Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
Nhà thơ Huy Cận – một nhân chứng lịch sử hiếm hoi còn lại - kể về những ngày ông là một trong ba thành viên của phái đoàn Chính phủ Lâm thời đi vào Huế để tiếp nhận lễ thoái vị của vua Bảo Đại. Khi đó ông mới 26 tuổi, đã là Bộ trưởng Bộ Canh nông và phó ban Thanh tra đặc biệt đầu tiên của Chính phủ cách mạng.
Nhà thơ Huy Cận, họ Cù, sinh năm 1919, tại xã Ân Phú, huyện Hương Sơn (sau thuộc huyện Đức Thọ, nay là huyện Vụ Quang), tỉnh Hà Tĩnh. Ông là nhà thơ hàng đầu của phong trào Thơ Mới, với những thi phẩm xuất sắc được tập hợp trong tập "Lửa thiêng" mà không ít người đánh giá là tập thơ hay nhất của thế kỷ 20. Nhưng không chỉ có thế, ông còn là một người tham gia hoạt động cách mạng tích cực, được Quốc dân đại hội họp ở Tân Trào bầu vào Ủy ban dân tộc giải phóng gồm 15 ủy viên, đảm nhận chức vụ Bộ trưởng Bộ Canh nông trong Chính phủ lâm thời, và cùng với cụ Bùi Bằng Đoàn, ông còn là thành viên Ban thanh tra đặc biệt đầu tiên của Chính phủ cách mạng, một tổ chức chỉ có hai thành viên và do chính Hồ Chủ tịch lập nên…
Với một người có cuộc đời hoạt động phong phú như vậy một giờ đồng hồ sau đây chỉ đủ để tái hiện lại một lát cắt nhỏ trong chuỗi dài những câu chuyện và sự kiện làm nên cuộc đời ông.
Những câu chuyện về Cách mạng Tháng Tám và thời kỳ trứng nước của chế độ mới sách báo đã nói tới khá nhiều, chắc các bạn đọc không lạ gì. Là những người trong cuộc, chúng tôi có thể bổ sung những chi tiết nhỏ đôi khi bị lịch sử bỏ quên, hoặc nhớ lại ít nhiều những gì thuộc về tâm trạng, cảm xúc của mình chẳng hạn, tức là những chi tiết thường không có trong chính sử. Các ông có thể hình dung là khi đảm đương những trọng trách như ủy viên Ủy ban dân tộc giải phóng, Bộ trưởng Bộ Canh nông thì tôi mới 26 tuổi hay không. 26 tuổi, đúng là tuổi của một cậu sinh viên vừa ra trường chân ướt chân ráo, chưa vợ con gia đình, lại thêm cái đầu óc mơ màng của một chàng "thi sĩ lãng mạn và trí thức tạch tạch sòe" như các ông vừa phong cho đấy. Để tôi kể các ông nghe chuyện này: Tôi còn nhớ rõ, ngày 23 tháng 11 năm 1945, Cụ Hồ ký lệnh thành lập Ban thanh tra đặc biệt đầu tiên của Chính phủ cách mạng do cụ Bùi Bằng Đoàn làm trưởng ban và Huy Cận là phó ban. Hôm đó, Bác gọi tôi đến và vừa thấy tôi Bác đã vào đề ngay:
Chú sắp có thêm việc đấy.
Thưa Cụ, việc gì thế ạ ? (Dạo ấy mọi người vẫn gọi Bác là Cụ, phải đến năm 1951 mới bắt đầu xuất hiện từ Bác).
Bác thông báo cho tôi quyết định vừa ký và nhấn mạnh nhiệm vụ của Ban thanh tra vừa thành lập là góp phần thực hiện an dân, đề cao phép nước" - đúng là Bác đã gói gọn nhiệm vụ của Ban trong có sáu chữ như vậy. Thoạt nghe thấy thế, tôi liền từ chối vì sợ rằng, mình làm Bộ trưởng canh nông đã là quá nặng rồi, thêm việc này sợ làm không nổi, xin Bác tìm người khác…
Bác cười:
Chú đừng lo. Cụ Bùi là nhân sĩ yêu nước, nguyên Thượng thư Bộ Hình triều Nguyễn, nổi tiếng thanh liêm, chú là thanh niên hăng hái, cũng là nhà thơ nổi tiếng, một già một trẻ hợp sức với nhau nhất định làm được.
