Lịch sử 7 - Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập
Sử 7 - Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập
1. Ngô Quyền dựng nền độc lập tự chủ
- Sau chiến thắng Bạch Đằng (938) , Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở Cổ Loa.
- Ông bỏ bộ máy cai trị cũ, xây dựng chính quyền mới còn đơn giản .
- Đứng đầu là vua, nắm quyền chính trị , ngoại giao, quân sự
- Dưới là quan văn võ, cử các tướng coi các châu quan trọng như Châu Hoan, Châu Phong....,đất nưóc yên ổn.
- Chính quyền mang tính chất độc lập tự chủ ,bộ máy nhà nước còn đơn giản .
2.TÌNH HÌNH ĐẤT NƯỚC CUỐI THỜI NGÔ:
- Ngô Quyền mất (944),hai con là Ngô Xương Văn và Ngô Xương Ngập còn ít tuổi, Dương Tam Kha cướp ngôi vua và xưng là Bình Vương , khiến cho chính quyền trung ương suy yếu.
- Năm 950 Ngô Xương Văn giành lại ngôi vua
- Năm 965, Ngô Xương Văn chết, đầt nước hỗn loạn, các hào trưởng nổi dậy khắp nơi tranh giành nhau quyết liệt, đó là “Loạn 12 sứ quân”.
* Sứ quân: thế lực phong kiến nổi dậy chiếm lĩnh một vùng .
3.ĐINH BỘ LĨNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC.
- “Loạn 12 Sứ quân” làm chia cắt đất nước,sản xuất đình trệ, nhân dân khổ cực.
- Nhà Tống đe dọa đánh chiếm nước ta
- Từ Hoa Lư, Đinh Bộ Lĩnh liên kết với sứ quân Trần Lãm, chiêu dụ được sứ quân Phạm Bạch Hổ , được nhân dân ủng hộ, và đánh bại các sứ quân khác, được tôn vinh làm Vạn Thắng Vương, đất nước trở lại yên bình thống nhất.
- Ngô Quyền có công đặt nền móng, xây dựng chính quyền. Đinh Bộ Lĩnh có công thống nhất đất nước.
* Ý nghĩa: Đánh bại thế lực cát cứ, lập lại hòa bình trong cả nước , tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng đất nước sau này.
ĐỀ SỐ 1 – BÀI 8
Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1. Sau khi đánh bại quân xâm lược Nam Hán, Ngô Quyền xưng vương vào năm nào? Đóng đô ở đâu?
A. 938. Hoa Lư
B. 939. Thăng Long
C. 939. Cổ Loa
D. 938. Cổ Loa
Câu 2. Dưới thời Ngô Quyền kinh đô nước ta đặt ở:
A. Hoa Lư
B. Cổ Loa
C. Phú Xuân
D. Mê Linh
Câu 3. Ngô Quyền không duy trì chính quyền của họ Khúc, bởi vì:
A. Chính quyền họ Khúc về danh nghĩa vẫn thuộc nhà Hán
B. Ngô Quyền phát triển đất nước thành một quốc gia độc lập
C. Ngô Quyền thiết lập một chính quyền mới hoàn toàn của người Việt
D. Tất cả các câu trên đúng
Câu 4. Ngô Quyền đã xây dựng chính quyền độc lập như thế nào?
A. Ngô Quyền xưng vương
B. Bãi bỏ chức tiết độ sứ
C. Lập triều đình theo chế độ quân chủ
D. Tất cả câu trên đều đúng
Câu 5. Bộ máy nhà nước do Ngô Quyền tổ chức:
A. Là một nhà nước đơn giản
B. Là một nhà nước phức tạp
C. Là một nhà nước rất quy mô
D. Là một nhà nước rất hoàn chỉnh
Câu 6. Dưới thời Ngô Quyền, chức thứ sử đứng đầu các châu là:
A. Các tướng lĩnh có công, được Ngô Quyền cử đi cai quản cái địa phương
B. Các quan địa phương
C. Chức quan do Trung Quốc cử sang
D. A,B đúng
Câu 7. Người được Ngô Quyền cử làm thứ sử Châu Hoan (Nghệ An – Hà Tĩnh) là:
A. đinh Công Trư
B. Kiều Công Hãn
C. Ngô Xương Ngập
D. Ngô Xương Văn
câu 8. “Loạn 12 sứ quân” diễn ra ở thời điểm:
A. Cuối thời nhà Ngô
B. Đầu thời nhà Đinh
C. Cuối thời nhà Đinh
D. Đầu thời nhà Tiền Lê
Câu 9. Đinh Bộ Lĩnh con của:
A. Đinh Tiên Hoàng
B. Đinh Công Trứ
C. Đinh Kiến
D. Đinh Điền
Câu 10. Đinh Bộ Lĩnh người quê ở đâu?
A. Gia Viễn – Ninh Bình
B. Động Hoa Lư – Gia Viễn – Ninh Bình
C. Đông Anh – Hà Nội
D. Hưng Nguyên – Nam Đàn – Nghệ An
ĐỀ SỐ 2 – BÀI 8
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 ĐIỂM)
Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1. Người có công dẹp “Loạn 12 sứ quân” thống nhất đất nước vào năm 967
A. Đinh Bộ Lĩnh
B. Đinh Công Trứ
C. Đinh Điền
D. Ngô Xương Ngập
Câu 2. Dưới thời Đinh Bộ Lĩnh đấy nước ta được bình yên trở lại vào:
A. Đầu 967
B. Đầu 965
C. Cuối 965
D. Cuối 967
Câu 3. Khi Ngô Quyền mất, quyền lực tập trung trong tay:
A. Ngô Xương Ngập
B. Dương Tam Kha
C. Ngô Xương Xí
D. Ngô Xương Văn
Câu 4. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế vào năm:
A. 966
B. 967
C. 968
D. 969
Câu 5. Đinh Bộ Lĩnh đặt tên nước là:
A. Đại Cồ Việt
B. Đại Việt
C. Nam Việt
D. Đại Ngu
II. PHẦN TỰ LUẬN (5 ĐIỂM)
Câu 6. Vì sao diễn ra “Loạn 12 sứ quân”? kể tên một số nổi loạn mà sau này Đinh Bộ Lĩnh liên kết?
ĐỀ SỐ 3 – BÀI 8
Câu 1 (6 điểm) sau khi lên ngôi vua, Ngô Quyền đã tổ chức bộ máy nhà nước như thế nào? Nhận xét về tổ chức nhà nước đó?
Câu 2 (4 điểm) theo em, tổ chức nhà nước trung ương của Ngô Quyền đã đủ điều kiện giữ vững sự ổn định lâu dài cho đất nước chưa? Vì sao?
Sử 7 - Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập
Bài 8: NƯỚC TA BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP
1. Ngô Quyền dựng nền độc lập tự chủ
- Sau chiến thắng Bạch Đằng (938) , Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở Cổ Loa.
- Ông bỏ bộ máy cai trị cũ, xây dựng chính quyền mới còn đơn giản .
- Đứng đầu là vua, nắm quyền chính trị , ngoại giao, quân sự
- Dưới là quan văn võ, cử các tướng coi các châu quan trọng như Châu Hoan, Châu Phong....,đất nưóc yên ổn.
- Chính quyền mang tính chất độc lập tự chủ ,bộ máy nhà nước còn đơn giản .
2.TÌNH HÌNH ĐẤT NƯỚC CUỐI THỜI NGÔ:
- Ngô Quyền mất (944),hai con là Ngô Xương Văn và Ngô Xương Ngập còn ít tuổi, Dương Tam Kha cướp ngôi vua và xưng là Bình Vương , khiến cho chính quyền trung ương suy yếu.
- Năm 950 Ngô Xương Văn giành lại ngôi vua
- Năm 965, Ngô Xương Văn chết, đầt nước hỗn loạn, các hào trưởng nổi dậy khắp nơi tranh giành nhau quyết liệt, đó là “Loạn 12 sứ quân”.
* Sứ quân: thế lực phong kiến nổi dậy chiếm lĩnh một vùng .
3.ĐINH BỘ LĨNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC.
- “Loạn 12 Sứ quân” làm chia cắt đất nước,sản xuất đình trệ, nhân dân khổ cực.
- Nhà Tống đe dọa đánh chiếm nước ta
- Từ Hoa Lư, Đinh Bộ Lĩnh liên kết với sứ quân Trần Lãm, chiêu dụ được sứ quân Phạm Bạch Hổ , được nhân dân ủng hộ, và đánh bại các sứ quân khác, được tôn vinh làm Vạn Thắng Vương, đất nước trở lại yên bình thống nhất.
- Ngô Quyền có công đặt nền móng, xây dựng chính quyền. Đinh Bộ Lĩnh có công thống nhất đất nước.
* Ý nghĩa: Đánh bại thế lực cát cứ, lập lại hòa bình trong cả nước , tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng đất nước sau này.
ST
BÀI TẬP THỰC HÀNH
ĐỀ SỐ 1 – BÀI 8
Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1. Sau khi đánh bại quân xâm lược Nam Hán, Ngô Quyền xưng vương vào năm nào? Đóng đô ở đâu?
A. 938. Hoa Lư
B. 939. Thăng Long
C. 939. Cổ Loa
D. 938. Cổ Loa
Câu 2. Dưới thời Ngô Quyền kinh đô nước ta đặt ở:
A. Hoa Lư
B. Cổ Loa
C. Phú Xuân
D. Mê Linh
Câu 3. Ngô Quyền không duy trì chính quyền của họ Khúc, bởi vì:
A. Chính quyền họ Khúc về danh nghĩa vẫn thuộc nhà Hán
B. Ngô Quyền phát triển đất nước thành một quốc gia độc lập
C. Ngô Quyền thiết lập một chính quyền mới hoàn toàn của người Việt
D. Tất cả các câu trên đúng
Câu 4. Ngô Quyền đã xây dựng chính quyền độc lập như thế nào?
A. Ngô Quyền xưng vương
B. Bãi bỏ chức tiết độ sứ
C. Lập triều đình theo chế độ quân chủ
D. Tất cả câu trên đều đúng
Câu 5. Bộ máy nhà nước do Ngô Quyền tổ chức:
A. Là một nhà nước đơn giản
B. Là một nhà nước phức tạp
C. Là một nhà nước rất quy mô
D. Là một nhà nước rất hoàn chỉnh
Câu 6. Dưới thời Ngô Quyền, chức thứ sử đứng đầu các châu là:
A. Các tướng lĩnh có công, được Ngô Quyền cử đi cai quản cái địa phương
B. Các quan địa phương
C. Chức quan do Trung Quốc cử sang
D. A,B đúng
Câu 7. Người được Ngô Quyền cử làm thứ sử Châu Hoan (Nghệ An – Hà Tĩnh) là:
A. đinh Công Trư
B. Kiều Công Hãn
C. Ngô Xương Ngập
D. Ngô Xương Văn
câu 8. “Loạn 12 sứ quân” diễn ra ở thời điểm:
A. Cuối thời nhà Ngô
B. Đầu thời nhà Đinh
C. Cuối thời nhà Đinh
D. Đầu thời nhà Tiền Lê
Câu 9. Đinh Bộ Lĩnh con của:
A. Đinh Tiên Hoàng
B. Đinh Công Trứ
C. Đinh Kiến
D. Đinh Điền
Câu 10. Đinh Bộ Lĩnh người quê ở đâu?
A. Gia Viễn – Ninh Bình
B. Động Hoa Lư – Gia Viễn – Ninh Bình
C. Đông Anh – Hà Nội
D. Hưng Nguyên – Nam Đàn – Nghệ An
Đáp án: 1C 2B 3D 4D 5A 6D 7A 8A 9B 10B
ĐỀ SỐ 2 – BÀI 8
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 ĐIỂM)
Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1. Người có công dẹp “Loạn 12 sứ quân” thống nhất đất nước vào năm 967
A. Đinh Bộ Lĩnh
B. Đinh Công Trứ
C. Đinh Điền
D. Ngô Xương Ngập
Câu 2. Dưới thời Đinh Bộ Lĩnh đấy nước ta được bình yên trở lại vào:
A. Đầu 967
B. Đầu 965
C. Cuối 965
D. Cuối 967
Câu 3. Khi Ngô Quyền mất, quyền lực tập trung trong tay:
A. Ngô Xương Ngập
B. Dương Tam Kha
C. Ngô Xương Xí
D. Ngô Xương Văn
Câu 4. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế vào năm:
A. 966
B. 967
C. 968
D. 969
Câu 5. Đinh Bộ Lĩnh đặt tên nước là:
A. Đại Cồ Việt
B. Đại Việt
C. Nam Việt
D. Đại Ngu
II. PHẦN TỰ LUẬN (5 ĐIỂM)
Câu 6. Vì sao diễn ra “Loạn 12 sứ quân”? kể tên một số nổi loạn mà sau này Đinh Bộ Lĩnh liên kết?
