Lập web nói xấu thầy cô

Tuananhdh

New member
Xu
0
Chuyện những học sinh của một trường chuyên có tiếng ở Hà Nội truyền tay nhau một quyển sổ nói xấu thầy cô bị một cô giáo bắt gặp, rồi từ cuốn sổ đó, nhà trường phanh phui ra việc một nhóm học sinh đã lập riêng một trang web chỉ để buôn chuyện và nói xuất thầy cô đã gây chấn động giới học đường.

Tuy nhiên, báo chí hoàn toàn ngoài cuộc sự việc này. Vì uy tín của một trường chuyên mà người ta bưng bít thông tin này hay vì người ta thấy chuyện này tầm thường quá, chẳng có gì đáng quan tâm?

lapweb.jpg
Ảnh minh hoạ​

Chuyện gì cũng có hai mặt

Có bao giờ các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo băn khoăn tư hỏi vì sao học sinh lại nói xấu những người đã dạy dỗ chúng? Có 1001 lý do để giải thích hoặc thanh minh. Nhưng tôi không tin tất cả những thầy cô bị học sinh nói xấu đều xấu và tôi cũng không nghĩ rằng những học sinh nói xấu thầy cô là những đứa trẻ hư, bất trị.

Bất kể một vấn đề nào cũng luôn có hai mặt. Bỏ qua những ý đồ xấu, trẻ làm vậy có thể là vì người lớn không cho con trẻ có cơ hội được nói, được góp ý, buộc chúng phải giải toả những ấm ức trong lòng ở chỗ khác. Suy cho cùng thầy cô cũng là người thường, con người không ai có thể làm cho tất thảy mọi người yêu quý.

Các "phong trào" trên web

Hầu hết các trường học ở các thành phố lớn hiện nay đều có website riêng, và trên web này đều có các diễn đàn cho học sinh chia sẻ. Tuy nhiên, hầu hết các web này đều không hoạt động hiệu quả. Ngoài cái giao diện bắt mắt, hình ảnh trường lớp, thầy cô thật long lanh và những bằng huy chương thật hoành tráng, học sinh ít tìm được cơ hội trao đổi học tập hay tâm tình sẻ chia.

Nếu học sinh post một chủ đề có vẻ nhạy cảm, không có lợi cho các thầy cô hoặc tò mò, thắc mắc nhiều quá, ngay lập tức ban quản trị sẽ khoá chủ đề đó lại. Thế là các học sinh rộ lên phong trào tự lập web riêng, blog riêng hoặc thành lập các box nhỏ về trường mình tại các trang web và diễn đàn lớn sẵn có để được tha hồ nói mà không sợ bị "khoá miệng".

Hơn thế, "mạng ảo là nơi bạn dùng nick để nói chuyện, không phải tên thật, thế nên nói thoải mái mà không lo bị thầy cô trù dập" - lời của một học sinh cấp II. Nhưng chính vì tính ảo ấy, mà nhiều cô cậu học sinh đã "mượn gió bẻ măng" tha hồ đưa ra những lời "bình loạn", chỉ trích, đả kích, thậm chí dựng chuyện nói xấu thầy cô. Lạc vào những diễn đàn như thế, bạn sẽ cảm thấy sốc và băn khoăn không hiểu bao nhiêu phần trăm những thông tin đó là sự thật. Chỉ có những người trong cuộc là hiểu rõ điều đó mà thôi.

Ngăn chặn thế nào?

Thầy cô thừa biết việc học sinh nói xấu mình. Nhưng chúng nói sau lưng, thôi mặc kệ. Nhưng khi những trang web, blog với những nội dung nói xầu thầy cô cứ tồn tại, hiển hiện cho tất cả mọi người cùng vào đọc thì chuyện trở nên trầm trọng hơn nhiều.

Cái khó là ai cũng có quyền tự do ngôn luận, những trang web này không thuộc quyền sở hữu riêng của nhà trường nên các thầy cô không thể trực tiếp can thiệp. Mà cho dù có dùng ảnh hưởng của mình để bắt học sinh đóng cửa web đó thì chúng vẫn có thể lập web mới. Không phải cứ gặp vấn đề gì vướng mắc, người lớn đều có thể hành xử bằng cách... cấm.

Thay vì cấm đoán, thay vì tức tối, hãy đối xử bình đẳng với những học sinh của mình, hãy cho con trẻ có cơ hội được đối thoại cùng các thầy cô, hãy tạo nên các diễn đàn lành mạnh để các em được nói. Điều đó sẽ giúp các thày cô kiểm soát được phần nào các phát ngôn của học sinh và biết được rằng các học sinh đang đánh giá về mình như thế nào.

Theo Nguyễn Phương - VietnamNet
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top