Kiến thức trọng tâm bài Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu

Chiếc thuyền ngoài xa sáng tác năm 1983 là truyện ngắn xuất sắc nhất của nhà văn Nguyễn Minh Châu ở thời kì sau năm 1975; nội dung kể về chuyến đi thực tế của một nghệ sĩ nhiếp ảnh, qua đó thể hiện cách nhìn của tác giả về hiện thực cuộc sống, một cái nhìn thấu hiểu và thấm đẫm tình thương cùng sự băn khoăn, day dứt về thân phận con người. Tác giả cùng gửi gắm trong truyện ngắn này những chiêm nghiệm sâu sắc của mình về nghệ thuật. Nghệ thuật chân chính phải luôn luôn gắn bó với cuộc đời.

I. Khái quát về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

- Nguyễn Minh Châu là nhà văn trưởng thành trong quân ngũ, luôn trăn trở về số phận nhân dân và trách nhiệm của người cầm bút.
- Trước 1975: ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng mạn.
- Sau 1975: văn chương NMC đi vào cuộc sống đời thường với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh.
- Các tác phẩm chính: Người đàn bà trên chiếc tàu tốc hành ( 1983); Bến quê ( 1985); Cỏ lau ( 1989)

2. Truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa"
- Hoàn cảnh sáng tác:
+ Viết vào tháng 8. 1983.
+ Tác phẩm mang đậm phong cách tự sự triết luận dung dị đời thường.
- Ý nghĩa nhan đề: Nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa” là một ẩn dụ về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật.

II. Nội dung và nghệ thuật

1. Những phát hiện của Phùng:

- Chiếc thuyền ngoài xa:
+ Chi tiết bức tranh: chiếc thuyền lưới vó ẩn hiện trong biển sớm mờ sương có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào; toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích. Cảnh đẹp đó, trong cảm nhận của người nghệ sĩ nhiếp ảnh là cảnh đắt trời cho.
+ Tâm trạng của Phùng: khung cảnh làm dấy lên trong lòng anh những xúc cảm thẩm mĩ “ khoảnh khắc hạnh phúc ngập tràn tâm hồn mình”, thấy tâm hồn như được gột rửa, thanh lọc.
- Chiếc thuyền vào bờ với bức tranh cuộc đời:
+ Cảnh bạo lực ở một gia đình hàng chài:
Chồng đánh vợ: Một gã đàn ông thô kệch, dữ dằn, dung chiếc thắt lưng quật tới tấp vào vợ, vừa đánh vừa nguyền rủa…Một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi, câm lặng chịu đựng.
Cha con xô xát: Thằng Phác giằng lấy chiếc thắt lưng quất vào ngực cha, người đàn ông thẳng tay tắt thằng bé lảo đảo ngã chúi xuống cát…
Cảnh tượng phi thẩm mĩ, phi nhân tính.
+ Tâm trạng của Phùng: kinh ngạc, bất bình.
- Qua hai phát hiện của Phùng, nhà văn chỉ rõ:
+ Cuộc đời chứa đựng nhiều nghịch lí, mâu thuẫn.
+ Không thể đánh giá con người, cuộc sống ở dáng vẻ bề ngoài mà phải đi sâu tìm hiểu, phát hiện bản chất bên trong.

2. Người đàn bà hàng chài:
- Ngoại hình: người đàn bà vùng biển lam lũ, ngoài bốn mươi, thô kệch, xấu xí, mặt rỗ..
- Phẩm chất: chịu đựng, hi sinh, thương con, thấu hiểu lẽ đời. Có thể nói, người đàn bà hàng chài là biểu tượng của tình mẫu tử.
+ Vì thương con nên cam chịu những trận đòn roi của chồng, xin lên bờ để đánh.
+ Đau lòng khi chứng kiến cảnh con chống trả bố.
+ Có lòng tự trọng nên “ đau đớn, xấu hổ, nhục nhã” khi con và Phùng chứng kiến cảnh chồng vũ phu.
+ Hiểu nên thông cảm với những ấm ức cần giải tỏa của người chồng.
+ Không chịu li dị chồng vì sợ con cái khổ, vì hiểu cái khó của nghề thuyền chài.
+ Hạnh phúc là khi đươc nhìn các con được ăn no, khi vợ chồng con cái hòa thuận.
+ Làm cho nghệ sĩ Phùng và chánh án Đẩu thức tỉnh, ngộ ra nhiều điều.
Tóm lại: Ở người đàn bà hàng chài có sự đối lập giữa ngoại hình thô kệch, xấu xí bên ngoài với vẻ đẹp tâm hồn khuất lấp bên trong.
Thông điệp : đừng nhìn cuộc đời, con người một cách đơn giản phiến diện. Phải đánh giá sự việc, hiện tượng trong mối quan hệ đa diện, nhiều chiều. Lên tiếng nhắc nhở tình trạng bạo lực trong gia đình.

3. Tấm ảnh trong “ bộ lịch năm ấy”:
Mỗi lần nhìn kĩ vào tấm ảnh trắng đen, Phùng thấy:
- Hiện lên cái màu hồng của ánh sương mai:
Chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời cũng là biểu tượng của nghệ thuật.
- Người đàn bà ấy đang bước ra khởi tấm ảnh, hòa lẫn vào đám đông (người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm)
-> Hiện thân của cuộc sống lam lũ, khốn khó, là sự thật cuộc đời.

4. Đánh giá chung về đoạn trích
- Về nghệ thuật
+ Tình huống truyện độc đáo, mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống.
+ Điểm nhìn nghệ thuật đa chiều.
+ Lời văn giản dị mà sâu sắc, dư ba.
- Về nội dung
Những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và nghệ thuật. Phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách đa diện, đa chiều, nghệ thuật chân chính luôn gắn bó với cuộc đời và con người.

Sưu tầm
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top