7 CÁCH GIÚP BẠN SÁNG TẠO Ý TƯỞNG LIÊN TỤC
Chào bạn, có lẽ cũng lâu rồi, Ngân mới đăng bài chia sẻ lại nhỉ. Dạo gần đây Ngân khá bận, nhưng vẫn duy trì việc viết lách mỗi ngày. Chỉ là…không viết nhiều bài chia sẻ như lúc trước. Thời gian qua, Ngân có cơ hội tiếp xúc với nhiều cây viết hơn, và nhận ra nỗi đau của các bạn, cũng là của mình…chính là bí ý tưởng.
Bản thân làm công việc liên quan đến viết lách (công ty, khách hàng, bản thân), thiết kế sản phẩm, nên chuyện tìm kiếm ý tưởng diễn ra hàng ngày. Và dĩ nhiên, là một người làm trong mảng sáng tạo, Ngân không thể thoát khỏi những lúc bí ý, phải cắn bút mà đào mãi không ra. Và dưới đây là 7 cách giúp Ngân hạn chế rơi vào tình trạng đó. Bạn có thể thử tham khảo nhé.
1. Đặt thật nhiều câu hỏi – 5W1H
Luôn luôn đặt câu hỏi, với mọi vấn đề, sự vật, sự việc mà mình lướt qua. Bằng cách đào sâu như vậy, bạn sẽ thấy được nhiều góc độ khác nhau của một việc, từ đó, mở rộng hơn tư duy của mình, hay còn gọi là “think out of the box”. Đối với một sản phẩm, dịch vụ, chủ đề nào đó, 5W1H (Why, Who, When, Where, What, How) sẽ giúp chúng ta khai thác được nhiều thứ. Đây là gợi ý cho bạn:
WHO:
Người sáng lập ra sản phẩm
Người đã/đang/sẽ sử dụng sản phẩm
Người không nên dùng sản phẩm
Người sản xuất, điều chế, tư vấn cho khách hàng khi tìm đến sản phẩm
WHAT:
Điều tuyệt vời nhất về sản phẩm
Điều lạ lùng/ thú vị nhất về sản phẩm
Điều không nhiều người biết về sản phẩm
Điều mọi người thường hiểu sai về sản phẩm
Điều mọi người bàn tán/quan tâm nhiều về sản phẩm
WHEN:
Khi nào thì có thể sử dụng sản phẩm
Khi nào thì không nên sử dụng sản phẩm
Khi nào thì nên mua tiếp sản phẩm/ thời hạn sản phẩm
Khi nào tuyệt đối nên dùng/ không thể không dùng sản phẩm
WHERE:
Đâu là nơi có thể mua sản phẩm
Đâu là nơi có thể nhận tư vấn hoặc trải nghiệm sản phẩm
Đâu là những vùng miền nên dùng sản phẩm nhất
WHY:
Tại sao lại cần sử dụng sản phẩm
Lí do mua sản phẩm là gì
Tại sao khách hàng có thể tin tưởng sản phẩm của bạn
HOW:
Đâu là cách đúng để dùng sản phẩm
Đâu là cách phân biệt sản phẩm với các sản phẩm khác tương tự
Đâu là cách tận dụng sản phẩm khi kết hợp với các sản phẩm khác
Đâu là cách để mua sản phẩm
2. Lướt Pinterest, Facebook, Youtube, Intagram, Tiktok mỗi ngày
Mạng xã hội chính là nguồn cảm hứng của bạn đấy. Bằng việc dành ra 15 phút mỗi ngày lướt những kênh này, chắc chắn bạn sẽ tìm thấy những ý tưởng hay ho cho nội dung mình đang viết. Hãy lưu trữ, ghi chép lại những ý tưởng, bài viết, hình ảnh, clip mà bạn thấy thú vị. Sẽ có lúc bạn cần dùng đến chúng. Tuy nhiên, việc chọn lọc những trang, kênh, group hay để theo dõi cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc “đú” trend, hóng tin thú vị. Vì có thể, bạn sẽ lãng phí thời gian vào những tin tức nhảm, lá cải.
3. Biến newfeed của bạn thành nơi tìm kiếm ý tưởng
Nếu được, hãy thiết lập 1 tài khoản cá nhân trên mạng xã hội dành riêng cho việc thấu hiểu insight người dùng và tìm kiếm ý tưởng. Chẳng hạn: bạn đang làm nội dung cho một thương hiệu thời trang có đối tượng khách hàng là nam giới, tuổi từ 20-30…hãy thiết lập thông tin cá nhân của mình như thế (sinh 1995, giới tính nam), và tham gia vào các group có đối tượng này, like những fanpage về thời trang nam… Dần dần, newfeed của bạn sẽ biến thành một lâu đài ý tưởng đồ sộ, nơi mà bạn có thể biết được đối tượng của bạn đang nói gì mỗi ngày, thích gì, quan tâm gì và ghét gì. AI của các mạng xã hội rất thông minh, những nội dung phù hợp sẽ được đề xuất đến bạn thôi.
Hi vọng nội dung mình chia sẻ hữu ích với bạn.
Dương Thị Thanh Ngân
Digital Marketer, Content Writer, Copywriter
Chào bạn, có lẽ cũng lâu rồi, Ngân mới đăng bài chia sẻ lại nhỉ. Dạo gần đây Ngân khá bận, nhưng vẫn duy trì việc viết lách mỗi ngày. Chỉ là…không viết nhiều bài chia sẻ như lúc trước. Thời gian qua, Ngân có cơ hội tiếp xúc với nhiều cây viết hơn, và nhận ra nỗi đau của các bạn, cũng là của mình…chính là bí ý tưởng.
Bản thân làm công việc liên quan đến viết lách (công ty, khách hàng, bản thân), thiết kế sản phẩm, nên chuyện tìm kiếm ý tưởng diễn ra hàng ngày. Và dĩ nhiên, là một người làm trong mảng sáng tạo, Ngân không thể thoát khỏi những lúc bí ý, phải cắn bút mà đào mãi không ra. Và dưới đây là 7 cách giúp Ngân hạn chế rơi vào tình trạng đó. Bạn có thể thử tham khảo nhé.
1. Đặt thật nhiều câu hỏi – 5W1H
Luôn luôn đặt câu hỏi, với mọi vấn đề, sự vật, sự việc mà mình lướt qua. Bằng cách đào sâu như vậy, bạn sẽ thấy được nhiều góc độ khác nhau của một việc, từ đó, mở rộng hơn tư duy của mình, hay còn gọi là “think out of the box”. Đối với một sản phẩm, dịch vụ, chủ đề nào đó, 5W1H (Why, Who, When, Where, What, How) sẽ giúp chúng ta khai thác được nhiều thứ. Đây là gợi ý cho bạn:
WHO:
Người sáng lập ra sản phẩm
Người đã/đang/sẽ sử dụng sản phẩm
Người không nên dùng sản phẩm
Người sản xuất, điều chế, tư vấn cho khách hàng khi tìm đến sản phẩm
WHAT:
Điều tuyệt vời nhất về sản phẩm
Điều lạ lùng/ thú vị nhất về sản phẩm
Điều không nhiều người biết về sản phẩm
Điều mọi người thường hiểu sai về sản phẩm
Điều mọi người bàn tán/quan tâm nhiều về sản phẩm
WHEN:
Khi nào thì có thể sử dụng sản phẩm
Khi nào thì không nên sử dụng sản phẩm
Khi nào thì nên mua tiếp sản phẩm/ thời hạn sản phẩm
Khi nào tuyệt đối nên dùng/ không thể không dùng sản phẩm
WHERE:
Đâu là nơi có thể mua sản phẩm
Đâu là nơi có thể nhận tư vấn hoặc trải nghiệm sản phẩm
Đâu là những vùng miền nên dùng sản phẩm nhất
WHY:
Tại sao lại cần sử dụng sản phẩm
Lí do mua sản phẩm là gì
Tại sao khách hàng có thể tin tưởng sản phẩm của bạn
HOW:
Đâu là cách đúng để dùng sản phẩm
Đâu là cách phân biệt sản phẩm với các sản phẩm khác tương tự
Đâu là cách tận dụng sản phẩm khi kết hợp với các sản phẩm khác
Đâu là cách để mua sản phẩm
2. Lướt Pinterest, Facebook, Youtube, Intagram, Tiktok mỗi ngày
Mạng xã hội chính là nguồn cảm hứng của bạn đấy. Bằng việc dành ra 15 phút mỗi ngày lướt những kênh này, chắc chắn bạn sẽ tìm thấy những ý tưởng hay ho cho nội dung mình đang viết. Hãy lưu trữ, ghi chép lại những ý tưởng, bài viết, hình ảnh, clip mà bạn thấy thú vị. Sẽ có lúc bạn cần dùng đến chúng. Tuy nhiên, việc chọn lọc những trang, kênh, group hay để theo dõi cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc “đú” trend, hóng tin thú vị. Vì có thể, bạn sẽ lãng phí thời gian vào những tin tức nhảm, lá cải.
3. Biến newfeed của bạn thành nơi tìm kiếm ý tưởng
Nếu được, hãy thiết lập 1 tài khoản cá nhân trên mạng xã hội dành riêng cho việc thấu hiểu insight người dùng và tìm kiếm ý tưởng. Chẳng hạn: bạn đang làm nội dung cho một thương hiệu thời trang có đối tượng khách hàng là nam giới, tuổi từ 20-30…hãy thiết lập thông tin cá nhân của mình như thế (sinh 1995, giới tính nam), và tham gia vào các group có đối tượng này, like những fanpage về thời trang nam… Dần dần, newfeed của bạn sẽ biến thành một lâu đài ý tưởng đồ sộ, nơi mà bạn có thể biết được đối tượng của bạn đang nói gì mỗi ngày, thích gì, quan tâm gì và ghét gì. AI của các mạng xã hội rất thông minh, những nội dung phù hợp sẽ được đề xuất đến bạn thôi.
Hi vọng nội dung mình chia sẻ hữu ích với bạn.
Dương Thị Thanh Ngân
Digital Marketer, Content Writer, Copywriter