Kinh nghiệm chửi, đánh học sinh mà không gây hậu quả.

  • Thread starter Thread starter trebor
  • Ngày gửi Ngày gửi

trebor

New member
Xu
0
Giáo viên chúng ta cũng là người nên đôi lúc không tránh khỏi nóng tính, tức giận, mà hệ quả đó là phát ra những câu chửi hoặc nặng hơn là "ra đòn" bằng tay, chân.

Hiện nay với sự phát triển của xã hội, học sinh thường có trong tay nhưng chiếc điện thoạt di động đa chức năng, nó có thể ghi âm, quay phim lại những lời nói và hành vi của giáo viên chúng ta.

Thực tế cho thấy đã có nhiều đoạn ghi âm, video clip giáo viên chửi mắng học sinh được tung lên mạng, tất nhiên người giáo viên đó đã chịu hậu quả nặng nề.

Qua quá trình công tác, tôi đã rút ra được những kinh nghiệm làm thế nào để mình vẫn có thể chửi hoặc đánh học sinh mà không bị hậu quả gì.

1) Nếu muốn chửi học sinh, xin hãy nghĩ rằng đang có một cái điện thoại bật ghi âm nằm ở gần đây. Bạn hãy ghé sát vào tai học sinh và chửi thật nhỏ, đủ để cho học sinh ấy nghe. Nên chuẩn bị trước những câu chửi vừa thâm lại vừa đau, đến lúc ấy chỉ việc lấy ra dùng khỏi phải suy nghĩ,
Ví dụ: Em rất hỗn, tư cách này không hơn gì con chó.

Hạn chế chửi tục để giữ hình ảnh tốt của người thầy. Nói càng nhỏ càng tốt, và bạn cứ yên tâm sẽ chẳng có máy ghi âm nào đủ nhạy để thu lại giọng nói của bạn.

2) Nếu muốn đánh học sinh, tuyệt đối không đánh trước mặt cả lớp, hoặc chỗ có người nhìn thấy, hãy gọi học sinh cần đánh đến một nơi nào đó không có ai thấy. Ví dụ như góc cầu thang, phòng để dụng cụ thể dục. Bạn nhớ phải ra đòn thật nhanh và gọn gàng và tối đa chỉ 1 đến 2 đòn.

Khuyến cáo: Tát vào má là tốt nhất. Với học sinh nam nên dùng lực khoảng 120N, với học sinh nữ lực tát khoảng 40 đến 60N, nếu mạnh hơn có thể làm chảy máu miệng hoặc gẫy răng, đó sẽ là bằng chứng để buộc tội bạn.

Đây là những kinh nghiệm tôi đã áp dụng trong nhiều năm qua, và rất thành công. Học sinh sợ tôi hơn, nên học tốt hơn, lễ phép hơn.

Nên nhớ chửi và đánh chỉ là hạ sách, nếu có thể chúng ta vẫn cứ cố gắng giáo dục nhẹ nhàng, bình tĩnh. Chỉ khi nào học sinh hỗn láo quá mới chửi hoặc đánh thôi.
 
Phần trên chỉ dành cho học sinh cá biệt loại thường.
Xin bổ sung thêm, đối với học sinh cá biệt thuộc loại COCC (con ông cháu cha) thì tuyệt đối không được đánh hoặc chửi. Trường hợp này phải nhớ câu "BÌNH TĨNH TỰ TIN ĐỪNG CAY CÚ - ÂM THẦM CHỊU ĐỰNG TRẢ THÙ SAU"

Bọn HS là COCC thường rất bố láo, mình gặp nhiều rồi, nào là cháu của hiệu trường, con của hiệu phó. Nếu hư hỏng quá thì bạn hãy nhớ "im lặng là vàng" tất nhiên mình không thể trù dập nó được vì nó là cháu sếp cơ mà.

Vì vậy cứ khen nó, "em hỗn láo như thế là rất tốt" hoặc là "thái độ của em rất hay" và đây là một liều thuốc cực độc. Nó sẽ tưởng nó là nhất, càng ngày nó càng sa lầy về tính cách và nó sẽ trả giá trong tương lai bởi vì ô dù không thể che mãi được.

Mình đã dùng chiến thuật này với một trường hợp là cháu sếp, bây giờ thằng này người chẳng ra người, ma chẳng ra ma, nhìn nó mà thấy thật hả lòng hả dạ.
 
Theo tôi thì không cần phải chửi đánh làm gì. Đứa nào hư, nói chuyện trong lớp, không làm bài tập...Bắt đứng dưới lớp trong suốt tiết đó, không phân biệt nam nữ. Cách này hay ở chỗ mọi người đi qua lớp sẽ nhìn thấy học trò này, và học trò sẽ cảm thấy xấu hổ khi bị bêu xấu trước đám đông. Nếu cách này vẫn không được thì sử dụng "level 2", đuổi hs ra khỏi lớp. Nguyên tắc của tôi là đến đây để dạy, nguyên tắc các bạn là đến đây để học, cung và cầu gặp nhau, những người không có chung mục đích đương nhiên sẽ bị loại khỏi cuộc chơi.
 
Làm theo cách thứ nhất, thì giáo viên cũng không đủ tư cách để đứng trên bục giảng, nhưng không sao, tôi tin là vẫn hơn một con chó.
Còn cách thứ hai, chỉ xin nhận xét bằng hai chữ: "Tiểu nhân".
---
Tôi không phản đối việc trách phạt học sinh, tất cả cũng chỉ vì muốn học sinh tốt hơn. Nhưng nếu như việc trách phạt ấy làm ảnh hưởng đến quý thầy cô, thì tôi nghĩ (đứng ở góc nhìn của một học sinh), cá nhân học sinh nào không biết nghe lời, không biết tự rèn luyện thì hãy để cho xã hội giáo dục, chú tâm vào giảng dạy cho những học sinh biết nghe lời sẽ tốt hơn.
 
Theo tôi thì không cần phải chửi đánh làm gì. Đứa nào hư, nói chuyện trong lớp, không làm bài tập...Bắt đứng dưới lớp trong suốt tiết đó, không phân biệt nam nữ. Cách này hay ở chỗ mọi người đi qua lớp sẽ nhìn thấy học trò này, và học trò sẽ cảm thấy xấu hổ khi bị bêu xấu trước đám đông. Nếu cách này vẫn không được thì sử dụng "level 2", đuổi hs ra khỏi lớp. Nguyên tắc của tôi là đến đây để dạy, nguyên tắc các bạn là đến đây để học, cung và cầu gặp nhau, những người không có chung mục đích đương nhiên sẽ bị loại khỏi cuộc chơi.

thầy bút chì tâm lí ghê, nếu thầy cô nào cũng như thầy thì chẳng có học sinh cá biệt, :)
hic, nhưng không phải ai cũng giống nhau
 
Phần trên chỉ dành cho học sinh cá biệt loại thường.
Xin bổ sung thêm, đối với học sinh cá biệt thuộc loại COCC (con ông cháu cha) thì tuyệt đối không được đánh hoặc chửi. Trường hợp này phải nhớ câu "BÌNH TĨNH TỰ TIN ĐỪNG CAY CÚ - ÂM THẦM CHỊU ĐỰNG TRẢ THÙ SAU"

Bọn HS là COCC thường rất bố láo, mình gặp nhiều rồi, nào là cháu của hiệu trường, con của hiệu phó. Nếu hư hỏng quá thì bạn hãy nhớ "im lặng là vàng" tất nhiên mình không thể trù dập nó được vì nó là cháu sếp cơ mà.

Vì vậy cứ khen nó, "em hỗn láo như thế là rất tốt" hoặc là "thái độ của em rất hay" và đây là một liều thuốc cực độc. Nó sẽ tưởng nó là nhất, càng ngày nó càng sa lầy về tính cách và nó sẽ trả giá trong tương lai bởi vì ô dù không thể che mãi được.

Mình đã dùng chiến thuật này với một trường hợp là cháu sếp, bây giờ thằng này người chẳng ra người, ma chẳng ra ma, nhìn nó mà thấy thật hả lòng hả dạ.

làm như vậy chỉ tăng thêm mâu thuẫn giữa học sinh và giáo viên, cả hai bên càng ghét nhau hơn , có lẽ đó là một biện pháp không tốt tí nào cả
 
Hay lắm. Cứ làm theo những gì mà bạn cho là phải, cái giá của nó thì chỉ bạn chịu thế thôi.

Cố lên, làm thì làm cho chót, vót thì vót cho nhọn.Chúc thành công!
 
Tôi đã nói rồi, đánh và chửi chỉ là hạ sách khi ta không kìm chế được cơn tức giận, và những điều tôi trình bày ở trên là để mang lại sự an toàn cho chính bản thân giáo viên.

Còn trên quan điểm sư phạm thì giáo dục tư tưởng là chủ yếu, bản thân tôi không muốn đánh chửi học sinh chút nào.

Tôi xin đưa ra tình huống mà tôi đã gặp: Tôi có yêu cầu là trong tiết dạy, các em im lặng nghe giảng, em nào không thích nghe thì ngủ cũng được. Thế mà khi tôi đang giảng thì có em (cá biệt) ngồi gác chân lên bàn mặt thì ngửa lên trởi kiêu ngạo. Tôi bèn hỏi "Thầy giảng chỗ nào em không hiểu, hoặc chưa hay thì em cứ nói thẳng, sao lại có thái độ như thế?" Nó liền trả lời: "Thầy không nói tiếng người thì làm sao em hiểu"

Các bác bảo như thế có đáng ăn tát không? Không biết bác Bút Tre, bác etylaxetat có gặp tình huống này chưa, hay là các bác từ trước đến giờ toàn dạy ở trường chuyên trường điểm, toàn học sinh tử tế ngoan hiền.

Có chắc rằng các bác khi gặp tình huống này mà không nổi nóng, không ra đòn không?

Có chắc là các bác đủ tỉnh táo để xử lý một cách "an toàn" như tôi đã nêu ở đầu topic hay không?

Hay các bác là những sinh viên sư phạm chưa qua thực tế giảng dạy, hoặc là những cán bộ quản lý giáo dục chưa một ngày đứng trên bục giảng?

Nên nhớ những gì học trong sách vở đều là lý tưởng.
 
Thực ra, những chưa từng làm nghề giáo viên thì cho rằng phương pháp của trebor là tiểu nhân, là thế này thế kia, nhưng khi các bạn đứng trên bục giảng, nhất là dạy ở các miền quê các bạn mới thấy hết được điều bạn trebor nói. Tôi đã từng dạy ở quê một năm, khi bắt đầu nhận trường nhận lớp, tôi tự nhủ mình sẽ không bao giờ đánh học sinh. Tuy nhiên, trong quá trình dạy tôi đã vi phạm điều mình vẫn thầm hứa. Có một lần BC đang giảng bài thì có một học sinh không biết vô tình hay cố ý đã lấy một mảnh gương soi vào mặt BC (vì cậu đó ngồi gần cửa sổ, ánh nắng hắt qua khe cửa, và cậu đó đã lấy miếng gương chuyển hướng ánh sáng vào mặt BC), mình giận quá tát cho cậu ta một cái. Cậu ta không dám nói gì nhưng nhìn mình với ánh mắt căm thù. Và còn một số trường hợp nữa mình buộc phải sử dụng vũ lực vì một số hs cá biệt đã làm mình quá khả năng chịu đựng.

Sau này mình bị một ai đó ném cát vào người khi đang đi xem cắm trại ở quê. Có lẽ là các hs yêu quý của mình trả đũa.

Mình không ủng hộ việc sử dụng vũ lực với HS, nhưng chính bản thân mình đã phải sử dụng nó khi còn dạy học ở quê. Và nếu bây giờ mình quay lại nghề dạy học thì có lẽ mình vẫn sẽ phải vi phạm những điều mình vẫn thầm hứa thôi.

Nếu các bạn học sinh không quá đáng, mình tin rằng chẳng có thầy cô nào đánh hay chửi bạn bao giờ. HS yêu cầu thầy cô phải trở thành những ông bụt trong khi họ là những con quỷ đội lốt HS thì quả thật bất công.

Mình tin rằng ở đây, bạn trebor chia sẻ kinh nghiệm của bạn ấy để đối phó với những kẻ quá khích đội lốt HS chứ không phải đối phó HS.
 
Hôm nay mới đọc được những dòng này.

Một chữ "buôn" xâm chiếm trước khi ngày mai lại lên bục gíng năm học mới.

Là một giáo viên, việc mắng chửi học trò hoặc đánh học trò là điều bất đắc dĩ. Nhưng với cách của bạn trebor nói thì tôi hoàn toàn không đồng ý.

Tôi dạy tại Trung tâm GDTX. Chắc các bạn biết môi trường đó như thế nào. Tôi cũng từng dạy tại trường Thiếu niên 3 thuộc quận Gò Vấp TPHCM. Tôi cũng từng là người thường đánh chửi học trò, nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ đến những việc như Trebor nói.

Bạn sợ clip bạn đánh chửi học trò bị tung lên mạng ư? Điều đó có nghĩa là bạn chưa đủ tư cách để học trò phục bạn.

Tôi hiện nay vẫn thường đánh học trò. Tát học trò, chửi mắng học trò, nhưng trước khi làm bạn hãy nhớ đến một điều: Tư cách của thầy ảnh hưởng đến thái độ của trò đối với thầy. Có những học trò tôi đánh cho phải đi viện (năm 1999) mà gia đình và bản thân học trò đó vẫn đến cám ơn tôi. Có những học trò tôi ép cho nghỉ học, sau một thời gian vẫn đến tết thầy với tình cảm chân thành. Hiện nay, học trò của tôi vẫn sợ những lần tôi ra đòn. Nhanh, mạnh và chính xác, chưa học trò nào của tôi kịp né tránh hoặc đỡ được khi tôi đánh, nhưng chúng luôn tâm phục khẩu phục khi bị tôi đánh. Chúng hiểu tôi đánh chúng với tình thương của người thầy chứ không phải đánh chúng với sự hận thù, ích kỉ.

Tôi vẫn nói với học trò của tôi rằng, nếu thầy làm nghĩa là thầy không sợ. Nếu thầy sợ thầy sẽ không làm, do vậy, tôi luôn đánh học trò trước mặt cả lớp, mắng học trò trước mặt cả lớp (trừ một vài trường hợp cần giữ cho em đó không quá xấu hổ vì việc này). Điều đó thể hiện sự trong sáng của chính tâm của người thầy. Nếu làm như Trebor thì học trò sẽ mãi mãi không phục bạn đâu.

Vẫn biết xã hội hiện tại có quá nhiều điều phải nghĩ, nhưng nếu bạn sống thật với lương tâm của một người thầy thì bạn sẽ không phải suy nghĩ gì cả. Nếu một ngày nào đó, clip tôi đánh chửi học trò có bị tung lên mạng, thì phải thành thật rằng điều đó cũng không làm tôi phải suy nghĩ dù tôi có bị mất việc, bị kỉ luật hay gì đi nữa. tại sao thế? Khi học trò còn tin mình thì chắc chắn chúng không bao giờ làm điều đó.
 
nỗi lòng những người thầy cô thực sự tâm huyết với nghề không phải ai cũng hiểu, hy vọng Việt Nam chúng ta sẽ có một môi trường giáo dục tốt hơn. Cảm ơn các thầy cô nhiều :)
 
với tư cách là một học sinh em nghĩ
nếu là những chuyện lớn như đánh nhau ,vi phạm pháp luật thì có thể dùng biện pháp đánh ,chửi
nhưng...
một số ít giáo viên vì những lỗi nhỏ như nói chuyện nhiều lần ,ngủ gật lại cho ăn tát (em đã từng gặp ) thì xử lí mạnh quá ạ
và....
@trebor:học sinh COCC cũng là học sinh bình thường như bao người khác ,không nên có cách ứng xử như vậy ,vì sẽ làm hư con người ta mất, em phản đối kịch liệt cách dạy COCC của chủ topic này ,lời nói chân thành thường khó nghe ,xin trebor thông cảm
 
Tôi biết topic của tôi gây phản cảm, nhưng tôi chỉ nói lên kinh nghiệm của mình và thực tế đã cho thấy cách làm của tôi có hiệu quả, học sinh cá biệt biết sợ, biết nhục khi bị đánh bị chửi, từ đó học sinh cá biệt sẽ tiến bộ.

Xin các thầy cô hãy nhìn vào thực tế , đừng nhìn vào sách vở lý thuyết suông.

Đây chỉ là cách của tôi và tôi luôn nói rằng biện pháp này là hạ sách.

Nếu như thầy cô nào có cách khác hay hơn xin hãy chia sẻ kinh nghiệm.
 
Topic cũng đang gay cấn, sẳn đây mọi người cũng cho em xin hỏi về tình huống này :

" Hiện lớp em cũng đã vượt qua được 1 hoc kì, bản thân em là lớp trưởng nhưng việc quản lí lớp của em rất có vấn đề :



1/ Trường em dạy ban cơ bản, so với trong thị xã thì đây là trường có học sinh trình độ thua kém nhất. Các học sinh quậy của lớp em rất lì, không chịu nghe theo sự quản lí của em. Em cũng thử nói với gvcn nhưng cô thì hiền quá, vậy em phải làm sao để xử lí những trường hợp trên?



2/ Lớp em không được đoàn kết, có gì không vừa ý nhau là tụi nó cứ kêu phụ huynh vào làm rộn cả lên. Năm tuyển sinh vào lớp 10 của em, trường chỉ lấy 6 điểm, nên đa số các học sinh đều là học sinh cá biệt. Tình trang của lớp thì càng tệ hơn :

+ Các tổ trưởng làm việc bao che, không trung thực đứa có tội thì chỉ cần chơi với nó là nó xóa ngay, ai chống đối tụi nó thì bị tụi nó đì xuống.

+ 15' đầu giờ truy bài thì chỉ không chịu làm, cán sự bộ môn bầu ra gần 10 người mà chỉ có 2,3 người làm việc. Những người khác ( bao gồm cán sự là hs giỏi trong top 5 ) thì ngồi ngó. Kêu tụi nó làm nhiệm vụ thì không lên, bảo là : " Sao tụi mài rảnh quá !!" . Làm cho những đứa làm tốt cũng phản đối không chịu làm nên em phải lo hết.
==> Em tố cáo tụi nó nhưng gvcn không xử lí nặng làm cho em trở thành kẻ thù chung của lớp, lớp 43 mà ke thù đã là 39 rồi, tụi nó toàn đâm sau lưng, chữi xéo không, em rất là khó chịu nhưng đã là lớp trưởng rồi thì em phải làm cho tròn trách nhiệm."


[you] giúp em với nha.
 
Việc đánh, mắng học sinh cũng là bất đắc dĩ mà thôi. Chắc chỉ có lúc mất bình tĩnh nên mới như vậy.Mà một khi đã mất bình tĩnh thì đâu còn làm được cái việc nói nhỏ! Gọi học sinh ra một chỗ khác? Những người đã từng đứng trên bục giảng thì đểu hiểu được vì sao học trò lại đứng thứ 3 sau ma, quỷ. Ý kiến của Người điên cũng rất hay nhưng thực tế thì cũng khác không phải học sinh nào cũng hiểu ra được lỗi sai của mình. Chắc hẳn sau đó học sinh đó sẽ có ác cảm với thầy. Điều này là không thể tránh khỏi! tuy nhiên xử lý thế nào để đạt được tình huống và có tính giáo dục với cả lớp thì đó là cả một vấn đề. Thế mới thấy được cải khỏ của nghề giáo.

Theo qua điểm của tôi thì phải theo tường đối tượng học sinh để có cách xử lý cho phù hợp. Không phải học sinh nào cũng thấy ngại khi đứng trước lớp. Không phải học sinh nào cũng sợ khi ăn một vài cái tát. Không phải học sinh nào cũng nghe những lời dạy bảo của thầy mà nhận ra lỗi sai của mình... như vậy là tuy học sinh mà xử lý. Do vậy là giáo viên thì cần hiểu học sinh một phần là như vậy.

mình cũng là một giáo viên, gặp khá nhiều tình huống sư phạm và nói thật cũng không cảm thấy thành công lắm trong những lần xử lý vì hệ quả là học sinh không có thái độ phục thầy mà tỏ ra miễn cưỡng chấp nhận!

Mình cho là trong những tình huống như thế nào, phướng pháp hiểu quả nhất vẫn là kết hợp nhiều phía, giáo viên, gvcn, đoàn đội, nhà trường, tập thể lớp, gia đình. nói gì thì nói, bất kỳ ai đều phải tôn trọng tập thể, dư luận xã hôi. Còn nếu không thể khác được thì hãy để xã hội giáo dục vậy...
 
Topic cũng đang gay cấn, sẳn đây mọi người cũng cho em xin hỏi về tình huống này :

" Hiện lớp em cũng đã vượt qua được 1 hoc kì, bản thân em là lớp trưởng nhưng việc quản lí lớp của em rất có vấn đề :

1/ Trường em dạy ban cơ bản, so với trong thị xã thì đây là trường có học sinh trình độ thua kém nhất. Các học sinh quậy của lớp em rất lì, không chịu nghe theo sự quản lí của em. Em cũng thử nói với gvcn nhưng cô thì hiền quá, vậy em phải làm sao để xử lí những trường hợp trên?

2/ Lớp em không được đoàn kết, có gì không vừa ý nhau là tụi nó cứ kêu phụ huynh vào làm rộn cả lên. Năm tuyển sinh vào lớp 10 của em, trường chỉ lấy 6 điểm, nên đa số các học sinh đều là học sinh cá biệt. Tình trang của lớp thì càng tệ hơn :

+ Các tổ trưởng làm việc bao che, không trung thực đứa có tội thì chỉ cần chơi với nó là nó xóa ngay, ai chống đối tụi nó thì bị tụi nó đì xuống.

+ 15' đầu giờ truy bài thì chỉ không chịu làm, cán sự bộ môn bầu ra gần 10 người mà chỉ có 2,3 người làm việc. Những người khác ( bao gồm cán sự là hs giỏi trong top 5 ) thì ngồi ngó. Kêu tụi nó làm nhiệm vụ thì không lên, bảo là : " Sao tụi mài rảnh quá !!" . Làm cho những đứa làm tốt cũng phản đối không chịu làm nên em phải lo hết.
==> Em tố cáo tụi nó nhưng gvcn không xử lí nặng làm cho em trở thành kẻ thù chung của lớp, lớp 43 mà ke thù đã là 39 rồi, tụi nó toàn đâm sau lưng, chữi xéo không, em rất là khó chịu nhưng đã là lớp trưởng rồi thì em phải làm cho tròn trách nhiệm."

[you] giúp em với nha.

Hì! Lớp bạn như vậy thì không ổn rồi! Mình cũng đã từng dạy nhiều lớp cũng có tình trạng như vậy đấy. Xư lý tình huống này quả không đơn giản chút nào. Thứ nhất bạn hãy phân biệt rõ 3 đối tượng. 1là tích cực, quan điểm đúng đắn. 2 là tiêu cực có suy nghĩ phá đám. 3 là trung lập. Hãy kết hợp với đối tượng 1 thu hút đối tượng 2. kết hợp với GVCN, họp lớp mà trước hết phải chỉnh đốn từ đội ngũ các sự lớp. Hãy tâm sự điều này với GVNC bạn nhá.
 
thật là nể phục "thầy" trebor
có những người như thầy trong đội ngũ giáo viên thì nước ta ...
thầy quả thật là vừa thâm vừa sâu
 
Hì! Lớp bạn như vậy thì không ổn rồi! Mình cũng đã từng dạy nhiều lớp cũng có tình trạng như vậy đấy. Xư lý tình huống này quả không đơn giản chút nào. Thứ nhất bạn hãy phân biệt rõ 3 đối tượng. 1là tích cực, quan điểm đúng đắn. 2 là tiêu cực có suy nghĩ phá đám. 3 là trung lập. Hãy kết hợp với đối tượng 1 thu hút đối tượng 2. kết hợp với GVCN, họp lớp mà trước hết phải chỉnh đốn từ đội ngũ các sự lớp. Hãy tâm sự điều này với GVNC bạn nhá.

Em cũng từng nghĩ là tâm sự với GVCN nhưng mà em thấy cô vẫn chưa chịu thay đổi cơ cấu cán sự, 4 tổ trưởng lớp em đều là hs khá, phong trào tốt nhưng không ngờ lại hợp thành 1 phe bao che lẩn nhau. Cả lớp chỉ có 5 đứa giỏi, 3 đứa bên nhóm trung lập, em với tụi nó cũng không có thiện cảm cho lắm. Còn lớp phó học tập thì mới nhận chức, kinh nghiệm không có, sổ đầu bài không ghi sẳn cho gv, thời khóa biểu thay đổi mà không biết cách coi, em hướng dẫn cho bạn lớp phó làm việc mà bạn ấy cũng không nghe... Tình trạng này cứ tiếp tục làm cho hiện giờ cũng cảm thấy rất chán lớp luôn thầy ơi. Cứ xem như mình ngồi vị trí lớp trưởng làm bù nhìn thôi.

Nếu em trình bày hết toàn bộ việc này với GVCN thêm 1 lần nữa thầy thấy có nên làm không ? Nếu cô vẫn không xử lí thì ...
 
Thực ra vấn đề này tôi chưa có kinh nghiệm cho lắm. Theo tôi thì không nên dùng bạo lực với học sinh, nhà sư phạm mà dùng bạo lực thì khác gì dạy cho học sinh bạo loạn. Hơn nữa không thể bao dung cho nhà sư phạm(dậy người, hình thành nhân cách người) mà đi đánh đấm như kẻ vô học thức.

Kế sách của tôi ở đây là:
- Việc học sinh thế này thế nọ thì ở đâu cũng có,thời nào cũng có căn bản phải hiểu và biết nhìn nhận, nhẫn nhục.

- Khi bị ai đó hoặc học trò làm cho tức giận chỉ có một cách an toàn nhất cho chính bản thân là dừng lại, đi ra ngoài ,hít thở lấy lại bình tĩnh. Còn với học sinh không nên thù hằn mà cần bình tĩnh chắc chắn, quyết đoán để làm chúng nhận thức hành vi của mình(thường những học sinh cá biệt lại là những đứa thông minh, nếu rèn rũa ngay thẳng chúng lại là những người thành đạt và rất hay quan tâm mình).

- Việc xử lý học sinh hay cuội phá,không nghe lời thì giao việc giao chức cho họ, cho họ quản lý người khác, sau đó ra qui định với cán bộ lớp thay vì ra quy định với học sinh cá biệt nếu vi phạm nghiêm trọng thì cứ theo bản nọi quy mà xử.

- Học sinh nhận thức còn kém nên cần xử lý mọi việc nếu là vô ý thì mềm dẻo linh hoạt, nếu là cố ý phải điều chỉnh đi điều chỉnh lại nhiều lần sau đó mới dùng biện pháp cuối cùng.

< ở đây nhấn mạnh đấu tranh tâm lý>

Cảm ơn đã đọc.
 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top