Lịch sử 7 - Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh Tiền Lê

  • Thread starter Thread starter vàng
  • Ngày gửi Ngày gửi

vàng

New member
Xu
0
Lịch sử 7 - Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh Tiền Lê

Sử 7 - Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh Tiền Lê

Bài 9: NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT THỜI ĐINH TIỀN LÊ (968-980)


I Tình hình chính trị và quân sự.
1.Nhà Đinh xây dựng đất nước : ( 968 - 980 )
- Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế -Đinh Tiên Hoàng-, đặt tên hước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư, đặt niên hiệu là Thái Bình,cho đúc tiền riêng, phong tước cho các con, và quan hệ bình thường với nhà Tống.
- Cử các tướng thân cận nắm chức vụ chủ chốt.
- Dựng cung điện, đúc tiền , xử phạt nghiêm với kẻ phạm tội.
(Đinh Bộ Lĩnh là người Việt đầu tiên xưng đế, chứng tỏ độc lập hoàn toàn là 1 nước lớn mạnh, tự hào ngang hàng với Nhà Tống, không là nước phụ thuộc)
c__hoa_lu.jpg

Cố đô Hoa Lư Ninh Bình

2.Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê ( 981 – 1009 )
* Sự thành lập nhà Lê :
- Đinh Tiên Hoàng bị giết chết (979).
- Vua Đinh Toàn mới 6 tuổi.
- Nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta, nên Thái Hậu Dương Vân Nga đưa Lê Hoàn lên ngôi vua năm 981 để chỉ huy kháng chiến (Thái hậu Dương Vân Nga nhường ngôi cho Lê Hoàn là đúng, biết hy sinh quyền lợi của dòng họ để bảo vệ dân tộc)
- Lê Hoàn lên ngôi vua-Lê Đại Hành, đổi niên hiệu là Thiên Phúc ( gọi là Tiền Lê )
- Vua nắm mọi quyền hành về quân sư và dân sự .
- Giúp vua có quan Thái Sư, Đại sư ; bộ máy quan lại gồm ban văn, võ ,tăng .
- Con vua được phong vương nắm giữ vùng biên giới .(đây là chế độ quân chủ tập trung còn sơ sài)
- Cả nước chia làm 10 lộ, dưới lộ có phủ và châu,
* Quân đội: gồm 10 đạo , 2 bộ phận :
+Quân Điện Tiền(Cấm quân ): bảo vệ nhà Vua và kinh thành.
+Quân địa phương đóng tại các lộ , thay phiên nhau luyện tập và sản xuất.
Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước trung ương thời Tiền Lê
Cho nhận xét về bộ máy nhà nước ? So sánh với nhà Đinh ?( chế độ quân chủ tập trung , còn sơ sài , hòan thiện hơn nhà Đinh : vua nắm mọi quyền hành, giúp vua có Thái sư, Đại sư , dưới là quan văn , võ, tăng …)

Lược đồ kháng chiến chống Tống năm 981

3. Cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống của Lê Hoàn -981-.
* Hoàn cảnh : cuối năm 979, nhà Đinh rối loạn , quân Tống xâm lược .
* Diễn biến :
- Cuối năm 981, nhà Tống cử Hầu Nhân Bảo chỉ huy quân thủy bộ tiến vào nước ta :
- Lê Hoàn cho đóng cọc và chận giặc ở sông bạch Đằng (đóng cọc ở áp dụng kinh nghiệm của Ngô Quyền , đã nối tiếp truyền thống trong nghệ thuật đánh giặc)
- Diệt quân bộ ở biên giới phía Bắc , Hầu Nhân Bảo tử trận.
* Kết quả: cuộc xâm lược của Nhà Tống thất bại.
* Ý nghĩa:
-Đánh bại cuộc xâm lược của quân Tống , củng cố lòng tin vững chắc ở sức mạnh và tiền đố của dân tộc.
-Khẳng định quyền làm chủ đất nước .
- Lê Hoàn trao trả tù binh và quan hệ bình thường với nhà Tống .
* Nguyên nhân thắng lợi : sự chiến đấu anh dũng của của quân dân, tài chỉ huy của Lê Hòan

ST
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Lịch sử 7 - Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh Tiền L ê (968-980) (Tiếp theo)

