• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Lịch sử 7 - Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077)

  • Thread starter Thread starter vàng
  • Ngày gửi Ngày gửi

vàng

New member
Xu
0
Lịch sử 7 - Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077)

Sử 7 - Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077)

Bài 11: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG XÂM LƯỢC TỐNG (1075-1077)



I .GIAI ĐỌAN THỨ NHẤT –1075

1. Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta.

- Nhà Tống muốn bành trướng thế lực và giải quyết khó khăn tài chánh ,xã hội trong nước .
- Nhà Tống cấm buôn bán ở biên giới , dụ dỗ các tù trưởng dân tộc ,xúi Chămpa đánh lên phía nam, nhằm làm suy giảm lực lượng của nhà Lý.
- Nhà Lý cử Thái úy Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy cuộc kháng chiến; tăng cường lực lượng quốc phòng .
- Để ổn định phía nam, Lý Thánh Tông và Lý Thường Kiệt đem quân đánh bại ý đồ tiến công phối hợp của nhà Tống với Chămpa.



lythuongkiet_vay_ung_chau_400_01.jpg


Lý Thường Kiệt vây Ung Châu
2. Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ.

* Hoàn cảnh :
- Nhà Tống chuẩn bị xâm lược Đại Việt
- Lý Thường Kiệt chủ trương độc đáo sáng tạo:”tiến công trước để tự vệ”, ông nói: “Ngồi yên đợi giặc, không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”
*Thực hiện:
-Mục tiêu đánh thành Ung Châu , Châu Khâm, Châu Liêm là căn cứ xuất phát , là địa điểm tập trung lương thực , vũ khí tiến hành những trận đánh thăm dò Đại Việt của Nhà Tống.
-Cuối năm 1075, 10 vạn quân ta , chia làm 2 đạo tiến vào đất Tống:
+Đạo quân bộ vượt biên giới đánh lên Châu Ung .
+Lý Thường Kiệt chỉ huy quân thủy , đổ bộ vào Châu Khâm... rồi từ đó tiến về phía thành Ung Châu.
-Trên đường tiến quân, để tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Trung Quốc, Lý Thường Kiệt nói rõ mục đích tự vệ của mình.
-Sau 42 ngày đêm công phá ta chiếm được thành, chủ động rút quân, chuẩn bị phòng tuyến chặn địch ở trong nước.
* Ý nghĩa.:làm thay đổi kế hoạch và làm chậm lại cuộc tấn công xâm lược Đại Việt của Nhà Tống.
* Hành quân để tự vệ, không là xâm lược: ta tấn công khu quân sự, kho lương thảo, nơi chuẩn bị xâm lược nước ta, ta treo bảng nói rõ mục đích tấn công để tự vệ, sau đó ta rút quân.

ST
 
Lịch sử 7 - Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077) (Tiếp theo)

Sử 7 - Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077) (Tiếp theo)

Bài 11: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG XÂM LƯỢC TỐNG (1075-1077)



II. GIAI ĐOẠN THỨ HAI ( 1076-1077)

1 Kháng chiến bùng nổ.

* Chuẩn bị :
-Sau khi rút quân khỏi thành Ung Châu, Lý Thường Kiệt cho quân bố phòng:
+ Cho quân mai phục ở biên giới.
+ Cử Lý Kế Nguyên giữ vùng biển Quảng Ninh để chặn quân thủy.
+ Xây dựng phòng tuyến Sông Cầu (sông Như Nguyệt), do Lý Thường Kiệt chỉ huy gồm cả quân thủy và quân bộ.
Phòng tuyến sông Cầu xây dựng ở bờ Nam sông Như Nguyệt ( sông Cầu), đây là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Trung Quốc vào Thăng Long, phòng tuyến dài 100km được đắp bằng đất cao, vững chắc . Được ví như chiến hào tự nhiên, khó vượt qua.

