Wonderkids
New member
- Xu
- 0
Ngôn ngữ là phương tiện để trẻ giao lưu và thể hiện bản thân, suy nghĩ. Đây chính là khả năng của bản thân từng trẻ, tuy nhiên, khả năng này có thể được rèn luyện, hỗ trợ trẻ phát triển và phát huy mạnh mẽ hơn. Ngôn ngữ được sử dụng tốt, mạch lạc và đúng nghĩa thể hiện trẻ có tư duy tốt, lo-gic cũng như trở thành tiền đề phát triển trí tuệ trong tương lai.
1. Vui đùa cùng trẻ
Trẻ em trong những năm tháng đầu đời rất cần được trao đổi bằng âm thanh mỗi ngày. Bạn có thể thấy rằng, những đứa trẻ mau nói là một phần nhờ đến gia đình. Khi ông bà, cha mẹ thường xuyên trò chuyện cùng trẻ, tập nói cho trẻ, trẻ sẽ nói nhanh và lưu loát hơn các bé khác. Vì vậy, hãy cùng con ê a. Dẫu cho là những từ gãy gọn, hay những chữ cái a, b,c chưa tròn vần. Chú ý rằng, nếu trẻ hay nói e, ê, bạn hãy nhanh dạy cho trẻ tập chữ mẹ, bé. Nếu trẻ ê a chữ a, ô, thì cố gắng hướng dẫn trẻ phát âm chữ ba hay bố.
Trong quá trình tập nói với trẻ, bạn nói chậm rãi một chút, kiên nhẫn một chút. Mỗi ngày đều lặp lại cho đến khi nào trẻ nói được từ đó. Vui cười và cổ vũ khi trẻ nói được. Trẻ em cũng biết chúng được khen vì chúng làm tốt đấy nhé.
Đọc truyện cho con trước khi đi ngủ là một thói quen thật hoàn hảo. Bạn vừa có thể giúp trẻ dễ ngủ hơn, chỉ cho trẻ hình ảnh để nhận thức trẻ mau hình thành, bên cạnh đó tình cảm của bạn giành cho con sẽ được con cảm nhận rõ rệt.
Cho trẻ nghe nhạc, những bài hát thiếu nhi vui tươi với âm lượng vừa đủ, giúp trẻ tăng khả năng cảm thụ âm nhạc và lời hát. Trẻ dễ dàng bắt chước và hứng thú hơn. Không có gì ngạc nhiên khi trẻ hát theo rất nhanh mỗi ngày đấy.
2. Hãy để trẻ được tham gia vào nề nếp sinh hoạt gia đình như một người lớn.
Hãy để trẻ tham gia vào cuộc sống của bạn như một người trưởng thành. “Ai có việc nấy” để thực hiện. Nói với chúng điều bạn sẽ làm cùng chúng và nhờ chúng hỗ trợ bạn, đơn giản như là:
• Mẹ sẽ lấy cơm cho con ăn, ngồi đây cầm muỗng đợi mẹ nhé!
• Tập cho trẻ tự thay quần áo, và hướng dẫn chúng thực hiện.
• Dọn đồ chơi sau khi chơi xong
• Lấy quần áo và chuẩn bị khăn trước khi đi tắm.
• Cùng trẻ chơi đùa
Những khi hoạt động với trẻ, bạn hãy trở thành một người hướng dẫn viên, một cố vấn, một người dẫn đường. Để trẻ đi bằng sức của mình với sự giúp đỡ của bạn nhé!
3. Giúp trẻ có cơ hội để giao tiếp
Đừng đưa cho trẻ một chiếc điện thoại để trẻ ngoan ngoãn và nghe lời. Cách thức ấy có thể giúp bạn thật “khỏe” nhưng lại khiến con bạn trở nên thụ động vô cùng. Dần dà, trẻ mất đi thói quen giao tiếp và “nghiện” màn hình.
Hãy cùng gia đình nói chuyện với trẻ, dùng những từ dễ hiểu và làm gương cho trẻ. Không nói những lời hằn học, “khó nghe” trước mặt trẻ, đừng để ngôn ngữ của trẻ con bị vẫn đục vì sự vô tình của người lớn.
Cho trẻ tham gia các câu lạc bộ, giúp trẻ dạn dĩ hơn, có cơ hội kết bạn và vui chơi cùng những bạn trẻ khác. Chúng có một thứ ngôn ngữ mà chỉ chúng mới hiểu, chỉ chúng mới thấy thú vị và vui vẻ hơn.
