• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Làm thế nào để viết đc sản phẩm trong phản ứng oxi-hóa khử

  • Thread starter Thread starter hellboy
  • Ngày gửi Ngày gửi
theo mình thì phải xác định số oxi hóa của từng chất trước phản ứng, sau đó bạn xem chúng có phải là chất oxi hóa mạnh hay
là chất khử mạnh hok, thường thì chúng sẽ đẩy lên mức oxi hóa cao nhất và ngược lại, phản ứng thường kèm theo nước,...
 
cần xác định số oxh của các chất trước pản ứng ,sau đó tùy theo mức tăng giàm của từng chất mà sẽ có sp .như Cu2+ sẽ có xu hướng xuống Cu 0 ....
 
Bạn đoán sản phẩm trước hết dựa vào tính oxy hóa - khử của các chất tham gia phản ứng, sau đó dựa vào số oxy hóa của chúng (xem số oxy hóa đó là số trung gian, cực đại hay cực tiểu), cuối cùng là những phản ứng hóa học điều chế một số chất vô cơ đã biết
VD:::
a. KMnO[SUB]4 [/SUB]+ H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] + FeSO[SUB]4[/SUB] = ?
Trước hết nhận định cặp H+/MnO4- có tính oxy hóa rất mạnh, Mn[SUB2]+7[/SUB2] trong MnO4[SUB2]-[/SUB2] sẽ nhận e và chỉ có thể chuyển thành Mn[SUB2]+2[/SUB2] trong môi trường acid, như vậy Fe[SUB2]+2[/SUB2]trong FeSO4 chỉ có thể nhường e và chuyển thành Fe[SUB2]+3[/SUB2]
Ngoài ra còn có phản ứng giữa ion K[SUB2]+[/SUB2] và SO[SUB]4[/SUB][SUB2]2-[/SUB2] của môi trường tạo thành K[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB]
Tóm lại, sản phẩm cuối cùng có Fe[SUB]2[/SUB](SO4)[SUB]3[/SUB], MnSO[SUB]4[/SUB], K[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4 [/SUB] và H[SUB]2[/SUB]O
10FeSO[SUB]4[/SUB] + 2KMnO[SUB]4[/SUB] + 8H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4 [/SUB]= 5Fe[SUB]2[/SUB](SO4)[SUB]3[/SUB] + K[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] + 2MnSO[SUB]4[/SUB] + 8H[SUB]2[/SUB]O

b. FeS[SUB]2[/SUB] + H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] = ?
Trước hết nhận định môi trường là H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] là một chất oxy hóa rất mạnh, S[SUB2]+6 [/SUB2]có khả năng bị khử xuống mức S[SUB2]+4 [/SUB2] trong SO[SUB]2[/SUB], S[SUB2]-[/SUB2] trong H[SUB]2[/SUB]S hoặc S[SUB2]0[/SUB2]. Fe[SUB2]+2[/SUB2] trong FeS[SUB]2[/SUB] mang số oxy hóa trung gian, gặp chất oxy hóa mạnh là H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4 [/SUB]nên chỉ có thể nhường e tạo thành Fe[SUB2]+3[/SUB2], S[SUB2]-[/SUB2] trong FeS[SUB]2[/SUB] mang số oxy hóa cực tiểu, gặp chất oxy hóa mạnh là H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] cũng sẽ nhường hết e để thành S[SUB2]+6 [/SUB2]trong SO[SUB]4[/SUB][SUB2]2-[/SUB2]. Như vậy H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] chỉ có thể nhận e và bị khử xuống mức +4 hoặc 0 (vì nếu xuống mức -1 sẽ trùng với S[SUB2]- [/SUB2]trong FeS[SUB]2[/SUB])
Tóm lại, sản phẩm cuối cùng có Fe[SUB]2[/SUB](SO4)[SUB]3[/SUB], SO[SUB]2[/SUB] (hoặc S) và H[SUB]2[/SUB]O
2FeS[SUB]2 [/SUB]+ 14H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] ---------> Fe[SUB]2[/SUB](SO4)[SUB]3[/SUB] + 15SO[SUB]2[/SUB] + 14H[SUB]2[/SUB]O
2FeS[SUB]2[/SUB] + 4H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4 [/SUB]---------> Fe[SUB]2[/SUB](SO4)[SUB]3[/SUB] + 5S + 4H[SUB]2[/SUB]O

c. FeS[SUB]2 [/SUB]+ KMnO[SUB]4[/SUB] + H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] = ?
Lí giải tương tự câu (a), câu này chỉ khác câu (a) ở chỗ FeSO[SUB]4[/SUB] đổi lại thành FeS[SUB]2[/SUB], S[SUB2]-[/SUB2] trong FeS[SUB]2[/SUB] gặp cặp oxy hóa mạnh là H[SUB2]+[/SUB2]/MnO4[SUB2]- [/SUB2]sẽ nhường hết e để thành S[SUB2]+6[/SUB2] trong SO[SUB]4[/SUB][SUB2]2-[/SUB2] (cơ chế tương tự câu b)
Tóm lại, sản phẩm cuối cùng như câu (a)
2FeS[SUB]2[/SUB] + 6KMnO[SUB]4[/SUB] + 8H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] = Fe[SUB]2[/SUB](SO[SUB]4[/SUB])[SUB]3[/SUB] + 3K[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] + 6MnSO[SUB]4[/SUB] + 8H[SUB]2[/SUB]O

