Làm thế nào để viết tốt một báo cáo thực tập,luận văn khoa học

Hide Nguyễn

Du mục số
Làm thế nào để viết tốt một luận văn khoa học - GS,TS HOÀNG VĂN CHÂU

Nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ chủ yếu của sinh viên trong các trường đại học. Một trong những thể hiện của nghiên cứu khoa học là viêt luận văn khoa học. Luận văn khoa học là chuyên khảo về một vấn đề khoa học hoặc công nghệ do một người viết nhằm mục đích:

- Rèn luyện về phương pháp và kỹ năng nghiên cứu khoa học;

- Thể nghiệm kết quả của một giai đoạn học tập hay một vấn đề khoa học quan tâm;-
- Bảo vệ công khai trước Hội đồng hoặc được chấm để lấy bằng tốt nghiệp đại học hoặc học vị thạc sỹ.

Luận văn khoa học bao gồm:

- Tiểu luận môn học, Thu hoạch thực tập: là báo cáo về một vấn đề thuộc một môn học hay một vấn đề thực tiễn tại một đơn vị nào đó nhằm rút ra những kết luận hay đóng góp ý kiến, đề xuất giải pháp để thực hiện hay cải tiến vấn đề nêu ra, có độ dài không quá 30 trang;

- Khoá luận tốt nghiệp hay Đồ án tốt nghiệp: là chuyên khảo mang tính chất tổng hợp, thể nghiệm kết quả sau một khoá đào tạo đại học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn hay khoa học kỹ thuật, được chấm hay bảo vệ để lấy bằng cử nhân hay kỹ sư, có độ dài khoảng 80 trang;

- Luận văn Thạc sỹ: là chuyên khảo sâu về một vấn đề khoa học, công nghệ, kỹ thuật hoặc quản lý cụ thể, chứng tỏ học viên đã nắm vững kiến thức đã học, nắm được phương pháp nghiên cứu và có kỹ năng thực hành về vấn đề nghiên cứu, có độ dài khoảng 100 trang và được bảo vệ trước Hội đồng để lấy học vị thạc sỹ.

Mục đích chính của luận văn là học tập, phản ánh kết quả học tập, đồng thời cũng là một công trình nghiên cứu khoa học, thể hiện lao động khoa học nghiêm túc, độc lập, sự tìm tòi, sáng tạo của người viết, những ý tưởng khoa học của người viết. Luận văn là một công trình khoa học nên đòi hỏi phải được thực hiện nghiêm túc và phải đạt yêu cầu: luận văn phải có ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn; số liệu và các nguồn trích dẫn phải chính xác và đáng tin cậy; văn phong mạch lạc, chuẩn xác; được trình bày đúng quy định và thể hiện người viết có phương pháp nghiên cứu.

Để viết một luận văn, cần tiến hành các bước sau đây:

1. Lựa chọn và đặt tên đề tài luận văn:

Đề tài luận văn có thể do Khoa, Bộ môn, các thầy, cô giáo gợi ý hay do bản thân sinh viên đề xuất nhưng không được trùng lặp với các đề tài đã được nghiên cứu trước đó. Tốt hơn cả là sinh viên tự tìm hiểu, suy nghĩ và đề xuất vấn đề nghiên cứu trên cơ sở ý thích, năng lực, sở trường, mối quan hệ … hay những ý tưởng đã hình thành trước đó của mình.

Những ý tưởng nghiên cứu thường được hình thành khi: nghe giảng trên lớp; đọc sách báo; trao đổi, tranh luận với các nhà khoa học, đồng nghiệp; thực tập, thực tế tại các cơ quan, công ty; suy nghĩ ngược lại những quan điểm thông thường; nhận dạng những vướng mắc trong hoạt động thực tế; nghe thấy sự kêu ca phàn nàn của những người khác; đi dạo …

Trên cơ sở những ý tưởng nghiên cứu, sinh viên sẽ tiến hành lựa chọn và đặt tên cho đề tài. Để đảm bảo cho chất lượng luận văn, đề tài phải:

- Có ý nghĩa khoa học: bổ sung cho lý thuyết của bộ môn khoa học; xây dựng cơ sở lý thuyết mới hoặc làm rõ một số vấn đề lý thuyết đang tồn tại … ; những phát triển mới nhất về vấn đề nghiên cứu …

- Có giá trị thực tiễn: giải quyết các vấn đề, khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh, quản lý … ; xây dựng luận cứ cho các chương trình phát triển kinh tế-xã hội của ngành, của địa phương …;

- Có tính khả thi: có đủ điều kiện cho việc hoàn thành đề tài, như: cơ sở thông tin, tư liệu; phương tiện thiết bị thí nghiệm, nếu cần; có người hướng dẫn khoa học và các cộng tác viên khác; có đủ thời gian…;

- Phù hợp với sở thích, sở trường của người nghiên cứu.
Việc đặt tên đề tài một cách chuẩn xác là rất quan trong vì tên đề tài chỉ rõ đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu cái gì, còn phạm vi nghiên cứu chỉ rõ giới hạn về mặt không gian, thời gian và quy mô của vấn đề nghiên cứu. Tên đề tài phải ngắn, gọn, súc tích, ít chữ nhất nhưng chứa đựng nhiều thông tin nhất. Ngôn ngữ dùng trong tên đề tài phải rõ ràng, chuẩn xác để có thể được hiểu theo một nghĩa duy nhất, không được tạo khả năng hiểu thành nhiều nghĩa. Không nên đặt tên đề tài luận văn bằng những cụm từ có độ bất định cao về thông tin, như:

- Vài suy nghĩ về …

- Thử bàn về …

- Về vấn đề …

- Góp phần vào …

Cách đặt tên đề tài mập mờ trên đây chỉ thích hợp cho một bài báo chứ không thích hợp cho một công trình khoa học, như luận văn, luận án và các công trình khoa học khác. Trong quá trình xác định tên đề tài, sinh viên nên tham khảo ý kiến của các thầy cô giáo hoặc người hướng dẫn.

2. Xây dựng đề cương và kế hoạch nghiên cứu:

2.1. Xây dựng đề cương: Trên cơ sở tên đề tài đã được thông qua, sinh viên xác định đối tượng, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu và lập đề cương nghiên cứu. Đề cương nghiên cứu cũng chính là bố cục của luận văn, bao gồm các chương, mục phản ánh đối tượng và phạm vi nghiên cứu từ đầu đến cuối một cách logic. Nguyên tắc phải tuân thủ khi xây dựng đề cương là: tên các chương phải phù hợp với (thể hiện) tên đề tài; tên các mục lớn trong chương phải phù hợp với tên chương; tên các mục nhỏ phải phù hợp với tên các mục lớn … Đối với một luận văn khoa học, đề cương nghiên cứu, ngoài phần mở đầu và kết luận, thường gồm 3 (ba) chương. Chương 1 thường đề cập đến những vấn đề lý luận chung, như: khái niệm, vị trí, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu; Nhu cầu về sản phẩm, tiềm năng sản xuất, xuất khẩu … (nếu nghiên cứu về vấn đề xuất khẩu); Khái quát hoá các lý thuyết, học thuyết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu (đối với khoá luận tốt nghiệp hay luận văn thạc sỹ) … Chương 2 thường dành để phân tích tình hình, thực trạng của vấn đề nghiên cứu, nguyên nhân của những yếu kém, khuyết điểm … và chương 3 nêu lên quan điểm, phương hướng, mục tiêu hay dự báo tình hình phát triển và đề xuất các giải pháp, phương pháp giải quyết vấn đề. Trong mỗi chương không nên có quá nhiều mục lớn mà nên bố cục khoảng 3 mục. Các chương, mục của luận án tiến sỹ và luận văn thạc sỹ được trình bày như sau:

Chương 1: …………………

1.1. …………………

1.1.1. ………………..

1.1.2. ………………..

1.2. ………………..

1.2.1. ……………….

1.2.2. ……………….

1.3. …………………

1.3.1. ………………..

1.3.2. …………………….

Chương 2: ………………………….

2.1. …………………….

2.2. …………………..

2.3. ………………….. …

Chương 3: …………………………..

Đối với Thu hoạnh thực tập tốt nghiệp hay Khoá luận tốt nghiệp … có thể dùng chữ số Lamã I, II, III để thay cho
1.1., 1.2., 1.3. … Đề cương không nên xây dựng quá chi tiết, vì trong quá trình nghiên cứu còn có thể có những thay đổi phụ thuộc vào nguồn tài liệu, vào những phát hiện mới của tác giả.

2.2. Xây dựng kế hoạch nghiên cứu: Cùng với đề cương, sinh viên phải xây dựng kế hoạch nghiên cứu , chỉ rõ nội dung công việc và thời gian hoàn thành.

