Lịch sử 7 - Bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến

  • Thread starter Thread starter vàng
  • Ngày gửi Ngày gửi

vàng

New member
Xu
0

Bài 7: NHỮNG NÉT CHUNG VỀ XÃ HỘI PHONG KIẾN

1. Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến

-Xã hội phong kiến phương Đông hình thành sớm, nhưng lại phát triển chậm chạp, quá trình khủng hỏang suy vong kéo dài .
-Xã hội phong kiến Châu Âu được hình thành muộn hơn, kết thúc sớm hơn nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản .

2. Cơ sở kinh tế - xã hội của xã hội phong kiến

* Cơ sở kinh tế : chủ yếu là kinh tế nông nghiệp
+Ở phương Đông sản xuất nông nghiệp đóng kín trong các công xã nông thôn.
+Châu Âu : đóng kín trong các lãnh địa phong kiến
* Xã hội phong kiến có 2 giai cấp cơ bản :
+ Phương Đông : địa chủ và nông dân lĩnh canh.
+ Châu Âu là lãnh chúa và nông nô .
* Bóc lột bằng tô thuế . Tuy nhiên ở Châu Âu sau khi thành thị trung đại ,xuất hiện kinh tế công thương nghiệp phát triển và thị dân ra đời .

3. Nhà nước phong kiến

Chế độ quân chủ nhưng khác nhau về mức độ và thời gian
Thể chế nhà nước do vua đứng đầu .
- Ở phương Đông vua chuyên chế tăng thêm quyền lực - tập quyền ngay từ đầu .
- Phương Tây từ phân quyền đến tập quyền .

ST

BÀI TẬP THỰC HÀNH

ĐỀ SỐ 1 – BÀI 7

Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1. Xã hội phong kiến phương Đông đã được hình thành trong khoảng:
A. Từ thế kỉ I TCN đến thế kỉ X
B. Từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ X
C. Từ thế kỉ III TCN đến thế kỉ X
D. Từ thế kỉ IV TCN đến thế kỉ X
Câu 2. Giai đoạn phát triển của xã hội phong kiến phương Đông vào khoảng:
A. Từ thế kỉ VIII đến thế kỉ XV
B. Từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV
C. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV
D. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV
Câu 3. Xã hội phong kiến châu Âu đã được hình thành trong khoảng thời gian:
A. Từ thế kỉ IV đến thế kỉ X.
B. Từ thế kỉ V đến thế kỉ X
C. Từ thế kỉ VI đến thế kỉ X
D. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X
Câu 4. Giai đoạn phát triển của xã hội phong kiến châu Âu vào khoảng:
A. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIII
B. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV
C. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV
D. Từ thế kỉ XI đến XVI
Câu 5. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV, xã hội phong kiến ở Tây Âu:
A. Hình thành
B. Phát triển thịnh đạt
C. Suy vong
D. Chuyển sang thời kì TBCN
Câu 6. Xã hội phong kiến TâyÂu gồm có những gia cấp cơ bản:
A. Lãnh chúa và nông dân tự do
B. Chủ nô và nô lệ
C. Lãnh chúa và nông nô
D. Địa chủ và nông dân
Câu 7. Ở phương Đông, sự khủng hoảng và suy vong của chế độ phong kiến diễn ra trong khoảng thời gian:
A. Từ thế kỉ XV đến giữa thế kỉ XIX
B. Từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX
C. Từ thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XIX
D. Từ thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX
Câu 8. Ở phương Tây, xã hội phong kiến khủng hoảng và suy vong khoảng thời gian:
A. Thế kỉ XIII – XVI
B. Thế kỉ XIV – XVI
C. Thế kỉ XV – XVI
D. Thế kỉ XVI – XVII
Câu 9. Tình trạng kinh tế của xã hội phong kiến châu Âu là:
A. Nghề nông trồng lúa nước
B. Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn
C. Kinh tế nông nghiệp lãnh địa phong kiến
D. Nghề nông trồng lúa và chăn nuôi
Câu 10. Tình trạng kinh tế của xã hội phong kiến châu Âu là:
A. Nghề nông trồng lúa nước
B. Kinh tế nông nghiệp đóng kín trong các công xã nông thôn
C. Kinh tế nông nghiệp đóng kín trong các lãnh địa phong kiến
D. Nghề nông trồng lúa và chăn nuôi gia súc.

Đáp án 1C 2C 3B 4B 5B 6C 7B 8C 9B 10C

ĐỀ SỐ 2 – BÀI 7

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 ĐIỂM)

Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1. Trong xã hội phong kiến phương Đông có các giai cấp cơ bản là:
A. Địa chủ và nông dân lĩnh canh
B. Lãnh chúa phong kiến và nông nô
C. Lãnh chúa phong kiến và nông dân lãnh canh
D. Địa chủ và nông nô
Câu 2. Các giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến châu Âu đó là:
A. Địa chủ và nông dân lĩnh canh
B. Lãnh chúa phong kiến và nông nô
C. Quý tộc địa chủ và nông nô nô tì
D. Lãnh chúa phong kiến và nông dân lĩnh canh
Câu 3. Địa chủ, lãnh chúa bóc lột nông dân và nông nô chủ yếu bằng:
A. Đánh thuế
B. Địa tô
C. Tô, tức
D. Làm nghĩa vụ phong kiến
Câu 4. Ở châu Âu, thành thị trung đại xuất hiện vào:
A. Sau thế kỉ IX
B. Sau thế kỉ X
C. Sau thế kỉ XI
D. Sau thế kỉ XII
Câu 5. Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lãnh địa phong kiến là:
A. Nông dân tự do
B. Nông nô
C. Nô lệ
D. Lãnh chúa phong kiến

II. PHẦN TỰ LUẬN (5 ĐIỂM)

Câu 6. Em có nhận xét gì về quá trình hình thành, phát triển và suy vong của chế độ phong kiến ở phương Đông?

Đáp án: 1A 2B 3B 4C 5B
1A 2B 3B 4C 5B
II. PHẦN TỰ LUẬN (5 ĐIỂM)

Câu 6. Em có nhận xét gì về quá trình hình thành, phát triển và suy vong của chế độ phong kiến ở phương Đông?
Xã hội phong kiến ở phương Đông được hình thành sớm (thế kỉ III TCN đến khoảng thế kỉ X) nhưng lại phát triển chậm chạp (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV).
Quá trình khủng hoảng và suy vong của chế độ phong kiến ở đây cũng kéo dài từ thế kỉ XVI cho tới thế kỉ XIX, khi các nước này bị rơi vào tình trạng lệ thuộc hoặc là thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây.
ĐỀ SỐ 3 – BÀI 7

Câu 1. (5 điểm) Em có nhận xét gì về quá trình hình thành, phát triển và suy vong của chế động phong kiến châu Âu?

Câu 2. (5 điểm) Nền chuyên chế của các quốc gia phương Đông có gì khác nền chuyên chế ở các quốc gia châu Âu?

Câu 1. Em có nhậ xét gì về quá trình hình thành, phát triển và suy vong của chế độ phong kiến ở châu Âu?
Ở châu Âu, chế độ phong kiến xuất hiệ muộn, khoảng thế kỉ V và được xác lập hoàn thiện vào khoảng thế kỉ X. thời kì phát triển từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV. Từ thế kỉ XV – XVI là giai đoạn suy vong của chế độ phong kiến châu Âu. Chủ nghĩa tư bản đã dần dần được hình thành torng lòng xã hội phong kiến đang suy tàn.
Chế độ phong kiến kết thúc sơm hơn, nhường chỗ cho tư bản chủ nghĩa.
Câu 2. Nền chuyên chế của các quốc gia phương Đông có gì khác nền chuyên chế ở các quốc gia châu Âu?
Ở phương Đông, nền chuyên chế đã có từ thời cổ đại. Sang xã hội phong kiến, nhà nước quân chủ chuyên chế ngày càng được hoàn thiện hơn, vua chuyên chế có thêm quyền lực, trở thành hoàng đế hay đại vương.
Ở châu Âu:
- Thời Hi Lap và Rô-ma cổ đại đã có các hình thức: Dân chủ, cộng hòa và đế chế, thực chất đều là chế độ quân chủ.
- Chế độ chuyến chế thời cổ đại tiếp tục tồn tại ở thời phong kiến. Song ở giai đoạn đầu, quyền lực của nhà vua rất hạn hẹp, thức chất cũng chỉ là một lãnh chúa lớn mà thôi, đó là chế độ phong kiến phân quyền. Mãi đến thế kỉ XV, khi các quốc gia phong kiến được thống nhất, quyền hành mới được tập trung trong tay vua.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Bài tập 1 trang 22 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7
Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng.