* Diễn biến :

Cuối năm 1076 quân Tống tấn công nước ta bằng 2 cánh quân thủy bộ:
+Quân bộ do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy gồm 10 vạn bộ binh tinh nhuệ, 1 vạn ngựa chiến, 20 vạn dân phu . Quân thủy do Hòa Mâu dẫn đầu .
+Quân bộ vượt ải Nam Quan vào Lạng sơn bị Thân cảnh Phúc chặn đánh phải dừng lại ở bờ bắc sông Như Nguyệti , chờ quân thủy tiếp viện, nhưng quân thủy đã bị Lý kế Nguyên đánh bại .

thnh_ung_chu_500.jpg

Lược đồ đường tiến công của quân Tống (Mũi tên màu xanh )

2.Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt.

- Chờ mãi không thấy thủy quân đến, Quách Qùy cho đóng bè 2 lần vượt vượt sông,bị ta phản công , đẩy lùi chúng về bờ bắc
- Để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, Lý Thường Kiệt cho người vào đền bên sông ngâm bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà”.
- Thất vọng, Quách Quỳ ra lệnh “Ai còn bàn đánh sẽ bị chém” và chuyển sang củng cố phòng ngự.Quân Tống mệt mỏi, , lương thảo cạn dần,chán nản, bị động
- Cuối xuân năm 1077, quân Lý Thường Kiệt, bất ngờ tấn công đánh mạnh vào trại giặc, quân Tống thua to ,tuyệt vọng phải chấp nhận giảng hòa và rút quân .

* Ý nghĩa:

-Cuộc chiến ở Như Nguyệt là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm .
-Nền độc lập tử chủ của Đại Việt được củng cố .
-Nhà Tống từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt .

* Nguyên nhân thắng lợi:

-Tinh thần đoàn kết các dân tộc, tinh thần yêu nước,quyết chiến ,quyết thắng của nhân dân ta.
-Tinh thần chủ động, tích cực trong chiến lược, chiến thuật của vua tôi nhà Lý, tài chỉ huy của Lý Thường Kiệt.

*Cách đánh độc đáo của Lý Thường Kiệt
:

- Tiến công thành Ung Châu để tự vệ .
- Chủ động xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt để chận địch vào Thăng Long .
- Phòng thủ để địch chán nản và mệt mỏi .
- Chủ động giảng hòa để giữ danh dự cho nhà Tống .

* Ý nghĩa lịch sử của kháng chiến chống Tống :

Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi :
- Độc lập được giữ vững
- Đem lại cho nhân dân niềm tự hào sâu sắc .
- Lòng tin tưởng ở sức mạnh và tiền đồ của dân tộc .
- Nhà Tống không xâm lược dù tồn tại mấy trăm năm .



ST

BÀI TẬP THỰC HÀNH

ĐỀ SỐ 1 – BÀI 11

Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1. Ngân khố cạn kiệt, tài chính nguy ngập, nội bộ mâu thuẫn, nhân dân đói khổ… đó là khó khăn của:
A. Đại Việt giữa thế kỉ XI
B. Đại Cồ Việc đầu thế kỉ X
C. Nhà Tống ở Trung Quốc giữa thế kỉ XI
D. Nhà Tống ở Trung Quốc giữa thế kỉ X
Câu 2. Hai nước thường quấy nhiễu nhà Tống vào những năm giữa thế kỉ XI:
A. Liêu, Hạ
B. Minh, Thanh
C. Thục, Ngô
D. Sở, Hán
Câu 3. Để giải quyết những khó khăn của mình giữa thế kỉ XI, nhà Tống đã:A
A. Đánh hai nước Liêu, Hạ
B. Đánh Cham-pa để mở rộng lãnh thổ
C. Đánh Đại Việt để khống chế Liêu, Hạ
D. Tất cả các biện pháp trên
Câu 4. Nhà Tống quyết tâm xâm chiếm Đại Việt vì:
A. Do nhà Lý không chấp nhận tước vương của nhà Tống
B. Do sự xúi giục của Cham-pa
C. Do khó khăn về tài chính và sự quấy nhiễu của các tộc người Liêu, Hạ.
D. Do giai đoạn này nhà Tống hùng mạnh
Câu 5. Để thực hiện âm mưu đánh chiếm Đại Việc, nhà Tống có chủ trương:
A. Xúi giục vua Cham-pa đánh lên từ phía nam
B. Ngăn việc buôn bán, đi lại của nhân dân hai nước
C. Dụ dỗ các tù trưởng người dân tộc ở biên giới.
D. Tất cả các ý trên
Câu 6. Chỉ huy cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống trong những năm 1075 – 1077 là:
A. Lý Công Uẩn
B. Lý Thường Kiệt
C. Lý Thánh Tông
D. Lý Nhân Tông
Câu 7. “ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc” đó là câu nói của:
A. Trần Quốc Tuấn
B. Trần Thủ Độ
C. Lý Thường Kiệt
D. Lý Công Uẩn
Câu 8. Tước vị cao nhất của Lý Thường Kiệt vào năm 1075 là:
A. Vua
B. Thái úy
C. Thái sư
D. Tể tướng
Câu 9. Năm 1075, Lý Thường Kiệt chỉ huy đánh chiếm căn cứ:
A. Thành châu Khâm
B. Thành châu Liêm
C. Thành Ung Châu
D. Tất cả các căn cứ trên
Câu 10. Mục đích Lý Thường Kiệt khi đánh vào đất Tống là:
A. Đánh vào bộ chỉ huy của quân Tống
B. Đánh vào nơi Tống tích trữ lương thực và khí giới để đánh Đại Việt
C. Đánh vào nơi tập trung quân của Tống trước khi đánh Đại Việt
D. Đánh vào đồn quân Tống gần biên giới của Đại Việt