3. Trình đề cương cho người hướng dẫn để xin ý kiến:

Sinh viên gặp người hướng dẫn khoa học với đề cương đã được chuẩn bị sẵn để xin ý kiến. Người hướng dẫn có
thể góp ý để chỉnh sửa, bổ sung cho đề cương nhằm đảm bảo tính chuẩn xác của tên đề tài, sự đúng đắn và đầy đủ của nội dung nghiên cứu, tính hợp lý và logic của bố cục, tính cập nhật của các thông tin khoa học có liên quan … . Trên cơ sở đó sinh viên, học viên sửa chữa, hoàn thiện đề cương.

4. Sưu tầm, lưu trữ tài liệu, lập danh mục tư liệu, làm thí nghiệm … :

Nguồn tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu có thể tìm thấy tại thư viện, hiệu sách, trên tạp chí chuyên ngành, báo cáo, thông tin khoa học, báo chí, qua internet, các cơ quan, công ty … thông qua bạn bè, người quen … Trong quá trình thu thập tài liệu phải ghi chép, lưu trữ cẩn thận, đặc biệt là nguồn của các tài liệu, bài viết có liên quan, như: tên tác giả, tên tạp chí hay báo đã đăng tải, số, ngày tháng, phát hành, năm xuất bản … để lập thành Danh mục tư liệu và sau này đưa vào Danh mục tài liệu tham khảo.

5. Viết luận văn khoa học:

Sau khi có tương đối đầy đủ tư liệu, trên cơ sở đề cương chi tiết đã được thông qua, có thể bắt đầu viết luận văn. Việc này tốt nhất nên thực hiện trên máy vi tính, theo phông chữ thông thường Vn- Times, khổ chữ 13 hoặc 14, có thể bắt đầu từ Lời nói đầu hay từ chương 1.

5.1. Nội dung của luận văn:

Luận văn, dù sắp xếp chương mục như thế nào, cũng phải có những bộ phận và nội dung cơ bản theo thứ tự : bìa chính, bìa phụ, mục lục, lời nói đầu, các chương, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nếu có.

a. Bìa chính và bìa phụ: có nội dung hoàn toàn giống nhau và được viết theo thứ tự (từ trên xuống): Tên trường; tên Khoa, bộ môn; Tên luận văn khoa học (Khoá luận tốt nghiệp, Thu hoạch thực tập tốt nghiệp …); Tên đề tài; Tên người viết và người hướng dẫn khoa học (góc phải); Nơi thực hiện, năm … Bìa chính là tờ bìa cứng ngoài cùng có màu khác nhau theo quy định (KLTN của ĐH Ngoại thương: bìa đỏ, chữ vàng). Bìa phụ là trang đầu tiên của luận văn.

b. Mục lục: Mục lục gồm khoảng 02 trang tiếp ngay sau bìa phụ, ghi rõ tên các chương, mục với vị trí trang tương ứng, giúp người đọc có thể xem nhanh những nội dung chính của luận văn và mở đọc những mục cần thiết. Không nên ghi mục lục quá chi tiết để khỏi chiếm nhiều trang mà chỉ nên ghi đến một mục nhỏ sau một mục lớn là đủ.

c. Lời nói đầu: Đối với hầu hết các loại luận văn, lời nói đầu thường chỉ gói gọn trong 1-2 trang, nói rõ lý do chọn đề tài, mục đích, mục tiêu của việc nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu; Đối tượng và phạm vi nghiên cứu; tên các chương và dự kiến kết quả đạt được, cùng với lời cám ơn những người đã giúp đỡ mình trong quá trình làm luận văn. Riêng đối với luận văn thạc sỹ và luận án tiến sỹ, lời nói đầu thường được viết dưới dạng các mục, như: Tính cấp thiết của đề tài; Mục đích và mục tiêu nghiên cứu; Tình hình nghiên cứu; Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ; Phương pháp nghiên cứu; Những đóp góp mới của luận án; Kết cấu của luận án.

d. Viết các chương: Như đã nói ở trên, luận văn thông thường được kết cấu thành ba chương với số trang của các chương gần bằng nhau để đảm bảo tính cân đối của luận văn. Nội dung của các chương cần có các tiêu đề, mục lớn, mục nhỏ đầy đủ, rõ ràng, tránh sử dụng quá nhiều dấu ký hiệu: #, *, -, + … trong luận văn. Cuối mỗi chương nên có kết luận từ 7 - 10 dòng về các vấn đề đã đề cập trong chương đó bằng các cụm từ, như: Tóm lại, Nhìn chung,… Qua phân tích trên có thể rút ra kết luận …

e. Kết luận của luận văn: Phần kết luận của luận văn phải để ở một trang riêng, tổng hợp tất cả các kết luận rút ra được từ việc nghiên cứu đề tài cùng với một vài giải pháp chủ yếu nhất, những khuyến nghị, dự báo xu hướng phát triển, với độ dài từ 1-2 trang. Đây là những điều khảng định hay kết luận cụ thể về các vấn đề chủ yếu được đề cập trong cả ba chương của luận văn mà tác giả rút ra được sau khi nghiên cứu, được đánh số thứ tự 1, 2, 3 … hay gạch đầu dòng (-) mà không kèm bất kỳ một lời bình luận nào. Ví dụ: Sau khi nghiên cứu đề tài, có thể rút ra một số kết luận sau đây: … Những kết luận này là phần rất quan trọng của luận văn, cùng với các giải pháp, kiến nghị đề xuất, đây chính là kết quả nghiên cứu của tác giả. Do vậy, tác giả phải dành nhiều thì giờ, suy nghĩ nghiêm túc để viết chính xác và cụ thể phần kết luận này. Cần phân biệt Kết luận với Tóm tắt. Người viết bài này đã từng gặp, trong nhiều luận văn, luận án, thay vì kết luận thì tác giả lại tóm tắt luận văn, luận án và tự khen mình bằng những lời bình luận. Trong Kết luận cũng không nên nói lời cám ơn vì lời cám ơn đã được đưa vào Lời mở đầu hay đã có trang riêng như trong luận văn thạc sỹ hay luận án tiến sỹ.

f- Tài liệu tham khảo: Tài liệu tham khảo bao gồm tất cả các tác phẩm kinh điển, giáo trình, sách tham khảo, luật lệ, nghị quyết, thông tư, báo cáo, các bài báo … bằng các thứ tiếng khác nhau mà tác giả đã tham khảo khi nghiên cứu và có dẫn chiếu trong luận văn. Danh mục tài liệu tham khảo phải được ghi theo đúng quy định sau đây:

- Tài liệu tham khảo phải xếp riêng theo từng ngôn ngữ, theo thứ tự Việt, Anh, Pháp, Nga (đánh số liên tục) … Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn;

- Tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt phải xếp theo thứ tự ABC của tên tác giả, bằng tiếng nước ngoài xếp theo ABC của họ tác giả. Nếu tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo chữ cái đầu tiên của cơ quan ban hành hay phát hành ấn phẩm đó.

- Nguồn tài liệu phải có các thông tin: tên tác giả hoặc cơ quan phát hành; năm xuất bản (để trong ngoặc đơn); tên sách (in nghiêng) hoặc tên bài báo (đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng); nhà xuất bản, nơi xuất bản (đối với sách); tên tạp chí (in nghiêng), số (trong ngoặc), trang … (nếu là bài báo). Ví dụ cách ghi như sau:

1. Hoàng Văn Châu (2003), Vận tải-Giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, TP HCM.

2. Võ Nhật Thăng (2002), “Trách nhiệm của người giao nhận khi phát hành vận đơn FBL”, Visaba Times, (42), tr. 14-15.

3. Đinh Xuân Trình (2002), Thanh toán quốc tế trong ngoại thương, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

Các tài liệu tham khảo đánh số như trên phải được trích dẫn vào luận văn ở những những chỗ cần thiết bằng cách dùng dấu móc vuông [ … ].

g- Phụ lục: Phụ lục là những bảng, biểu, số liệu, sơ đồ, hình vẽ, kết quả điều tra, khảo sát … có tác dụng chứng minh, minh họa cho các nội dung của luận văn mà nếu đưa vào luận văn thì không đẹp và chiếm nhiều trang nên được đưa vào phần cuối cùng của luận văn và không tính số trang. Phụ lục này cũng có thể được đánh số thứ tự và phải đánh số trang.

5.2. Văn phong của luận văn khoa học:

Luận văn khoa học phải được viết bằng môt thứ tiếng Việt chuẩn xác, rõ ràng, mạch lạc. Khác với các bài phóng sự, tả cảnh, bút chiến … , văn phong của luận văn phải thể hiện sự nghiêm túc, giản dị, khoa học. Trong luận văn, người nghiên cứu chủ yếu đưa ra, trình bày các sự kiện, những luận cứ, luận chứng, một cách khách quan, rồi phân tích, lập luận, chứng minh để rút ra những kết luận có sức thuyết phục, tránh thể hiện tình cảm yêu, ghét đối với đối tượng nghiên cứu và tránh dùng nhiều tính từ, lối so sánh, ẩn dụ, ví von … Lời văn trong luận văn khoa học chủ yếu được dùng ở thể bị động, nên tránh dùng đại từ nhân xưng, như tôi, chúng tôi, em … mà thay vào đó có thể dùng tác giả, người viết luận văn này …

5.3. Hình thức và cách đánh máy:

Luận văn khoa học, từ bìa cho đến các trang nội dung, phải được đánh máy và trình bày một cách chân phương, nghiêm túc, trên giấy trắng khổ A4, không mùi bằng mực đen. Tuyệt đối không được thêm các hình vẽ ở các trang bìa, cũng như không được kẻ thêm vạch hay viết thêm tên người hướng dẫn, tên tác giả ở phía trên và phía dưới ở các trang bên trong. Các kiểu chữ sử dụng cũng phải chân phương, không rườm ra, màu mè, cầu kỳ, bay bướm. Luận văn chỉ được đánh máy trên một mặt của trang giấy, dùng kiểu chữ Vn-Times hoặc VNI-Times, cỡ 13 hoặc 14, dãn dòng 1,5 line, lề trên 3 cm, lề dưới 3,5 cm (nếu đánh số trang ở dưới), lề trái 3,5 cm, lề phải 2 cm. Một trang như vậy chỉ khoảng 27 dòng.

6. Bảo vệ luận văn

Luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ bắt buộc phải bảo vệ trước Hội đồng do Hiệu trưởng hay Bộ trưởng ký quyết định thành lập. Khoá luận hay đồ án tốt nghiệp đại học có thể được bảo vệ hay chấm. Tại trường ĐHNT từ năm học 2005-2005 (K40), các Khoá luận tốt nghiệp (KLTN) phải được bảo vệ trước Hội đồng gồm 03 thành viên. Để bảo vệ tốt luận văn, cần tiến hành tốt các công việc sau:

6.1. Viết tóm tắt luận văn:

Tóm tắt luận án tiến sỹ có độ dài 24 trang (khổ nhỏ), phản ánh trung thực nội dung chủ yếu của luận án, được gửi cho các nhà khoa học và các cơ quan để nhận xét. Tóm tắt luận văn thạc sỹ khoảng 15 trang được dùng trong buổi bảo vệ. Tóm tắt KLTN có độ dài từ 8-10 trang do sinh viên viết để trình bày trước Hội đồng trong vòng 10 phút. Yêu cầu của tóm tắt là ngắn gọn, cô đọng, nêu được cấu trúc của đề tài, nêu bật được những nội dung chính của khoá luận, nhấn mạnh được những nội dung cần thiết, những kết luận rút ra sau khi nghiên cứu đề tài cùng với các giải pháp, đề xuất, kiến nghị. Trước buổi bảo vệ, sinh viên nên trình bày thử để đảm bảo không vượt quá 10 phút.

6.2. Bảo vệ trước Hội đồng:

Sinh viên phải trình bày trước Hội đồng một cách rõ ràng, mạch lạc (tốt nhất không cầm giấy đọc) thể hiện mình nắm chắc vấn đề nghiên cứu, đảm bảo không vượt quá thời gian cho phép. Sau khi nghe trình bày, các thành viên Hội đồng sẽ nhận xét, đặt câu hỏi để kiểm tra kiến thức và cho điểm. Điểm đánh giá của các thành viên Hội đồng sẽ theo các tiêu chí: hình thức của luận văn; việc trích dẫn và ghi tài liệu tham khảo; ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài; phương pháp nghiên cứu; nội dung khoa học của luận văn; việc trình bày trước Hội đồng và trả lời câu hỏi của sinh viên.

Một luận văn được đánh giá là tốt, không những phải có nội dung (có giá trị khoa học và thực tiễn) mà còn phải có bố cục hợp lý, cân đối, hình thức đẹp, trình bày và đánh máy, viết kết luận, trích dẫn và ghi tài liệu tham khảo đúng quy định cũng tức là thể hiện tác giả biết cách nghiên cứu. Ngoài ra, đề tài mới mẻ, có tính thời sự, ít người nghiên cứu, người viết có viết có những ý tưởng sáng tạo và độc lập … cũng được đánh giá cao.

Để viết tốt luận văn, người viết phải cần cù, chịu khó, say mê trong nghiên cứu khoa học, luôn luôn tìm tòi, sáng tạo, suy nghĩ về vấn đề nghiên cứu, cũng như người leo núi phải không sợ mỏi gối, chồn chân đi trên những con đường gập ghềnh của khoa học thì mới đạt tới đỉnh cao xán lạn.

st
 
Hướng dẫn viết "Báo cáo thực tập" và "Luận văn tốt nghiệp"

Hèm, cái này là 1 gợi ý dành cho các em sinh viên năm thứ 3, thứ 4 nè.

Giai đoạn chuẩn bị tốt nghiệp bên cạnh chương trình học tăng lên khủng bố, đi sâu vào các môn chuyên ngành và 1 lô các hoạt động khác... thì các em sẽ cần chuẩn bị đi Thực tập, Kiến tập tại các cơ quan, doanh nghiệp liên quan - rồi sau đó về báo cáo, tổng kết với nhà trường, kết thúc bởi luận văn, chuyên đề, đồ án và thi tốt nghiệp. Những kinh nghiệm này của anh thực ra là đã "mốc meo" 2, 3 năm nay rồi. Ngày xưa học bằng "trình" và "tiết", còn bây giờ thay thế bởi tín chỉ. Giáo trình, nội dung học cũng khác. Tuy nhiên, với sự nhiệt tình và tình yêu vô bờ bến dành cho các thần dân trong bang hội, LĐ xin chắp bút viết àh gõ đôi dòng hướng dẫn ha.

I.Báo cáo thực tập:

- Trước tiên là tìm được nơi để mà thực tập cái đã. Có 2 cách: hoặc là nhờ người quen giới thiệu cho nơi thực tập, hoặc là tự mình vác hồ sơ đi "xin thực tập" (cái này phải nhờ thực lực và may mắn nữa). Kém lắm, ko tự tìm được thì mới nhờ nhà trường giới thiệu cho thôi. Bởi vì khi ấy đều là những chỗ mà thầy, cô giáo có quan hệ giới thiệu vào. Và gần như năm nào cũng đưa SV vào đó nên họ nhẵn mặt rồi. Hên thì họ ném cho mấy cái báo cáo, luận văn cũ mà xài - xui thì họ chán đến tận cổ, thôi tụi bay đừng đến nữa, mệt tiu... Chỗ nào cũng được, miễn là phải phù hợp với chuyên ngành, và có điều kiện để tìm kiếm thông tin, tài liệu cần thiết là được.

- Note: Nhiều người cứ cố tìm chỗ thực tập chắc chắn để sau này xin vào làm luôn. Nói thật là trừ những chỗ quan hệ quen bit, hoặc rất tự tin ở thực lực của mình ra - thì tốt nhất đừng hi vọng hão huyền điều này. Tỉ lệ % thành công rất thấp.

- Tiếp theo, khi có chỗ rồi e sẽ đến "thực tập" tại đó. Lại có 2 tình huống xảy ra: Nếu là cty nhỏ, nhiều việc - họ muốn e tham gia trực tiếp vào công việc, giống như 1 nhân viên thử việc vậy. Ngày làm việc 8 tiếng, phải chạy đôn, chạy đáo, cuối tháng nhận lương (thử việc)... blah blah... Nếu là cty lớn, ít việc - họ nói thẳng ra là e đến cũng được, ko đến cũng chả sao. Thậm chí từ đầu đến cuối đợt thực tập e đến điểm danh 2 lần, 1 cho buổi đầu tiên trình diện và 2 cho buổi cuối cùng đến xin chữ ký, con dấu xác nhận thế là đủ.

- Note: Nên tranh thủ gây cảm tình với mọi ng trong cty, sẵn sàng để làm những việc ngoài chuyên ngành, ngoài khả năng, thậm chí chỉ là đến pha trà, dọn dẹp phòng mỗi ngày thôi cũng được. Nếu ko chuẩn bị sẵn tâm lý ấy, e sẽ bị sốc - vì đơn giản là, từ môi trường học tập ra thực tế cuộc sống rất khác nhau. Muốn làm thầy, trước tiên phải học làm thợ cho tốt. Cuộc sống ko "hồng hào", cũng chẳng "xám xịt" - miễn là e xác định đúng với thực tế, và sẵn sàng theo đuổi, thế là được rồi.

- Vấn đề tài liệu thì có mấy nguồn như thế này:

1. Sách, báo, internet: nếu cty đó có website thì tìm hiểu ở đó, nếu ko có thì... Google. E sẽ phải thử dùng với rất nhiều từ khóa có thể nghĩ ra được thì mới đủ tư liệu. Thậm chí là phải link từ trang nọ sang trang kia tít mù rồi mới thấy cái mà mình cần tìm. A gợi ý là dùng những trang vàng ... và những trang tìm kiếm doanh nghiệp, rao vặt khác để bit được thông tin cơ bản và tình trạng hoạt động của doanh nghiệp.

2. Người quen: Thiết lập quan hệ với những người trong phòng, và trong cty (đặc biệt là phòng hành chính) và nhờ họ kiếm tài liệu cho. Đôi khi tìm họ nói chuyện phiếm, tiện thể lồng thông tin mình cần hỏi vào trong (ví dụ: cty mình thành lập lâu chưa chị, hình như mình kinh doanh chủ yếu cái này phải ko, nghe nói lĩnh vực này giờ đang khó khăn, nhiều cạnh tranh...). Trong cty có 1 tuýp người, làm việc chẳng được bao nhiêu, nhưng lại "bít hết chuyện thiên hạ" - nôm na là giống mẹ Đốp, hoặc mõ rao ý. Chiếm cảm tình và buôn dưa lê với họ là có ối thứ mình cần.

3. Luận văn, báo cáo cũ: Nếu may mắn được người trong cty "vứt cho" mấy luận văn và báo cáo thực tập cũ của mấy người đi trước thì còn j bằng. Lúc ấy em chỉ cần copy, paste và chỉnh sửa tí xíu là ok.

- Tùy theo từng giáo viên, có thể yêu cầu làm Nhật ký thực tập hàng tuần. Cuối kì thì làm Báo cáo thực tập có xác nhận của cơ quan ấy. Nên hỏi ý kiến và báo cáo thường xuyên để biết ý của thầy, cô. Và cũng nên chuẩn bị dần các giấy tờ liên quan: giấy khai sinh, CV, giấy giới thiệu, CMT, thẻ sinh viên... đề phòng họ yêu cầu.

- Cuối cùng, là phần nội dung: Một Báo cáo thực tập thông thường gồm 3 phần.

Phần 1 - là những thông tin chung, cơ bản về doanh nghiệp (Lịch sử thành lập, cơ cấu nhân sự, ngành nghề kinh doanh...). Cái này sưu tầm từ nguồn Internet, phỏng vấn là chính, có thể "bịa"thêm 1 chút cho dài.

Phần 2 - là thực trạng hoạt động. Tùy chuyên ngành yêu cầu mà phân tích sâu hơn về mảng hoạt động ấy. Lưu ý là phần này sẽ cần thêm sơ đồ, biểu đồ và nhiều số liệu khác. Dứt khoát phải nhờ vả người quen, thầy cô và cty đó nhiều. Thậm chí là phải "bịa" nhiều, miễn là lúc sau đọc lại thấy tương đối hợp lý là được. (Chính xác thì họ cũng chẳng cho mình số liệu thực đâu, chỉ cần biết sườn rồi "phệt" thêm thôi).

Phần 3 - là kết luận và góp ý bổ sung. Nôm na là bên trên phân tích 1 vài điểm chưa được, bên dưới góp ý cải thiện những cái chưa được ấy. Có khi là bịa ra, có khi là tình trạng thật. Thôi, đến lúc đó rồi e tự biết làm thế nào.

Note: Bản "Báo cáo thực tập" nhìn chung là viết khoảng 20 - 30 trang A4. Có thể (nên) dùng font chữ, khoảng cách dòng rộng rãi để thoáng mắt và... kéo dài số trang. Chú ý rằng, đây cũng là nền tảng cho bản "Luận văn, chuyên đề tốt nghiệp" sau này. Nên làm tương đối tốt từ bây giờ, thì về sau nhàn hơn.

Và sau đây là 1 "món quà" - bộ tài liệu "Báo cáo thực tập" và "Luận văn tốt nghiệp" của anh. Để lâu, bị thất lạc nhiều rồi, còn bao nhiêu post lên để các đồng chí tham khảo. Phần hướng dẫn viết luận văn, a sẽ viết ở comment sau nhé. Chúc các đồng chí "vượt qua" thử thách đầu tiên này nhé.

st
 
II. Luận văn tốt nghiệp:

Về cơ bản thì chỉ có SV xếp học lực loại khá trở lên mới được viết luận văn (hình như là bộ môn sẽ lấy chỉ tiêu từ trên cao xuống dần), những người ko đủ chuẩn sẽ phải chuyển sang viết chuyên đề. Dù luận văn hay chuyên đề thì bố cục cũng tương đối giống nhau, chỉ khác ở độ chuyên sâu của nội dung mà thôi.

Bản Luận văn của các em dựa trên chính Báo cáo thực tập ở trên. Tức là sau khi thực tập, tìm hiểu ở đó, e sẽ xây dựng 1 nội dung, chủ đề về chính cty đó. Ví dụ: Anh thực tập ở cty Miwon, lại học chuyên ngành Thương mại quốc tế, môn chính là marketing quốc tế, vì vậy nội dung luận văn là "Giải pháp xâm nhập thị trường và marketing quốc tế của cty Miwon ở thị trường quốc tế"...

Bố cục Luận văn gồm 3 phần chính:

- Phần 1: Cơ sở lý luận về (nội dung đề tài). Cái này là chép từ trong sách ra và copy từ trên mạng xuống. Nó khô khan, nhưng dễ viết. Nhiều người văn ko tốt lắm, ít ý tưởng cho nội dung chính... thì thường kéo dài phần này tới 1/2 tổng số trang giấy của luận văn. Cái đó chỉ là đối phó thôi, còn tốt nhất là 3 phần phải tương đối bằng nhau.

- Phần 2: Thực trạng về (nội dung đề tài) của doanh nghiệp. Phần này lại chia ra nhiều mục nhỏ hơn. Và chính là bản Báo cáo thực tập được bổ sung, chính lý với nhiều thông tin hơn. Ví dụ: I. Giới thiệu chung về doanh nghiệp (1, 2, ...) - II. Thực trạng hoạt động (1, 2, ...) - III. Đánh giá chung về...

- Phần 3: Đề xuất giải pháp cho (nội dung đề tài) của doanh nghiệp: Đây là phần chốt và cũng là nơi để em phóng bút với vô vàn những ý tưởng, kế hoạch của mình đây. Có người thì chỉ viết văn dài lê thê, kiểu dự án trên giấy. Có người thì chi tiết hơn với số liệu, biểu đồ minh họa. Quan trọng nhất là các tư liệu đó (tất nhiên do e thêm thắt, bịa nhiều hơn so với thực tế ) phải logic, đừng có cái sau mâu thuẫn với cái trước đôm đốp. Mẹo nhỏ là khi phải phóng to hay thu nhỏ các con số thực tế, nên nhân hoặc chia với những số lẻ (6, 7) rồi sau đó làm tròn kết quả. Như thế những người phản biện họ sẽ ko đủ thời gian và kiên nhẫn để kiểm chứng từng con số trong luận văn của em.

Có 1 gợi ý là, để tránh bị hỏi, phản biện nhiều, e nên lựa chọn những chủ đề... lạ hoắc. Kiểu như: phương án phát triển vũ khí hạt nhân, cải tiến xe tăng bọc thép hoặc thâm nhập thị trường châu Phi. Yên chí là thầy cô của chúng ta cũng ko "quảng đại kiến thức" đến mức độ biết hết những cái đó đâu.

Quá trình thực tập và làm luận văn có thể kéo dài tới vài tháng, nhiều lúc cảm thấy như bế tắc, buông xuôi tất cả... Đó là khi em cần đến sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người xung quanh: bạn bè, gia đình, giáo viên hướng dẫn. Tài liệu, nội dung làm việc nên sao lưu ra vài bản: trong máy, email, sổ sách, usb... đề phòng trường hợp rủi ro bị hỏng, mất. Nguồn tham khảo ngoại trừ thư viện, internet, e có thể tham khảo các hàng photocopy và "chợ luận văn" ở trường KTQD. Có khi may mắn tìm được cả cuốn luận văn của anh chị khóa trước với nội dung gần tương tự của mình. Các giáo viên hướng dẫn, nếu ko ghét học trò quá thì đều cho mượn 1 vài cuốn sách, tài liệu tham khảo. Nói chung là cứ sưu tập và sưu tập, đọc và đọc, viết và viết... cứ thế thôi.

Hoàn thiện Luận văn rồi đến phần chỉnh lý và đem in. Mang ra những khu vực photo chuyên nghiệp ở trường Giao Thông, KTQD... họ làm pro lắm. Thường là họ sẽ chỉnh lại các dấu chấm, phẩy, canh lề, font chữ, size chữ, khoảng cách dòng... đặc biệt là phần Mục lục (miễn phí). Sau đó là cho e lựa chọn loại bìa để in (dập nổi, chìm, chữ vàng, nền xanh, đỏ...). Thường là sẽ phải in vài quyền: 1 cho giáo viên hướng dẫn, 2 cho bộ môn, 1 cho mình, 1... dự phòng.

Tiếp nữa là xem lịch bảo vệ và lựa chọn hình thức bảo vệ bằng giấy in A0 hay slide bằng power point. Nếu làm slide sẽ có lợi thế về màu sắc, hiệu ứng nhưng chi phí hơi cao, nên rủ mấy bạn trong cùng ca, buổi đó góp tiền thuê máy chiếu. Nếu in giấy thì chỉ tối đa 3, 4 tờ là hết chỗ treo. Và cũng chỉ để in biểu đồ, sơ đồ là chính thôi.

