Làm rõ động cơ của việc đi học đại học?

bebapkute

New member
Xu
0
bắp sắp phải thuyết trình trước lớp bài này
lên goole kiếm thì cũng được nhưng muốn làm cho chân thực ( khảo sát ^^ ) , mong mọi người giúp đỡ
" làm rõ động cơ của việc đi học đại học? theo anh (chị) chúng ta phải làm gì trong quá trình học để đạt dc mục đích đó?"
dù bạn đã đi thi hay chưa thi vào đại học mong bạn trả lời câu hỏi của tớ ^^
đây là câu trả lời của tớ ( rất chân thực và tớ nghĩ k có gì là xấu ^^ )
mục đích: học để kiếm tiền, trau dồi kiến thức hành trang cần thiết trước khi bước vào đời
hành động: học và nghiên cưú tìm tài liệu , đặt ra những mục tiêu ngắn hạn và hoàn thành nó
hy vọng các bạn giúp mình hoàn thành bài thuyết trình ( cám ơn ^^ )
 
trau dồi thêm những kiến thức giúp mình vững tin khi bước trên con đường mình đã lựa chọn , khẳng định được bản thân và sự lựa chọn của bạn. Chúng ta cần đặt ra các mục tiêu phấn đấu, cần tìm hiểu nhiều kiến thức hơn và điều quan trọng là vận dung những kiến thức bạn học để thực hành và nhớ đó là một điều quan trọng
 
[FONT=&quot]Câu hỏi rất hay, và cũng rất khó trả lời, vì nó tùy thuộc vào quan điểm của từng người. Có người vào Đại học vì muốn có thêm kiến thức, có người vào Đại học vì cần tấm bằng để tương lai tìm được một việc làm tốt, kiếm được nhiều tiền (như quan điểm của bạn), hoặc cần tấm bằng để giữ "cái ghế" của mình, cũng có người do bị cha mẹ ép buộc phải vào Đại học dù họ không muốn. Nhưng nếu là các bạn trẻ thì tôi khuyên nên đặt mục đích vào Đại học là để có thêm kiến thức, vì chỉ khi bạn có được động lực chính đáng thì bạn mới có sự đam mê trong học tập, mới phấn đấu để ngày càng giỏi hơn, nếu không dù có được tấm bằng trong tay thì cũng không có gí trị chân thật. Và bạn cũng yên tâm, nếu bạn thật sự giỏi thì việc có được một việc làm tốt, lương cao sẽ là một việc dễ dàng. Vì vậy nếu bạn đã xác định phải vào Đại học thì phải học cho ra trò, tập trung vào việc học là chính, không cần phải học thật giỏi nhưng học tới đâu phải hiểu tới đó, nắm vững kiến thức tới đó. Những gì chưa hiểu thì cố gắng tham khảo tài liệu, hỏi thầy cô hoặc kể cả bạn bè, đừng xấu hổ hay tự ái mà không hỏi vì mình không biết mới phải học, "chẳng thà mình để người ta nói mình dốt một lần thôi chứ đừng để cái dốt đó theo mình suốt đời" (Đây là câu châm ngôn mà cô giáo chủ nhiệm lớp 7 đã dạy tôi đấy bạn ạ và đó cũng là châm ngôn sống của tôi từ đó đến nay đấy). Và khi bạn đã xác định rõ mục đích "học là chính" thì dù bạn có phải làm thêm để trang trải cuộc sống hay tham gia công tác đoàn thể, xã hội thì cũng không đuọc ảnh hưởng tới mục đích chính đó (vì như đã nói mình vào Đại học là để có kiến thức mà). Tuy nhiên theo tôi, không phải cứ khăng khăng tốt nghiệp Phổ thông trung học xong là cứ nhất thiết phải vào Đại học, mà các bạn cần căn cứ vào khả năng, và hoàn cảnh của mình đế có sự lựa chọn đúng. Nếu sức học không đủ hoặc nếu hoàn cảnh chưa cho phép (như kinh tế còn khó khăn) thì đừng nên cố phải vào Đại học cho bằng được mà có thể chọn những cấp thấp hơn, hoặc đi học nghề...thậm chí là đi tìm việc làm. Sau này khi kinh tế đã ổn định mà bạn vẫn cảm thấy cần học thì lúc đó thi Đại học cũng chứ muộn, vì hiện giờ có rất nhiều hình thức đào tạo mà bạn có thể lựa chọn cho phù hợp với điều kiện của mình mà! [/FONT]
 
1 bài viết về động cơ học của SV có ý nghĩa:


Đối với bản thân: Học đại học để kiếm việc làm, kiếm tiền, sau này đỡ khổ.
Phương pháp: Tích cực học tập, trao đổi kiến thức.

Một cuộc điều tra mới nhất (theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên) về động cơ học đại học của sinh viên (SV) hiện nay cho thấy 52% trong số SV này học để dễ kiếm việc làm, trong khi chỉ 18% số SV có động cơ học tập để phục vụ cho nhu cầu phát triển của đất nước, và chỉ 3% học để có nghề nghiệp chuyên môn cao…

Nhóm giảng viên đảm trách công tác giảng dạy Khoa Giáo dục học thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM đã đưa ra 5 đề mục trong công trình điều tra, nghiên cứu về động cơ học ĐH của SV gồm: 1 là nâng cao kiến thức, phát triển nhân cách; 2 là phục vụ yêu cầu phát triển của đất nước; 3 là có nghề nghiệp chuyên môn cao; 4 là dễ kiếm việc làm để đảm bảo cho cuộc sống tương lai; 5 là không muốn thua kém bạn bè.

52% sinh viên học ĐH để dễ kiếm việc làm

Kết quả, trong tổng số hơn 1.200 SV Trường ĐH Quốc gia TP.HCM được hỏi về động cơ học tập của mình, thì số SV trả lời học để sau này dễ kiếm việc làm, đảm bảo cho cuộc sống chiếm tỷ lệ cao nhất là 52%. Trong khi những SV có mong ước học để nâng cao kiến thức, phát triển nhân cách chỉ đạt 26%. Kế đến là động cơ học ĐH để phục vụ yêu cầu phát triển đất nước chiếm 18%. Còn tỷ lệ SV học ĐH để có nghề nghiệp chuyên môn cao lại quá ít ỏi, chỉ chiếm 3%. Riêng mục đích học “vì không muốn thua kém bạn bè” hầu như không được SV đề cập đến (chiếm tỷ lệ 1%).

Trong khi đó, theo thứ tự vị trí chọn lựa trong bảng xếp hạng của công trình điều tra nghiên cứu này thì học vấn và nghề nghiệp là những yếu tố được sinh viên đánh giá có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người. Hai yếu tố này được sinh viên chọn lựa với giá trị cao tương đương nhau (cùng xếp ở vị trí thứ 3), sau hai yếu tố “có sức khỏe” (xếp thứ1) và “gia đình ổn định” (xếp thứ 2). Các yếu tố khác thể hiện mối quan hệ của cá nhân với xã hội như: “quan hệ cá nhân tốt” (xếp thứ 4), “được mọi người tôn trọng” (thứ 5) và "có ích cho người khác" (thứ 6) đều có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của họ. Ngoài ra, những yếu tố thiên về cuộc sống cá nhân (như đề cao tự do cá nhân, tình yêu trong cuộc sống, địa vị cao trong xã hội, có nhiều tiền…) mặc dù tương đối quan trọng song vẫn ở thứ bậc thấp hơn các yêu tố trên.
Hiện nay, khi cơ chế thị trường đi vào các hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội, thì SV với sự nhạy cảm và năng động sẵn có đã “cảm nhận” được sự đòi hỏi của thị trường đối với lao động có trình độ học vấn, văn hóa nghề nghiệp cao. Do vậy, việc lựa chọn con đường vào ĐH để được trang bị những kiến thức khoa học kỹ thuật hiện đại, không chỉ đơn thuần về mặt chuyên môn, mà còn là sự định hướng giá trị đúng đắn đối với thanh niện hiện nay.

Kinh tế phát triển, học vì mục đích cá nhân càng cao!


Kết quả nghiên cứu cũng nêu lên tính đa dạng và phức tạp trong động cơ học ĐH.

Nếu như động cơ học ĐH của SV nổi bật hơn cả là hướng đến lợi ích của bản thân, thì động cơ phục vụ yêu cầu phát triển của xã hội còn mờ nhạt (chỉ chiếm tỷ lệ 18%). Phải chăng đó là mối lo cho xã hội? Theo ý kiến của nhóm nghiên cứu, nếu SV trang bị cho mình kiến thức, đồng thời bồi dưỡng nhân cách để có điều kiện đảm bảo cuộc sống cá nhân, thì họ càng có khả năng cống hiến cho xã hội nhiều hơn. Và như vậy lợi ích quốc gia vẫn được đảm bảo trong khi lợi ích cá nhân cũng được củng cố.

Xét tổng quát có thể thấy, SV ngày nay đã đề cao giá trị học vấn và nghề nghiệp trong cuộc sống. Có học vấn, nghề nghiệp và sức khỏe là điều kiện cơ bản nhất để lập thân, lập nghiệp, đóng góp cho sự phát triển bền vững của bản thân, gia đình và đất nước. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đề tài nhận định rằng “nhìn chung động cơ học ĐH của SV còn quá thực tế, thiết thực, nặng mục đích gần, thiếu ước mơ, kỳ vọng có tính lãng mạn của SV”.

  • Trương Hiệu

Việt Báo (Theo_VietNamNet)​
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top