1. Đặc điểm của xã hội phong kiến phương Đông là

A. hình thành sớm (như Trung Quốc và các nước Đông Nam Á) nhưng phát triển chậm chạp, bị các nước tư bản phương Tây xâm lược.

B. hình thành muộn nhưng phát triển tương đối nhanh,

C. thời gian tồn tại của chế độ phong kiến ngắn

D. không bị tư bản phương Tây can thiệp.

2. Những đặc điểm của nền kinh tế phong kiến ở phương Đông là

A. nông nghiệp là ngành sản xuất chính, kết hợp chăn nuôi và nghề thủ công, sản xuất nông nghiệp bị đóng kín trong các công xã nông thôn.

B. sản xuất nônơ nghiệp, thủ công nghiệp đóng kín trong các lãnh địa.

C. ruộng đất do lãnh chúa nắm giữ và giao cho nông nô cày cấy để thu tô thuế.

D. kinh tế cồng thương nghiệp phát triển ngay từ đầu.

3. Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến phương Tây là

A. chủ nô và nô lệ.

B. địa chủ và lãnh chúa.

C. địa chủ và nông dân lính canh.

D. lãnh chúa phong kiến và nông nô.

4. Ở phương Đông và phương Tây, địa chủ và lãnh chúa bóc lột nông dân và nông nô chủ yếu bằng

A. địa tô. B. lao dịch

C. các loại thuế. D. sưu dịch.

5. Thể chế nhà nước do vua đứng đầu được gọi là

A. chế độ dân chủ B. chế độ quân chủ.

C. chế độ cộng hoà. D. quân chủ lập hiến.

6. Nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng của chế độ phong kiến châu Âu là

A. nông dân không nộp tô thuế cho địa chủ.

B. giai cấp tư sản đòi cải cách.

C. thành thị xuất hiện, kinh tế công thương nghiệp phát triển.

D. kinh tế trong các lãnh địa phát triển.

Trả lời

  1. A 2. A 3. D 4. A 5. B 6. C
Bài tập 4 trang 24 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7
Trong xã hội phong kiến, giai cấp nào là giai cấp thống trị và giai cấp nào là giai cấp bị trị?

  • Giai cấp thống trị:
  • Giai cấp bị trị:
Trả lời

  • Giai cấp thống trị: Lãnh chúa (ở châu Âu), địa chủ (ở phương Đông); giai cấp này nhiều người là quan lại (vua, các quan ở trung ương và địa phương).
  • Giai cấp bị trị: nông nô và nông dân.
    • Nông nô ở châu Âu hoàn toàn phụ thuộc vào lãnh chúa.
    • Nông dân lĩnh canh ở phương Đông được tự do hơn.
    • Cả hai đều bị bóc lột nặng nề bằng tô thuế.
Bài tập 5 trang 24 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7
Thế nào là chế độ quân chủ? Lấy ví dụ ở phương Đông và châu Âu đế minh hoạ.

Trả lời

Bộ máy Nhà nước ở phương Đông và châu Âu đều do vua đứng đầu, có toàn quyền, được gọi là chế độ quân chủ.

Ví dụ:

  • Ở phương Đông, nhà vua chuyên chế có quyền hành tuyệt đối ngay từ đầu. Vì chuyên chế đã có từ thời cổ đại.
  • Ở châu Âu: Giai đoạn đầu quyền lực của vua hạn chế, có lúc chỉ thu hẹp trong lãnh địa của nhà vua. Sau khi thống nhất được các quốc gia phong kiến, quyền lực mới thực sự tập trung vào tay nhà vua.
 
Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 7 bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến.
1. Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến

- Xã hội phong kiến phương Đông hình thành sớm, nhưng lại phát triển chậm chạp, quá trình khủng hoảng suy vong kéo dài.

- Xã hội phong kiến Châu Âu được hình thành muộn hơn, kết thúc sớm hơn nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản.

2. Cơ sở kinh tế - xã hội của xã hội phong kiến

*Cơ sở kinh tế: Chủ yếu là kinh tế nông nghiệp

+ Ở phương Đông sản xuất nông nghiệp đóng kín trong các công xã nông thôn.

+ Châu Âu: Đóng kín trong các lãnh địa phong kiến

*Xã hội phong kiến có 2 giai cấp cơ bản:

+ Phương Đông: Địa chủ và nông dân lĩnh canh.

+ Châu Âu là lãnh chúa và nông nô.

*Bóc lột bằng tô thuế: Tuy nhiên ở Châu Âu sau khi thành thị trung đại, xuất hiện kinh tế công thương nghiệp phát triển và thị dân ra đời.

3. Nhà nước phong kiến

- Chế độ quân chủ nhưng khác nhau về mức độ và thời gian

- Thể chế nhà nước do vua đứng đầu.

- Ở phương Đông vua chuyên chế tăng thêm quyền lực - tập quyền ngay từ đầu.

- Phương Tây từ phân quyền đến tập quyền.

* HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Xã hội phong kiến ở phương Đông và phương Tây được hình thành từ bao giờ?

Trả lời:

Các quốc gia phương Đông và phương Tây đều theo chế độ quân chủ (do vua đứng đầu), nhưng khác nhau về mức độ và thời gian.

- Ở phương Đông, chế độ chuyên chế đã xuất hiện từ thời cổ đại, đến thời phong kiến, nhà nước quân chủ chuyên chế ngày càng hoàn thiện, quyền lực tập trung ngày càng cao trong tay vua (Hoàng đế, Đại vương, Thiên tử...).

- Ở phương Tây, thời cổ đại đã có các hình thức dân chủ, cộng hoà, đế chế, thực chất đều là quân chủ; thời kì đầu là chế độ phong kiến phân quyền, từ thế kỉ XV chuyển sang chế độ phong kiến tập quyền.

2. Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến là gì?

Trả lời:

- Cơ sở kinh tế chủ yếu của chế độ phong kiến là sản xuất nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công. Sản xuất nông nghiệp đóng kín ở các công xã nông thôn (phương Đông) hay các lãnh địa (phương Tây).

- Ruộng đất nằm trong tay lãnh chúa hay địa chủ, giao cho nông dân hay nông nô cày cấy rồi thu tô, thuế.

- Xã hội gồm hai giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân lĩnh canh (phương Đông), lãnh chúa phong kiến và nông nô (phương Tây). Địa chủ, lãnh chúa bóc lột nông dân và nông nô bằng địa tô.

Riêng ở xã hội phong kiến phương Tây, từ thế kỉ XI, công thương nghiệp phát triển.

3. Trong xã hội phong kiến có những giai cấp nào? Quan hệ giữa các giai cấp ấy ra sao?

Gợi ý:

Để trả lời câu hỏi này, các em dựa vào mục 2, SGK. Trong xã hội phong kiến có hai giai cấp cơ bản: Địa chủ và nông dân lĩnh canh (ở phương Đông); lãnh chúa phong kiến và nông nô (ở phương Tây).

- Quan hệ giữa các giai cấp: Giai cấp thống trị (địa chủ, lãnh chúa) bóc lột giai cấp bị trị (nông dân lĩnh canh, nông nô) chủ yếu bằng địa tô.

4. Thế nào là chế độ quân chủ?

Trả lời:

- Chế độ quân chủ là thể chế nhà nước do vua đứng đầu.

- Chế độ quân chủ chuyên chế là chế độ mà quyền lực tập trung tuyệt đối, tối cao, vô hạn trong tay một người (vua - hoàng đế - Thiên tử...), mọi người phải phục tùng tuyệt đối.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top