[h=3]Việc học tiếng Anh tại Việt Nam[/h]Sau khi gia nhập vào các tổ chức quốc tế, Việt Nam mới nhận thức được rõ tầm quan trọng của tiếng Anh trong quá trình toàn cầu hóa. Từ đó, nước ta mới bắt đầu triển khai đề án “Ngoại ngữ quốc gia” và đưa môn tiếng Anh vào chương trình bậc Tiểu học. Trước đó, đa số học sinh Việt Nam chỉ được học tiếng Anh từ bậc Trung học cơ sở. Điều này cho thấy, thế hệ trẻ Việt Nam được học tiếng Anh quá muộn trong khi đây là ngôn ngữ của toàn cầu.
Hiện nay, nhiều phụ huynh Việt Nam đã có sự đầu tư cho con mình trong việc học tiếng Anh nên trình độ tiếng Anh của nhiều học sinh đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, trình độ sử dụng tiếng Anh của thế hệ trẻ Việt Nam cũng chỉ dừng lại mức “xóa mù chữ”.
[h=3]Tiếng Anh của thế kỷ 21[/h]Tiếng Anh không chỉ là một môn học mà đó còn là ngôn ngữ toàn cầu, được sử dụng chính thống trong hầu hết mọi lĩnh vực của cuộc sống.
Việc học tiếng Anh không chỉ là để có những con điểm cao trong các bài kiểm tra hay các kỳ thi. Tiếng Anh là ngôn ngữ dùng để giao tiếp, là cách mà con người có thể bày tỏ cảm xúc, quan điểm của mình, là ngôn ngữ giúp con người làm việc để mở rộng mối quan hệ hợp tác trong kinh doanh.
Nhiều học sinh Việt Nam có thể học tiếng Anh tại những trung tâm Anh ngữ nổi tiếng nhiều năm liền nhưng lại rất bỡ ngỡ khi được đặt trong môi trường tiếng Anh thực thụ. Bởi vì, khái niệm giao tiếp bằng tiếng Anh đối với học sinh Việt Nam chỉ là Nghe và Nói. Còn trong môi trường tiếng Anh thực thụ, giao tiếp còn là kỹ năng thuyết trình, đọc hiểu các tài liệu tiếng Anh, viết email, báo cáo, …
Tiếng Anh là ngôn ngữ giúp con người giao tiếp, tư duy, trao đổi, thảo luận. Trong khi đó, vốn tiếng Anh của người Việt Nam chỉ có thể nói chuyện, giao tiếp căn bản chứ không đi sâu vào các lĩnh vực của đời sống như Khoa học, Kinh tế, Văn hóa…
Chính vì vậy, thế hệ trẻ Việt Nam cần phải trau dồi vốn tiếng Anh của mình trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Trong thế kỷ 21, học sinh Việt Nam cần phải thay đổi cách suy nghĩ học tiếng Anh như một môn học với kỹ năng nghe, nói và những cấu trúc ngữ pháp khô khan mà phải bổ sung những tri thức bằng tiếng Anh để mở rộng cơ hội phát triển của mình trong cuộc sống và tương lai.
Hiện nay, nhiều phụ huynh Việt Nam đã có sự đầu tư cho con mình trong việc học tiếng Anh nên trình độ tiếng Anh của nhiều học sinh đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, trình độ sử dụng tiếng Anh của thế hệ trẻ Việt Nam cũng chỉ dừng lại mức “xóa mù chữ”.
[h=3]Tiếng Anh của thế kỷ 21[/h]Tiếng Anh không chỉ là một môn học mà đó còn là ngôn ngữ toàn cầu, được sử dụng chính thống trong hầu hết mọi lĩnh vực của cuộc sống.
Việc học tiếng Anh không chỉ là để có những con điểm cao trong các bài kiểm tra hay các kỳ thi. Tiếng Anh là ngôn ngữ dùng để giao tiếp, là cách mà con người có thể bày tỏ cảm xúc, quan điểm của mình, là ngôn ngữ giúp con người làm việc để mở rộng mối quan hệ hợp tác trong kinh doanh.
Nhiều học sinh Việt Nam có thể học tiếng Anh tại những trung tâm Anh ngữ nổi tiếng nhiều năm liền nhưng lại rất bỡ ngỡ khi được đặt trong môi trường tiếng Anh thực thụ. Bởi vì, khái niệm giao tiếp bằng tiếng Anh đối với học sinh Việt Nam chỉ là Nghe và Nói. Còn trong môi trường tiếng Anh thực thụ, giao tiếp còn là kỹ năng thuyết trình, đọc hiểu các tài liệu tiếng Anh, viết email, báo cáo, …
Tiếng Anh là ngôn ngữ giúp con người giao tiếp, tư duy, trao đổi, thảo luận. Trong khi đó, vốn tiếng Anh của người Việt Nam chỉ có thể nói chuyện, giao tiếp căn bản chứ không đi sâu vào các lĩnh vực của đời sống như Khoa học, Kinh tế, Văn hóa…
Chính vì vậy, thế hệ trẻ Việt Nam cần phải trau dồi vốn tiếng Anh của mình trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Trong thế kỷ 21, học sinh Việt Nam cần phải thay đổi cách suy nghĩ học tiếng Anh như một môn học với kỹ năng nghe, nói và những cấu trúc ngữ pháp khô khan mà phải bổ sung những tri thức bằng tiếng Anh để mở rộng cơ hội phát triển của mình trong cuộc sống và tương lai.