d. Fe[SUB]2[/SUB](SO[SUB]4[/SUB])[SUB]3 [/SUB]+ ? --> H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] + ?
Phản ứng này đặc biệt ở chỗ ta chỉ biết 1 dữ kiện đó là số oxy của S trước và sau phản ứng là không đổi và bằng +6. Như vậy không thể dùng luật oxy hóa - khử như 3 trường hợp trên được. Lúc này bạn hãy nghĩ đến phương pháp điều chế H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB], một trong những phương pháp đó là khử muối Fe[SUB2]3+[/SUB2] bằng tác nhân khử (cái này buộc bạn phải học thuộc lí thuyết mới làm được chứ không thể đoán mò đâu)
Fe[SUB]2[/SUB](SO4)[SUB]3[/SUB] + SO[SUB]2[/SUB] + 2H[SUB]2[/SUB]O = 2FeSO[SUB]4[/SUB] + 2H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB]


Trong các phản ứng oxy hóa - khử ở trên, lượng H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] ban đầu luôn tự chia thành 2 phần : một phần nhận e tạo thành S[SUB2]+4[/SUB2]/S[SUB2]-2[/SUB2]/S[SUB2]0[/SUB2], một phần không nhận e mà tác dụng với Fe[SUB2]3+ [/SUB2] tạo thành Fe[SUB]2[/SUB](SO[SUB]4[/SUB])[SUB]3[/SUB]

Mình lấy ví dụ một PTHH sau :
2Fe + 6H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] = Fe[SUB]2[/SUB](SO[SUB]4[/SUB])[SUB]3[/SUB] + 3SO[SUB]2[/SUB] + 6H[SUB]2[/SUB]O
Nếu viết theo dạng PT ion :
2Fe + 12H[SUB2]+[/SUB2] + 3SO[SUB]4[/SUB][SUB2]2-[/SUB2] = 2Fe[SUB2]3+[/SUB2] + 3SO[SUB]2[/SUB] + 6H[SUB]2[/SUB]O

Bạn thấy rằng trong PTHH có 6SO[SUB]4[/SUB] tham gia phản ứng trong khi ở PT ion chỉ có 3SO[SUB]4[/SUB], vậy 3SO[SUB]4[/SUB] còn lại đi đâu ? Trả lời là 3SO[SUB]4[/SUB] đó ở lại trong dung dịch dưới dạng gốc SO[SUB]4[/SUB][SUB2]2-[/SUB2] trong Fe[SUB]2[/SUB](SO[SUB]4[/SUB])[SUB]3[/SUB]
2Fe[SUB2]3+[/SUB2] + 3SO[SUB]4[/SUB][SUB2]2-[/SUB2] = Fe[SUB]2[/SUB](SO4)[SUB]3[/SUB]

Ở phản ứng (a) H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4 [/SUB]chỉ đóng vai trò làm môi trường để Mn[SUB2]+7[/SUB2] bị khử xuống Mn[SUB2]+2[/SUB2] thôi, ion H[SUB2]+[/SUB2] cùng với ion MnO[SUB]4[/SUB][SUB2]-[/SUB2] sẽ tạo thành cặp oxy hóa rất mạnh H[SUB2]+[/SUB2]/MnO[SUB]4[/SUB][SUB2]-[/SUB2], do đó trong phản ứng này người ta chỉ dùng acid loãng, đây là phản ứng thuộc dạng kinh diển trong phần tính chất hóa học của muối sắt (II)
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Bài của Hiếu nói khá chi tiết và đầy đủ rồi!
Nhưng mình có thể bổ sung một mẹo nhỏ^_^
Các chất khi tác dụng với H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB][SUB]đặc nóng[/SUB]
thì thường thường sản phẩm khử của nó là SO[SUB]2[/SUB]. Nếu đề bài cho là sản phẩm khử có mùi trứng thối, chất rắn màu vàng.... thì là H[SUB]2[/SUB]S, S....
còn các sản phẩm còn lại sẽ có hóa trị cao nhất
Vd: 2Fe + 6H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB][SUB]đặc nóng[/SUB]-----> Fe[SUB]2[/SUB](SO[SUB]4[/SUB])[SUB]3[/SUB] +3SO[SUB]2[/SUB] +6H[SUB]2[/SUB]O
sản phẩm khử là: SO[SUB]2[/SUB], Fe bị oxh lên hóa trị cao nhất là III
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top