Sử 7 - Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh Tiền Lê (968-980) (Tiếp theo)

Bài 9: NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT THỜI ĐINH TIỀN LÊ (968-980)

II SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ VĂN HÓA .
1. Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ:
a. Nông nghiệp:
- Nông dân đưộc làng xã chia ruộng đất công để cày cấy, họ phải đi lính, nộp thuế, lao dịch .
- Nhà nước chú ý đến thủy lợi , khai hoang, trồng dâu, nuôi tằm.
- Để khuyến nông , nhà vua làm lễ cày ruộng.
- Năm 987-989 được mùa .
Nông nghiệp phát triển.

b. Thủ công nghiệp:
- Nghề thủ công cổ truyền như đúc đồng , rèn sắt, làm giấy, dệt vải ,làm đồ gốm phát triển.
- Tại kinh đô Hoa Lư, lập 1 số xưởng thủ công nhà nước, tập trung thợ khéo, đúc vũ khí, dúc tiền ,may áo mũ cho vua.Kinh đô được xây dựng thêm, các chùa phát triển

c. Thương nghiệp:
- Đào sông, đắp đường, thống nhất tiền tệ ( dùng tiền đồng ).
- Trung tâm buôn bán , chợ làng phát triển
- Buôn bán trong nước và với người nước ngoài phát triển , nhất là biên giới Việt Trung.
Nguyên nhân kinh tế thời Đinh Tiền Lê có bước phát triển : do đất nước đã giành độc lập, thợ giỏi không bị bắt sang Trung Quốc , nhân dân chăm chỉ, có kinh nghiệm lao động .
-Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ, nông nghiệp, thủ công nghiệp bước đầu phát triển.

2. Đời sống xã hội và văn hóa:
* Xã hội có 3 tầng lớp;
-Tầng lớp thống trị gồm vua ,quan, nhà sư.
-Tầng lớp bị trị gồm nông dân ,thợ thủ công, người buôn bán và một ít địa chủ
-Tầng lớp nô tỳ.
Sự phân biệt trong xã hội chưa sâu sắc mặc dầu đã chia thành tầng lớp thống trị và bị trị
*Làng xã vẫn là nơi sinh hoạt chính và là đơn vị hành chánh chủ yếu.
*Cuộc sống đơn giản bình dị.
*Giáo dục chưa phát triển, đạo Phật được truyền bá rộng, các nhà sư giỏi chữ Hán nên được coi trọng
* Văn hóa dân gian như ca hát , nhảy múa, đua thuyền, đấu vật , hát chèo.
* Nhiều chùa như chùa Nhất Trụ , chùa Tháp.
Xã hội văn hóa thời Đinh -Tiền Lê so với trước là bước tiến quan trọng , đạo Phật phát triển , các lễ hội phát huy .