Trong khi bảo vệ, họ chỉ dành cho mình khoảng 10 - 15 phút để nói, nên tốt nhất là tập nói nhanh, vào các nội dung chính, đừng lan man. (Hồi đấy mình cứ tự tin vào khả năng diễn thuyết của mình lắm, thế mà vù cái gần hết thời gian, đoạn cuối phải nói như máy mới đủ nội dung. Chậc chậc !). Trước hội đồng 3, 4 thầy cô và nhiều bạn bè, người xem khác, nói chung ai chả run. Nhưng thôi... cứ cố lên em ạh, rồi sẽ ổn thôi mà.

Thông thường mỗi GV phản biện sẽ hỏi 2, 3 câu hỏi. Thời gian suy nghĩ ngắn, nên e bắt buộc phải nắm rất vững bài thuyết trình, luận văn của mình, dự đoán trước những câu hỏi và trả lời liên quan. Chỗ nào ko bit thì đánh trống lảng sang vấn đề khác. Nếu họ cứ xoáy lại thì... đành phải thừa nhận thẳng thắn "Do thời gian nghiên cứu có hạn, nên e chưa thể làm sáng tỏ vấn đề này. Hi vọng là trong thời gian tới, e sẽ trả lời tốt câu hỏi này của thầy/cô. Cám ơn thầy/cô đã nhắc nhở". Kinh nghiệm của anh là với những câu kết bằng lời cám ơn thế này, người ta sẽ ko đôi co nữa, quên đi những sai lầm của mình và thậm chí "khán giả" còn vỗ tay khen ngợi nữa. Và 1 mẹo nữa là - chuẩn bị sẵn 1 vài "lỗ hổng" (kiểu vô tình đầy cố ý), chỉ chờ thầy cô hỏi vào đó tức là sập bẫy rồi.

"Kiếm củi 3 năm, thiêu 1 giờ" - ấy, chuẩn bị thì lâu, chứ thuyết trình xong thì nhanh. Rồi còn lại chỉ có chờ kết quả. Nói chung điểm luận văn luôn cao hơn chuyên đề, trường kinh tế thì chấm điểm dễ hơn trường kỹ thuật, GV quý thì điểm tốt, ghét thì điểm xấu... blah blah... Và 1 vấn đề nhạy cảm nữa là - chuyện "đi" thầy, cô giáo. Với xã hội và học tập hiện nay, điều này là ko tránh khỏi. Nếu GV tốt thì chỉ cần hộp bánh, cân hoa quả là xong, còn GV xấu thì - tiền chẳng bit bao nhiêu mới đủ. Vì nó là thực tế khách quan nên a khuyên là e đừng cố chống đối nó. Đến lúc "ra đời", làm việc sau này, e sẽ còn gặp nhiều chuyện tệ hơn thế. Nên cứ nghĩ về nó bình thường thôi.

st
 
Cấu trúc thông thường như sau:
1. Cover page (Tiêu đề, tên người thực hiện, hướng dẫn, Lô gô của trường...)

2. Executive summary (Tóm tắt nội dung chính của toàn báo cáo) Thông thường dài nhất 2 trang A4
Phần này rất quan trong, sẽ được đọc đầu tiên và người đọc thông qua phần này sẽ quyết định xem đề tài có hấp dẫn, xác đáng hay không. Phần này sẽ được viết sau khi báo cáo hoàn thanh.

3. Mục lục

4. Phần mở đầu (Introduction): Thường sẽ giới thiệu về vấn đề sắp được nêu trong báo cáo và các lý do tại sao lại chọn vấn đề này. Phần mở đầu thường ngắn gọn, khoảng nửa trang A4.

5. Phần thân bài: Tùy thuộc vào các loại báo các sẽ có các phần thân bài khác nhau.
Tuy nhiên Joni xin đưa ra một cấu trúc chung nhất
a. Lý thuyết áp dụng
b. Thực trạng (nêu dựa trên phần lý thuyết đã nêu ở trên)
Tuy nhiên, 2 phần a và b này có thể ghép lại làm 1
c. Các vấn đề nảy sinh
d. Giải pháp

6. Kết luận: Một dạng tóm tắt cho báo cáo. Thông thường là nêu vắn tắt các giải pháp đối với các vấn đề nảy sinh.

7. Phụ lục
Do không phải bảng biểu nào cũng đưa vào phần Thân bài được nên các dữ liệu dùng cho báo cáo sẽ được nêu chi tiết tỉ mỉ ở phần này.