Đáp án: 1C 2A 3C 4C 5D 6B 7C 8B 9D 10B

ĐỀ SỐ 2 – BÀI 11

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 ĐIỂM)

Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1. Cuộc chiến đấu để đánh chiếm thành Ung Châu diễn ra trong:
A. 40 ngày
B. 50 ngày
C. 45 ngày
D. 42 ngày
Câu 2. Bị thất thủ ở Ung Châu, tướng nhà Tống phải tử thủ ở:
A. Tô Giám
B. Quách Quỳ
C. Triệu Tiết
D. Hòa Mâu
Câu 3. Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt cho xây dựng hệ thống phòng ngự ở:
A. Sông Bạch Đằng
B. Sông Mã
C. Sông Như Nguyệt
D. Sông Thao
Câu 4. Quân Tống vượt ải Nam Quan quan Lạng Sơn tiến vào nước ta:
A. Cuối năm 1076
B. Đầu năm 1077
C. Cuối năm 1075
D. Đầu năm 1076
Câu 5. Mùa xuân 1077, sự kiện nào dưới đây gắn với lịch sử dân tộc:
A. Lê Hoàn đánh bại quân nhà Tống
B. Vua tôi nhà Trần đánh bại quân Mông – Nguyên
C. Lý Thường Kiệt đánh bại quân Tống
D. Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long

II. PHẦN TỰ LUẬN (5 ĐIỂM)


Câu 6. Trước việc nhà Tống ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta Lý Thường Kiệt đã có chủ trương gì? Em có nhận xét gì về chủ trương đó?

1D 2A 3C 4B 5C
1D 2A 3C 4B 5CCâu 6. Trước việc nhà Tống ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta Lý Thường Kiệt đã có chủ trương gì? Em có nhận xét gì về chủ trương đó?
Trước tình hình nhà Tống ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đã thực hiện chủ trương độc đáo, sáng tạo. “Ngồi yên đợi giặc, không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”.
Đây không phải là một chủ trương liều lĩnh, thiếu suy nghĩ mà thực sự là một chủ trương sáng tạo, độc đáo, rất chủ động của Lý Thường Kiệt.
Trước tình hình quân xâm lược đang đến gần, nhằm giành thế chủ động, tiêu hao sinh lực địch ngay từ lúc chúng chưa tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược -> đây là cuộc tấn công để tự vệ chứ không phải là cuộc tấn công xâm lược.

ĐỀ SỐ 3 – BÀI 11


Câu 1. (7 điểm) Hãy kể vài nét về cuộc đời và công lao của Lý Thường Kiệt?
Câu 2. (3 điểm) Việc chủ động tấn công để tự vệ của nhà Lý có ý nghĩa như thế nào?