thai_binhtbhb11rv3_400.jpg

Đồng tiền Thái Bình, tiền đầu tiên của Việt Nam – của Vua Đinh Tiên Hoàng

thien_phuc_-_tien_le_400.jpg

Tiền triều Tiền Lê, 980 - 988, Thiên Phúc Trấn Bảo

nhat_trhoaluk2_400.jpg

Chùa Nhất Trụ ở Cố đô Hoa Lư


ST

BÀI TẬP THỰC HÀNH
ĐỀ SỐ 1 – BÀI 9

Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1. Dưới thời Đinh Bộ Lĩnh quốc hiệu nước ta có tên là:
A. Đại Việt
B. Vạn Xuân
C. Đại Cồ Việt
D. Đại Ngu
Câu 2. Vua Đinh Tiên Hoàng đặt niên hiệu là:
A. Thái Bình
B. Thiên Phúc
C. Hưng Thống
D. Ứng Thiên
Câu 3. Kinh đô Hoa Lư thời Đinh Tiên Hoàng nay thuộc:
A. Tỉnh Hà Nam
B. Tỉnh Ninh Bình
C. Tỉnh Nam Định
D. Tỉnh Thái Bình
Câu 4. Nhà Đinh trải qua mấy đời vua? Đời vua cuối cùng là ai?
A. Hai đời vua. Vua cuối cùng là Đinh Điền
B. Hai đời vua. Vua cuối cùng là Đinh Toàn
C. Ba đời vua. Vua cuối cùng là Đinh Liễn
D. Bốn đời vua. Vua cuối cùng là Đinh Toàn
Câu 5. Khi Đinh Tiên Hoàng và con trai Đinh Liễu bị ám hại, Lê Hoàn được cử làm:
A. Phụ chính
B. Chấp chính
C. Tể tướng
D. Thái sư
Câu 6. Dưới thời nhà Đinh, kinh đô nước ta ở:
A. Đại La
B. Hoa Lư
C. Cổ Loa
D. Thăng Long
Câu 7. Triều đình nhà Đinh trong lịch sử nước ta được thành lập và tồn tại trong khoảng:
A. 939 – 944
B. 968 – 979
C. 967 – 979
D. 968 – 1001
Câu 8. Trong lịch sử nước ta, nối tiếp sự nghiệp của nhà Đinh là triều đại:
A. Nhà Lý
B. Nhà Trần
C. Nhà Tiền Lê
D. Nhà Hậu Lê
Câu 9. Những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh cho thấy tinh thần tự chủ, tự cường khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc:
A. Tự xưng Hoàng đế, đặt quốc hiệu Đại Cồ Việt
B. Đóng đô ở Hoa Lư
C. Đặt niên hiệu là Thái Bình, cấm sự dụng niên hiệu là Trung Quốc
D. Tất cả câu trên đều đúng
Câu 10. Nhà Tiền Lê được thành lập trong bối cảnh lịch sử:
A. Đất nước thanh bình
B. Thế lực phong kiến phương Bắc ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta.
C. Đang bị quan nhà Tống xâm lược
D. Nội bộ triều đình hỗn loạn

đáp án: 1C 2A 3B 4B 5A 6B 7B 8C 9D 10B

ĐỀ SỐ 2 – BÀI 9

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 ĐIỂM)

Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1. Lê Hoàn lên ngồi hoàng đế trong hoàn cảnh lịch sử:
A. Nội bộ triều đình mâu thuẫn sau khi Đinh Tiên Hoàng mất
B. Đinh Tiên Hoàng mất, vua kế vị còn nhỏ, nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta
C. Thế lực Lê Hoàn mạnh, ép nhà Đinh nhường ngôi
D. Đinh Tiên Hoàng mất, các thế lực trong triều ủng hộ Lê Hoàn.
Câu 2. Lê Hoàng lên ngôi vào năm nào? Đặt niên hiệu là gì?
A. 980. Thái Bình
B. 979. Hưng Thống
C. 980. Thiên Phúc
D. 981. Ứng Thiên
Câu 3. Trước khi Lê Hoàn lên ngôi, nước ta phải đối phó với quân xâm lược:
A. Nhà Minh
B. Nhà Tống
C. Nhà Đường
D. Nhà Hán
Câu 4. Thời Tiền Lê đơn vị hành chính, cả nước được chia làm:
A. 10 lộ
B. 15 lộ
C. 20 lộ
D. 25 lộ
Câu 5. Thời Tiền Lê quân đội gồm:
A. 5 đạo và hai bộ phận
B. 5 đạo và ba bộ phận
C. 10 đạo và hai bộ phận
D. 10 đạo và ba bộ phận

II. PHẦN TỰ LUẬN (5 ĐIỂM)

Câu 6. Theo em, Đinh Bộ Lĩnh đặt tên nước là Đại Cồ Việt có nghĩa là gì? Việc nhà Đinh đặt tên nước và không dùng niên hiệu của hoàng đế Trung Quốc nói lên điều gì?

1B 2C 3B 4A 5C
II. PHẦN TỰ LUẬN (5 ĐIỂM)
Câu 6. Việc nhà Đinh đặt tên nước và không dùng niên hiệu của hoàng đế Trung Quốc nói lên điều gì?
Đại Cồ Việt có nghĩa là: “Đại” là lớn, “Cồ” cũng có nghĩa là lớn, ý nói là “nước Việt lớn”.
Việc nhà Đinh đặt tên nước và không dùng niên hiệu của hoàng đế Trung Quốc: khẳng định người Việt có giang sơn riêng, bờ cõi riêng. Nước Đại Cồ Việt độc lập ngang hàng với Trung Quốc chứ không là nước phụ thuộc. Hoàng đế Đại Cồ Việt cũng ngang hàng với hoàng đế Trung Quốc. Đinh Bộ Lĩnh là ngưới Việt đầu tiên xưng đế (hoàng đế là tước hiệu của vua nước lớn, mạnh).
ĐỀ SỐ 3 – BÀI 9

Câu 1. (5 điểm) Hãy kể đôi nét về thân thế và sự nghiệp của Lê Hoàn?
Câu 2. (5 điểm) Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế thời Đinh – tiền Lê có bước phát triển?


