Kiến thức trọng tâm bài Thương vợ của Trần Tế Xương

Bài thơ Thương vợ là bài thơ phản ánh hình ảnh bà Tú vất vả, đảm đang, lặng lẽ hi sinh vì chồng vì con, đồng thời thể hiện tình thương yêu, quý trọng và biết ơn của nhà thơ Trần Tế Xương đối với người vợ của mình. Dưới đây là kiến thức trọng tâm bài Thương vợ.

thuong-vo-tu-xuong.jpg

(Nguồn ảnh: Internet)

I. Tác giả:

– Trần Tế Xương(1870 – 1907), thường được gọi là Tú Xương.
– Quê quán: Làng Vị Xuyên, Mĩ Lộc, Nam Định
– Cá tính sắc sảo, phóng túng, không chịu gò bó trong khuôn phép, dù có tài nhưng chỉ đỗ tú tài.
– Sáng tác: khoảng trên 100 bài, gồm 2 mảng: trào phúng và trữ tình
–> Xuất phát từ tấm lòng đối với dân, với nước, với đời.

II. Tác phẩm:

– Là một trong những bài thơ hay nhất Tú Xương viết về vợ.
– Bà Tú: Phạm Thị Mẫn; quê ở Hải Dương; xuất thân quý tộc.

Kiến thức không thể quên
Hai câu đề
– Quanh năm buôn bán ở mom sông
– Công việc: buôn bán
– Thời gian: quanh năm: ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, không ngơi nghỉ.
– Không gian: mom sông
=> chênh vênh, không bằng phẳng, nguy hiểm => sự bấp bênh của công việc.
=> Nỗi vất vả, cực nhọc của bà Tú trong cuộc mưu sinh. Nuôi đủ năm con với một chồng
=> Gánh nặng gia đình đặt lên vai bà Tú
=> một mình gánh sáu người: năm con một đầu

– Ông Tú một đầu (năm con = một chồng)
– Ông Tú tự đặt mình ngang hàng thậm chí thấp hơn con.
– Nuôi đủ: + số lượng + chất lượng: Không thiếu cũng không thừa
=> Đủ ăn, đủ mặc, bình rượu, chén trà.
=> Bà Tú là người đảm đang tháo vát. Nhà thơ rất biết ơn công lao và ân tình của vợ.

Hai câu thực
– Sử dụng chất liệu dân gian: thân cò buổi đò đông.
– Đảo ngữ, từ láy (lặn lội, eo sèo)
– Không gian: khi quãng vắng
– Thời gian: buổi đò đông
–> Khi quãng vắng bà Tú lẻ loi, hiu quạnh một mình; khi đông người bà phải giằng co, chen lấn, hơn thua.
=> Chỗ nào bà Tú cũng có thể gặp nguy hiểm và muôn ngàn cay đắng.
—> Nhà thơ xót thương, thông cảm và ái ngại.

Hai câu luận
– Bà Tú không hề phàn nàn, trách móc, chỉ đổ cho cái duyên, cái nợ, cái phận.
=> Một duyên và hai nợ –> nợ nhiều hơn –> vất vả nhiều hơn –> đó là số phận –> âu đành phận, dù nắng dù mưa –> không kể công lao –> đức hi sinh cao cả.

Hai câu kết
– Thương vợ, giận mình nhà thơ buông ra tiếng chửi: cha mẹ thói đời ăn ở bạc.
– Thói đời ăn ở bạc: xã hội trọng nam khinh nữ, nho sĩ không thể dính vào chuyện mua bán, eo sèo –> bất công, bạc bẽo.
– Nhà thơ tự thấy mình là kẻ vô tích sự, là kẻ hững hờ –> phán xét công bằng: nhận lỗi về mình.

Sưu tầm
 
Sửa lần cuối:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top