đen:
Ðể bù vào số lao động hao hụt vì chết, bọn thực dân Tây ban nha đã đặt mua nô lệ da đen ở châu Phi, hoặc săn bắt họ (khiến những người da đen châu Phi phải lẫn trốn vào rừng và sống như thú vật). Chúng dùng thuyền chở nô lệ sang châu Mỹ (.họ bị nhét trong tàu hàng tháng trong cảnh thiếu ăn, thiếu dưỡng khí, nên một số đã chết trên đường đi, số còn lại chúng đưa vào các đồn điền, hầm mỏ).
Nhờ sự kích thích trong khi vơ vét, bọn thực dân đã đem gia đình theo sang châu Mỹ, nhờ qúa trình tiếp xúc với dân bản xứ, nên đã tạo thành nền văn hóa Mỹ - Latinh . Ngoài ra để cai trị xứ sở mới, chúng đã đặt chức Phó vương và lập Hội đồng các xứ Ấn độ.
Trong bộ Tư bản, Marx viết : Việc tìm ra các mỏ vàng, bạc ở châu Mỹ, sự tuyệt diệt, nô dịch và chôn vùi những dân cư bản xứ đang sống trong các hầm mỏ, những bước đầu đi xâm chiếm và cướp bóc Ðông ấn, việc biến châu Phi thành khu vườn cấm để săn người da đen - đó là buổi bình minh của thời đại sản xuất tư bản chủ nghiã.
4 - Hậu quả của các phát kiến địa lý
Về kinh tế :
- Trước hết, phát kiến địa lý đã mở rộng cơ sở lãnh thổ cho nền thương mại thế giới và phạm vi kinh tế cho tư bản châu âu.
- Hậu qủa quan trọng nhất của phát kiến địa lý là nó đã tạo nên cuộc cách mạng giá cả, làm cho giá cả hàng hoá ở châu Âu tăng vọt , mà nguyên nhân của nó là do những kim loại qúi đổ vào châu Âu với số lượng lớn chưa từng có.
Nhìn chung, cách mạng giá cả đã tăng cường sức mạnh kinh tế của giai cấp tư sản và cả những phần tử qúy tộc và tầng lớp nông dân giàu mà phương thức kinh tế của họ gần gủi với giai cấp tư sản, nhưng lại bất lợi cho phong kiến, kẻ đã thu tô cố định như cũ, đồng thời nó làm cho nông dân nghèo và dân nghèo thành thị thêm bần cùng và biến họ thành những công nhân làm thuê trong các công trường thủ công đang phát triển.
Về chính trị :
Do yêu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội đã thúc đẩy nhanh qúa trình xây dựng chính quyền trung ương tập quyền ( triều Hapsbua ở TBN, Capet ở Pháp, Tudo ở Anh ) bởi thương nhân và thị dân muốn chấm dứt tình trạng phân tán, muốn phát triển kinh tế thương mại.
Hệ tư tưởng phong kiến bị lung lay, chế độ phong kiến đang trên đường tan rã (xuất hiện cách mạng tảo kỳ ở Hà lan, chiến tranh nông dân, cải cách tôn giáo, phong trào văn hóa phục hưng,...)
Chủ nghiã thực dân phát triển ( ngoài TBN và BÐN sau nầy có thêm Anh, Pháp, Hà lan,..)
Về xã hội :
Ngoài hai giai cấp cơ bản, xuất hiện giai cấp tư sản và vô sản (giai cấp tư sản ra đời đồng thời cũng xuất hiện giai cấp vô sản - gcts hình thành do cách mạng giá cả, do rào đất cướp ruộng,.. CNTB ra đời thúc đẩy các nước thực dân đi xâm lược thuộc địa bằng những phương pháp tàn bạo rất nhiều lần).
Về khoa học kỹ thuật :
-Thúc đẩy sự phát triển về điạ lý, thiên văn và công nghiệp.
- Tạo nên một sự giao lưu văn hóa Tây - Ðông, mở rộng khả năng nghiên cứu khoa học ( Dân tộc học, ngôn ngữ học, sinh vật học,...)