Câu 1. Hãy kể đôi nét về thân thế và sự nghiệp của Lê Hoàn?
Lê Hoàn sinh năm 941 ở Xuân Lạp, Thọ Xuân, Thanh Hóa, trong một gia đình nghèo khổ, bố là Lê Mịch, mẹ là Đặng Thị Sen. Cha me mất sớm, Lê Hoàng phải đi làm con nuôi cho một vị quan nhỏ. Lớn lên Lê Hoàn đi theo Đinh Liễn lập được nhiều chiến công. Khi Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Tiên Hoàng phong cho Lê Hoàn là thập đạo tướng quân.
Khi Đinh Tiên Hoàng mất, con là Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi vua. Nhân cơ hội đó nhà Tống sang xâm chiếm nước ta. Vì lợi ích của dân tộc, Thái hậu Dương Vân Nga đã trao ngôi cho Lê Hoàn.
Lê Hoàn xưng là Lê Đại Hành, đổi niên hiệu là Thiên Phúc, đóng đô ở Hoa Lư. Chỉ trong một tháng, dưới sự chỉ huy của Lê Đại Hành, quân dân Đại Cồ Việt đã đánh bại quân xâm lược nhà Tống.
Câu 2. Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế thời Đinh – Tiền Lê có bước phát triển?
Nhà nước có cơ sở để khuyến khích cho nền kinh tế phát triển:
- Trong nông nghiệp: tổ chức lễ cày tịch điền, vua tự mình cày mấy đường để khuyến khích nông dân sản xuất, khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích trồng trọt.
- Thủ công nghiệp phát triển: mở một số xưởng thủ công nhà nước, tập trung thợ khéo trong nước về. khuyến khích các nghề thủ công cổ truyền phát triển -> sản phẩm không những tăng về số lượng mà còn tăng cả về chất lượng.
- Thương nghiệp: tạo điều kiện cho thuyền buôn các nước vào nước ta trao đổi buôn bán, đặc biệt là biên giới Việt-Tống, mở mang đường sá, thống nhất tiền tệ…
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 7 bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê
1. Việc nhà Đinh đặt tên nước và không dùng niên hiệu của Hoàng đế Trung Quốc nói lên điều gì?

Trả lời:

- Khẳng định độc lập, chủ quyền của nước ta.

- Thể hiện nước ta ngang hàng với Trung Quốc, không phải là nước phụ thuộc.

2. Vì sao các tướng lĩnh lại suy tôn Lê Hoàn lên ngôi vua?

Trả lời:

Ông là người có tài, có chí lớn, mưu lược, khoẻ mạnh, nên được triều Đinh phong làm Thập đạo tướng quân, Điện tiền chỉ huy sứ. Khi Đinh Tiên Hoàng qua đời, triều đình cử ông làm phụ chính, giúp vua trông coi việc nước (vì Đinh Toàn lên ngôi còn nhỏ tuổi). Trước nguy cơ xâm lược của quân Tống, Thái hậu họ Dương thấy Lê Hoàn được lòng người quy phục, quan lại đồng tình, bèn lấy áo long bào khoác lên người Lê Hoàn và suy tôn ông làm vua.

3. Nhà Đinh đã làm gì để xây dựng đất nước?

Trả lời:

Để trả lời câu hỏi này, các em dựa vào nội dung mục 1, SGK. Trong đó, nêu rõ việc Đinh Bộ Lĩnh xưng Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), định đô (Hoa Lư, Ninh Bình), đặt tên nước (Đại Cồ Việt), xây dựng bộ máy chính quyền mới, quan hệ đối ngoại tốt đẹp với các nước láng giềng ... và đánh giá ý nghĩa của những việc làm đó (Đinh Bộ Lĩnh đã tiến thêm một bước trong việc xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ, khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc).