Câu 1. Hãy kể vài nét về cuộc đời và công lao của Lý Thường Kiệt?
Lý Thường Kiệt sinh năm 1019 là con trai đầu lòng của Ngô An Ngữ - một võ quan ở phường Thái Hòa và bà họ Hàn, được đặt tên là Ngô Tuấn.
Dưới thời Lý Thánh Tông, ông An Ngữ mất, chồng của cô ruột là Tạ Đức đưa Lý Thường Kiệt về nuôi dạy văn, võ. Năm 18 tuổi (1036), khi mẹ mất Ngô Tuấn được vua tin yêu thăng thưởng dần lên chức Đô Tri và được đổi sang họ vua gọi là Lý Thường Kiệt.
Năm 1061, được vua cử vào trấn giữ vùng núi Thanh – Nghệ hiểm trở. Dưới sự cai quản của ông, dân no ấm, biên cương được bảo vệ vững vàng.
Năm 1075, nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt tâu với Thái hậu Ỷ Lan rằng “Ngồi yên đợi giặc, không bằng đem quân đánh trước”. Thái hậu đồng ý cho Lý Thường Kiệt và Tông Đản mang quân đánh châu Ung, châu Khâm và châu Liêm, hạ được thành. Sau đó Lý Thường Kiệt cho xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt.
Năm 1077, nhà Tống mang quân đến sông Như Nguyệt bị Lý Thường Kiệt bao vây đánh tơi bời. Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi vẻ vang.
Câu 2. Việc chủ động tấn công để tự vệ của nhà Lý có ý nghĩa như thế nào?
Tiêu diệt lực lượng của nhà Tống, phá hủy, tiêu hao kho tàng lương thực, súng đạn mà nhà Tống chuẩn bị cho cuộc chiến tranh xâm lược nước ta.
Tạo thế chủ động cho quân ta, làm trì hoãn cuộc xâm lược của nhà Tống.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 7 bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077).

1. Việc chủ động tấn công để tự vệ của nhà Lý có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Việc chủ động tấn công để tự vệ của nhà Lý có ý nghĩa:

- Mục tiêu tấn công của ta chỉ là các căn cứ quân sự, kho lương thảo - là những nơi quân Tống chuẩn bị cho cuộc tiến công xâm lược nước ta. Nên cuộc tiến công của ta mặc dù sang đất Tống nhưng là chính đáng. Trên đường tiến công, quân ta treo bảng nói rõ mục đích của mình, khi thực hiện xong mục đích ta chủ động rút khỏi đất Tống.

- "Tiến công trước để tự vệ" là một chủ trương độc đáo, sáng tạo. Tiến công để tự vệ chứ không phải là xâm lược. Thắng lợi này là đòn phủ đầu, làm cho quân Tống hoang mang, bị động.

2. Em hãy trình bày lại âm mưu xâm lược của nhà Tống đối với Đại Việt.

Trả lời:

Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta

- Từ giữa thế kỉ XI, tình hình nhà Tống gặp phải những khó khăn: Ngân khố cạn kiệt, tài chính nguy ngập, nội bộ mâu thuẫn, nông dân khởi nghĩa, vùng biên cương phía bắc nhà Tống hai nước Liêu, Hạ quấy nhiễu…

- Nhà Tống quyết định thông qua chiến tranh để giải quyết tình trạng khủng hoảng trong nước nên quyết định xâm lược Đại Việt.

- Nhà Tống xúi giục vua Cham-pa đánh lên từ phía Nam, còn ở biên giới phía Bắc của Đại Việt nhà Tống ngăn cản việc buôn bán, dụ dỗ các tù trưởng dân tộc.

3. Vua tôi nhà Lý đã làm gì trước âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống?

Trả lời:

* Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ

- Nhà Lý cử Lý Thường Kiệt làm người chỉ huy, tổ chức cuộc kháng chiến, tăng cường canh phòng, luyện tập. Các tù trưởng được phong tước cao, được mộ thêm quân đánh trả các cuộc quấy phá, làm thất bại âm mưu dụ dỗ của nhà Tống.

