rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Những lý thuyết về vô thức thay đổi trong tâm lý học, từ quan điểm thuộc trường phái Freud cho rằng nó là một cái tủ chứa những khao khát không được xã hội chấp nhận, những kí ức về sang chấn tâm lý và những cảm xúc đau thương cho đến quan điểm của tâm lý học nhận thức xem tâm trí vô thức đơn giản chỉ là một mớ những quá trình nhận thức mà chúng ta không ý thức được.
Sự thật là rất khó để chứng minh bất kì lý thuyết nào ở trên. Cũng giống như chúng ta biết rằng vũ trụ là rộng lớn, chúng ta biết tâm trí vô thức có sức mạnh. Và giống như nghiên cứu của chúng ta vào không gian, kiến thức của chúng ta về vô thức bị giới hạn bởi thiết bị khoa học mà chúng ta có để quan sát nó. Vì vậy, chúng ta kết thúc là đồng ý với những lý thuyết mà chúng ta thấy có ích nhất. Đối với tôi, điều đó nghĩa là những quan điểm của Huna, Neuro Linguistic Programming (NLP) và Jung.
Trong những nền văn hóa phương Tây, vô thức từng bị xem như một kẻ thù, một sức mạnh u ám nhào xuống để làm hại những khao khát thuộc ý thức của chúng ta. Nó trở thành cái chịu tội cho mọi thất bại, mọi lỗi lầm và những phản ứng không mong muốn của chúng ta. Gần đây, người ta có quan điểm rằng vô thức như một công cụ họ có thể được sử dụng về mặt ý thức để đi đến nơi họ muốn đến. Họ “đánh” tâm trí với những sự khẳng định rồi sau đó tự hỏi tại sao chúng không hiệu quả.
Nhưng Huna, NLP, và Jung đối xử với vô thức với sự tôn trọng lớn. Họ tin rằng vô thức có những vai trò quan trọng, nhất định để đóng và những nhiệm vụ để thực hiện. Họ xem vô thức như có một sự thông thái của riêng nó mà chúng ta nên tôn trọng. Và họ nhấn mạnh hãy làm việc với vô thức hơn là cố gắng dọa nạt nó hoặc phớt lờ nó.
Bạn không cần có bằng tiến sỹ về tâm lý học để làm việc hiệu quả với vô thức của bạn, nhưng bạn cần hiểu một vài điều cơ bản. Sau đây là một vài khía cạnh của vô thức mà tôi dạy cho những sinh viên của tôi trong Huna và NLP, và chúng áp dụng với bạn như thế nào.
Tâm trí vô thức:
Bảo vệ cơ thể: Một trong những mục tiêu chính của nó là sự tồn tại của cơ thể của bạn. Nó sẽ chống lại bất kỳ điều gì có vẻ giống như một mối đe dọa đến sự tồn tại đó. Vì vậy, nếu bạn muốn thay đổi một hành vi dễ dàng hơn, hãy cho vô thức của bạn thấy hành vi đó đang làm tổn thương cơ thể của bạn như thế nào.
Điều khiển cơ thể: Vô thức xử lý tất cả những chức năng cơ thể cơ bản của bạn (thở, nhịp tim, hệ miễn dịch…). Thay vì nói với vô thức sức khỏe hoàn hảo trông như thế nào, hãy cố hỏi nó những điều nó biết và những gì bạn cần để có sức khỏe tốt hơn.
Giống một đứa trẻ 7 tuổi: Giống như một đứa trẻ, vô thức thích được đáp ứng, thỏa mãn, nó cần những chỉ dẫn rất rõ ràng, và xem mọi chỉ dẫn của bạn theo nghĩa đen. Do đó nếu bạn nói “Công việc này làm bạn khó chịu y như là bị đau cổ ” thì vô thức của bạn sẽ tìm cách để nắm chắc những vết thương ở cổ của bạn vẫn đang hoạt động! Vô thức cũng rất “có đạo đức” theo cách một đứa trẻ có đạo đức, có nghĩa là dựa vào sự dạy bảo về mặt đạo đức và được chấp nhận bởi bố mẹ bạn hoặc những người xung quanh. Do đó, nếu bạn từng được dạy rằng “tình dục là xấu” thì vô thức của bạn vẫn sẽ đáp ứng trước lời dạy đó ngay cả sau khi tâm trí ý thức của bạn phủ nhận nó.
Nói chuyện thông qua cảm xúc và những biểu tượng: Để có được sự chú ý của bạn, vô thức sử dụng những cảm xúc. Ví dụ, nếu bạn đột nhiên cảm thấy sợ, vô thức của bạn đã phát hiện thấy (đúng hoặc sai) sự tồn tại của bạn đang gặp nguy hiểm.