4. Hãy mô tả bộ máy chính quyền trung ương và địa phương thời Tiến Lê.

Trả lời:

+ Bộ máy cai trị ở trung ương: Vua nắm mọi quyền hành, giúp vua có thái sư, đại sư và quan lại gồm hai ban văn, võ: Các con vua được phong vương và trấn giữ các nơi quan trọng.

+ Chính quyền địa phương: Cả nước chia thành 10 lộ, dưới lộ có phủ và châu.

+ Xây dựng quân đội (10 đạo và hai bộ phận cấm quân, quân địa phương).

Nhà Tiền Lê đã tiến thêm một bước trong việc xây dựng chính quyền độc lập tự chủ. Đây là sự hoàn thiện chính quyền ở trung ương, chia lại đơn vị hành chính cả nước, chú trọng xây dựng quân đội…

5. Hãy trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉ huy.

Trả lời:

- Diễn biến:

+ Đầu năm 981, quân Tống theo hai đường thuỷ, bộ tiến đánh nước ta.

+ Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến.

+ Nhiều trận chiến diễn ra trên sông Bạch Đằng. Trên bộ, quân ta chặn đánh địch quyết liệt, quân Tống đại bại.

6. Em hãy điểm qua tình hình nông nghiệp nước ta thời Đinh - Tiền Lê.

Trả lời:

Thời Đinh - Tiền Lê, ruộng đất trong nước nói chung thuộc sở hữu của làng xã. Nhân dân trong làng, theo tập tục, chia ruộng đều cho nhau để cày cấy và nộp thuế, đi lính và làm lao dịch cho nhà vua.

Hằng năm vào mùa xuân, vua Lê thường về địa phương tổ chức lễ cày tịch điền và tự mình cày mấy đường để khuyến khích nhân dân sản xuất. Việc khai khẩn đất hoang được mở rộng. Nhà Lê cũng chú ý đào vét kênh ngòi ở nhiều nơi, vừa thuận lợi cho việc đi lại, vừa tiện tưới tiêu cho đồng ruộng. Do đó, nông nghiệp ngày càng ổn định và bước đầu phát triển. Mùa lúa các năm 987, 989 đều tốt. Nghề trồng dâu, nuôi tằm cũng được khuyến khích.

7. Hãy trình bày tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Đinh - Tiên Lê.

Trả lời:

- Thủ công nghiệp:

+ Xây dựng một số xưởng thủ công nhà nước: Chuyên chế tạo các sản phẩm phục vụ nhu cầu của vua quan: Đúc tiền, chế vũ khí, may mũ áo sắt, xây cung điện, chùa chiền.

+ Các nghề thủ công cổ truyền cũng phát triển hơn trước như dệt lụa, làm gốm, đúc đồng, rèn sắt, làm giấy…

- Thương nghiệp:

+ Nội thương: Việc trao đổi buôn bán trong nước phát triển. Nhà nước cho đúc tiền đồng để lưu thông trong nước. Nhiều trung tâm buôn bán và chợ làng quê được hình thành.

+ Ngoại thương: Nhân dân hai nước Việt - Tống thường qua lại trao đổi hàng hoá ở vùng biên giới.

8. Tại sao ở thời Đinh - Tiền Lê, các nhà sư lại được trong dụng?

Trả lời:

Giáo dục chưa phát triển. Nho học đã xâm nhập vào nước ta, nhưng chưa tạo được ảnh hưởng đáng kể. Đã có một số nhà sư mở các lớp học ở trong chùa.

Đạo Phật được truyền bá rộng rãi. Các nhà sư thường là người có học, giỏi chữ Hán, được nhà nước và nhân dân quý trọng. Những đại sư như Ngô Chân Lưu, Đỗ Thuận, Vạn Hạnh được trọng dụng như những cố vấn cung đình, những nhà ngoại giao đắc lực của nhà vua, nhất là trong các dịp đón tiếp các sứ thần nhà Tống.

9. Nguyên nhân làm cho kinh tế thời Đinh - Tiền Lê có bước phát triển?

Trả lời:

Nguyên nhân làm cho kinh tế thời Đinh - Tiền Lê có bước phát triển:

- Đất nước độc lập, thống nhất... có điều kiện phát triển kinh tế.

- Nhà nước có những chính sách khuyến khích nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển.

- Đời sống nhân dân được cải thiện, nâng cao sức mua của nhân dân.

- ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.

10. Đời sống xã hội và văn hoá nước Đại Cồ Việt có gì thay đổi?

Trả lời:

Đời sống xã hội và văn hoá nước Đại Cổ Việt có những thay đổi như:

- Trong xã hội: Vua, các quan văn - võ, một số ít nhà sư tạo thành bộ máy thống trị. Những người bị trị bao gồm: Nông dân, thợ thủ công, người làm nghề buôn bán nhỏ, một số ít địa chủ, nô tì. Nhìn chung cuộc sống của nhân dân ta còn đơn giản, bình dị.

- Về văn hoá, giáo dục: Chưa phát triển. Nho học xâm nhập vào nước ta, nhưng chưa ảnh hưởng đáng kể. Phật giáo được truyền bá rộng rãi, chùa chiền được xây dựng ở nhiều nơi. Nhiều loại hình văn hoá dân gian (đánh đu, đấu vật, nhảy múa...) được duy trì và phát triển.

Đây là bước tiến quan trọng, nhất là sự phát triển của Phật giáo và các lễ hội được tiếp tục duy trì.
 
Bài tập 1 trang 27 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7
Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng.

1. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế năm

A. 965. B. 968.

C. 980. D. 981.

2. Quốc hiệu nước ta thời Đinh là

A. Vạn Xuân. B. Đại Việt,

C. Đại Cồ Việt. D. Đại Nam.

3. Kinh đô nước ta thời Đinh - Tiền Lê đóng ở

A. Luy Lâu (Bắc Ninh). B. Cổ Loa (Hà Nội),

C. Hoa Lư (Ninh Bình). D. Bạch Hạc (Phú Thọ).

4. Sau khi lên ngôi Hoàng đế, Đinh Bộ Lĩnh đặt niên hiệu là

A. Thiên Đức. B. Thái Bình.

C. Thiên Phúc. D. Hưng Thống.

Trả lời

1. B 2. C 3. C 4. B

Bài tập 6 trang 29 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7
Vì sao các tướng và Thái hậu họ Dương lại suy tôn Lê Hoàn lên làm vua?

Trả lời

Vì Vua còn nhỏ, nhà Tống lăm le xâm lược...

Bài tập 7 trang 29 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7
Sau khi lên ngôi vua, Lê Hoàn đã làm gì để bảo vệ và xây dựng đất nước?

Trả lời

Sau khi lên ngôi, Lê Hoàn đã đổi niên hiệu, tổ chức bộ máy triều đình Trung ương và các đơn vị hành chính địa phương, xây dựng quân đội mạnh, thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông", lãnh đạo quân dân ta đánh bại quân Tống xâm lược.

Bài tập 8 trang 29 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7
Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước thời Tiền Lê và so sánh với thời Đinh ?

Trả lời

Bộ máy Nhà nước thời Tiền Lê được tổ chức đầy đủ hơn, chặt chẽ hơn, có quy củ hơn thời Đinh.

Bài tập 9 trang 29 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7
Trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉ huy.

Trả lời

Diễn biến:

  • Đầu năm 981, quân Tống theo hai đường thuỷ, bộ tiến đánh nước ta.
  • Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến.
  • Nhiều trận chiến diễn ra trên sông Bạch Đằng. Trên bộ, quân ta chặn đánh địch quyết liệt, quân Tống đại bại.
Bài tập 10 trang 29 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7
Hãy trình bày tóm tắt những đóng góp của Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ở thế kỉ X.

Trả lời

Đóng góp to lớn của Đinh Bộ Lĩnh là: dẹp được "Loạn 12 sứ quân", thống nhất đất nước; xây dựng được chính quyền độc lập, tự chủ có quy củ và đầy đủ hơn thời Ngô.

Lê Hoàn có công lớn đánh bại quân xâm lược Tống, bảo vệ độc lập, tự chủ và xây dựng được một chính quyền có quy củ, chặt chẽ, đầy đủ hơn thời Đinh. Cả hai ông đã nâng cao được vị thế của nước ta ở đầu thế kỉ X, tạo lập nền móng vững chắc cho đất nước phát triển và hưng thịnh ở những vương triều sau.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top