Môi trường tốt sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ linh hoạt hơn, và không ai khác chính là cha mẹ chúng ta – những người mỗi ngày kề cận cùng con, thiết lập một kế hoạch bài bản để con trẻ tự do, thoải mái lớn lên và phát huy khả năng bản thân.
1. Vui đùa cùng trẻ
Trẻ em trong những năm tháng đầu đời rất cần được trao đổi bằng âm thanh mỗi ngày. Bạn có thể thấy rằng, những đứa trẻ mau nói là một phần nhờ đến gia đình. Khi ông bà, cha mẹ thường xuyên trò chuyện cùng trẻ, tập nói cho trẻ, trẻ sẽ nói nhanh và lưu loát hơn các bé khác. Vì vậy, hãy cùng con ê a. Dẫu cho là những từ gãy gọn, hay những chữ cái a, b,c chưa tròn vần. Chú ý rằng, nếu trẻ hay nói e, ê, bạn hãy nhanh dạy cho trẻ tập chữ mẹ, bé. Nếu trẻ ê a chữ a, ô, thì cố gắng hướng dẫn trẻ phát âm chữ ba hay bố.
Trong quá trình tập nói với trẻ, bạn nói chậm rãi một chút, kiên nhẫn một chút. Mỗi ngày đều lặp lại cho đến khi nào trẻ nói được từ đó. Vui cười và cổ vũ khi trẻ nói được. Trẻ em cũng biết chúng được khen vì chúng làm tốt đấy nhé.
Đọc truyện cho con trước khi đi ngủ là một thói quen thật hoàn hảo. Bạn vừa có thể giúp trẻ dễ ngủ hơn, chỉ cho trẻ hình ảnh để nhận thức trẻ mau hình thành, bên cạnh đó tình cảm của bạn giành cho con sẽ được con cảm nhận rõ rệt.
Cho trẻ nghe nhạc, những bài hát thiếu nhi vui tươi với âm lượng vừa đủ, giúp trẻ tăng khả năng cảm thụ âm nhạc và lời hát. Trẻ dễ dàng bắt chước và hứng thú hơn. Không có gì ngạc nhiên khi trẻ hát theo rất nhanh mỗi ngày đấy.
2. Hãy để trẻ được tham gia vào nề nếp sinh hoạt gia đình như một người lớn.
Hãy để trẻ tham gia vào cuộc sống của bạn như một người trưởng thành. “Ai có việc nấy” để thực hiện. Nói với chúng điều bạn sẽ làm cùng chúng và nhờ chúng hỗ trợ bạn, đơn giản như là:
• Mẹ sẽ lấy cơm cho con ăn, ngồi đây cầm muỗng đợi mẹ nhé!
• Tập cho trẻ tự thay quần áo, và hướng dẫn chúng thực hiện.
• Dọn đồ chơi sau khi chơi xong
• Lấy quần áo và chuẩn bị khăn trước khi đi tắm.
• Cùng trẻ chơi đùa
Những khi hoạt động với trẻ, bạn hãy trở thành một người hướng dẫn viên, một cố vấn, một người dẫn đường. Để trẻ đi bằng sức của mình với sự giúp đỡ của bạn nhé!
3. Giúp trẻ có cơ hội để giao tiếp
Đừng đưa cho trẻ một chiếc điện thoại để trẻ ngoan ngoãn và nghe lời. Cách thức ấy có thể giúp bạn thật “khỏe” nhưng lại khiến con bạn trở nên thụ động vô cùng. Dần dà, trẻ mất đi thói quen giao tiếp và “nghiện” màn hình.
Hãy cùng gia đình nói chuyện với trẻ, dùng những từ dễ hiểu và làm gương cho trẻ. Không nói những lời hằn học, “khó nghe” trước mặt trẻ, đừng để ngôn ngữ của trẻ con bị vẫn đục vì sự vô tình của người lớn.
Cho trẻ tham gia các câu lạc bộ, giúp trẻ dạn dĩ hơn, có cơ hội kết bạn và vui chơi cùng những bạn trẻ khác. Chúng có một thứ ngôn ngữ mà chỉ chúng mới hiểu, chỉ chúng mới thấy thú vị và vui vẻ hơn.
Môi trường tốt sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ linh hoạt hơn, và không ai khác chính là cha mẹ chúng ta – những người mỗi ngày kề cận cùng con, thiết lập một kế hoạch bài bản để con trẻ tự do, thoải mái lớn lên và phát huy khả năng bản thân.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: