Lễ hội chọi trâu Hải Lựu mang tinh thần thượng võ của người Việt Cổ
Sự hình thành khó xác định, lễ chọi trâu là mỹ tục hào hùng mang đậm tinh thần thượng võ, sự táo bạo và lòng quả cảm rất độc đáo của dân tộc ta. Đó là lễ tế thần vị thuỷ thần thường diễn ra.
Vĩnh Phúc là vùng đất cổ, có bề dày văn hóa, lịch sử. Lễ hội chọi trâu lâu đời ở đây diễn ra ngay sau ngày rằm tháng Giêng.
Lễ hội chọi trâu không còn mới mẻ với nhiều người Việt. Người ta có thể dễ dàng nhớ đến những trận đấu nảy lửa của các “ông cầu” ở Phù Ninh ( Phú Thọ), Đồ Sơn ( Hải Phòng) hay ở Hải Lựu (Vĩnh Phúc). Dù ra đời sớm hay muộn, quy mô lớn hay nhỏ, các lễ hội chọi trâu nào cũng mang những nét văn hóa đặc sắc, thể hiện được tinh thần thượng võ, anh dũng của người Việt.
Tương truyền, lễ hội chọi trâu ở Hải Lựu ( Vĩnh Phúc) có từ thế kỷ 2 TCN. Nhà Triệu khi đó tan rã. Nhà Hán sang xâm lược Nam Việt. Thừa tướng Nam Việt Lữ Gia cho lui quân về vùng núi Hải Lựu (Vĩnh Phúc) để đánh giặc. Sau mỗi một trận ra quân, binh sĩ đều rất mệt mỏi. Lữ Gia đã cho những chú trâu khỏe mạnh ra chọi, mục đích khích lệ binh lính mạnh mẽ, chiến đấu anh dũng như các đấu sĩ trâu.
Sau khi chọi, các đấu sĩ trâu đều được giết thịt để binh sĩ ăn, và khi ăn thịt trâu (đặc biệt là chú trâu chiến thắng), ai nấy đều khỏe mạnh vượt trội, chiến đấu anh dũng và luôn giành chiến thắng. Sau khi Lữ Gia mất, nhân dân Hải Lựu tôn ông làm Thành Hoàng, hàng năm đến ngày 16 và 17 tháng Giêng Âm lịch đều tổ chức lễ hội chọi trâu để tưởng nhớ công ơn của những người lính đã chiến đấu vì đất nước.
Chọi trâu Hải Lựu mang tinh thần thượng võ của người Việt cổ
Trâu tham gia chọi phải là trâu khỏe mạnh, đạt đủ các tiêu chuẩn do ban tổ chức đưa ra về số năm tuổi, chiều cao, cân nặng, sức khỏe. Ngoài ra, khác với trâu chọi ở nơi khác được nuôi theo hộ gia đình, tập thể thôn xã, trâu ở Hải Lựu được nuôi theo dòng họ. Trâu chọi được giao cho một gia đình tiêu biểu trong một dòng họ chịu trách nhiệm nuôi dưỡng. Gia đình đó phải là gia đình văn hóa, không có mâu thuẫn, kinh tế vững và được cả dòng họ biểu quyết đồng ý.
Gia đình nào cũng phấn đấu giành nuôi trâu, bởi được chăm sóc trâu của cả dòng họ là một vinh dự, vì thế tất cả đều phấn đấu trở thành những gia đình văn hóa, thôn xóm văn hóa. Phần thưởng cho chú trâu chiến thắng sẽ là phần thưởng chung của cả dòng họ. Những gia đình khác trong dòng họ sẽ cung cấp thức ăn cho trâu chọi. Điều này thể hiện một sự gắn kết chặt chẽ giữa cá thành viên trong dòng tộc, đồng thời góp phần thúc đẩy quả trình xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư.
Lễ hội chọi Trâu Hải Lựu quy mô không lớn, nhưng tầm ảnh hưởng lại không bó hẹp trong phạm vi tỉnh Vĩnh Phúc. Ước tính hàng năm, chỉ trong 2 ngày 16-17 tháng Giêng diễn ra lễ hội, xã Hải Hựu đã đón trên 10.000 người đến thưởng lãm trận đấu của các ông cầu. Người dân thập phương đến lễ hội không chỉ để xem trâu chọi, mà còn để sống trong không khí sôi động, cuồng nhiệt của một lễ hội lớn, đồng thời hy vọng được thưởng thức và mang về làm quà một chút thịt trâu chọi, mong may mắn và sức khỏe cả năm.
Từ Hà Nội, bạn theo quốc lộ 2 về thành phố Vĩnh Yên, đến ngã tư Quán Tiên rẽ trái đi thẳng về huyện Lập Thạch. Tuy là một xã thuộc huyện miền núi, giao thông ở đây cũng khá thuận tiện. Dọc đường đi có biển chỉ dẫn nên sẽ không khó khăn để bạn di chuyển đến sân chọi trâu. Đến đây, bạn đừng quên thưởng thức món cá thính, một đặc sản chỉ riêng Lập Thạch mới có.
