rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Một quan điểm phổ biến trong văn hóa Mĩ đó là bằng cách khen trí tuệ và năng lực của một người, bạn có thể giúp nâng cao lòng tự tin của họ, tăng động cơ làm việc và thành tựu của họ.
Dù điều này nghe có vẻ hợp lý, chúng tôi nhận thấy những người quá tập trung vào trí thông minh của họ có thể dễ làm kém hơn. Có lẽ việc khen ngợi trí tuệ khi con người thành công, thay vì làm tăng sự tự tin và thành tựu của họ , có thể khiến họ tập trung vào việc đo lường/đánh giá trí tuệ của họ, tránh né mạo hiểm và hoài nghi về trí thông minh của bản thân khi họ thất bại.
Trong một loạt nghiên cứu với các sinh viên (Mueller & Dweck 1998) giao cho sinh viên một nhiệm vụ thách thức. Tất cả những sinh viên thành công trong nhiệm vụ đầu tiên đều được khen ngợi về thành tích của họ. Tuy nhiên, họ được khen theo những cách khác nhau. Một số được khen về trí thông minh của họ trong nhiệm vụ, một số được khen về sự nỗ lực của họ và một số được khen về thành tích xuất sắc của họ. Nhóm cuối là “nhóm kiểm soát” và nó thường rơi vào giữa hai nhóm kia.
Thật khó mà tin rằng cách khen ngợi khác nhau cho cùng nhiệm vụ lại có thể gây ra nhiều ảnh hưởng, nhưng nó đã có một ảnh hưởng lớn đến những suy nghĩ, cảm xúc và thành tích sau đó của các sinh viên.
Thứ nhất, sau thành công của họ, các sinh viên được trao một sự lựa chọn về họ muốn làm nhiệm vụ gì trong buổi sau. Họ có muốn thực hiện một nhiệm vụ đem lại cơ hội học hỏi điều mới và quan trọng, nhưng mang tính thách thức? Hay là họ muốn một nhiệm vụ an toàn hơn nhưng đảm bảo thành công? Hầu hết sinh viên được khen về trí thông minh muốn nhiệm vụ sau – họ muốn điều chắc chắn. Họ sẵn sàng hy sinh một cơ hội đầy ý nghĩa để học hỏi để đảm bảo rằng họ sẽ tiếp tục trông thông minh. Ngược lại, 90% số sinh viên được khen về sự nỗ lực chọn nhiệm vụ học hỏi có tính thách thức. Họ sẵn sàng chấp nhận mắc sai sót, vì họ đánh giá cao việc học hỏi hơn là bảo vệ bản thân.
Tiếp theo, các sinh viên được giao cho nhiệm vụ thứ hai, khó hơn nhiều. Họ đã thực hiện kém hơn rất nhiều so với nhiệm vụ đầu. Sự khó khăn này ảnh hưởng đến họ như thế nào? Nó tác động đến sự thích thú với nhiệm vụ của họ như thế nào? Bây giờ họ cảm nhận về năng lực của họ ra sao? Và họ đã thực hiện tốt một nhiệm vụ tiếp theo (nhiệm vụ này rất giống với nhiệm vụ đầu tiên) như thế nào?
Những sinh viên được khen về trí tuệ cho thấy một sự giảm sút khó tin trong sự thích thú của họ với nhiệm vụ khi họ đụng phải khó khăn. Họ cũng cho thấy một sự giảm sút trong khao khát muốn đem vấn đề về nhà để luyện tập. Ngược lại, khi các sinh viên được khen về sự nỗ lực thì không có sự giảm sút về lòng yêu thích với nhiệm vụ mặc cho khó khăn . Thậm chí, nhiều người còn thích nhiệm vụ hơn, họ thấy nó có nhiều thách thức hơn. Thêm nữa, các sinh viên đó hăm hở đem vấn đề về nhà để luyện tập.
Thành tích kém hơn có ý nghĩa gì với các sinh viên trong nghiên cứu này? Những sinh viên được khen về trí tuệ nói với chúng tôi rằng họ nghĩ họ không thông minh và không giỏi về nhiệm vụ. Nói cách khác, nếu thành công cho họ biết rằng họ thông minh, thì thất bại bây giờ cho họ biết rằng họ ngu ngốc. Họ từng học cách đánh giá trí tuệ của họ từ thành tích. Ngược lại, những sinh viên được khen về sự nỗ lực nghĩ rằng thành tích kém hơn đơn giản yêu cầu họ nỗ lực nhiều hơn trong tương lai. Họ không nghi ngờ về bản thân hoặc trí tuệ của họ.
Cuối cùng, chúng tôi giao cho tất cả sinh viên nhiệm vụ thứ ba, ở đó các vấn đề khó ngang bằng với nhiệm vụ đầu tiên mà họ từng thành công. Những sinh viên từng được khen về trí tuệ cho thấy sự suy giảm đáng kể trong thành tích của họ từ nhiệm vụ đầu sang nhiệm vụ thứ ba này và bây giờ họ là nhóm có thành tích kém nhất trong ba nhóm.
Những sinh viên được khen về nỗ lực cho thấy sự tiến bộ lớn về thành tích từ nhiệm vụ đầu sang nhiệm vụ thứ ba này và bây giờ họ là nhóm có thành tích cao nhất trong ba nhóm.
Chúng tôi đã lặp lại nghiên cứu bốn lần và nhận được những kết quả tương tự mỗi lần.
Một vài phát hiện từ những nghiên cứu đó cũng đáng được đề cập. Trong một trong số các nghiên cứu, chúng tôi đã yêu cầu các sinh viên viết một đoạn văn ngắn cho một sinh viên chưa biết ở trường khác về những kinh nghiệm của họ trong nghiên cứu. Chúng tôi cũng yêu cầu họ kể về số điểm của họ trong từng nhiệm vụ. 40% số sinh viên từng được khen về trí tuệ của họ đã nói dối về số điểm, điều chỉnh nó cao hơn trong báo cáo của họ so với sinh viên khác. Rất ít sinh viên ở hai nhóm kia làm như vậy. Điều này có nghĩa là đối với những sinh viên được khen về trí tuệ, số điểm của họ là một sự phản ánh quan trọng về bản thân họ mà họ cảm thấy thôi thúc phải nâng điểm. Họ đánh đồng thành tích của họ với giá trị của họ. Họ cũng tin rằng trí thông minh là một phẩm chất cố định, không thay đổi lớn hơn những sinh viên được khen về nỗ lực.
Dù đó là những thực nghiệm ngắn hạn, chúng cho thấy những ảnh hưởng lớn mà những niềm tin quan trọng có thể có lên động cơ làm việc và thành tích. Khen ngợi trí thông minh dạy cho các sinh viên rằng trí thông minh là một phẩm chất cố định và do đó nó có thể được đánh giá từ thành tích của họ. Họ nhanh chóng trở nên sợ hãi thách thức, họ hy sinh việc học hỏi và họ không còn thích nỗ lực. Không ngạc nhiên, những kỹ năng của họ bị thiệt hại.
Ngược lại, lời khen tập trung vào sự nỗ lực dường như truyền đạt rằng những kỹ năng về nhiệm vụ có thể đạt được thông qua nỗ lực. Những sinh viên đó muốn học hỏi nhiều hơn và thích thú với thử thách.
Tóm lại, trái ngược với niềm tin phổ biến, khen ngợi trí thông minh của con người không làm họ mạnh thêm. Nó có thể làm họ phấn chấn tạm thời, nhưng nó truyền những niềm tin làm họ dễ bị tổn thương.
Một sự tập trung vào trí thông minh có thể làm người thông minh trở nên ngu ngốc; một sự tập trung vào nỗ lực có thể làm con người thông minh hơn.
Dịch từ trang 36 – 39 của cuốn sách “Why smart people can be so stupid” – Robert J. Sternberg
Yale University Press (2002)
Dù điều này nghe có vẻ hợp lý, chúng tôi nhận thấy những người quá tập trung vào trí thông minh của họ có thể dễ làm kém hơn. Có lẽ việc khen ngợi trí tuệ khi con người thành công, thay vì làm tăng sự tự tin và thành tựu của họ , có thể khiến họ tập trung vào việc đo lường/đánh giá trí tuệ của họ, tránh né mạo hiểm và hoài nghi về trí thông minh của bản thân khi họ thất bại.
Trong một loạt nghiên cứu với các sinh viên (Mueller & Dweck 1998) giao cho sinh viên một nhiệm vụ thách thức. Tất cả những sinh viên thành công trong nhiệm vụ đầu tiên đều được khen ngợi về thành tích của họ. Tuy nhiên, họ được khen theo những cách khác nhau. Một số được khen về trí thông minh của họ trong nhiệm vụ, một số được khen về sự nỗ lực của họ và một số được khen về thành tích xuất sắc của họ. Nhóm cuối là “nhóm kiểm soát” và nó thường rơi vào giữa hai nhóm kia.
Thật khó mà tin rằng cách khen ngợi khác nhau cho cùng nhiệm vụ lại có thể gây ra nhiều ảnh hưởng, nhưng nó đã có một ảnh hưởng lớn đến những suy nghĩ, cảm xúc và thành tích sau đó của các sinh viên.
Thứ nhất, sau thành công của họ, các sinh viên được trao một sự lựa chọn về họ muốn làm nhiệm vụ gì trong buổi sau. Họ có muốn thực hiện một nhiệm vụ đem lại cơ hội học hỏi điều mới và quan trọng, nhưng mang tính thách thức? Hay là họ muốn một nhiệm vụ an toàn hơn nhưng đảm bảo thành công? Hầu hết sinh viên được khen về trí thông minh muốn nhiệm vụ sau – họ muốn điều chắc chắn. Họ sẵn sàng hy sinh một cơ hội đầy ý nghĩa để học hỏi để đảm bảo rằng họ sẽ tiếp tục trông thông minh. Ngược lại, 90% số sinh viên được khen về sự nỗ lực chọn nhiệm vụ học hỏi có tính thách thức. Họ sẵn sàng chấp nhận mắc sai sót, vì họ đánh giá cao việc học hỏi hơn là bảo vệ bản thân.
Tiếp theo, các sinh viên được giao cho nhiệm vụ thứ hai, khó hơn nhiều. Họ đã thực hiện kém hơn rất nhiều so với nhiệm vụ đầu. Sự khó khăn này ảnh hưởng đến họ như thế nào? Nó tác động đến sự thích thú với nhiệm vụ của họ như thế nào? Bây giờ họ cảm nhận về năng lực của họ ra sao? Và họ đã thực hiện tốt một nhiệm vụ tiếp theo (nhiệm vụ này rất giống với nhiệm vụ đầu tiên) như thế nào?
Những sinh viên được khen về trí tuệ cho thấy một sự giảm sút khó tin trong sự thích thú của họ với nhiệm vụ khi họ đụng phải khó khăn. Họ cũng cho thấy một sự giảm sút trong khao khát muốn đem vấn đề về nhà để luyện tập. Ngược lại, khi các sinh viên được khen về sự nỗ lực thì không có sự giảm sút về lòng yêu thích với nhiệm vụ mặc cho khó khăn . Thậm chí, nhiều người còn thích nhiệm vụ hơn, họ thấy nó có nhiều thách thức hơn. Thêm nữa, các sinh viên đó hăm hở đem vấn đề về nhà để luyện tập.
Thành tích kém hơn có ý nghĩa gì với các sinh viên trong nghiên cứu này? Những sinh viên được khen về trí tuệ nói với chúng tôi rằng họ nghĩ họ không thông minh và không giỏi về nhiệm vụ. Nói cách khác, nếu thành công cho họ biết rằng họ thông minh, thì thất bại bây giờ cho họ biết rằng họ ngu ngốc. Họ từng học cách đánh giá trí tuệ của họ từ thành tích. Ngược lại, những sinh viên được khen về sự nỗ lực nghĩ rằng thành tích kém hơn đơn giản yêu cầu họ nỗ lực nhiều hơn trong tương lai. Họ không nghi ngờ về bản thân hoặc trí tuệ của họ.
Cuối cùng, chúng tôi giao cho tất cả sinh viên nhiệm vụ thứ ba, ở đó các vấn đề khó ngang bằng với nhiệm vụ đầu tiên mà họ từng thành công. Những sinh viên từng được khen về trí tuệ cho thấy sự suy giảm đáng kể trong thành tích của họ từ nhiệm vụ đầu sang nhiệm vụ thứ ba này và bây giờ họ là nhóm có thành tích kém nhất trong ba nhóm.
Những sinh viên được khen về nỗ lực cho thấy sự tiến bộ lớn về thành tích từ nhiệm vụ đầu sang nhiệm vụ thứ ba này và bây giờ họ là nhóm có thành tích cao nhất trong ba nhóm.
Chúng tôi đã lặp lại nghiên cứu bốn lần và nhận được những kết quả tương tự mỗi lần.
Một vài phát hiện từ những nghiên cứu đó cũng đáng được đề cập. Trong một trong số các nghiên cứu, chúng tôi đã yêu cầu các sinh viên viết một đoạn văn ngắn cho một sinh viên chưa biết ở trường khác về những kinh nghiệm của họ trong nghiên cứu. Chúng tôi cũng yêu cầu họ kể về số điểm của họ trong từng nhiệm vụ. 40% số sinh viên từng được khen về trí tuệ của họ đã nói dối về số điểm, điều chỉnh nó cao hơn trong báo cáo của họ so với sinh viên khác. Rất ít sinh viên ở hai nhóm kia làm như vậy. Điều này có nghĩa là đối với những sinh viên được khen về trí tuệ, số điểm của họ là một sự phản ánh quan trọng về bản thân họ mà họ cảm thấy thôi thúc phải nâng điểm. Họ đánh đồng thành tích của họ với giá trị của họ. Họ cũng tin rằng trí thông minh là một phẩm chất cố định, không thay đổi lớn hơn những sinh viên được khen về nỗ lực.
Dù đó là những thực nghiệm ngắn hạn, chúng cho thấy những ảnh hưởng lớn mà những niềm tin quan trọng có thể có lên động cơ làm việc và thành tích. Khen ngợi trí thông minh dạy cho các sinh viên rằng trí thông minh là một phẩm chất cố định và do đó nó có thể được đánh giá từ thành tích của họ. Họ nhanh chóng trở nên sợ hãi thách thức, họ hy sinh việc học hỏi và họ không còn thích nỗ lực. Không ngạc nhiên, những kỹ năng của họ bị thiệt hại.
Ngược lại, lời khen tập trung vào sự nỗ lực dường như truyền đạt rằng những kỹ năng về nhiệm vụ có thể đạt được thông qua nỗ lực. Những sinh viên đó muốn học hỏi nhiều hơn và thích thú với thử thách.
Tóm lại, trái ngược với niềm tin phổ biến, khen ngợi trí thông minh của con người không làm họ mạnh thêm. Nó có thể làm họ phấn chấn tạm thời, nhưng nó truyền những niềm tin làm họ dễ bị tổn thương.
Một sự tập trung vào trí thông minh có thể làm người thông minh trở nên ngu ngốc; một sự tập trung vào nỗ lực có thể làm con người thông minh hơn.
Dịch từ trang 36 – 39 của cuốn sách “Why smart people can be so stupid” – Robert J. Sternberg
Yale University Press (2002)