• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Lịch sử 7 - Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước (1009-1225)

  • Thread starter Thread starter vàng
  • Ngày gửi Ngày gửi

vàng

New member
Xu
0
Lịch sử 7 - Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước (1009-1225)

Sử 7 - Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước (1009-1225)

Bài 10: NHÀ LÝ ĐẨY MẠNH CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC (1009-1225)

Nhà Lý tồn tại 200 năm đã xây dựng bộ máy nhà nước đầy đủ, quy củ hơn, củng cố khối đoàn kết các dân tộc, củng cố sự thống nhất lãnh thổ, tạo điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa, bảo vệ nền độc lập tổ quốc.

1. Sự thành lập nhà LÝ

- Năm 1009 Lê Long Đĩnh chết, Lý Công Uẩn lên làm vua,nhà Lý thành lập-Lý Thái Tổ.
-Năm 1010, Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên , dời đô từ Hoa Lư ra Đại La rồi đổi tên là Thăng Long (rồng bay).
-Thăng Long có vị trí thuận lợi cho việc dời đô . Thăng Long là đô thị phồn vinh gồm hòang cung và phố chợ .
- Năm 1054 nhà Lý đổi tên là Đại Việt.
- Đứng đầu nhà nước là vua , vua nắm mọi quyền hành. - Giúp vua có các đại thần, bên dưới là các quan văn võ, đây là chính quyền quân chủ Cử con cháu công thần giữ chức vụ quan trọng.
- Hai bên thềm cung điện vua Lý treo chuông lớn, cho phép dân có gì oan ức thì đánh chuông xin vua xét xử.
- Hòang tử được nối ngôi, vua cho ra ngoài thành để tìm hiểu cuộc sống cả nhân dân .
- Cả nưóc chia thành 24 lộ phủ , có chức tri phủ , tri châu . Dưới lộ phủ có huyện và hương (Đinh-Tiền Lê là 10 lộ). Công việc ở lộ phủ giao cho cho các con cháu nhà vua hay các đại thần cai quản.
bo_may_triei_ly_500.jpg


Sơ đồ bộ máy nhà nước triều Lý


chieu_doi_do_400.jpg

Chiếu dời đô.

2. Luật pháp và quân đội

* Luật pháp:
- Năm 1042 nhà Lý ban hành bộ Hình Thư là bộ luật đầu tiên, nhằm bảo vệ vua , cung điện ,bảo vệ của công , tài sản của nhân dân, nghiêm cấm mổ trộm trâu bò, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, người phạm tội xử phạt rất nghiêm khắc

* Quân đội gồm:

- Cấm quân bảo vệ nhà vua và kinh thành.
- Quân địa phương canh phòng ở các lộ phủ và tham gia những cuộc chiến trang giữ nước , thay phiên nhau luyện tập gọi là “ngụ binh ư nông “
- Quân đội có quân bộ, quân thủy, kị binh, tượng binh, vũ khí thô sơ gồm giáo mác, dao kiếm, cung nỏ, máy bắn đá.
- Giảng Võ ở Thăng Long là nơi luyện võ nghệ của binh sĩ .

3. Đoàn kết các dân tộc trong nước, quan hệ hòa hiếu với nước ngoài.

- Để củng cố khối đoàn kết các dân tộc , nhà Lý gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng miền núi.
- Nhà Lý luôn giữ vững độc lập tự chủ, kiên quyết bảo vệ lãnh thổ biên giới
- Năm 1068 nhà Tống xúi Chămpa đánh Đại Việt ,bị nhà Lý đánh tan ..
- Quan hệ bình thường với Nhà Tống, Chăm pa, Chân lạp.

Nhà Lý tồn tại 200 năm đã xây dựng bộ máy nhà nước đầy đủ, quy củ hơn, củng cố khối đoàn kết các dân tộc, củng cố sự thống nhất lãnh thổ, tạo điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa, bảo vệ nền độc lập tổ quốc.