Sự hình thành khó xác định, lễ chọi trâu là mỹ tục hào hùng mang đậm tinh thần thượng võ, sự táo bạo và lòng quả cảm rất độc đáo của dân tộc ta. Đó là lễ tế thần vị thuỷ thần thường diễn ra.
Vĩnh Phúc là vùng đất cổ, có bề dày văn hóa, lịch sử. Lễ hội chọi trâu lâu đời ở đây diễn ra ngay sau ngày rằm tháng Giêng.
Lễ hội chọi trâu không còn mới mẻ với nhiều người Việt. Người ta có thể dễ dàng nhớ đến những trận đấu nảy lửa của các “ông cầu” ở Phù Ninh ( Phú Thọ), Đồ Sơn ( Hải Phòng) hay ở Hải Lựu (Vĩnh Phúc). Dù ra đời sớm hay muộn, quy mô lớn hay nhỏ, các lễ hội chọi trâu nào cũng mang những nét văn hóa đặc sắc, thể hiện được tinh thần thượng võ, anh dũng của người Việt.
Tương truyền, lễ hội chọi trâu ở Hải Lựu ( Vĩnh Phúc) có từ thế kỷ 2 TCN. Nhà Triệu khi đó tan rã. Nhà Hán sang xâm lược Nam Việt. Thừa tướng Nam Việt Lữ Gia cho lui quân về vùng núi Hải Lựu (Vĩnh Phúc) để đánh giặc. Sau mỗi một trận ra quân, binh sĩ đều rất mệt mỏi. Lữ Gia đã cho những chú trâu khỏe mạnh ra chọi, mục đích khích lệ binh lính mạnh mẽ, chiến đấu anh dũng như các đấu sĩ trâu.
Sau khi chọi, các đấu sĩ trâu đều được giết thịt để binh sĩ ăn, và khi ăn thịt trâu (đặc biệt là chú trâu chiến thắng), ai nấy đều khỏe mạnh vượt trội, chiến đấu anh dũng và luôn giành chiến thắng. Sau khi Lữ Gia mất, nhân dân Hải Lựu tôn ông làm Thành Hoàng, hàng năm đến ngày 16 và 17 tháng Giêng Âm lịch đều tổ chức lễ hội chọi trâu để tưởng nhớ công ơn của những người lính đã chiến đấu vì đất nước.
Chọi trâu Hải Lựu mang tinh thần thượng võ của người Việt cổ
Trâu tham gia chọi phải là trâu khỏe mạnh, đạt đủ các tiêu chuẩn do ban tổ chức đưa ra về số năm tuổi, chiều cao, cân nặng, sức khỏe. Ngoài ra, khác với trâu chọi ở nơi khác được nuôi theo hộ gia đình, tập thể thôn xã, trâu ở Hải Lựu được nuôi theo dòng họ. Trâu chọi được giao cho một gia đình tiêu biểu trong một dòng họ chịu trách nhiệm nuôi dưỡng. Gia đình đó phải là gia đình văn hóa, không có mâu thuẫn, kinh tế vững và được cả dòng họ biểu quyết đồng ý.
Gia đình nào cũng phấn đấu giành nuôi trâu, bởi được chăm sóc trâu của cả dòng họ là một vinh dự, vì thế tất cả đều phấn đấu trở thành những gia đình văn hóa, thôn xóm văn hóa. Phần thưởng cho chú trâu chiến thắng sẽ là phần thưởng chung của cả dòng họ. Những gia đình khác trong dòng họ sẽ cung cấp thức ăn cho trâu chọi. Điều này thể hiện một sự gắn kết chặt chẽ giữa cá thành viên trong dòng tộc, đồng thời góp phần thúc đẩy quả trình xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư.
Lễ hội chọi Trâu Hải Lựu quy mô không lớn, nhưng tầm ảnh hưởng lại không bó hẹp trong phạm vi tỉnh Vĩnh Phúc. Ước tính hàng năm, chỉ trong 2 ngày 16-17 tháng Giêng diễn ra lễ hội, xã Hải Hựu đã đón trên 10.000 người đến thưởng lãm trận đấu của các ông cầu. Người dân thập phương đến lễ hội không chỉ để xem trâu chọi, mà còn để sống trong không khí sôi động, cuồng nhiệt của một lễ hội lớn, đồng thời hy vọng được thưởng thức và mang về làm quà một chút thịt trâu chọi, mong may mắn và sức khỏe cả năm.
Từ Hà Nội, bạn theo quốc lộ 2 về thành phố Vĩnh Yên, đến ngã tư Quán Tiên rẽ trái đi thẳng về huyện Lập Thạch. Tuy là một xã thuộc huyện miền núi, giao thông ở đây cũng khá thuận tiện. Dọc đường đi có biển chỉ dẫn nên sẽ không khó khăn để bạn di chuyển đến sân chọi trâu. Đến đây, bạn đừng quên thưởng thức món cá thính, một đặc sản chỉ riêng Lập Thạch mới có.