Hai Trieu Kr
Moderator
- Xu
- 28,899
Ai đã đặt tên cho dòng sông là một tác phẩm của chương trình ngữ văn lớp 12. Đã có năm tác phẩm này được thi vào, cần tìm hiểu đầy đủ các ý chính và khai thác sâu thêm các ý nhỏ để làm bài văn chặt chẽ. Để bài văn được đạt điểm cao, trước hết phải đảm bảo các yếu tố đúng và đủ. Rồi sau đó, sẽ liên quan tới câu từ và khả năng diễn đạt chạm tới lòng người đọc. Để giúp bạn trong quá trình này, mời bạn tìm hiểu kiến thức trọng tâm để nắm tổng quát nhất về bài.
Phần I: Tìm hiểu khái quát
1. Tác giả:
-Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh ngày 9-9-1937 tại thành phố Huế. Quê gốc ở làng Bích Khê, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
-Ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm Sài Gòn khóa I, ban Việt Hán năm 1960; là cử nhân triết học Đại học Văn khoa Huế năm 1964; dạy học tại trường Quốc học Huế từ năm
1960-1966.
-Từ năm 1963, Hoàng Phủ Ngọc Tường tham gia phong trào yêu nước của sinh viên học sinh và trí thức Huế với tư cách là Tổng thư kí Tổng hội sinh viên Huế.
-Từ 1966-1975, ông tham gia kháng chiến chống Mĩ
-Sau 1975, Hoàng Phủ Ngọc Tường hoạt động viết văn, làm báo. Ông được nhà nước tặng Huân chương Độc lập hạng 3. Hiện ông đã nghỉ hưu và sống tại Huế.
-Hoàng Phủ Ngọc Tường sáng tác nhiều thể loại, thành công ở cả thơ và văn xuôi nhưng đạt được thành tựu lớn là ở thể kí. Ông đã được Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1980 với tác phẩm “Rất nhiều ánh lửa”
-Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn có nhiều đóng góp cho văn học sau 1975, đặc biệt ở thể kí.
-Đặc điểm phong cách:
“Hoàng Phủ Ngọc Tường chuyên tâm tìm tòi trên thể kí. Tác giả theo đuổi thể kỉ với tư cách là một nghệ sĩ bút kí, trau dồi nó trên phong cách riêng. Nhịp điệu văn kí của ông rất chậm rãi. Khác với kí Nguyễn Tuân đầy chất văn xuôi, xương xẩu, gồ ghề với cái nhìn hóm hỉnh, bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường nghiêng về chất thơ thi vị ngọt ngào”.
(Trần Đình Sử, Lí luận và phê bình văn học, NXB Hội Nhà văn, H., 1996)
2. Tác phẩm chính:
-Thơ: Những dấu chân qua thành phố (1976), Người hái phù dung (1995)
-Bút kí: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1972), Rất nhiều ánh lửa (1979), Ai đã đặt tên cho dòng sông (1984),…
3. Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm (xuất xứ):
-Tác phẩm rút ra từ tập bút kí cùng tên, sáng tác vào ngày 4-1-1981, in thành tập bút kí năm 1986. Tác phẩm gồm ba đoạn, đây là một phần của đoạn đầu.
Phần II: Nội dung và nghệ thuật
1. Nội dung: Vẻ đẹp của sông Hương qua các góc nhìn khác nhau
a. Vẻ đẹp của sông Hương nhìn từ thủy trình của dòng sông
* Sông Hương ở thượng nguồn
-Ngược dòng sông Hương, cùng tác giả trở về với thượng nguồn Trường Sơn, người đọc ngạc nhiên đến thú vị trước những nét tính cách của sông Hương mà nhà văn thể hiện trong tác phẩm.
+ Sông Hương đã là một bản trường ca rầm rộ, …mãnh liệt…cuộn xoáy. Đó là sức mạnh hùng vĩ, man dại của dòng sông – nét mới mẻ, thú vị.
+ Chảy giữa dặm dài chói lọi của hoa đỗ quyên rừng – trong cái lạnh lẽo xuất hiện ngọn lửa ấm nóng khiến con sông rực rỡ, tỏa sáng.
+ “Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái di gan phóng khoáng và man dại…Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do trong sáng”.
+ “Ra khỏi rừng sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”.