- Lý Thánh Tông cùng Lý Thường Kiệt đem quân đánh Cham-pa, làm thất bại âm mưu tiến công phối hợp của nhà Tống với Cham-pa.

- Tháng 10-1075, thực hiện chủ trương "tiến công trước để tự vệ", Lý Thường Kiệt đem 10 vạn quân bất ngờ tấn công vào châu Ung, châu Khâm, châu Liêm.

Sau khi tiêu diệt các căn cứ, kho tàng của giặc, Lý Thường Kiệt kéo quân về tấn công châu Ung (Quảng Tây). Sau 42 ngày chiến đấu, quân ta hạ thành Ung Châu và nhanh chóng rút quân về nước.

4. Tại sao Lý Thường Kiệt lại chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống quân xâm lược Tống?

Trả lời:

Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống quân xâm lược Tống vì:

- Sông Như Nguyệt như một chiến tuyến tự nhiên rất khó có thể vượt qua.

- Đây là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Quảng Tây (Trung Quốc) và Thăng Long. Việc chọn phòng tuyến Như Nguyệt sẽ thuận lợi cho ta phòng thủ và khó cho địch khi tiến công.

5. Vai trò của các dân tộc ít người trong cuộc kháng chiến chống Tống.

Trả lời:

Vai trò của các dân tộc ít người trong cuộc kháng chiến chống Tống:

- Trong kế hoạch "Tiên phát chế nhân", Lý Thường Kiệt cùng với Tông Đản chỉ huy hơn 10 vạn quân, chia làm hai đường thuỷ, bộ tấn công sang đất Tống. Quân bộ do các tù trưởng Thân Cảnh Phúc, Tông Đản chỉ huy dẫn binh miền núi đánh vào Ung Châu, góp phần làm nên thắng lợi.

- Các dân tộc thiểu số còn nỗ lực góp phần làm nên chiến thắng trên sông Như Nguyệt

- trận đánh quyết định thắng lợi cho quân dân ta, đánh tan âm mưu xâm lược của quân Tống.

6. Nhà Lý chuẩn bị đối phó quân Tống như thế nào?

Trả lời:

Dựa vào mục 1, SGK để trả lời. Nêu rõ việc Lý Thường Kiệt được cử làm người chỉ huy quân đội, tiến đánh Cham-pa. Đặc biệt là chủ động tiến công châu Ung, châu Khâm và châu Liêm để tự vệ với phương châm "ngồi yên đợi giặc, không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc".

7. Vì sao nhân dân ta chống Tống thắng lợi? Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng này.

Trả lời:

a) Nguyên nhân thắng lợi

- Thứ nhất, là do tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất và lòng tự cường dân tộc của quân dân ta. Trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai, Lý Thường Kiệt đã từ bỏ danh vọng bổng lộc, xin triều đình mời Lý Đạo Thành về Thăng Long nhậm chức Tể tướng, còn ông chỉ tổ chức kháng chiến mà không tham gia các chức vụ trong vương triều.

- Thứ hai, là do khối đại đoàn kết toàn dân vững chắc. Trong cuộc kháng chiến, nhân dân ta đã nhất trí một lòng xung quanh triều đình hoặc bộ tham mưu cùng chung sức đánh giặc.

- Thứ ba, là sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của các tướng lĩnh chỉ huy mà tiêu biểu là Lý Thường Kiệt.

- Thứ tư, nguyên nhân khách quan: Khí hậu nóng nực ở phương Nam là một trở lực lớn đối với quân xâm lược; địa hình của đất nước ta không phù hợp với sự di chuyển và chiến đấu của quân Tống; việc tiếp tế của giặc gặp nhiều khó khăn, khiến địch lúng túng, tinh thần bị dao động...

b) Ý nghĩa lịch sử

- Thắng lợi của các cuộc kháng chiến đã củng cố chính quyền phong kiến vững mạnh, tạo điều kiện xây dựng đất nước phát triển về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội…

Lòng tin của nhân dân với triều đình được nâng cao.

- Thắng lợi của các cuộc kháng chiến đã chứng tỏ lòng yêu nước, bất khuất của dân tộc.

- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta sau này.
 
Bài tập 1 trang 32 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7
Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng.

1. Nhà Tống xâm iược Đại Việt nhằm nhiều mục đích, ngoại trừ

A. để giữ yên vùng biên giới phía Bắc của nhà Tống.

B. để vơ vét của cải của Đại Việt, bù đắp ngân khô cạn kiệt,

C. để giải quyết mâu thuẫn nội bộ trong vương triều.

D. tạo bàn đạp để tiến công Cham-pa.

2. Nhà Tống ngăn cản nhân dân hai nước Việt - Tống buôn bán, đi lại ở vùng biên giới phía Bắc để

A. làm cho nền kinh tế Đại Việt kiệt quệ, đình đốn.

B. giữ bí mật, làm cho nhà Lý không biết được sự chuẩn bị xâm lược Đại Việt của nhà Tống.

C. gây áp lực buộc triều đình nhà Lý phải nhượng bộ.

D. gây mâu thuẫn giữa nhân-dân với triều đình, tạo thuận lợi cho nhà Tống xâm lược Đại Việt.

3. Người đề ra và thực hiện chủ trương sáng tạo "tiến công trước để tự vệ" trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý là

A. Lý Đạo Thành. B. Lý Nhân Tông.

C. Lý Thường Kiệt. D. Lý Thánh Tông.

Trả lời

1. D 2. B 3. C

Bài tập 5 trang 34 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7
Trước âm mưu và hành động ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta của nhà Tống, nhà Lý đã có thái độ và hành động ra sao?

Trả lời

Thái độ và hành động: không sợ hãi, quyết tâm và tích cực chuẩn bị lực lượng để đối phó một cách chủ động, khẩn trương.

Bài tập 6 trang 34 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7
Tại sao nói: Chủ trương của Lý Thường Kiệt "tiến công trước để tự vệ là đúng đắn, độc đáo, sáng tạo?

Trả lời

Chủ trương "tiến công trước để tự vệ" là độc đáo vì từ trước đó và sau này chưa có vương triều nào thực hiện. Đúng đắn và sáng tạo vì rất phù hợp với hoàn cảnh khách quan và chủ quan của nước ta dưới thời vương triều Lý lúc bấy giờ.

Bài tập 7 trang 34 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7
Trong cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược thời Lý, nhân dân và các tù trưởng miền núi phía Bắc nước ta đã có đóng góp như thế nào?

Trả lời

Nhân dân và các tù trưởng miền núi phía Bắc có đóng góp to lớn trong việc cung cấp nhiều binh lính, tướng giỏi, tham gia thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối kháng chiến ở cả hai giai đoạn.

Bài tập 8 trang 35 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7
Em hãy nêu những công lao đóng góp của Lý Thường Kiệt Cu-ix kháng chiến chống xâm lược Tống thời Lý

Trả lời

Lý Thường Kiệt là Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến. Ông đã đề ra chủ trương, đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo. Là người trực tiếp điều binh khiển tướng đánh bại hơn 10 vạn quân xâm lược Tống. Ông đã quyết định kết thúc chiến tranh bằng biện pháp hoà bình đúng đắn. Ông đã góp phần quyết định vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.

Bài tập 9 trang 35 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7
Em hãy trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống thời Lý.

  • Nguyên nhân thắng lợi:
  • Ý nghĩa lịch sử:
Trả lời

Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi là nhờ có lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất của dân tộc Đại Việt. Chủ trương, đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo của triều đình. Tinh thần đoàn kết chiến đấu của quân dân ta, tài năng của các cá nhân kiệt xuất.

Cuộc kháng chiến thắng lợi đã bảo vệ được nền độc lập, tự chủ của nhân dân ta, góp phần đưa quốc gia Đại Việt phát triển hùng mạnh sau cuộc kháng chiến, để lại những bài học kinh nghiệm quý giá cho công cuộc chống ngoại xâm của nhân dân ta, tô thắm thêm truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top