8. Các tài liệu tham khảo

st
 
Giảng viên: Huỳnh Thanh Thi

Lời giới thiệu :
Có thể nói cáo cáo thực tập là một tác phẩm vô cùng quan trọng, và là dứa con tinh thần của thời sinh viên. Song làm thế nào, viết như thế nào, sưu tầm tư liệu như thế nào ? vào công ty thực tập phải làm gì ? thì sinh viên còn quá nhiều bỡ ngỡ và có thể nói đó là quá trình học tập. Chính vì vậy tôi soạn bản hướng dẫn này nhắm giúp sinh viên phần nào tháo gỡ các khó khăn ấy, Nếu các bạn sinh viên, các thầy cô giáo có ý kiến bổ sung thêm tôi rất hoan nghênh, mọi ý kiến phê bình tôi điều trân trọng để cuối cùng bài báo cáo thực tập của sinh viên sẽ có chất lượng hơn.
Thuật ngữ :
Báo cáo thực tập
Luận văn tốt nghiệp
Trong khuôn khổ tài liệu này, chúng tôi thống nhất dùng Báo cáo thực tập trong điều kiện cụ thể của hệ đào tạo, sinh viên có thể thay đổi cho phù hợp.
Mục đích làm Báo cáo thực tập :
Làm báo cáo thực tập là dịp để sinh viên
- Rèn luyện các kỹ năng tổng hợp các kiến thức đã học trên mọi phương diện.
- Giúp cho sinh viên củng cố , nâng cao kiến thức thực tiễn thực tập tại doanh nghiệp.
- Làm quen với công việc thực tiễn
- Rèn luyện tính tự chủ và tinh thần trách nhiệm trong công việc.
Các thắc mắc khi làm báo cáo thực tập
Trong quá trình làm báo cáo thực tập tốt nghiệp hay nhận nhiệm vụ thực tập sinh viên cần nhớ và trả lời các câu hỏi lớn như sau :
1. Làm gì ?
2. Làm như thế nào ?
3. Kết quả ra sao ?
Trả lới tốt được 3 câu trên sinh viên sẽ thành công và dễ dàng giải quyết vấn đề khó khăn.
Làm gì ?
Là các nhiệm vụ được giao hoặc tự mình xác định cần phải giải quyết.
làm như thế nào ?
Nhận định đánh giá những công việc tại cơ quan thực tập.
Ghi chép lại các tài liệu tham khảo, website v.v.v tham khảo để trích dẫn và sắp xếp vào phần phụ lục.
Nội dung rõ ràng, hình ảnh minh họa chi tiết, phù hợp với yêu cầu.
Thiêt kế các chương trình chi tiết và nội dung thuyết minh phù hợp.
Kết quả ra sao ?
Kết quả mình làm sau khi hoàn thành bài báo cáo, nội dung, hình ảnh.v.v.
Đánh giá kết quả, so sánh với ý muốn ban đầu, so sánh với bài báo cáo của người khác.
Đề ra phương hướng khắc phục những cái chưa giải quyết được,…
Yêu cầu đối với sinh viên
Sinh viên phải nắm vững nội dung sẽ báo cáo
Sinh viên phải tuyệt đối tuân thủ quy định về nhân viên thực tập tại công ty, nội quy, giờ giấc, cách đồng phục và các quy định riêng của từng công ty. Và chọiu sự quản lý của nhân viên Hướng dẫn thực tập tại công ty.
Sinh viên phải có trách nhiệm gặp giáo viên hướng dẫn hàng tuần để báo cáo công việc đã làm trong tuần và xin ý kiến về cáccông việc tiếp theo. Thờigian gặp giáo viên được sắp xếp theo lịch của nhà trường. Nếu torng điều kiện cho phép có thể liên lạc qua e mail.
Trong thời gian sinh viên đi thực tế phải báo cáo với giáo viên hướng dẫn.
Kỷ luật :
Trước khi tốt nghiệp, khoa tỗ chức hội đồng xét duyệt tư cách bảo vệ tốt nghiệp và xem xét nghiêm túc các trường hợp sau:
- Sinh viên cả đợt làm báo cáo thực tập không gặp giáo viên Hương dẫn sau lần giao nhiệm vụ đầu tiên, hàng tuần không báo cáo tiến độ thực hiện sẽ bị xử lí như không thực tập
- Đến hạn nộp báo cáo mà không nộp sẽ bị xem như không làm báo cáo thực tập
- Sinh viện tự ý bỏ thực tập, bị cơ quan ( nơi thực tập báo cáo về cơ quan)
Các bước tiến hành khi làm báo cáo thực tập tốt nghiệp.
1. Nhận đề tài
2. đi tìm tài liệu tham khảo tại các thư viện, các cơ quan trường học… hoặc qua bạn bè… Đây là khâu rất quan trọng, có tài liệu tham khảo tốt sẽ đảm bảo cho công việc sau này.
3. Viết đề cương báo cáo thực tập
4. báo cáo sơ bộ với giáo viên hướng dẫn tình hình thực hiện đề cương và kết quảthực tập.
5. Hoàn chỉnh báo cáo thực tập tốt nghiệp.
6. Nộp báo cáo cho giáo viên huớng dẫn và duyệt lần cuối.
7. Nộp báo cáo cho khoa.
8. Chuẩn bị trình bày và báo cáo về bài viết của mình.
Trình bày báo cáo thực tập.
Font chữ :
Quy định cỡ chữ 13 New Time Roman hoặc Arial cỡ chữ 12
Khỗ giấy :
Khổ giây A 4 , lề trái 4.0, lề phải 2,5, lề trên 2,0 , lề dưới 2,0
Bìa :
Không nên đóng bìa các tông màu xanh, làm tốt bìa khó đọc, khó nhìn, chữ trình bày bìa phải thât đơn giản, không chọn font chữ cầu kỳ phức tạp.
Công cụ viết báo cáo : Các tư liệu thu thập được tại cơ quan thực tập, đĩa CD, lưu các nội dung báo cáo
Một số vấn đề về bản quyền :
Sinh viên không được copy các bài báo cáo thực tập của các sinh viên khoá trước của trường khác.
Các copy trích dẫn phải tuyệt đối có ghi chú nguồn.
Thời gian nộp báo cáo:
- Thời gian nộp bản nháp trước 2 tuần hạn nộp báo cáo
- Nộp cho trường trước 7 ngày khi báo cáo.
Bố cục bài báo cáo thực tập:
Các lưu ý :
Đánh giá kết quả :
CÔNG VIỆC ĐIỂM
1 Mức độ thời sự của bài báo cáo 15
2 Nội dung hấp dẫn hợp lý của bài báo cáo 45
3 Tinh thần thái độ làm việc 15
4 Khả năng đọc sách tham khảo 5
5 Khả năng tổng hợp kiến thức và tiếp thu tạo cơ quan thực tập 10
6 HÌnh thức trình bày báo cáo tốt nghiệp 5
7 Thời hạn hoàn thành và nộp báo cáo 5
Báo cáo trước lớp bằng powerpoint 15 phút và phản biện (nếu có):
===========================
HƯỚNG DẪN
TRÌNH BÀY BÁO CÁO CHI TIẾT SEMINAR
Để thống nhất cách trình bày báo cáo chi tiết Seminar, Thầy đã tham khảo các hướng dẫn và đưa ra một số vấn đề cần thiết khi trình bày một đề tài – luận văn tốt nghiệp như sau:
1. Trang bìa (xem mẫu kèm theo)
2. Trang bìa trong (trình bày giống trang bìa)
3. Trang lời mở đầu (không đánh số trang, xem mẫu kèm theo)
- Viết ngắn gọn.
- Nói rõ lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, tình hình nghiên cứu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, kết cấu của đề tài…..
4. Trang Lời cảm ơn: (không đánh số trang, xem mẫu kèm theo)
5. Trang Nhận xét của cơ quan tác giả thực tập (nếu có); không đánh số trang, xem mẫu kèm theo.
6. Trang Nhận xét của giảng viên hướng dẫn (không đánh số trang, xem mẫu kèm theo)
Giảng viên hướng dẫn nhận xét các vấn đề:
- Kết cấu, phương pháp trình bày.
- Cơ sở lý luận.
- Tính thực tiễn và khả năng ứng dụng của luận văn, đồ án.
- Các hướng nghiên cứu của đề tài có thể tiếp tục phát triển cao hơn.
- Kết quả: Đạt ở mức nào? (hoặc không đạt). Không cho điểm vào trang nhận xét này.
8. Trang Mục lục (không đánh số trang, xem mẫu kèm theo)
9. Trang Danh mục các bảng biểu, sơ đồ, hình,.. (không đánh số trang, xem mẫu kèm theo)
10. Phụ lục: đưa vào sau trang cuối cùng của chương cuối cùng của đồ án, luận văn (xem mẫu kèm theo)
11. Cách thể hiện báo cáo chi tiết (xem các mẫu kèm theo)
- Bắt đầu đánh số trang từ trang đầu tiên của chương 1
- Báo cáo chi tiết viết trên khổ giấy A4
- Bìa là loại giấy cứng khổ giấy A4, màu xanh hoặc vàng nhạt,
- Viết theo chương, mục, các tiểu mục (không viết theo phần rồi mới đến chương, mục, tiểu mục,…)
- Mỗi trang được trình bày theo quy định (xem mẫu kèm theo).
- Tài liệu tham khảo bắt buộc phải ghi, đưa vào sau phụ lục, xếp theo thứ tự abc
- Chữ viết ở các trang của đồ án, luận văn là size 13, Font Times New Roman, không được dùng các kiểu chữ dạng thư pháp.
- Không được trích các câu tục ngữ, thành ngữ, sử dụng các hoa văn, hình vẽ để trang trí hoặc làm đề dẫn ở đầu mỗi trang, mỗi chương, mục,…,
- Chữ in màu đen; hình vẽ, đồ thị, lô gô của trường ĐHCN…có thể in màu.
- Các chú thích phải đánh số và viết ghi chú ở cuối mỗi trang.
- Hạn chế viết tắt, nếu phải viết tắt phải mở ngoặc và đóng ngoặc (…) để giải nghĩa ngay từ các chữ viết tắt đầu tiên, sau đó liệt kê thành trang, đưa vào sau các trang Danh mục các Bảng, biểu, hình,…
- Cách đánh số các chương mục, tiểu mục phải theo quy định

st
 
Giai đoạn chuẩn bị tốt nghiệp bên cạnh chương trình học tăng lên khủng bố, đi sâu vào các môn chuyên ngành và 1 lô các hoạt động khác... thì các em sẽ cần chuẩn bị đi Thực tập, Kiến tập tại các cơ quan, doanh nghiệp liên quan - rồi sau đó về báo cáo, tổng kết với nhà trường, kết thúc bởi luận văn, chuyên đề, đồ án và thi tốt nghiệp. Những kinh nghiệm này của anh thực ra là đã "mốc meo" 2, 3 năm nay rồi. Ngày xưa học bằng "trình" và "tiết", còn bây giờ thay thế bởi tín chỉ. Giáo trình, nội dung học cũng khác. Tuy nhiên, với sự nhiệt tình và tình yêu vô bờ bến dành cho các thần dân trong bang hội, LĐ xin chắp bút viết àh gõ đôi dòng hướng dẫn ha.

I.Báo cáo thực tập:

- Trước tiên là tìm được nơi để mà thực tập cái đã. Có 2 cách: hoặc là nhờ người quen giới thiệu cho nơi thực tập, hoặc là tự mình vác hồ sơ đi "xin thực tập" (cái này phải nhờ thực lực và may mắn nữa). Kém lắm, ko tự tìm được thì mới nhờ nhà trường giới thiệu cho thôi. Bởi vì khi ấy đều là những chỗ mà thầy, cô giáo có quan hệ giới thiệu vào. Và gần như năm nào cũng đưa SV vào đó nên họ nhẵn mặt rồi. Hên thì họ ném cho mấy cái báo cáo, luận văn cũ mà xài - xui thì họ chán đến tận cổ, thôi tụi bay đừng đến nữa, mệt tiu... Chỗ nào cũng được, miễn là phải phù hợp với chuyên ngành, và có điều kiện để tìm kiếm thông tin, tài liệu cần thiết là được.

- Note: Nhiều người cứ cố tìm chỗ thực tập chắc chắn để sau này xin vào làm luôn. Nói thật là trừ những chỗ quan hệ quen bit, hoặc rất tự tin ở thực lực của mình ra - thì tốt nhất đừng hi vọng hão huyền điều này. Tỉ lệ % thành công rất thấp.

- Tiếp theo, khi có chỗ rồi e sẽ đến "thực tập" tại đó. Lại có 2 tình huống xảy ra: Nếu là cty nhỏ, nhiều việc - họ muốn e tham gia trực tiếp vào công việc, giống như 1 nhân viên thử việc vậy. Ngày làm việc 8 tiếng, phải chạy đôn, chạy đáo, cuối tháng nhận lương (thử việc)... blah blah... Nếu là cty lớn, ít việc - họ nói thẳng ra là e đến cũng được, ko đến cũng chả sao. Thậm chí từ đầu đến cuối đợt thực tập e đến điểm danh 2 lần, 1 cho buổi đầu tiên trình diện và 2 cho buổi cuối cùng đến xin chữ ký, con dấu xác nhận thế là đủ.