– Nhận xét: Bằng những hình ảnh đầy ấn tượng kết hợp với việc sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã gợi ra tính cách “man dại “, “mãnh liệt” của sông Hương ở thượng nguồn. Chính bởi lẽ đó mà nhà văn nhắc nhở ta ý nghĩ rằng “người ta sẽ không hiểu đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình đầy gian truân mà nó đã vượt qua, không thấu hiểu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sônghình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng”.
* Sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế.
– Xuôi dòng Hương giang về vùng đồng bằng và ngoại vi thành phố Huế, sông Hương lại mang vẻ đẹp khác, một nét đẹp quyến rũ mềm mại hứa hẹn những điều thú vị qua so sánh: người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng.
– Dòng sông đổi dòng liên tục – như một sự trăn trở : “sông Hương đã chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm …”, “sông Hương đi trong dư vang của Trường Sơn, vòng qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản…”
– Màu nước biến ảo: sớm xanh, trưa vàng, chiều tím.
* Sông Hương khi chảy vào lòng thành phố
- Sông Hương được ví như người tình của xứ Huế.
+ “Sông Hương vui tươi hẳn lên…đông bắc” –> nhà văn cảm nhận sông Hương như một thực thể sống động, có niềm tin, tâm trạng khi tìm lại được chính mình
+ “Chiếc cầu trắng… lời của tình yêu”. –> vẻ đẹp thanh thoát của sông Hương và cầu Tràng Tiền được miêu tả qua nghệ thuật so sánh tài hoa.
+ “Không giống như sông Xen…yêu quý của mình” –> niềm tự hào của tác giả khi so sánh sông Hương với các con sông nổi tiếng trên thế giới.
+ Sông Hương – “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”, sông Hương chảy chậm, điệu chạy lững lờ vì nó quá yêu thành phố của mình.
–> chất âm nhạc thể hiện ở nhịp
điệu êm đềm của bài bút kí bởi những câu văn dài nối tiếp nhau.
Nhà văn liên tưởng đến dòng sông Nê va caru Lê-nin-grat…
* Sông Hương rời thành phố Huế
– “Rời khỏi kinh thành …thị trấn Bao Vinh xưa cổ…”:
Sông Hương giống như một người tình bịn rịn, lưu luyến khi tạm biệt cố nhân.
b. Vẻ đẹp của sông Hương từ góc nhìn lịch sử dân tộc
– Sông Hương trở thành dòng linh giang của tổ quốc, chứng nhận lịch sử cho bao sự kiện thăng trầm của dân tộc, sông Hương là dòng sống của thời gian ngân vang của sử
thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc.
+ Trong sách Dư địa lí của Nguyễn Trãi, nó mang tên là Linh Giang, dòng sông Viễn Châu đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía nam của Tổ quốc Đại Việt
+ Sông Hương sống hết lịch sử bi tráng của thế kỉ XIX với máu của những cuộc khởi nghĩa và từ đấy sông Hương đã đi vào thời đại cách mạng tháng Tám bằng những chiến công rung chuyển.
+ Về với đời thời, sông Hương trở thành người con gái dịu dàng của xứ sở.
c. Vẻ đẹp của sông Hương nhìn ở góc độ văn hóa thi ca
– Sông Hương sinh thành toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế: “Hình như trong khoảnh khắc chùng lại…mái chèo khuya”
– Nguyễn du đã lấy cảm hứng từ điệu “Tứ đại cảnh” và thi hào từng bao lần lênh đênh trên quãng sông này: “Nguyễn Du…trăng sầu”
-Sông Hương là dòng sông thi ca, là cảm, hứng bất tận cho các nhà văn nghệ sĩ.
+ “Dòng sông trắng-lá cây xanh” trong cái nhìn của Tản Đà
+”Kiếm dựng trời xanh” trong khí phách của Cao Bá Quát
2. Các biện pháp nghệ thuật
a. Biện pháp nhân hóa:
-Có khi sông Hương là “một cô gái Di-gan phóng khoảng và man dại”, “một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng”.
-Có khi sông Hương là “mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”.
-Có lúc sông Hương trở thành “một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya.”
*Biện pháp so sánh:
-“Dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược như những con thoi”.
-“… Chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non”.
-“Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”.
*Những liên tưởng phong phú, bất ngờ:
-Liên tưởng dòng sông, thiên nhiên Huế với cảnh sắc trong Truyện Kiều.
-Liên tưởng sông Hương với tính cách nàng Kiều.
*Một văn phong giàu chất thơ:
-Chất thơ thoát ra từ thiên nhiên cảnh vật, từ tâm hồn con người và từ những huyền thoại nhà văn sử dụng đúng chỗ.
Sưu tầm
Phần I: Tìm hiểu khái quát
1. Tác giả:
-Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh ngày 9-9-1937 tại thành phố Huế. Quê gốc ở làng Bích Khê, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
-Ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm Sài Gòn khóa I, ban Việt Hán năm 1960; là cử nhân triết học Đại học Văn khoa Huế năm 1964; dạy học tại trường Quốc học Huế từ năm
1960-1966.
-Từ năm 1963, Hoàng Phủ Ngọc Tường tham gia phong trào yêu nước của sinh viên học sinh và trí thức Huế với tư cách là Tổng thư kí Tổng hội sinh viên Huế.
-Từ 1966-1975, ông tham gia kháng chiến chống Mĩ
-Sau 1975, Hoàng Phủ Ngọc Tường hoạt động viết văn, làm báo. Ông được nhà nước tặng Huân chương Độc lập hạng 3. Hiện ông đã nghỉ hưu và sống tại Huế.
-Hoàng Phủ Ngọc Tường sáng tác nhiều thể loại, thành công ở cả thơ và văn xuôi nhưng đạt được thành tựu lớn là ở thể kí. Ông đã được Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1980 với tác phẩm “Rất nhiều ánh lửa”
-Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn có nhiều đóng góp cho văn học sau 1975, đặc biệt ở thể kí.
-Đặc điểm phong cách:
“Hoàng Phủ Ngọc Tường chuyên tâm tìm tòi trên thể kí. Tác giả theo đuổi thể kỉ với tư cách là một nghệ sĩ bút kí, trau dồi nó trên phong cách riêng. Nhịp điệu văn kí của ông rất chậm rãi. Khác với kí Nguyễn Tuân đầy chất văn xuôi, xương xẩu, gồ ghề với cái nhìn hóm hỉnh, bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường nghiêng về chất thơ thi vị ngọt ngào”.
(Trần Đình Sử, Lí luận và phê bình văn học, NXB Hội Nhà văn, H., 1996)
2. Tác phẩm chính:
-Thơ: Những dấu chân qua thành phố (1976), Người hái phù dung (1995)
-Bút kí: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1972), Rất nhiều ánh lửa (1979), Ai đã đặt tên cho dòng sông (1984),…
3. Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm (xuất xứ):
-Tác phẩm rút ra từ tập bút kí cùng tên, sáng tác vào ngày 4-1-1981, in thành tập bút kí năm 1986. Tác phẩm gồm ba đoạn, đây là một phần của đoạn đầu.
Phần II: Nội dung và nghệ thuật
1. Nội dung: Vẻ đẹp của sông Hương qua các góc nhìn khác nhau
a. Vẻ đẹp của sông Hương nhìn từ thủy trình của dòng sông
* Sông Hương ở thượng nguồn
-Ngược dòng sông Hương, cùng tác giả trở về với thượng nguồn Trường Sơn, người đọc ngạc nhiên đến thú vị trước những nét tính cách của sông Hương mà nhà văn thể hiện trong tác phẩm.
+ Sông Hương đã là một bản trường ca rầm rộ, …mãnh liệt…cuộn xoáy. Đó là sức mạnh hùng vĩ, man dại của dòng sông – nét mới mẻ, thú vị.
+ Chảy giữa dặm dài chói lọi của hoa đỗ quyên rừng – trong cái lạnh lẽo xuất hiện ngọn lửa ấm nóng khiến con sông rực rỡ, tỏa sáng.
+ “Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái di gan phóng khoáng và man dại…Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do trong sáng”.
+ “Ra khỏi rừng sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”.
– Nhận xét: Bằng những hình ảnh đầy ấn tượng kết hợp với việc sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã gợi ra tính cách “man dại “, “mãnh liệt” của sông Hương ở thượng nguồn. Chính bởi lẽ đó mà nhà văn nhắc nhở ta ý nghĩ rằng “người ta sẽ không hiểu đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình đầy gian truân mà nó đã vượt qua, không thấu hiểu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sônghình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng”.
* Sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế.
– Xuôi dòng Hương giang về vùng đồng bằng và ngoại vi thành phố Huế, sông Hương lại mang vẻ đẹp khác, một nét đẹp quyến rũ mềm mại hứa hẹn những điều thú vị qua so sánh: người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng.
– Dòng sông đổi dòng liên tục – như một sự trăn trở : “sông Hương đã chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm …”, “sông Hương đi trong dư vang của Trường Sơn, vòng qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản…”
– Màu nước biến ảo: sớm xanh, trưa vàng, chiều tím.
* Sông Hương khi chảy vào lòng thành phố
- Sông Hương được ví như người tình của xứ Huế.
+ “Sông Hương vui tươi hẳn lên…đông bắc” –> nhà văn cảm nhận sông Hương như một thực thể sống động, có niềm tin, tâm trạng khi tìm lại được chính mình
+ “Chiếc cầu trắng… lời của tình yêu”. –> vẻ đẹp thanh thoát của sông Hương và cầu Tràng Tiền được miêu tả qua nghệ thuật so sánh tài hoa.
+ “Không giống như sông Xen…yêu quý của mình” –> niềm tự hào của tác giả khi so sánh sông Hương với các con sông nổi tiếng trên thế giới.
+ Sông Hương – “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”, sông Hương chảy chậm, điệu chạy lững lờ vì nó quá yêu thành phố của mình.
–> chất âm nhạc thể hiện ở nhịp
điệu êm đềm của bài bút kí bởi những câu văn dài nối tiếp nhau.
Nhà văn liên tưởng đến dòng sông Nê va caru Lê-nin-grat…
* Sông Hương rời thành phố Huế
– “Rời khỏi kinh thành …thị trấn Bao Vinh xưa cổ…”:
Sông Hương giống như một người tình bịn rịn, lưu luyến khi tạm biệt cố nhân.
b. Vẻ đẹp của sông Hương từ góc nhìn lịch sử dân tộc
– Sông Hương trở thành dòng linh giang của tổ quốc, chứng nhận lịch sử cho bao sự kiện thăng trầm của dân tộc, sông Hương là dòng sống của thời gian ngân vang của sử
thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc.
+ Trong sách Dư địa lí của Nguyễn Trãi, nó mang tên là Linh Giang, dòng sông Viễn Châu đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía nam của Tổ quốc Đại Việt
+ Sông Hương sống hết lịch sử bi tráng của thế kỉ XIX với máu của những cuộc khởi nghĩa và từ đấy sông Hương đã đi vào thời đại cách mạng tháng Tám bằng những chiến công rung chuyển.
+ Về với đời thời, sông Hương trở thành người con gái dịu dàng của xứ sở.
c. Vẻ đẹp của sông Hương nhìn ở góc độ văn hóa thi ca
– Sông Hương sinh thành toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế: “Hình như trong khoảnh khắc chùng lại…mái chèo khuya”
– Nguyễn du đã lấy cảm hứng từ điệu “Tứ đại cảnh” và thi hào từng bao lần lênh đênh trên quãng sông này: “Nguyễn Du…trăng sầu”
-Sông Hương là dòng sông thi ca, là cảm, hứng bất tận cho các nhà văn nghệ sĩ.
+ “Dòng sông trắng-lá cây xanh” trong cái nhìn của Tản Đà
+”Kiếm dựng trời xanh” trong khí phách của Cao Bá Quát
2. Các biện pháp nghệ thuật
a. Biện pháp nhân hóa:
-Có khi sông Hương là “một cô gái Di-gan phóng khoảng và man dại”, “một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng”.
-Có khi sông Hương là “mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”.
-Có lúc sông Hương trở thành “một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya.”
*Biện pháp so sánh:
-“Dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược như những con thoi”.
-“… Chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non”.
-“Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”.
*Những liên tưởng phong phú, bất ngờ:
-Liên tưởng dòng sông, thiên nhiên Huế với cảnh sắc trong Truyện Kiều.
-Liên tưởng sông Hương với tính cách nàng Kiều.
*Một văn phong giàu chất thơ:
-Chất thơ thoát ra từ thiên nhiên cảnh vật, từ tâm hồn con người và từ những huyền thoại nhà văn sử dụng đúng chỗ.
Sưu tầm