Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Lễ tạ (lễ hóa vàng) hay còn gọi là Tết khai hạ. Đây chính là ngày làm lễ dâng hương “bế mạc” dịp Tết Nguyên đán để mọi người tiếp tục công việc thường nhật của mình.
Theo tục xưa để lại thì Lễ tạ được tiến hành vào ngày mồng bảy tháng Giêng âm lịch.
Theo sách “Phương sóc chiêm thú” sở dĩ Lễ tạ được tiến hành vào ngày mồng 7 tháng giênglà vì ngày thứ bảy đầu năm mới là “ngày của người” (nhân nhật); còn các ngày khác từ mồng 1 tết nguyên đán đến mồng 8 tháng giêng là các ngày của các giống động vật và thực vật:
Mồng 1 là ngày của giống gà, mồng 2 của giống chó, mồng ba của giống lợn, mồng bốn của giống dê, mồng năm của giống trâu, mồng 6 của giống ngựa, mồng tám của giống thóc (lúa).
Vào chiều ngày ấy, ngày nào đẹp trời thì giống thú hay thực vật của ngày ấy sẽ khỏe mạnh, tốt đẹp trong cả năm đó. Hiện nay vẫn có nhiều người tin vào những “điềm” báo trước ấy để có những “tiên đoán” cho cả năm.
Ngày nay tùy hoàn cảnh công việc của mỗi nơi người ta có thể tiến hành Lễ tạ vào các ngày khác như ngày mồng hai, mồng ba vv… chứ không cứ phải mồng bảy. Tục cũng phải theo hoàn cảnh là vậy.
Ý nghĩa quan trọng của lễ tạ là ở chỗ: tạ lễ Trời, Đất, Thần, Phật, Gia tiên… đã về chứng giám cho lòng thành và sự vui vẻ của những người đang sống nhân dịp tết đầu năm và cầu xin các đấng cao minh, tiên tổ gia cát, phù hộ độ trì cho mọi người trong gia đình tiếp tục bước vào cuộc sống may mắn, phát đạt mọi bề suốt cả năm mới.
Với ý nghĩa đó, không có gia đình Việt nam nào, xưa cũng như nay, đã dâng hương cúng lễ giao thừa hay sáng mồng một tết mà lại bỏ qua làm Lễ khai hạ, thậm chí có người có điều kiện còn tổ chức buổi lễ khai hạ lớn, mời họ hàng thân thích, bạn bè cùng đến dự và bàn tính dự kiến công việc đầu năm.
Các vật phẩm dâng cúng dịp tết như tiền vàng, bánh chưng, mứt kẹo, ngũ quả, trầu cau… cũng chỉ được phép hạ xuống vào sau buổi lễ dâng hương Khai hạ, trừ các lễ cúng mặnkhông thể để dài ngày như xôi thịt, cơm canh thì có thể hạ lễ sau mỗi lần dâng cúng vào các buổi các ngày trong dịp tết nguyên đán.
Sở dĩ phải như vậy vì tục tín ngưỡng cho rằng trong suốt dịp Tết Nguyên đán trước khi làm lễ tạ thì các bậc thần linh và gia tiên luôn luôn ngự trên bàn thờ. Nếu để hương, đèn, nến tắt, tự tiện hạ các vật phẩm trước khi lễ tạ là bất kính với thần linh và tổ tiên.
Với ý nghĩa quan trọng của ngày Lễ tạ nên ngày làm Lễ tạ được quan niệm cũng là một cái tết “Tết Khai hạ”. Nó quan trọng chẳng kém lễ Giao thừa. Bởi thế trước khidâng hương Lễ tạ ngày xưa người ta cũng có đốt pháo mừng. Nhiều gia đình tính cẩn thận còn có cả lễ ngoài trời như lễ lúc Giao thừa.
Trước khi hạ toàn bộ vật phẩm dâng cúng trong dịp hết một tuần hương thì trước tiên phải thực hiện việc hóa tiền vàng (đem đốt đi). Mỗi lễ tiền, vàng dâng cúng đều được hóa riêng theo thứ tự: Gia thần trước, Gia tiên sau từ các bậc cao nhất đến thấp hơn. Trước khi hạ mỗi lễ như vậy đều cần vái ba vái và khấn: “con xin thiêu hóa tiền, vàng, quần áo vv… thỉnh vong linh nhận chút lễ bạc. Tâm thành kính cáo tôn thần, xin rước vong linh lại về âm giới”.
Ngày nay nhiều người làm ăn, buôn bán sau lễ tạ đều có kén chọn giờ tốt, ngày tốt để khai trương cửa hàng cửa hiệu.
Nguồn : hoilhpn.org.vn
Theo tục xưa để lại thì Lễ tạ được tiến hành vào ngày mồng bảy tháng Giêng âm lịch.
Theo sách “Phương sóc chiêm thú” sở dĩ Lễ tạ được tiến hành vào ngày mồng 7 tháng giênglà vì ngày thứ bảy đầu năm mới là “ngày của người” (nhân nhật); còn các ngày khác từ mồng 1 tết nguyên đán đến mồng 8 tháng giêng là các ngày của các giống động vật và thực vật:
Mồng 1 là ngày của giống gà, mồng 2 của giống chó, mồng ba của giống lợn, mồng bốn của giống dê, mồng năm của giống trâu, mồng 6 của giống ngựa, mồng tám của giống thóc (lúa).
Vào chiều ngày ấy, ngày nào đẹp trời thì giống thú hay thực vật của ngày ấy sẽ khỏe mạnh, tốt đẹp trong cả năm đó. Hiện nay vẫn có nhiều người tin vào những “điềm” báo trước ấy để có những “tiên đoán” cho cả năm.
Ngày nay tùy hoàn cảnh công việc của mỗi nơi người ta có thể tiến hành Lễ tạ vào các ngày khác như ngày mồng hai, mồng ba vv… chứ không cứ phải mồng bảy. Tục cũng phải theo hoàn cảnh là vậy.
Ý nghĩa quan trọng của lễ tạ là ở chỗ: tạ lễ Trời, Đất, Thần, Phật, Gia tiên… đã về chứng giám cho lòng thành và sự vui vẻ của những người đang sống nhân dịp tết đầu năm và cầu xin các đấng cao minh, tiên tổ gia cát, phù hộ độ trì cho mọi người trong gia đình tiếp tục bước vào cuộc sống may mắn, phát đạt mọi bề suốt cả năm mới.
Với ý nghĩa đó, không có gia đình Việt nam nào, xưa cũng như nay, đã dâng hương cúng lễ giao thừa hay sáng mồng một tết mà lại bỏ qua làm Lễ khai hạ, thậm chí có người có điều kiện còn tổ chức buổi lễ khai hạ lớn, mời họ hàng thân thích, bạn bè cùng đến dự và bàn tính dự kiến công việc đầu năm.
Các vật phẩm dâng cúng dịp tết như tiền vàng, bánh chưng, mứt kẹo, ngũ quả, trầu cau… cũng chỉ được phép hạ xuống vào sau buổi lễ dâng hương Khai hạ, trừ các lễ cúng mặnkhông thể để dài ngày như xôi thịt, cơm canh thì có thể hạ lễ sau mỗi lần dâng cúng vào các buổi các ngày trong dịp tết nguyên đán.
Sở dĩ phải như vậy vì tục tín ngưỡng cho rằng trong suốt dịp Tết Nguyên đán trước khi làm lễ tạ thì các bậc thần linh và gia tiên luôn luôn ngự trên bàn thờ. Nếu để hương, đèn, nến tắt, tự tiện hạ các vật phẩm trước khi lễ tạ là bất kính với thần linh và tổ tiên.
Với ý nghĩa quan trọng của ngày Lễ tạ nên ngày làm Lễ tạ được quan niệm cũng là một cái tết “Tết Khai hạ”. Nó quan trọng chẳng kém lễ Giao thừa. Bởi thế trước khidâng hương Lễ tạ ngày xưa người ta cũng có đốt pháo mừng. Nhiều gia đình tính cẩn thận còn có cả lễ ngoài trời như lễ lúc Giao thừa.
Trước khi hạ toàn bộ vật phẩm dâng cúng trong dịp hết một tuần hương thì trước tiên phải thực hiện việc hóa tiền vàng (đem đốt đi). Mỗi lễ tiền, vàng dâng cúng đều được hóa riêng theo thứ tự: Gia thần trước, Gia tiên sau từ các bậc cao nhất đến thấp hơn. Trước khi hạ mỗi lễ như vậy đều cần vái ba vái và khấn: “con xin thiêu hóa tiền, vàng, quần áo vv… thỉnh vong linh nhận chút lễ bạc. Tâm thành kính cáo tôn thần, xin rước vong linh lại về âm giới”.
Ngày nay nhiều người làm ăn, buôn bán sau lễ tạ đều có kén chọn giờ tốt, ngày tốt để khai trương cửa hàng cửa hiệu.
Nguồn : hoilhpn.org.vn