Nhưng thưa Cụ , con còn ít tuổi…
Chú sợ thiếu chững chạc chứ gì. Muốn chững chạc cũng chẳng khó, chiều nay chú mang đến đây một thỏi mực tàu, một cây bút lông, rồi chú mài mực, tôi vẽ râu cho chú, thế là chững chạc ...
Đã đến nước ấy thì các ông bảo không nhận sao được? Và chúng tôi đã tiếp nhận công việc thuộc loại chống tiêu cực và tham nhũng đầu tiên này của nhà nước ta và đã không để phụ lòng tin cậy của Bác và Chính phủ. Tuy chỉ tồn tại có năm tháng từ 11/1945 đến 3/1946 nhưng Ban thanh tra đặc biệt cũng đã làm được một số việc có tiếng vang, góp phần "an dân, đề cao phép nước" như nhiệm vụ Bác giao.
Chuyện này nói thế chứ cũng có chi tiết thú vị đấy, nhưng hẹn dịp khác, tôi biết các ông đang chờ chuyện gì ở Huy Cận rồi, tôi kể ngay đây. Đời tôi đúng là có duyên nợ với Huế. Năm 1927 tôi rời quê Hà Tĩnh vào Huế học và sống ở đây đến tận năm 1939, tức là suốt thời học sinh mơ mộng, bắt đầu làm thơ và thành danh cũng ở đây. Tôi coi Huế như quê hương thứ hai của mình. Khi rời Huế vào năm 1939, thực sự tôi không thể ngờ là sáu năm sau, tức là vào những ngày tháng Tám năm 1945, tôi lại được trở lại Huế với cương vị thành viên phái đoàn Chính phủ lâm thời để tiếp nhận thoái vị của vị vua cuối cùng của triều đại cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.
Phái đoàn do ông Trần Huy Liệu, Phó chủ tịch Chính phủ kiêm Bộ trưởng Tuyên truyền làm trưởng đoàn, cùng với hai thành viên là ông Nguyễn Lương Bằng và tôi. Lên đường từ Hà Nội sáng 27/8, chúng tôi dự tính chiều 28 sẽ đến nơi, nhưng kế hoạch đã bị đảo lộn vì suốt dọc đường, nhất là từ Thanh Hóa trở vào, nhân dân hai bên đường tập trung chào đón đoàn quá đông, trung bình cứ khoảng 10 cây số lại gần như có một cuộc mít tinh nho nhỏ. Nhiều bà con từ xa cơm đùm cơm gói tìm đến, có người đang làm lụng trên đồng, cứ để nguyên quần áo lấm láp mà chạy tới. Có cụ già cứ đòi nhìn vào tận xe để "coi mặt Chính phủ lâm thời một chút mồ..." mỗi lần như thế, chúng tôi đều dừng xe và anh Trần Huy Liệu lại đứng trên mui xe để trò chuyện với bà con. Buổi chiều đến phà Ròn trời mưa tầm tã, rất đông bà con vẫn đội mưa chờ chúng tôi. Cảm động quá, anh Trần Huy Liệu đứng lên nói như van xin: "Xin đồng bào về đi, kẻo mưa to quá, ướt hết rồi..." Tiếng râm ran đáp lại: "Chúng tôi đã chờ dưới mưa từ trưa tới chừ rồi..." Thế là phải dừng, ghé vào khu nhà Đoan trò chuyện chừng 10 phút. Bà con rất cảm động, nhiều người khóc, nước mắt hoà lẫn với nước mưa. Tối 28 nghỉ lại Quảng Trị. 9h sáng hôm sau tới Mỹ Chánh, không có phà, bà con địa phương phải kết đò lại thành cầu phao cho xe qua. Sang tới bên kia sông đã thấy anh Tố Hữu, Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa Thừa Thiên Huế ra đón. Anh em ôm chầm lấy nhau. Tôi và Tố Hữu biết nhau từ thời Quốc học, anh ấy học sau tôi hai năm và đã bắt đầu làm thơ và hoạt động cách mạng từ trên ghế nhà trường. Lúc này thì Tố Hữu như cờ gặp gió, anh sung sướng quá thét to lên với đồng bào của mình: “Đồng bào ơi, đây là Chính phủ của ta, thật sự của ta đấy!..." Mọi người hoan hô rầm rĩ. Và xe của chúng tôi đã đi trong tiếng hoan hô chào đón như thế cho đến gần trưa thì tới sân vận động Chợ Cống, Huế. Đồng bào Huế đã chờ chúng tôi ở đây từ sáng, có người chờ cả ngày hôm trước. Khoảng 40.000 người. Khi đoàn ra mắt, tiếng vỗ tay vang lên như sấm. Một đoàn thiếu nữ Huế áo dài tha thướt lên tặng hoa, và trong số đó tôi còn kịp nhận ra cô Phùng Thị Duy Cúc sau này chính là nhà điêu khắc nổi danh Điềm Phùng Thị và là một người bạn thân thiết của tôi.
Trưa hôm đó, ông Phạm Khắc Hòe, đổng lý văn phòng của triều đình chuyển lời vua Bảo Đại mời chúng tôi vào tiếp kiến. Đoàn xe cắm cờ đỏ sao vàng của chúng tôi nhằm cổng chính Ngọ Môn tiến vào. Xưa nay, chỉ có nhà vua, các quan toàn quyền và khâm sứ Pháp mới đi cổng chính này, còn tất cả quan lại khác của triều đình đều đi cửa ngách. Trên lầu Kiến Trung, Bảo Đại bận áo xanh, đi dày cườm đã chờ sẵn để đón đoàn. Trước khi gặp Bảo Đại, anh Trần Huy Liệu và chúng tôi đã có cuộc hội ý chớp nhoáng xem nên xưng hô như thế nào. Gọi là "Ngài ngự" hay "Hoàng thượng" đã đành không được, nhưng gọi "ông" thì mới quá. Cuối cùng chúng tôi quyết định gọi "Ngài". Và buổi tiếp đã diễn ra khá thoải mái. Bảo Đại bày tỏ sung sướng được tiếp phái đoàn đại diện của Chính phủ lâm thời và trưởng đoàn Trần Huy Liệu cũng bày tỏ vui mừng vì nhà vua đã chấp nhận thoái vị. Vẻ mặt bùi ngùi, Bảo Đại nói giọng như ân hận : "Thưa phái đoàn, thực ra trong hai mươi năm làm vua, tôi cũng chỉ ngậm đắng nuốt cay, vì có nhiều việc muốn làm cho dân cho nước mà người ta không cho làm..." Sau đó, ông ta đề nghị với đoàn ba nguyện vọng : Một là, xin chính phủ cách mạng xem mọi người trong Hoàng gia như những công dân bình thường khác (ý nói không phân biệt đối xử); hai là, cũng xin chính phủ xem các quan lại trong triều như mọi đồng bào khác và được tham gia vào những công việc cứu nước tùy khả năng và hoàn cảnh của từng người; và cuối cùng là, xin chính phủ cách mạng đối xử với lăng tẩm, đền miếu của triều Nguyễn cho có sự thể.
Lễ thoái vị chính thức được tổ chức vào chiều 30/8, với sự có mặt của năm, sáu vạn người dân Huế đứng tràn ngập trước Ngọ Môn. Nhà vua bận triều phục đại lễ, áo hoàng bào, khăn vàng, đi giày cườm vàng. Theo nguyện vọng của nhà vua, lá cờ vàng của triều đình được kéo lên một lần cuối cùng, sau khi nhà vua đọc xong tuyên bố thoái vị thì kéo xuống để kéo lá cờ đỏ sao vàng của cách mạng lên đỉnh Ngọ Môn.
Sau khi Bảo Đại đọc lời tuyên bố thoái vị, tới nghi thức trao ấn kiếm. Chiếc kim ấn truyền quốc làm bằng vàng ròng, nặng dễ đến ngót 10 kilôgam, anh Trần Huy Liệu vốn sức yếu phải gồng lên mới cầm nổi, còn tôi dĩ nhiên với cái tuổi 26 thì mươi cân cũng nhẹ nhàng thôi. Thú vị nhất là khi cầm cây kiếm, thấy vỏ ngoài dát vàng nạm ngọc rất đẹp, tôi thuận tay rút kiếm ra xem, ai dè bên trong lưỡi kiếm đã bị rỉ, tôi hồn nhiên nói ngay vào micro: "Thưa đồng bào, kiếm nhà vua rỉ hết rồi !..." Mọi người cười ồ. Bảo Đại cũng cười. Ông ta nói: "Thưa phái đoàn, từ nay tôi là một người dân bình thường của nước độc lập, xin phái đoàn cho tôi một vật gì để kỷ niệm cái ngày này". Ý kiến bất ngờ. Chúng tôi hội ý và tôi nhanh tay rút chiếc huy hiệu cờ đỏ sao vàng mà Ủy ban nhân dân cách mạng Thừa Thiên Huế tặng các thành viên của phái đoàn và cài lên ngực Bảo Đại, đoạn nói to: "Xin đồng bào hoan nghênh công dân Vĩnh Thụy? Nhiều tiếng vỗ tay vang lên. Bảo Đại thực sự cảm động và lặng lẽ rút lui. Triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam đã ra đi trong cảnh chợ chiều, tôi nhìn quanh chỉ thấy Hoàng thân Vĩnh Cẩn và một vài quan lại thưa thớt. Trong khi đó, dưới kia, cuộc mít tinh đã trở thành một cuộc diễu hành biểu dương lực lượng khổng lồ của quần chúng cách mạng Huế. Ấn tượng thật hùng vĩ. Tôi đã sống với Huế suốt những năm của tuổi trẻ. Trước đây tôi chỉ biết Huế tình tứ, dịu dàng, Huế hiền hòa và thơ mộng, nhưng nay tôi mới biết thêm một Huế cách mạng, một Huế khi cần đã bùng dậy như những ngọn sóng trào, cùng với nhân dân cả nước làm nên cuộc cách mạng long trời lở đất, xây dựng một cuộc sống mới tươi đẹp và hào hùng ngay trên mảnh đất cố đô với chiều sâu lịch sử thăm thẳm này...
Thế nào, các ông hỏi tôi về cảm xúc trong những giờ phút ấy, thì nó là như vậy đấy. Các ông thấy cảm xúc của tôi như thế là thực tế hay mơ mộng, cách mạng hay lãng mạn, có còn chút nào rơi rớt của tạch tạch sòe không?...
Nhà thơ Huy Cận, họ Cù, sinh năm 1919, tại xã Ân Phú, huyện Hương Sơn (sau thuộc huyện Đức Thọ, nay là huyện Vụ Quang), tỉnh Hà Tĩnh. Ông là nhà thơ hàng đầu của phong trào Thơ Mới, với những thi phẩm xuất sắc được tập hợp trong tập "Lửa thiêng" mà không ít người đánh giá là tập thơ hay nhất của thế kỷ 20. Nhưng không chỉ có thế, ông còn là một người tham gia hoạt động cách mạng tích cực, được Quốc dân đại hội họp ở Tân Trào bầu vào Ủy ban dân tộc giải phóng gồm 15 ủy viên, đảm nhận chức vụ Bộ trưởng Bộ Canh nông trong Chính phủ lâm thời, và cùng với cụ Bùi Bằng Đoàn, ông còn là thành viên Ban thanh tra đặc biệt đầu tiên của Chính phủ cách mạng, một tổ chức chỉ có hai thành viên và do chính Hồ Chủ tịch lập nên…
Với một người có cuộc đời hoạt động phong phú như vậy một giờ đồng hồ sau đây chỉ đủ để tái hiện lại một lát cắt nhỏ trong chuỗi dài những câu chuyện và sự kiện làm nên cuộc đời ông.
Những câu chuyện về Cách mạng Tháng Tám và thời kỳ trứng nước của chế độ mới sách báo đã nói tới khá nhiều, chắc các bạn đọc không lạ gì. Là những người trong cuộc, chúng tôi có thể bổ sung những chi tiết nhỏ đôi khi bị lịch sử bỏ quên, hoặc nhớ lại ít nhiều những gì thuộc về tâm trạng, cảm xúc của mình chẳng hạn, tức là những chi tiết thường không có trong chính sử. Các ông có thể hình dung là khi đảm đương những trọng trách như ủy viên Ủy ban dân tộc giải phóng, Bộ trưởng Bộ Canh nông thì tôi mới 26 tuổi hay không. 26 tuổi, đúng là tuổi của một cậu sinh viên vừa ra trường chân ướt chân ráo, chưa vợ con gia đình, lại thêm cái đầu óc mơ màng của một chàng "thi sĩ lãng mạn và trí thức tạch tạch sòe" như các ông vừa phong cho đấy. Để tôi kể các ông nghe chuyện này: Tôi còn nhớ rõ, ngày 23 tháng 11 năm 1945, Cụ Hồ ký lệnh thành lập Ban thanh tra đặc biệt đầu tiên của Chính phủ cách mạng do cụ Bùi Bằng Đoàn làm trưởng ban và Huy Cận là phó ban. Hôm đó, Bác gọi tôi đến và vừa thấy tôi Bác đã vào đề ngay:
Chú sắp có thêm việc đấy.
Thưa Cụ, việc gì thế ạ ? (Dạo ấy mọi người vẫn gọi Bác là Cụ, phải đến năm 1951 mới bắt đầu xuất hiện từ Bác).
Bác thông báo cho tôi quyết định vừa ký và nhấn mạnh nhiệm vụ của Ban thanh tra vừa thành lập là góp phần thực hiện an dân, đề cao phép nước" - đúng là Bác đã gói gọn nhiệm vụ của Ban trong có sáu chữ như vậy. Thoạt nghe thấy thế, tôi liền từ chối vì sợ rằng, mình làm Bộ trưởng canh nông đã là quá nặng rồi, thêm việc này sợ làm không nổi, xin Bác tìm người khác…
Bác cười:
Chú đừng lo. Cụ Bùi là nhân sĩ yêu nước, nguyên Thượng thư Bộ Hình triều Nguyễn, nổi tiếng thanh liêm, chú là thanh niên hăng hái, cũng là nhà thơ nổi tiếng, một già một trẻ hợp sức với nhau nhất định làm được.
Nhưng thưa Cụ , con còn ít tuổi…
Chú sợ thiếu chững chạc chứ gì. Muốn chững chạc cũng chẳng khó, chiều nay chú mang đến đây một thỏi mực tàu, một cây bút lông, rồi chú mài mực, tôi vẽ râu cho chú, thế là chững chạc ...
Đã đến nước ấy thì các ông bảo không nhận sao được? Và chúng tôi đã tiếp nhận công việc thuộc loại chống tiêu cực và tham nhũng đầu tiên này của nhà nước ta và đã không để phụ lòng tin cậy của Bác và Chính phủ. Tuy chỉ tồn tại có năm tháng từ 11/1945 đến 3/1946 nhưng Ban thanh tra đặc biệt cũng đã làm được một số việc có tiếng vang, góp phần "an dân, đề cao phép nước" như nhiệm vụ Bác giao.
Chuyện này nói thế chứ cũng có chi tiết thú vị đấy, nhưng hẹn dịp khác, tôi biết các ông đang chờ chuyện gì ở Huy Cận rồi, tôi kể ngay đây. Đời tôi đúng là có duyên nợ với Huế. Năm 1927 tôi rời quê Hà Tĩnh vào Huế học và sống ở đây đến tận năm 1939, tức là suốt thời học sinh mơ mộng, bắt đầu làm thơ và thành danh cũng ở đây. Tôi coi Huế như quê hương thứ hai của mình. Khi rời Huế vào năm 1939, thực sự tôi không thể ngờ là sáu năm sau, tức là vào những ngày tháng Tám năm 1945, tôi lại được trở lại Huế với cương vị thành viên phái đoàn Chính phủ lâm thời để tiếp nhận thoái vị của vị vua cuối cùng của triều đại cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.
Phái đoàn do ông Trần Huy Liệu, Phó chủ tịch Chính phủ kiêm Bộ trưởng Tuyên truyền làm trưởng đoàn, cùng với hai thành viên là ông Nguyễn Lương Bằng và tôi. Lên đường từ Hà Nội sáng 27/8, chúng tôi dự tính chiều 28 sẽ đến nơi, nhưng kế hoạch đã bị đảo lộn vì suốt dọc đường, nhất là từ Thanh Hóa trở vào, nhân dân hai bên đường tập trung chào đón đoàn quá đông, trung bình cứ khoảng 10 cây số lại gần như có một cuộc mít tinh nho nhỏ. Nhiều bà con từ xa cơm đùm cơm gói tìm đến, có người đang làm lụng trên đồng, cứ để nguyên quần áo lấm láp mà chạy tới. Có cụ già cứ đòi nhìn vào tận xe để "coi mặt Chính phủ lâm thời một chút mồ..." mỗi lần như thế, chúng tôi đều dừng xe và anh Trần Huy Liệu lại đứng trên mui xe để trò chuyện với bà con. Buổi chiều đến phà Ròn trời mưa tầm tã, rất đông bà con vẫn đội mưa chờ chúng tôi. Cảm động quá, anh Trần Huy Liệu đứng lên nói như van xin: "Xin đồng bào về đi, kẻo mưa to quá, ướt hết rồi..." Tiếng râm ran đáp lại: "Chúng tôi đã chờ dưới mưa từ trưa tới chừ rồi..." Thế là phải dừng, ghé vào khu nhà Đoan trò chuyện chừng 10 phút. Bà con rất cảm động, nhiều người khóc, nước mắt hoà lẫn với nước mưa. Tối 28 nghỉ lại Quảng Trị. 9h sáng hôm sau tới Mỹ Chánh, không có phà, bà con địa phương phải kết đò lại thành cầu phao cho xe qua. Sang tới bên kia sông đã thấy anh Tố Hữu, Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa Thừa Thiên Huế ra đón. Anh em ôm chầm lấy nhau. Tôi và Tố Hữu biết nhau từ thời Quốc học, anh ấy học sau tôi hai năm và đã bắt đầu làm thơ và hoạt động cách mạng từ trên ghế nhà trường. Lúc này thì Tố Hữu như cờ gặp gió, anh sung sướng quá thét to lên với đồng bào của mình: “Đồng bào ơi, đây là Chính phủ của ta, thật sự của ta đấy!..." Mọi người hoan hô rầm rĩ. Và xe của chúng tôi đã đi trong tiếng hoan hô chào đón như thế cho đến gần trưa thì tới sân vận động Chợ Cống, Huế. Đồng bào Huế đã chờ chúng tôi ở đây từ sáng, có người chờ cả ngày hôm trước. Khoảng 40.000 người. Khi đoàn ra mắt, tiếng vỗ tay vang lên như sấm. Một đoàn thiếu nữ Huế áo dài tha thướt lên tặng hoa, và trong số đó tôi còn kịp nhận ra cô Phùng Thị Duy Cúc sau này chính là nhà điêu khắc nổi danh Điềm Phùng Thị và là một người bạn thân thiết của tôi.
Trưa hôm đó, ông Phạm Khắc Hòe, đổng lý văn phòng của triều đình chuyển lời vua Bảo Đại mời chúng tôi vào tiếp kiến. Đoàn xe cắm cờ đỏ sao vàng của chúng tôi nhằm cổng chính Ngọ Môn tiến vào. Xưa nay, chỉ có nhà vua, các quan toàn quyền và khâm sứ Pháp mới đi cổng chính này, còn tất cả quan lại khác của triều đình đều đi cửa ngách. Trên lầu Kiến Trung, Bảo Đại bận áo xanh, đi dày cườm đã chờ sẵn để đón đoàn. Trước khi gặp Bảo Đại, anh Trần Huy Liệu và chúng tôi đã có cuộc hội ý chớp nhoáng xem nên xưng hô như thế nào. Gọi là "Ngài ngự" hay "Hoàng thượng" đã đành không được, nhưng gọi "ông" thì mới quá. Cuối cùng chúng tôi quyết định gọi "Ngài". Và buổi tiếp đã diễn ra khá thoải mái. Bảo Đại bày tỏ sung sướng được tiếp phái đoàn đại diện của Chính phủ lâm thời và trưởng đoàn Trần Huy Liệu cũng bày tỏ vui mừng vì nhà vua đã chấp nhận thoái vị. Vẻ mặt bùi ngùi, Bảo Đại nói giọng như ân hận : "Thưa phái đoàn, thực ra trong hai mươi năm làm vua, tôi cũng chỉ ngậm đắng nuốt cay, vì có nhiều việc muốn làm cho dân cho nước mà người ta không cho làm..." Sau đó, ông ta đề nghị với đoàn ba nguyện vọng : Một là, xin chính phủ cách mạng xem mọi người trong Hoàng gia như những công dân bình thường khác (ý nói không phân biệt đối xử); hai là, cũng xin chính phủ xem các quan lại trong triều như mọi đồng bào khác và được tham gia vào những công việc cứu nước tùy khả năng và hoàn cảnh của từng người; và cuối cùng là, xin chính phủ cách mạng đối xử với lăng tẩm, đền miếu của triều Nguyễn cho có sự thể.
Lễ thoái vị chính thức được tổ chức vào chiều 30/8, với sự có mặt của năm, sáu vạn người dân Huế đứng tràn ngập trước Ngọ Môn. Nhà vua bận triều phục đại lễ, áo hoàng bào, khăn vàng, đi giày cườm vàng. Theo nguyện vọng của nhà vua, lá cờ vàng của triều đình được kéo lên một lần cuối cùng, sau khi nhà vua đọc xong tuyên bố thoái vị thì kéo xuống để kéo lá cờ đỏ sao vàng của cách mạng lên đỉnh Ngọ Môn.
Sau khi Bảo Đại đọc lời tuyên bố thoái vị, tới nghi thức trao ấn kiếm. Chiếc kim ấn truyền quốc làm bằng vàng ròng, nặng dễ đến ngót 10 kilôgam, anh Trần Huy Liệu vốn sức yếu phải gồng lên mới cầm nổi, còn tôi dĩ nhiên với cái tuổi 26 thì mươi cân cũng nhẹ nhàng thôi. Thú vị nhất là khi cầm cây kiếm, thấy vỏ ngoài dát vàng nạm ngọc rất đẹp, tôi thuận tay rút kiếm ra xem, ai dè bên trong lưỡi kiếm đã bị rỉ, tôi hồn nhiên nói ngay vào micro: "Thưa đồng bào, kiếm nhà vua rỉ hết rồi !..." Mọi người cười ồ. Bảo Đại cũng cười. Ông ta nói: "Thưa phái đoàn, từ nay tôi là một người dân bình thường của nước độc lập, xin phái đoàn cho tôi một vật gì để kỷ niệm cái ngày này". Ý kiến bất ngờ. Chúng tôi hội ý và tôi nhanh tay rút chiếc huy hiệu cờ đỏ sao vàng mà Ủy ban nhân dân cách mạng Thừa Thiên Huế tặng các thành viên của phái đoàn và cài lên ngực Bảo Đại, đoạn nói to: "Xin đồng bào hoan nghênh công dân Vĩnh Thụy? Nhiều tiếng vỗ tay vang lên. Bảo Đại thực sự cảm động và lặng lẽ rút lui. Triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam đã ra đi trong cảnh chợ chiều, tôi nhìn quanh chỉ thấy Hoàng thân Vĩnh Cẩn và một vài quan lại thưa thớt. Trong khi đó, dưới kia, cuộc mít tinh đã trở thành một cuộc diễu hành biểu dương lực lượng khổng lồ của quần chúng cách mạng Huế. Ấn tượng thật hùng vĩ. Tôi đã sống với Huế suốt những năm của tuổi trẻ. Trước đây tôi chỉ biết Huế tình tứ, dịu dàng, Huế hiền hòa và thơ mộng, nhưng nay tôi mới biết thêm một Huế cách mạng, một Huế khi cần đã bùng dậy như những ngọn sóng trào, cùng với nhân dân cả nước làm nên cuộc cách mạng long trời lở đất, xây dựng một cuộc sống mới tươi đẹp và hào hùng ngay trên mảnh đất cố đô với chiều sâu lịch sử thăm thẳm này...
Thế nào, các ông hỏi tôi về cảm xúc trong những giờ phút ấy, thì nó là như vậy đấy. Các ông thấy cảm xúc của tôi như thế là thực tế hay mơ mộng, cách mạng hay lãng mạn, có còn chút nào rơi rớt của tạch tạch sòe không?...