- Note: Nên tranh thủ gây cảm tình với mọi ng trong cty, sẵn sàng để làm những việc ngoài chuyên ngành, ngoài khả năng, thậm chí chỉ là đến pha trà, dọn dẹp phòng mỗi ngày thôi cũng được. Nếu ko chuẩn bị sẵn tâm lý ấy, e sẽ bị sốc - vì đơn giản là, từ môi trường học tập ra thực tế cuộc sống rất khác nhau. Muốn làm thầy, trước tiên phải học làm thợ cho tốt. Cuộc sống ko "hồng hào", cũng chẳng "xám xịt" - miễn là e xác định đúng với thực tế, và sẵn sàng theo đuổi, thế là được rồi.

- Vấn đề tài liệu thì có mấy nguồn như thế này:

1. Sách, báo, internet: nếu cty đó có website thì tìm hiểu ở đó, nếu ko có thì... Google. E sẽ phải thử dùng với rất nhiều từ khóa có thể nghĩ ra được thì mới đủ tư liệu. Thậm chí là phải link từ trang nọ sang trang kia tít mù rồi mới thấy cái mà mình cần tìm. A gợi ý là dùng những trang như: S? K? HO?CH V ??U T? THNH PH? H N?I (Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội); Nhung Trang Vang Viet Nam - Vietnam Yellow Pages, Danh ba doanh nghiep, Danh ba dien thoai, Thuong Hieu Viet Nam, Danh ba website Viet Nam, Du lich Viet Nam, Gioi Thieu san pham ! (Những trang vàng của VNPT); vietnamtradefair; diendandoanhnghiep; ... và những trang tìm kiếm doanh nghiệp, rao vặt khác để bit được thông tin cơ bản và tình trạng hoạt động của doanh nghiệp.

2. Người quen: Thiết lập quan hệ với những người trong phòng, và trong cty (đặc biệt là phòng hành chính) và nhờ họ kiếm tài liệu cho. Đôi khi tìm họ nói chuyện phiếm, tiện thể lồng thông tin mình cần hỏi vào trong (ví dụ: cty mình thành lập lâu chưa chị, hình như mình kinh doanh chủ yếu cái này phải ko, nghe nói lĩnh vực này giờ đang khó khăn, nhiều cạnh tranh...). Trong cty có 1 tuýp người, làm việc chẳng được bao nhiêu, nhưng lại "bít hết chuyện thiên hạ" - nôm na là giống mẹ Đốp, hoặc mõ rao ý. Chiếm cảm tình và buôn dưa lê với họ là có ối thứ mình cần.

3. Luận văn, báo cáo cũ: Nếu may mắn được người trong cty "vứt cho" mấy luận văn và báo cáo thực tập cũ của mấy người đi trước thì còn j bằng. Lúc ấy em chỉ cần copy, paste và chỉnh sửa tí xíu là ok.

- Tùy theo từng giáo viên, có thể yêu cầu làm Nhật ký thực tập hàng tuần. Cuối kì thì làm Báo cáo thực tập có xác nhận của cơ quan ấy. Nên hỏi ý kiến và báo cáo thường xuyên để biết ý của thầy, cô. Và cũng nên chuẩn bị dần các giấy tờ liên quan: giấy khai sinh, CV, giấy giới thiệu, CMT, thẻ sinh viên... đề phòng họ yêu cầu.

- Cuối cùng, là phần nội dung: Một Báo cáo thực tập thông thường gồm 3 phần.

Phần 1 - là những thông tin chung, cơ bản về doanh nghiệp (Lịch sử thành lập, cơ cấu nhân sự, ngành nghề kinh doanh...). Cái này sưu tầm từ nguồn Internet, phỏng vấn là chính, có thể "bịa"thêm 1 chút cho dài.

Phần 2 - là thực trạng hoạt động. Tùy chuyên ngành yêu cầu mà phân tích sâu hơn về mảng hoạt động ấy. Lưu ý là phần này sẽ cần thêm sơ đồ, biểu đồ và nhiều số liệu khác. Dứt khoát phải nhờ vả người quen, thầy cô và cty đó nhiều. Thậm chí là phải "bịa" nhiều, miễn là lúc sau đọc lại thấy tương đối hợp lý là được. (Chính xác thì họ cũng chẳng cho mình số liệu thực đâu, chỉ cần biết sườn rồi "phệt" thêm thôi).

Phần 3 - là kết luận và góp ý bổ sung. Nôm na là bên trên phân tích 1 vài điểm chưa được, bên dưới góp ý cải thiện những cái chưa được ấy. Có khi là bịa ra, có khi là tình trạng thật. Thôi, đến lúc đó rồi e tự biết làm thế nào.

Note: Bản "Báo cáo thực tập" nhìn chung là viết khoảng 20 - 30 trang A4. Có thể (nên) dùng font chữ, khoảng cách dòng rộng rãi để thoáng mắt và... kéo dài số trang. Chú ý rằng, đây cũng là nền tảng cho bản "Luận văn, chuyên đề tốt nghiệp" sau này. Nên làm tương đối tốt từ bây giờ, thì về sau nhàn hơn.

Và sau đây là 1 "món quà" - bộ tài liệu "Báo cáo thực tập" và "Luận văn tốt nghiệp" của anh. Để lâu, bị thất lạc nhiều rồi, còn bao nhiêu post lên để các đồng chí tham khảo. Phần hướng dẫn viết luận văn, a sẽ viết ở comment sau nhé. Chúc các đồng chí "vượt qua" thử thách đầu tiên này nhé.

https://files.myopera.com/Fla-me/files/lu...nghiep.rar

Quote:
II. Luận văn tốt nghiệp:

Về cơ bản thì chỉ có SV xếp học lực loại khá trở lên mới được viết luận văn (hình như là bộ môn sẽ lấy chỉ tiêu từ trên cao xuống dần), những người ko đủ chuẩn sẽ phải chuyển sang viết chuyên đề. Dù luận văn hay chuyên đề thì bố cục cũng tương đối giống nhau, chỉ khác ở độ chuyên sâu của nội dung mà thôi.

Bản Luận văn của các em dựa trên chính Báo cáo thực tập ở trên. Tức là sau khi thực tập, tìm hiểu ở đó, e sẽ xây dựng 1 nội dung, chủ đề về chính cty đó. Ví dụ: Anh thực tập ở cty Miwon, lại học chuyên ngành Thương mại quốc tế, môn chính là marketing quốc tế, vì vậy nội dung luận văn là "Giải pháp xâm nhập thị trường và marketing quốc tế của cty Miwon ở thị trường quốc tế"...

Bố cục Luận văn gồm 3 phần chính:

- Phần 1: Cơ sở lý luận về (nội dung đề tài). Cái này là chép từ trong sách ra và copy từ trên mạng xuống. Nó khô khan, nhưng dễ viết. Nhiều người văn ko tốt lắm, ít ý tưởng cho nội dung chính... thì thường kéo dài phần này tới 1/2 tổng số trang giấy của luận văn. Cái đó chỉ là đối phó thôi, còn tốt nhất là 3 phần phải tương đối bằng nhau.

- Phần 2: Thực trạng về (nội dung đề tài) của doanh nghiệp. Phần này lại chia ra nhiều mục nhỏ hơn. Và chính là bản Báo cáo thực tập được bổ sung, chính lý với nhiều thông tin hơn. Ví dụ: I. Giới thiệu chung về doanh nghiệp (1, 2, ...) - II. Thực trạng hoạt động (1, 2, ...) - III. Đánh giá chung về...

- Phần 3: Đề xuất giải pháp cho (nội dung đề tài) của doanh nghiệp: Đây là phần chốt và cũng là nơi để em phóng bút với vô vàn những ý tưởng, kế hoạch của mình đây. Có người thì chỉ viết văn dài lê thê, kiểu dự án trên giấy. Có người thì chi tiết hơn với số liệu, biểu đồ minh họa. Quan trọng nhất là các tư liệu đó (tất nhiên do e thêm thắt, bịa nhiều hơn so với thực tế phải logic, đừng có cái sau mâu thuẫn với cái trước đôm đốp. Mẹo nhỏ là khi phải phóng to hay thu nhỏ các con số thực tế, nên nhân hoặc chia với những số lẻ (6, 7) rồi sau đó làm tròn kết quả. Như thế những người phản biện họ sẽ ko đủ thời gian và kiên nhẫn để kiểm chứng từng con số trong luận văn của em.

Có 1 gợi ý là, để tránh bị hỏi, phản biện nhiều, e nên lựa chọn những chủ đề... lạ hoắc. Kiểu như: phương án phát triển vũ khí hạt nhân, cải tiến xe tăng bọc thép hoặc thâm nhập thị trường châu Phi. Yên chí là thầy cô của chúng ta cũng ko "quảng đại kiến thức" đến mức độ biết hết những cái đó đâu.