1A 2D 3B 4C 5A
Câu 6. “Loạn 12 sứ quân” diễn ra vì:
- 965, Ngô Xương Văn chết, triều đình rơi vào tình trạng hổn loạn.
- Cuộc tranh chấp giữa các thế lực cát cứ, thổ hào ở địa phương tiếp diễn trở lại.
- Bộ máy nhà nước không còn thống nhất từ trung ương đến địa phương.
- Một số cuộc nổi loạn mà sau này Đinh Bộ Lĩnh liên kết:
- Trần Lãm giữ Bố Hải Khẩu (Thái Bình ngày nay).
- Phạm Bạch Hổ giữ Đằng Châu(Kim Động – Hưng Yên ngày nay).
Câu 6. “Loạn 12 sứ quân” diễn ra vì:
- 965, Ngô Xương Văn chết, triều đình rơi vào tình trạng hổn loạn.
- Cuộc tranh chấp giữa các thế lực cát cứ, thổ hào ở địa phương tiếp diễn trở lại.
- Bộ máy nhà nước không còn thống nhất từ trung ương đến địa phương.
- Một số cuộc nổi loạn mà sau này Đinh Bộ Lĩnh liên kết:
- Trần Lãm giữ Bố Hải Khẩu (Thái Bình ngày nay).
- Phạm Bạch Hổ giữ Đằng Châu(Kim Động – Hưng Yên ngày nay).
ĐỀ SỐ 3 – BÀI 8
Câu 1 (6 điểm) sau khi lên ngôi vua, Ngô Quyền đã tổ chức bộ máy nhà nước như thế nào? Nhận xét về tổ chức nhà nước đó?
Câu 2 (4 điểm) theo em, tổ chức nhà nước trung ương của Ngô Quyền đã đủ điều kiện giữ vững sự ổn định lâu dài cho đất nước chưa? Vì sao?
Câu 1. Sau khi lên ngôi vua, Ngô Quyền đã tổ chức bộ máy nhà nước như thế nào? Nhận xét về tổ chức nhà nước đó:
Ngô Quyền đã tổ chức bộ máy nhà nước:
- Vua đứng đầu triều đình, quyết định mọi công việc chính trị, ngoại giao, quân sự.
- Đặt ra các chức quan văn, quan võ.
- Ở địa phương có các thứ sử.
Nhận xét:
- Tổ chức bộ máy nhà nước còn đơn giản nhưng được thống nhất từ trung ương đến địa phương.
- Vua đứng đầu triều đình, quyết định mọi công việc.
- Dưới vua có các quan văn, quan võ.
- Các quan địa phương là các tướng lĩnh có công được vua củ đi cai quản các địa phương gọi là thứ sử.
Câu 2. Theo em, tổ chức nhà nước trung ương của Ngô Quyền đã đủ điều kiện giữ vững sự ổn định lâu dài cho đất nước chưa? Vì sao?
Theo em, tổ chức nhà nước trung ương của Ngô Quyền chưa đủ điều kiện giữ vững sữ ổn định lâu dài cho đất nước.
Vì: tổ chức nhà nước còn rất đơn giản, thiếu chặt chẽ. Quyền lực tập trung trong tay vua, vua quyết định mọi công việc từ chính trị, quân sự đến ngoại giao.
Ngô Quyền đã tổ chức bộ máy nhà nước:
- Vua đứng đầu triều đình, quyết định mọi công việc chính trị, ngoại giao, quân sự.
- Đặt ra các chức quan văn, quan võ.
- Ở địa phương có các thứ sử.
Nhận xét:
- Tổ chức bộ máy nhà nước còn đơn giản nhưng được thống nhất từ trung ương đến địa phương.
- Vua đứng đầu triều đình, quyết định mọi công việc.
- Dưới vua có các quan văn, quan võ.
- Các quan địa phương là các tướng lĩnh có công được vua củ đi cai quản các địa phương gọi là thứ sử.
Câu 2. Theo em, tổ chức nhà nước trung ương của Ngô Quyền đã đủ điều kiện giữ vững sự ổn định lâu dài cho đất nước chưa? Vì sao?
Theo em, tổ chức nhà nước trung ương của Ngô Quyền chưa đủ điều kiện giữ vững sữ ổn định lâu dài cho đất nước.
Vì: tổ chức nhà nước còn rất đơn giản, thiếu chặt chẽ. Quyền lực tập trung trong tay vua, vua quyết định mọi công việc từ chính trị, quân sự đến ngoại giao.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: