Kiến thức marketing: 22 qui luật bất biến của hoạt động marketing

H

HuyNam

Guest
Chia sẻ với các bạn kiến thức marketing chi phối mọi hoạt động kinh doanh - 22 nguyên tắc marketing. 22 quy luật bất biến trong Marketing chỉ ra cho bạn những điều bạn nên tránh hoặc nên làm để có thể thành công trong chiến lược Marketing của mình.

Al Ries là một trong những nhà chiến lược marketing nổi tiếng khắp thế giới. Ông là tác giả và đồng tác giả của nhiều quyển sách bán chạy nhất về marketing như: The 22 Immutable Laws of Marketing, The 22 Immutable Laws of Branding, The Origin of Brands, Bottom - up marketing.v..v

Sau khi tốt nghiệp Đại học Depaw, Al Ries làm việc ở phòng quảng cáo của Tập đoàn General Electtric. Sau đó ông thành lập đại lý quảng cáo của riêng mình ở New York mang tên Ries Cappiello Colwell. Đại lý này về sau phát triển thành công ty Tư vấn Marketing, Trout & Ries.

Jack Trout là người có công lớn trong việc phát triển một phương pháp marketing quan trọng với tên gọi "Positioning". Với phương pháp này, ông đã thổi vào lĩnh vực marketing một luồng ý tưởng mới mẻ trong những thập niên gần đây.

Jack Trout hiện đang là Chủ tịch Công ty Trout & Partner. Đây là một trong những công ty uy tín về marketing, có trụ sơ chính ở Old Greenwich, Connecticut - Mỹ và văn phòng đại diện ở 13 quốc gia khác. Jack Trout điều hành một mạng lưới chuyên gia toàn cầu để ứng dụng các khái niệm và phát triển những phương pháp marketing trên khắp thế giới. Công ty của ông đã từng làm việc cho các tập đoàn nổi tiếng như AT&T, IBM, Merrill Lynch, Xerox, Merck.v.v.


1. QUY LUẬT DẪN ĐẦU:

Chắc chắn là bạn đã từng nghe rất nhiều câu tương tự như vậy: Cho một chai Coca-Cola - người bán có thể đem cho bạn 1 chai Pepsi (nếu họ không có bán Coca Cola) hoặc Tôi muốn mua máy tính dành riêng cho dân đồ hoạ - mặc nhiên tự hiểu là máy Apple ...

Vậy bạn có từng nghĩ là tại sao người ta lại mặc nhiên gọi CocaCola là nước ngọt, gọi máy Apple là máy dành cho dân đồ hoạ? --- Đó là do CocaCola và Apple là những công ty đã tiên phong trong lĩnh vực mà họ kinh doanh. Đã có rất nhiều cuộc nghiên cứu và người ta đã đúc kết được một câu như thế này.

Thâm nhập vào ký ức khách hàng đầu tiên bao giờ cũng dễ dàng hơn so với việc thuyết phục họ đây là một sản phẩm tốt.

Tuy nhiên không phải lúc nào đây cũng là điều tốt nhất. Bằng chứng là cũng đã có nhiều công ty phải phá sản vì đi đầu. Chẳng lẽ quy luật này sai? Không đâu, bạn phải thêm 2 yếu tố nữa. Đó là Hãy chọn đúng thời đểm làm người dẫn đầu và Các ý tưởng đừng quá điên rồ vì chúng sẽ chẳng đi đến đâu.

2. LUẬT LOẠI HÌNH:

Luật này rất đơn giản: Nếu bạn không phải là người dẫn đầu, thì hãy xác lập 1 loại hình mới mà bạn có thể là người đầu tiên thâm nhập.

Nói rất đơn giản, nhưng việc làm nó không dễ chút nào. Bởi vì bạn phải rất cẩn thận khi quyết định là Người Dẫn Đầu. Tại sao phải như vậy? Đơn giản, tại vì con người hay quan tâm đến các sản phẩm mới chứ ít khi quan tâm đến cái tốt hơn.

3. LUẬT KÝ ỨC:

Bạn hãy là người đầu tiên đi vào ký ức của khách hàng hơn là người đầu tiên đi vào thị trường. Chà chà, cảm thấy sao nó đối chọi với cái luật số 1 thế? Thật ra luật số 1 vẫn đúng. Nhưng nếu bạn đã lỡ vào sau thì chẳng lẽ bạn không có cơ hội thành công? Hãy xem ví dụ dưới đây:

Các hãng sản xuất máy tính có: Apple, Ismai 8080, Mits Altair 8800... theo bạn cái tên nào dễ nhớ nhất. Tôi tin là hỏi 100 người thì đến 101 người nói là Apple. Vậy bạn nên chọn một cái tên dễ nhớ, đó cũng là 1 trong các yếu tố dẫn đến thành công. Hãy nhớ điều này: Nhận thức bao giờ cũng chiếm địa vị cao hơn thị trường.

4. LUẬT NHẬN THỨC:

Con người hầu hết đều cho rằng mình nhận thức tốt hơn người khác và con người hay đồng nhất Sự Thật và Nhận Thức trong ký ức của họ. Vì lẽ đó, Marketing không phải là trận chiến của sản phẩm mà đó là trận chiến của các nhận thức. Mọi thứ tồn tại trong Marketing đều là những nhận thức trong tâm trí của khách hàng.

NHẬN THỨC là THỰC TẾ --- MARKETING LÀ CUỘC CHIẾN CỦA CÁC NHẬN THỨC.


5. LUẬT TIÊU ĐIỂM

Điều mạnh nhất trong Marketing là sở hữu 1 từ trong ký ức khách hàng. Ví du:

IBM sở hữ từ Computer
CocaCola sở hữu từ Coca

Hãy tập trung vào 1 từ duy nhất và dễ nhớ hơn là những câu nói dài dòng. Đúng vậy khi bạn đã lấy được một từ duy nhất trong đầu khách hàng, thì chuyện thành công đương nhiên sẽ đến với bạn.

Hãy tưởng tượng nếu bạn mở một tiệm rửa ảnh. Tiệm của bạn làm rất nhanh, chỉ cần 5 phút là có ảnh. Vậy thì bạn đang sở hữu một từ rất quan trọng - NHANH - và đương nhiên bạn sẽ thành công với từ NHANH.

6. LUẬT LOẠI TRỪ:

Đơn giản là bạn đừng bao giờ sử dụng từ mà công ty đối thủ đã có. Tôi đã từng nghe 1 người thầy nói: Chỉ có sự khác biệt mới đem lại thành công cho bạn, nếu bạn theo chiến lược Me Too thì chắc chắn 1 điều là mình sẽ chẳng bao giờ bằng đối thủ.

7. LUẬT NẤC THANG:

Khi không thể là người dẫn đầu, bạn đừng lo, bởi vì luật số 8 sẽ làm cho bạn yên tâm, vì thế hãy chấp nhận cái nấc thang của bạn. Nhưng hãy cố gắng đi lên càng cao càng tốt.
Còn 1 điều nữa, đó là số lượng tối đa của 1 chiếc cầu thang là 7 nấc.

8. LUẬT THAY ĐÔI:

Đây là luật làm bạn yên tâm khi bạn không thể là người dẫn đầu. Bởi vì về lâu dài thì thị trường chỉ còn là cuộc đua song mã.

9. LUẬT ĐỐI LẬP:

Đương nhiên trong việc kinh doanh, ai mà muốn mình giống người khác. Vì vậy bạn hãy cố gắng để trở nên khác biệt chứ đừng trở thành một cái tốt hơn cái sẵn có. Vậy có cách nào khác không? Có chứ, hãy biến mình thành một sản phẩm thay thế. Vậy thôi.

10. LUẬT PHÂN CHIA:

Theo thời gian, 1 loại hình sẽ chia và trở thành nhiều loại hình. Cho nên, cách tốt nhất là bạn hãy đặt tên cho từng loại sản phẩm, nhưng hãy đặt tên khác nhau (đừng gán ghép tên chung) cho từng loại sản phẩm khác nhau.

11. LUẬT VIỄN CẢNH:

Hãy có một tầm nhìn rộng và một cái đầu phân tích lâu dài. Đừng bao giờ để cái lợi trước mắt làm cho bạn mất phương hướng.

Một ví dụ nho nhỏ: Để tăng doanh số bạn sẽ tung khuyến mãi hoặc giảm giá, nhưng nếu hoạt động này diễn ra thường xuyên thì bạn sẽ chẳng bao giờ bán lại được giá gốc.


12. LUẬT MỞ RỘNG MẶT HÀNG:

Khi làm cái gì cũng phải xét rõ 2 mặt Lợi và Hại. Luật Mở Rộng Mặt Hàng cũng vậy. Cái lợi của nó là: Thúc đẩy doanh số bán hàng. Nhưng cái hại của nó là: về lâu dài, doanh nghiệp sẽ phải dàn trãi sức trong nhiều lĩnh vực và dễ bị các cty chuyên ngành tấn công. Và nguyên tắc vàng: Khi bạn đại diện cho tất cả có nghĩa là bạn chẳng đại diện cho cái gì.

13. LUẬT HY SINH

Không có gì toàn vẹn, bạn phải biết hy sinh một cái gì đó để có được một cái gì đó. Nghe có vẻ hàn lâm nhỉ? Thật sự đã có rất nhiều doanh nghiệp thành công nhờ nó. Bạn nghĩ xem, có ai nói là điện thoại Nokia đẹp chưa? Không, tôi chưa bao giờ nghe, tôi chỉ nghe nói là điện thoại Nokia bền và sóng tốt. Chỉ có SamSung mới đẹp. Họ đã áp dụng luật hy sinh và thành công.

14. LUẬT CÁC THUỘC TÍNH:

Chỉ có một thuộc tính hiệu quả cho 1 sản phẩm. Vì vậy hãy cố gắng tìm cho mình 1 thuộc tính hiệu quả nhất cho sản phẩm của mình. Bạn sẽ chẳng bao giờ đoán được độ lớn thị phần của thuộc tính mới, vì vậy đừng bao giờ "cười".

15. LUẬT NGAY THẲNG:

Người ta hay nói: thuốc đắng dã tật. Sự thật là vậy, bao giờ cũng gặp nhiều trắc trở trong việc nói sự thật. Và để nói sự thật, bạn phải chấp nhận các "yếu tố tiêu cực". Nhưng điều kế tiếp, bạn phải nhanh chóng chuyển sang yếu tố tích cực hơn. Trung thực là một chính sách tốt nhất.

16. LUẬT LẬP DỊ:

Chỉ có 1 điều để nói duy nhất ở đây: Hãy suy nghĩ và tìm cho ra những điểm sơ hở dù là nhỏ nhất, khó nhất và tấn công vào đó.

Đây là cách mà Hitler đã làm khi tấn công vào Pháp bằng cách đưa đoàn quân xe tăng đi qua tuyến Maginot. Vì vậy người ta ví Luật Lập Dị = Maginot

17. LUẬT KHÔNG THỂ ĐOÁN TRƯỚC:

Bạn sẽ chẳng bao giờ đoán trước được tương lai. Nhưng may mắn thay bạn có thể dự đoán được xu hướng. Mọi điều bất ngờ luôn có thể xảy ra. Vì vậy bạn phải luôn chuẩn bị mọi thứ để "đón" những điều bất ngờ và hãy cố gắng nắm bắt lấy tất cả các cơ hội.

18. LUẬT THÀNH CÔNG:

Có một sự thật mà bạn không thể chối cãi được: Thành công -> Kêu ngạo -> Thất bại. Vì vậy dù thành công bạn cũng hãy luôn hiểu khách hàng và hạn chế tối đa cái tôi của bản thân.

19. LUẬT THẤT BẠI:

Luật này chỉ có 1 câu duy nhất: Phải biết chấp nhận thất bại. Đơn giản là vậy.

20. LUẬT CƯỜNG ĐIỆU:

Tình huống thường trái ngược với cách nó xuất hiện.
Khi thành công -> không cường điệu
Khi cường điệu -> đang có vấn đề.
Thử suy nghĩ xem có đúng không!

21. LUẬT GIA TỐC:

Các chương trình quảng cáo thành công thường được xây dựng trên các xu hướng chứ không phải là những mốt nhất thời. Mốt nhất thời chỉ là 1 hiện tượng ngắn hạn và giúp bạn có lãi nhanh trong 1 thời gian ngắn. Nhưng cái giúp bạn thành công là 1 xu hướng dài hạn

22. LUẬT TÀI NGUYÊN:

Đây là cái mà ai cũng hiểu. Khi bạn có 1 ý tưởng tốt mà bạn chẳng có chút tài nguyên nào thì sự thất bại là đương nhiên. Cho nên khi bạn muốn thực hiện một chiến lược tốt thì điều kiện đi kèm là có sự tài trợ thoả đáng cho chiến lược đó.


Ebook, Tải về TẠI ĐÂY
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
1. Nguyên tắc về sự dẫn đầu.

Là sản phẩm đầu tiên bao giờ cũng có ưu thế hơn sản phẩm tốt hơn.

2. Nguyên tắc về chủng loại.

Nếu bạn không thể là sản phẩm đầu tiên của một chủng loại, hãy thay đổi tính chất của chủng loại đó, hoặc tạo ra một chủng loại mới mà bạn có thể là sản phẩm đầu tiên.

3. Nguyên tắc bậc thang.

Chiến lược mà bạn sẽ áp dụng tuỳ thuộc vào nấc thang thứ mấy mà bạn đang đứng.

4. Nguyên tắc về song đôi.

Về lâu dài, mọi cuộc đua tranh rồi sẽ chỉ còn lại hai con ngựa.

5. Nguyên tắc về tư duy và nhận thức.

Marketing không phải là một trận chiến của các sản phẩm, nó là một trận chiến về nhận thức của khách hàng, và đôi khi chiếm lĩnh nhận thức của khách hàng trước tạo ra nhiều ưu thế hơn là thâm nhập thị trường trước.

6. Nguyên tắc về sự tập trung.

Khái niệm có tác động cao nhất trong marketing là sở hửu một từ trong tư duy của khách hàng tiềm năng.

7. Nguyên tắc về sự mở rộng.

Việc mở rộng thêm nhãn hiệu thường là một áp lực không thể cưỡng lại được.

8. Nguyên tắc về sự độc nhất và tính ưu việt

Sở hửu một vị trí ưu việt trong tư duy của khách hàng là yếu tố sống còn, marketing là một sự nỗ lực liên tục trong quá trình tìm kiếm sự độc nhất.

9. Nguyên tắc về sự phân chia.

Theo thời gian, một chủng loại sản phẩm sẽ phân chia và trở thành hai (hoặc nhiêu hơn) chủng loại.

10. Nguyên tắc của trái tim.

Chiến lược marketing mà không có yếu tố tình cảm thì sẽ không có hiệu quả.

11. Nguyên tắc về đặc tính

Khi bạn phải tập trung vào đặc tính sản phẩm, bất kỳ khía cạnh nào cũng có một đặc tính đối nghịch và hiệu quả.

12. Nguyên tắc về tính thật thà

Khi bạn chấp nhận một nhược điểm, khách hàng tiềm năng sẽ cho bạn một ưu điểm.

13. Nguyên tắc về sự hy sinh.

Muốn được một thứ bạn phải từ bỏ một thứ khác.

14. Nguyên tắc về sự thành công.

Thành công thường dẫn đến kiêu ngạo, và kiêu ngạo dẫn đến thất bại.

15. Nguyên tắc về sự thất bại.

Thất bại là điều phải được dự kiến và được chấp nhận.

16. Nguyên tắc về yếu tố không thể lường trước.

Trừ phi bạn chính là người soạn ra kế hoạch của đối thủ cạnh tranh, bạn không thể biết được điều gì sẽ xãy ra trong tương lại.

17. Nguyên tắc về sự cường điệu

Tình hình thực tế thường ngược lại với những gì xuất hiện trên báo.

18. Nguyên tắc về sự gia tốc

Các chương trình thành công thường không được xây dựng dựa trên mốt nhất thời mà dựa trên khuynh hướng.

19. Nguyên tắc về viễn cảnh.

Hiệu ứng marketing thường xãy ra và kéo dài.

20. Nguyên tắc về sự đối nghịch

Nếu bạn nhắm vào vị trì thứ hai, chiến lược của bạn do người dẫn đầu quyết định.

21. Nguyên tắc về xuất xứ.

Xuất xứ của thương hiệu thường quan trọng hơn chất lượng.

22. Nguyên lý về nguồn tài nguyên.

Không có đủ nguồn ngân sách và kiến thức chuyên môn cần thiết, ý tưởng không thể thành hiện thực và thương hiệu không thể được tạo nên


st
 
20 nguyên tắc tư duy tiếp thị thương hiệu

Nguyên tắc 1: Marketing hiện đại chú trọng Xu hướng hơn là Nhu cầu!

Chúng tôi muốn các bạn nhìn lại bức tranh phát triển của xã hội loài người từ 10.000 năm trước. Sau một quá trình tạo lập công cụ và tìm ra những vật liệu hữu ích, con người đã bước đầu tạo ra những sản phẩm đầu tiên.

Nguyên tắc 2: Sản phẩm là một tập hợp các Lợi ích, bao gồm nhóm các Lợi ích Lý tính và nhóm các Lợi ích Cảm tính!

Tư duy Tiếp thị Thương hiệu giúp nâng cao nhận thức của chúng ta về sản phẩm. Trong rất nhiều định nghĩa hiện nay về “sản phẩm” chúng ta thường sử dụng cách thức mô tả hay phân loại sản phẩm, mà quên bản chất của sản phẩm là thỏa mãn nhu cầu của con người.

Nguyên tắc 3: Đỉnh cao của Sản phẩm là.. Thương hiệu!

Trong quan điểm marketing thông thường, người ta thường đưa ra các giải pháp xây dựng và chiến lược sản phẩm tách rời khỏi các giải pháp về thương hiệu.

Nguyên tắc 4: Nhà tiếp thị cần có khả năng tác động và thuyết phục người khác.

Sứ mệnh của thương hiệu là xác lập vào trong tâm trí và trái tim hàng triệu khách hàng. Để thực hiện được sứ mệnh này, nhà tiếp thị luôn tận dụng tất cả mọi cơ hội và phương cách có thể có để thuyết phục khách hàng, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

Nguyên tắc 5: Cởi mở trong tư duy; Kiên định trong hành động

Sứ mệnh của thương hiệu là xác lập vào trong tâm trí và trái tim hàng triệu khách hàng. Để thực hiện được sứ mệnh này, nhà tiếp thị luôn tận dụng tất cả mọi cơ hội và phương cách có thể có để thuyết phục khách hàng, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

Nguyên tắc 6: Sứ mệnh của Thương hiệu là xác lập vào Tâm trí và Trái tim của khách hàng!

Tài sản Thương hiệu không nằm trong nhà máy, trong két sắt hay trong ngân hàng. Tài sản Thương hiệu nằm trong tâm trí (the Mind) và trái tim (the Heart) của hàng triệu khách hàng. Đó cũng chính là sự mệnh tối thượng của tất cả các thương hiệu.

Nguyên tắc 7: Tiếp thị Thương hiệu là chiến lược và chức năng trung tâm!

Tất cả các tập đoàn thương hiệu hàng đầu, từ Coca-Cola, Heineken cho đến hãng hàng không sành điệu Virgin Atlantic của Sir Richard Branson, đều sử dụng chiến lược thương hiệu là chiến lược và chức năng trung tâm.

Nguyên tắc 8: Quảng bá Thương hiệu chứ không phải quảng-bá-sản-phẩm, nguyên tắc mới của P4.

Rất nhiều nhà chuyên môn vẫn còn nghĩ rằng P4 trong 4 yếu tố marketing cơ bản có nghĩa là “quảng bá sản phẩm”. Đây cũng là một trong những khác biệt giữa Tiếp thị và Tiếp thị Thương hiệu. Tiếp thị, hay Tiếp-thị-sản-phẩm lấy khái niệm sản phẩm hay vòng-đời-sản-phẩm làm đối tượng trung tâm.

Nguyên tắc 9: Định vị Thương hiệu – Nguyên tắc 5P.

Hầu như tất cả các sinh viên tốt nghiệp khoa marketing đều thuộc lòng từ “Định vị – Positioning”. Đây là một trong những khái niệm cơ bản nhất của marketing. Al Ries & Jack Trout là những học giả hàng đầu trong nghiên cứu về phân khúc và định vị, đã không ít lần cảnh báo sự hiểu sai về khái niệm định vị và đưa ra những nguyếc tắc rất bổ ích về định vị (xem thêm The 22 Immutable Laws of Marketing của hai tác giả trên).

Nguyên tắc 10: Chiến lược P3 & P4.

Dựa theo định nghĩa 4P cơ bản của marketing, chiến lược P3 & P4 được phát biểu như là chiến lược phát triển của doanh nghiệp chú trọng hai yếu tố P3 và P4, tức chú trọng “phân phối” và “quảng bá thương hiệu”.

Nguyên tắc 11: Nguyên tắc Chiến lược Kéo và Đẩy.

Lực Kéo hình thành bằng việc xác lập thương hiệu vào tâm trí người tiêu dùng. Một “thương hiệu mạnh” có một Lực Kéo mạnh hơn là một thương hiệu có ít người biết đến. Chẳng hạn khi một trong số chúng ta chuẩn bị đi mua một cái truyền hình, điều đầu tiên chúng ta nhớ đó là một thương hiệu nào đó, xuất hiện trong trí nhớ.

Nguyên tắc 12: Nhà Tiếp thị cần phải sống giữa các mối quan hệ cộng đồng.

Sứ mệnh của Thương hiệu là xác lập vào tâm trí và trái tim của khách hàng. Vì vậy để xây dựng thương hiệu mạnh, cách tốt nhất đối với một nhà tiếp thị là sống giữa cộng đồng. Đó là phương cách duy nhất để giúp chúng ta thấu hiểu mọi ngóc ngách nhu cầu người tiêu dùng.

Nguyên tắc 13: Thương hiệu là phương tiện và là mục tiêu của Chiến lược Tiếp thị thành công.

Mục tiêu kinh doanh luôn luôn phải là lợi nhuận. Tuy nhiên càng ngày chúng ta càng thấy những mục tiêu mang tính chất “phi lợi nhuận” (nói theo cách cũ) xuất hiện trong các tôn chỉ hành động của nhiều doanh nghiệp hay chí ít tất cả những thương hiệu, doanh nghiệp thành công đều quan tâm đến vấn đề chia sẻ quyền lợi (kể cả lợi nhuận) và trách nhiệm cộng đồng.

Nguyên tắc 14: Thương hiệu không chỉ là hệ thống nhận diện mà là chiến lược tiếp thị thương hiệu tổng thể.

Trong những năm đầu của nền kinh tế thương hiệu (một cách gọi mới của kinh tế thị trường cạnh tranh lành mạnh) diễn ra ở nước ta trong 10 năm trở lại đây, doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức việc xây dựng thương hiệu dù bằng những bước đi dò dẫm nhưng đã mang lại kết quả tích cực đáng trân trọng.

Nguyên tắc 15: Cạnh tranh thương hiệu không phải là cuộc đối đầu trực diện mà là một cuộc chạy đua song hành.

Triết lý cạnh tranh trong môi trường hiện đại khác nhiều so với cạnh tranh thời trung cổ. Cạnh tranh trong môi trường ngày nay văn minh hơn và có nhiều nguyên tắc ưng xử hơn. Cạnh tranh không còn là cuộc “đối đầu trực diện” giữa 2 công ty, mà là “cuộc chạy đua song hành” giữa các thương hiệu, lấy khách hàng làm đích đến. Đây là cuộc đua trên sân thể thao chứ không phải là cuộc chiến trong rừng sâu như trước kia nữa…

Nguyên tắc 16: mỗi dòng sản phẩm có mức độ khai thác thương hiệu khác nhau, tùy thuộc vào hàm lượng giá trị lý tính và cảm tính

Dựa trên nguyên tắc phân loại sản phẩm thành 5 chủng loại khác nhau theo % lý tính và % cảm tính: chúng ta có (A) Sản phẩm thuần lý tính; (B) sản phẩm thiên về lý tính; (C) sản phẩm cân bằng lý tính & cảm tính; (C) sản phẩm thiên về cảm tính và (D) Sản phẩm thuần cảm tính…

Nguyên tắc 17: Sự phối hợp và lượng hóa các phương pháp phân khúc để xác định thị trường tiềm năng và tạo ra sản phẩm mới.

Phân khúc thị trường theo định nghĩa mới của chúng tôi là “tìm ra những nhóm khách hàng” có những đặc điểm và nhu cầu giống nhau” Khái niệm này rất khác với quan đểm cũ cho rằng phân khúc thị trường là “chia thị trường” ra những phần khác nhau…

Nguyên tắc 18: Chiến lược đúng tùy thuộc vào cấp độ cạnh tranh thương hiệu

Thương hiệu hình thành qua một lộ tình nhiều bước. Xác lập thương hiệu vào tâm trí và trái tim khách hàng là một quá trình cần có thời gian. Vì vậy chiến lược đúng tùy thuộc vào từng giai đoạn của quá trình phát triển và cạnh tranh của thương hiệu…

Nguyên tắc 19: Sự cân bằng giữa yếu tố Chiến lược và yếu tố Sáng tạo trong quản trị marketing

Quản trị Marketing là lĩnh vực quan trị duy nhất có khai thác yếu tố sáng tạo một cách bài bản và chuyên nghiệp. Trong một chiến lược thành công có thể thấy vai trò của sáng tạo marketing đến 50%, và 50% còn lại là thuộc về các khuôn thức quản trị kinh điển…

Nguyên tắc 20: Mô hình “Marketing 7P” mô hình quản trị toàn diện

st
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top