ST
BÀI TẬP THỰC HÀNH

ĐỀ SỐ 1 – BÀI 10

Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1. Nhà Lý được thành lập vào:
A. Đầu năm 1009
B. Cuối năm 1009
C. Đầu năm 1010
D. Cuối năm 1010
Câu 2. Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là gì?Quyết định dời đô về đâu?
A. Thiên Phúc. Dời đô về Đại La (Thăng Long)
B. Thuận Thiên. Dời đô về Đại La (Thăng Long)
C. Thái Bình. Dời đô về Cổ Loa
D. Thiên Phúc. Dời đô về Thăng Long
Câu 3. Đến năm 1054, nhà Lý đổi tên nước ta là:
A. Đại Việt
B. Đại Cồ Việt
C. Đại Nam
D. Việt Nam
Câu 4. Lý Công Uẩn quyết định dời đô về Đại La (Thăng Long) vì:
A. Đây là nơi hội quan yếu của bốn phương
B. Đây là vùng mặt đấy rộng mà bằng phẳng
C. Muôn vật hết sức tươi tốt và phồn thịnh
D. Tất cả lí do trên
Câu 5. Kinh đô Thăng Long chính thức được thành lập vào năm:
A. 939
B. 1009
C. 1010
D. 1012
Câu 6. Dưới thời nhà Lý nước ta được chia thành
A. 24 lộ, phủ
B. 22 lộ phủ
C. 40 lộ, phủ
D. 42 lộ, phủ
Câu 7. Thời Lý đứng đầu các lộ, phủ là các chức quan:
A. Chánh, phó an phủ sứ
B. Hào trưởng, trấn phủ
C. Tri phủ, tri châu
D. Tổng đốc, tri phủ
Câu 8. Nhà Lý ban hành bộ Hình thư vào năm:
A. 1010
B. 1042
C. 1005
D. 1008
Câu 9. Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên gọi là:
A. Quốc triều hình luật
B. Luật Hồng Đức
C. Hình luật
D. Hình thư
Câu 10. Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta được ban hành dưới thời vua:
A. Lí Thái Tổ ( 1010)
B. Lí Thái Tông (1042)
C. Lí Thánh Tông (1054)
D. Lí Nhân Tông ( 1072)

Đáp án: 1B 2B 3A 4D 5C 6A 7C 8B 9D 10B

ĐỀ SỐ 2 – BÀI 10

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 ĐIỂM)

Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1. Cơ cấu hành chính dưới thời nhà Lý, được sắp xếp:
A. Lộ - huyện – hương, xã
B. Lộ - phủ - châu, xã
C. Lộ - phủ - châu – hương, xã
D. Lộ - phủ - huyện – hương, xã
Câu 2. Quan hệ giữa Đại Việc và Cham-pa dưới thời nhà Lý là:
A. Xung đột dẫn tới liên tiếp gây chiến tranh
B. Quan hệ bình thường
C. Mâu thuẫn, xung đột theo thời gian
D. Hòa hiếu, thân thiện
Câu 3. Luật pháp thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò:
A. Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp
B. Đạo Phật được đề cao, nên cấm sát sinh
C. Trâu bò là động vật quý hiếm
D. Trâu bò là động vật linh thiêng
Câu 4. Dưới thời Lý – Trần, quan lại chủ yếu được tuyển chọn từ:
A. Con em nhân dân
B. Con em gia đính quý tộc
C. Con em quan lại
D. Con em các gia đình quý tộc và quan lại.
Câu 5. Các vua nhà Lý cho dựng lầu chuông hai bên thềm điện Long Trì để:
A. Nguồi dân ai có điều oan uổng đều có thể đánh chuông mời vua ra xét
B. Triệu tập quý tộc, quan lại trong triều đình lúc cần thiết
C. Báo động cho triều đình khi có giặc ngoại xâm
D. Báo động cho lính bảo vệ triều đình khi có biến

II. PHẦN TỰ LUẬN (5 ĐIỂM)

Câu 6. Tại sao nhà Lý lại dời đô về Thăng Long?

1D 2B 3A 4D 5A
Câu 6. Tại sao nhà Lý lại dời đô về Thăng Long?
Tình hình đất nước thế kỉ XI đã vững mạnh, nền kinh tế phát triển.Kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) xa và hẻo lánh, trong khi đó Đại La (Thăng Long) có nhiều ưu điểm hơn: vị trí, địa thế thuận lợi, là trung tâm của đất nước, “xem khắp đất nước Việt đó là nới thắng địa, thực là chỗ tụ hội quân yếu của bốn phương. Đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời”.
ĐỀ SỐ 3 – BÀI 10

Câu 1. (5 điểm). Vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền ở trung ương và địa phương nhà Lý.
Câu 2. (5 điểm) nhà Lý đã làm gì để củng cố quốc gia thống nhất?

Câu 1: Xem sơ đồ trong bài
Câu 2. Nhà Lý đã làm gì để củng cố quốc gia thống nhất?
- Tổ chức bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương.
- Ban hành bộ Hình thư.
- Xây dựng quân đội vững mạnh gồm 2 bộ phận: Cấm quân và quân địa phương.
- Thi hành chính sách “ngụ binh ư nông”.
- Thực hiện chính sách đoàn kết với các dân tộc thiểu số.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 7 bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước.
1. Tại sao nhà Lý lại dời đô về Thăng Long?

Hoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi đá, hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước.

Trả lời:

Nhà Lý dời đô về Thăng Long vì:

- Địa thế của Thăng Long rất thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài (tham khảo Chiếu dời đô).

- Hoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi đá, hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước.

- Việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La (Thăng Long) thể hiện quyết định sáng suốt của vua Lý Công uẩn, tạo đà cho sự phát triển đất nước.

2. Tại sao nhà Lý lại giao các chức vụ quan trọng cho những người thân cận nắm giữ?

Trả lời:

Nhà Lý giao các chức vụ quan trọng cho những người thân cận nắm giữ vì:

Chính quyền mà nhà Lý xây dựng là chính quyền quân chủ, vua đứng đầu nhà nước, theo chế độ cha truyền con nối. Việc giao chức vụ quan trọng cho người thân cận nắm giữ để đảm bảo quyền lợi của dòng tộc.

3. Quân đội thời Lý được tổ chức như thế nào? Em có nhận xét gì về tổ chức quân đội của nhà Lý?

Trả lời:

- Quân đội thời Lý bao gồm quân bộ và quân thuỷ, có kỉ luật nghiêm minh, được huấn luyện chu đáo.

+ Vũ khí có giáo mác, dao, kiếm, cung, nỏ, máy bắn đá.

+ Trong quân đội còn chia làm hai loại: Cấm quân và quân địa phương.

+ Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”.

- Quân đội được tổ chức quy củ, chặt chẽ.

- Nhà Lý thực hiện nhiều chính sách để củng cố và phát triển quân đội

4. Nhà Lý được thành lập như thế nào?

Trả lời:

Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đình lên ngôi vua. Cuối năm 1009, Lê Long Đình qua đời. Triều thần chán ghét nhà Tiền Lê, vì vậy các tăng sư và đại thần, đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc, tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý thành lập.

5. Nhà Lý đã tổ chức chính quyền trung ương và địa phương ra sao?

Trả lời:

Tổ chức chính quyền trung ương và địa phương thời Lý:

Dựa vào nội dung mục 1 và sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước để trả lời. Lưu ý sự kiện: Sau khi Lý Thái Tổ lên ngôi đã ra Chiếu dời đô từ Hoa Lư về Đại La (1010) và đổi tên nước thành Đại Việt. Nhà Lý đã tổ chức lại chính quyền trung ương và địa phương:

- Ở trung ương: Vua là người đứng đầu nhà nước, nắm giữ mọi quyền hành, theo chế độ cha truyền con nối. Giúp việc cho vua có các đại thần, quan văn, quan võ. Các chức vụ quan trọng này đều do nhà vua cử người thân cận nắm giữ.

- Ở địa phương: Cả nước được chia thành 24 lộ, phủ do các tri phủ, tri châu đứng đầu; giao cho các con cháu nhà vua hoặc đại thần cai quản. Dưới lộ, phủ là huyện, hương, xã.

6. Nhà Lý đã làm gì để củng cố quốc gia thống nhất?

Trả lời:

Nhà Lý đã tiến hành củng cố quốc gia thống nhất bằng cách:

- Ban hành bộ luật Hình thư (năm 1042).

- Xây dựng quân đội với hai bộ phận là cấm quân và quân địa phương; thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông".

- Đối nội: Gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng miền núi,…

- Đối ngoại: Giữ quan hệ bình thường với nhà Tống, tạo điều kiện cho nhân dân biên giới qua lại buôn bán với nhau. Dẹp tan các cuộc tấn công của Cham-pa do nhà Tống xúi giục...
 
Bài tập 1 trang 30 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7
Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng.

1. Quê hương của Lý Công Uẩn ở

A. Thuận Thành (Bắc Ninh).

B. Quế Võ (Bắc Ninh),

C. Từ Sơn (Bắc Ninh)

D. Đông Anh (Hà Nội).

2. Người đổi tên thành Đại La thành Thăng Long Là

A. Lý Bí.

B. Lê Long Việt.

C. Lý Công uẩn.

D. Lý Nhân Tông.

3. Nhà Lý chia cả nước thành

A. 10 đạo. B. 12 đạo. C 12 lộ D. 24 lộ, phủ.

4. Quốc hiệu Đại Việt có từ thời

a. Tiền Lê.

B. Lý Nam Đế.

c. Lý.

D. Trần.

5. Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta có từ thời

A. Đinh. B. Tiền Lê. C. Lý. D. Trần.

Trả lời

1. C 2. C 3. D 4. C 5. C
Bài tập 6 trang 32 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7
Việc nhà Lý dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long có ý nghĩa gì?

Trả lời

Dời đô về Thăng Long với vị trí trung tâm đất nước có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng, phát triển đất nước về nhiều mặt và bảo vệ đất nước hơn ở Hoa Lư...

Bài tập 7 trang 32 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7
Hình thư - bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta ra đời từ thời Lý theo em có tác dụng như thế nào?

Trả lời

Sự ra đời của bộ luật thành văn đầu tiên có tác dụng bảo vệ và củng cố vương triều, góp phần phát triển kinh tế, văn hoá, ổn định xã hội, xây dựng đất nước hùng mạnh.

Bài tập 8 trang 32 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7
Những công việc nhà Lý đã làm có gì khác và mới so với nhà Đinh, Tiền Lê?

Trả lời

Nhà Lý có những việc làm khác và mới rất có ý nghĩa trong xây dựng và đổi mới đất nước như: dời đô về Thăng Long, đổi quốc hiệu, ban hành bộ luật thành vãn đầu tiên, tổ chức bộ máy chính quyền các cấp có quy củ, chặt chẽ và hệ thống hơn thời Đinh - Tiền Lê.

 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top