Cất giữ và tổ chức những kí ức: Vô thức quyết định những kí ức của bạn được cất giữ ở đâu và như thế nào. Nó có thể che giấu những kí ức nào đó (ví dụ như sang chấn tâm lý) có những cảm xúc tiêu cực mạnh mẽ cho đến khi bạn đủ trưởng thành để xử lí chúng về mặt ý thức. Khi nó cảm thấy bạn đã sẵn sàng (cho dù ý thức của bạn nghĩ bạn đã sẵn sàng hay chưa!), nó sẽ đem chúng ra để bạn có thể xử lí với chúng.
Không xử lý những lời phủ định: Vô thức tiếp thu những hình ảnh hơn là lời nói. Vì vậy nếu bạn nói “Tôi không muốn trì hoãn” thì vô thức tạo ra một bức tranh về bạn đang trì hoãn. Chuyển bức tranh đó từ tiêu cực sang tích cực cần thêm một bước. Tốt hơn là nói với vô thức của bạn “Hãy làm việc!”
Tạo ra những liên tưởng và học nhanh chóng: Để bảo vệ bạn, vô thức sống cảnh giác và cố gắng thu lượm những bài học từ mỗi kinh nghiệm. Ví dụ, nếu bạn từng có một kinh nghiệm tồi tệ ở trường học, vô thức của bạn có thể chọn cách gộp mọi kinh nghiệm học tập của bạn thành loại “điều này sẽ không vui vẻ”. Nó sẽ báo hiệu với bạn bằng lòng bàn tay đầy mồ hôi và sự lo lắng bất cứ khi nào bạn cố gắng học một điều gì mới. Nhưng nếu bạn chơi thể thao giỏi thì vô thức của bạn sẽ nhớ rằng “thể thao đồng nghĩa với thành công” và bạn sẽ cảm thấy vui và tràn đầy năng lượng bất cứ khi nào nói đến hoạt động thân thể.
Có rất nhiều điều về tâm trí vô thức. Cuốn sách mới nhất của tôi tập trung vào vô thức, nó hoạt động như thế nào và làm thế nào để làm việc với nó. Nhưng chỉ cần hiểu được những điều cơ bản ở trên đã đủ giúp bạn khai thác được sức mạnh của vô thức.
Nguồn
Conscious of the Unconscious
Work with your unconscious, rather than trying to browbeat it into submission.
Published on July 30, 2013 by Matthew B. James, Ph.D. in Focus on Forgiveness
PsychologyToday
Sự thật là rất khó để chứng minh bất kì lý thuyết nào ở trên. Cũng giống như chúng ta biết rằng vũ trụ là rộng lớn, chúng ta biết tâm trí vô thức có sức mạnh. Và giống như nghiên cứu của chúng ta vào không gian, kiến thức của chúng ta về vô thức bị giới hạn bởi thiết bị khoa học mà chúng ta có để quan sát nó. Vì vậy, chúng ta kết thúc là đồng ý với những lý thuyết mà chúng ta thấy có ích nhất. Đối với tôi, điều đó nghĩa là những quan điểm của Huna, Neuro Linguistic Programming (NLP) và Jung.
Trong những nền văn hóa phương Tây, vô thức từng bị xem như một kẻ thù, một sức mạnh u ám nhào xuống để làm hại những khao khát thuộc ý thức của chúng ta. Nó trở thành cái chịu tội cho mọi thất bại, mọi lỗi lầm và những phản ứng không mong muốn của chúng ta. Gần đây, người ta có quan điểm rằng vô thức như một công cụ họ có thể được sử dụng về mặt ý thức để đi đến nơi họ muốn đến. Họ “đánh” tâm trí với những sự khẳng định rồi sau đó tự hỏi tại sao chúng không hiệu quả.
Nhưng Huna, NLP, và Jung đối xử với vô thức với sự tôn trọng lớn. Họ tin rằng vô thức có những vai trò quan trọng, nhất định để đóng và những nhiệm vụ để thực hiện. Họ xem vô thức như có một sự thông thái của riêng nó mà chúng ta nên tôn trọng. Và họ nhấn mạnh hãy làm việc với vô thức hơn là cố gắng dọa nạt nó hoặc phớt lờ nó.
Bạn không cần có bằng tiến sỹ về tâm lý học để làm việc hiệu quả với vô thức của bạn, nhưng bạn cần hiểu một vài điều cơ bản. Sau đây là một vài khía cạnh của vô thức mà tôi dạy cho những sinh viên của tôi trong Huna và NLP, và chúng áp dụng với bạn như thế nào.
Tâm trí vô thức:
Bảo vệ cơ thể: Một trong những mục tiêu chính của nó là sự tồn tại của cơ thể của bạn. Nó sẽ chống lại bất kỳ điều gì có vẻ giống như một mối đe dọa đến sự tồn tại đó. Vì vậy, nếu bạn muốn thay đổi một hành vi dễ dàng hơn, hãy cho vô thức của bạn thấy hành vi đó đang làm tổn thương cơ thể của bạn như thế nào.
Điều khiển cơ thể: Vô thức xử lý tất cả những chức năng cơ thể cơ bản của bạn (thở, nhịp tim, hệ miễn dịch…). Thay vì nói với vô thức sức khỏe hoàn hảo trông như thế nào, hãy cố hỏi nó những điều nó biết và những gì bạn cần để có sức khỏe tốt hơn.
Giống một đứa trẻ 7 tuổi: Giống như một đứa trẻ, vô thức thích được đáp ứng, thỏa mãn, nó cần những chỉ dẫn rất rõ ràng, và xem mọi chỉ dẫn của bạn theo nghĩa đen. Do đó nếu bạn nói “Công việc này làm bạn khó chịu y như là bị đau cổ ” thì vô thức của bạn sẽ tìm cách để nắm chắc những vết thương ở cổ của bạn vẫn đang hoạt động! Vô thức cũng rất “có đạo đức” theo cách một đứa trẻ có đạo đức, có nghĩa là dựa vào sự dạy bảo về mặt đạo đức và được chấp nhận bởi bố mẹ bạn hoặc những người xung quanh. Do đó, nếu bạn từng được dạy rằng “tình dục là xấu” thì vô thức của bạn vẫn sẽ đáp ứng trước lời dạy đó ngay cả sau khi tâm trí ý thức của bạn phủ nhận nó.
Nói chuyện thông qua cảm xúc và những biểu tượng: Để có được sự chú ý của bạn, vô thức sử dụng những cảm xúc. Ví dụ, nếu bạn đột nhiên cảm thấy sợ, vô thức của bạn đã phát hiện thấy (đúng hoặc sai) sự tồn tại của bạn đang gặp nguy hiểm.
Cất giữ và tổ chức những kí ức: Vô thức quyết định những kí ức của bạn được cất giữ ở đâu và như thế nào. Nó có thể che giấu những kí ức nào đó (ví dụ như sang chấn tâm lý) có những cảm xúc tiêu cực mạnh mẽ cho đến khi bạn đủ trưởng thành để xử lí chúng về mặt ý thức. Khi nó cảm thấy bạn đã sẵn sàng (cho dù ý thức của bạn nghĩ bạn đã sẵn sàng hay chưa!), nó sẽ đem chúng ra để bạn có thể xử lí với chúng.
Không xử lý những lời phủ định: Vô thức tiếp thu những hình ảnh hơn là lời nói. Vì vậy nếu bạn nói “Tôi không muốn trì hoãn” thì vô thức tạo ra một bức tranh về bạn đang trì hoãn. Chuyển bức tranh đó từ tiêu cực sang tích cực cần thêm một bước. Tốt hơn là nói với vô thức của bạn “Hãy làm việc!”
Tạo ra những liên tưởng và học nhanh chóng: Để bảo vệ bạn, vô thức sống cảnh giác và cố gắng thu lượm những bài học từ mỗi kinh nghiệm. Ví dụ, nếu bạn từng có một kinh nghiệm tồi tệ ở trường học, vô thức của bạn có thể chọn cách gộp mọi kinh nghiệm học tập của bạn thành loại “điều này sẽ không vui vẻ”. Nó sẽ báo hiệu với bạn bằng lòng bàn tay đầy mồ hôi và sự lo lắng bất cứ khi nào bạn cố gắng học một điều gì mới. Nhưng nếu bạn chơi thể thao giỏi thì vô thức của bạn sẽ nhớ rằng “thể thao đồng nghĩa với thành công” và bạn sẽ cảm thấy vui và tràn đầy năng lượng bất cứ khi nào nói đến hoạt động thân thể.
Có rất nhiều điều về tâm trí vô thức. Cuốn sách mới nhất của tôi tập trung vào vô thức, nó hoạt động như thế nào và làm thế nào để làm việc với nó. Nhưng chỉ cần hiểu được những điều cơ bản ở trên đã đủ giúp bạn khai thác được sức mạnh của vô thức.
Nguồn
Conscious of the Unconscious
Work with your unconscious, rather than trying to browbeat it into submission.
Published on July 30, 2013 by Matthew B. James, Ph.D. in Focus on Forgiveness
PsychologyToday