Quá trình thực tập và làm luận văn có thể kéo dài tới vài tháng, nhiều lúc cảm thấy như bế tắc, buông xuôi tất cả... Đó là khi em cần đến sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người xung quanh: bạn bè, gia đình, giáo viên hướng dẫn. Tài liệu, nội dung làm việc nên sao lưu ra vài bản: trong máy, email, sổ sách, usb... đề phòng trường hợp rủi ro bị hỏng, mất. Nguồn tham khảo ngoại trừ thư viện, internet, e có thể tham khảo các hàng photocopy và "chợ luận văn" ở trường KTQD. Có khi may mắn tìm được cả cuốn luận văn của anh chị khóa trước với nội dung gần tương tự của mình. Các giáo viên hướng dẫn, nếu ko ghét học trò quá thì đều cho mượn 1 vài cuốn sách, tài liệu tham khảo. Nói chung là cứ sưu tập và sưu tập, đọc và đọc, viết và viết... cứ thế thôi.

Hoàn thiện Luận văn rồi đến phần chỉnh lý và đem in. Mang ra những khu vực photo chuyên nghiệp ở trường Giao Thông, KTQD... họ làm pro lắm. Thường là họ sẽ chỉnh lại các dấu chấm, phẩy, canh lề, font chữ, size chữ, khoảng cách dòng... đặc biệt là phần Mục lục (miễn phí). Sau đó là cho e lựa chọn loại bìa để in (dập nổi, chìm, chữ vàng, nền xanh, đỏ...). Thường là sẽ phải in vài quyền: 1 cho giáo viên hướng dẫn, 2 cho bộ môn, 1 cho mình, 1... dự phòng.

Tiếp nữa là xem lịch bảo vệ và lựa chọn hình thức bảo vệ bằng giấy in A0 hay slide bằng power point. Nếu làm slide sẽ có lợi thế về màu sắc, hiệu ứng nhưng chi phí hơi cao, nên rủ mấy bạn trong cùng ca, buổi đó góp tiền thuê máy chiếu. Nếu in giấy thì chỉ tối đa 3, 4 tờ là hết chỗ treo. Và cũng chỉ để in biểu đồ, sơ đồ là chính thôi.

Trong khi bảo vệ, họ chỉ dành cho mình khoảng 10 - 15 phút để nói, nên tốt nhất là tập nói nhanh, vào các nội dung chính, đừng lan man. (Hồi đấy mình cứ tự tin vào khả năng diễn thuyết của mình lắm, thế mà vù cái gần hết thời gian, đoạn cuối phải nói như máy mới đủ nội dung. Chậc chậc !). Trước hội đồng 3, 4 thầy cô và nhiều bạn bè, người xem khác, nói chung ai chả run. Nhưng thôi... cứ cố lên em ạh, rồi sẽ ổn thôi mà.

Thông thường mỗi GV phản biện sẽ hỏi 2, 3 câu hỏi. Thời gian suy nghĩ ngắn, nên e bắt buộc phải nắm rất vững bài thuyết trình, luận văn của mình, dự đoán trước những câu hỏi và trả lời liên quan. Chỗ nào ko bit thì đánh trống lảng sang vấn đề khác. Nếu họ cứ xoáy lại thì... đành phải thừa nhận thẳng thắn "Do thời gian nghiên cứu có hạn, nên e chưa thể làm sáng tỏ vấn đề này. Hi vọng là trong thời gian tới, e sẽ trả lời tốt câu hỏi này của thầy/cô. Cám ơn thầy/cô đã nhắc nhở". Kinh nghiệm của anh là với những câu kết bằng lời cám ơn thế này, người ta sẽ ko đôi co nữa, quên đi những sai lầm của mình và thậm chí "khán giả" còn vỗ tay khen ngợi nữa. Và 1 mẹo nữa là - chuẩn bị sẵn 1 vài "lỗ hổng" (kiểu vô tình đầy cố ý), chỉ chờ thầy cô hỏi vào đó tức là sập bẫy rồi.

"Kiếm củi 3 năm, thiêu 1 giờ" - ấy, chuẩn bị thì lâu, chứ thuyết trình xong thì nhanh. Rồi còn lại chỉ có chờ kết quả. Nói chung điểm luận văn luôn cao hơn chuyên đề, trường kinh tế thì chấm điểm dễ hơn trường kỹ thuật, GV quý thì điểm tốt, ghét thì điểm xấu... blah blah... Và 1 vấn đề nhạy cảm nữa là - chuyện "đi" thầy, cô giáo. Với xã hội và học tập hiện nay, điều này là ko tránh khỏi. Nếu GV tốt thì chỉ cần hộp bánh, cân hoa quả là xong, còn GV xấu thì - tiền chẳng bit bao nhiêu mới đủ. Vì nó là thực tế khách quan nên a khuyên là e đừng cố chống đối nó. Đến lúc "ra đời", làm việc sau này, e sẽ còn gặp nhiều chuyện tệ hơn thế. Nên cứ nghĩ về nó bình thường thôi.

Quote:
Nói thì nói vậy, nhưng sinh viên nào chả muốn tìm chỗ thực tập nhân tiện đi làm luôn. Đẹp nhất là được làm tại chỗ mình thực tập... Haiz, thôi được, LĐ sẽ chỉ tiếp 1 mẹo nữa vậy.

E phải thực sự nghĩ rằng mình đang đi tìm việc, ko phải là tìm chỗ thực tập đâu nhé. Có nghĩa là e phải chuẩn bị hồ sơ, chuẩn bị tâm lý... như người đi tìm kiếm việc làm thật sự. Sau đó tìm kiếm và nộp hồ sơ vào những cty mà mình cảm thấy có thể "trúng tuyển". Khi gặp nhà tuyển dụng hãy nói rằng: "E là sinh viên năm cuối, đang trong giai đoạn thực tập, chuẩn bị ra trường. Nhưng e ko muốn lãng phí thời gian khi chỉ tìm tài liệu thực tập. E muốn được làm việc. Hãy cho e cơ hội được làm việc như những nhân viên thực thụ". Đấy là câu nói thể hiện quyết tâm và ý định nghiêm túc của mình. Sau đó nhà tuyển dụng sẽ phỏng vấn e như những nhân viên khác - nào là kĩ năng, kinh nghiệm của e; điểm mạnh, điểm yếu; mong muốn, nguyện vọng trong công việc; rồi e muốn nhận mức lương như thế nào... Nếu trúng tuyển e sẽ đi làm, tất nhiên, nhận công việc được giao phó, hoàn thành và nhận lương như những nhân viên thử việc khác. Cuối cùng chỉ cần dựa trên thực tế làm việc, bổ sung số liệu là có thể viết báo cáo, luận văn được rồi.

Điều quan trọng nhất là Tâm lý - Quyết tâm - Sự nghiêm túc - và May mắn nữa. Có 1 điều a vẫn nhắc đi nhắc lại rằng, kinh nghiệm chỉ là những đúc kết của từng cá nhân, cũng có nghĩa là ko hoàn toàn đúng trong mọi trường hợp. Tuy nhiên vẫn có giá trị tham khảo. Chúc các e thành công !

st
 
Chất lượng sản phẩm vốn là một điểm yếu kém kéo dài nhiều năm ở nước ta trong nền kinh tế KHHTT trước đây vấn đề chất lượng được đề caovà được coi là mục tiêu quan trọng để phát triển kinh tế nhưng kết quả mang lại chưa được là bao nhiêu do cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đã phủ nhận nó trong hoạt động cụ thể của thời gian cũ.

Trong mười năm lăm đổi mới tiến hành công cuộc đổi mới kinh tế xã hội chất lượng đã quay về vị trí đúng với ý nghĩa. Người tiêu dùng họ là những người lựa chọn những sản phẩm hàng hoá và dịch vụ đạt chất lượng không những thế xuất phát từ nhu cầu người tiêu dùng các doanh nghiệp phải chú ý đến nhu cầu người tiêu dùng mà bằng sự nhìn nhận và bằng những hành động mà doanh nghiệp đã cố gắng đem đến sự thoả mãn tốt nhất có thể đem đến cho người tiêu dùng. Sự thoả mãn người tiêu dùng đồng nghĩa với doanh nghiệp đã thực sự nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề chất lượng cao nhà quản lý cũng đã tìm tòi những cơ chế mới để tạo ra những bước chuyển mới về chất lượng trong thời kỳ mới về chất lượng trong thời kỳ mới.

Trong nền kinh tế thị trường với nền kinh tế nhiều thành phần cùng với sự mở cửa vươn ngày càng rộng tới thế giới quanh ta làm cho sự cạnh tranh ngày càng diễn ra một cách quyết liệt hơn. Các doanh nghiệp không những chịu sức ép lẫn nhau hướng đến sự tồn tại, phát triển và vươn ra bên ngoài mà doanh nghiệp còn chịu sức ép của bên hàng hoá nhập khẩu như sức ép chất lượng, giá cả, dịch vụ… chính vì vậy các nhà quản lý coi trọng vấn đề chất lượng như là gắn với sự tồn tại sự thành công của doanh nghiệp đó cũng chính là tạo nên sự phát triển của nền kinh tế trong mỗi quốc gia.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top